intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Du lịch cộng đồng của người Giáy ở Tả Van – SaPa – Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

28
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Du lịch cộng đồng của người Giáy ở Tả Van – SaPa – Lào Cai" nhằm tìm hiểu sau sắc hơn về bản sắc dân tộc của người Giáy, và phương hướng phát triển của DLCĐ của tỉnh Lào Cai hiện nay. Trên cơ sở các chủ đề trước, đưa ra phương hướng phát triển DLCĐ, đánh giá tiềm năng và hiện trạng của hoạt động. Đưa ra giải pháp khắc phục những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến DLCĐ, phát triển mạnh mẽ và trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Du lịch cộng đồng của người Giáy ở Tả Van – SaPa – Lào Cai

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƢỜI GIÁY TẠI TẢ VAN – SAPA – LÀO CAI Mã số: ĐTSV.2022.63 Chủ nhiệm đề tài : Lý Ngọc Tuyết Lớp : 1905VDLB Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Lê Thu Hƣơng Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƢỜI GIÁY TẠI TẢ VAN – SAPA – LÀO CAI Mã số: ĐTSV.2022.63 Chủ nhiệm đề tài : Lý Ngọc Tuyết Thành viên tham gia : Hoàng Anh Lớp : 1905VDLB Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Nội dung 1 OECD Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế 2 DL Du lịch 3 DLTQ Du lịch tham quan 4 VN Việt Nam 5 MICE Du lịch kết hợp hội nghị 6 DLST Du lịch sinh thái 7 DLVH Du lịch văn hóa 8 DLNN Du lịch nông nghiệp 9 DLBĐ Du lịch bản địa 10 DLL Du lịch làng 11 DLCĐ Du lịch cộng đồng 12 SNV Sở Nội Vụ 13 EU Liên Minh Châu Âu 14 ILO Tổ chức lao động Quốc tế 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 CLB Câu lạc bộ 17 VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch 18 LC Lào Cai 19 VHDL Văn hóa du lịch 20 CĐ Cộng đồng 21 LHQ Liên hợp quốc 22 DLTT Du lịch thiên nhiên 23 DLBV Du lịch bền vững 24 DK Du khách
  4. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU. ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Thực trạng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................ 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 3 5. Đóng góp của đề tài. ..................................................................................... 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. ........................................................................... 3 7. Bố cục đề tài. ................................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG. ............................................................................................. 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG...................... 5 1. Khái niệm. ..................................................................................................... 5 1.1. Cộng đồng. ................................................................................................. 5 1.2. Du lịch. ....................................................................................................... 5 1.2.1. Các hình thức du loại hình du lịch ..................................................... 8 1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và yếu tố cấu thành. ............................. 9 1.3. Du lịch cộng đồng. ..................................................................................... 9 1.3.1. Các vấn đề về du lịch cộng đồng. ...................................................... 10 1.3.2. Mối quan hệ giữa phát triển DLCĐ và các loại hình du lịch khác. .... 13 1.3.4. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển DLCĐ. .......... 14 1.4. Đặc điểm của Du lịch cộng đồng............................................................ 14 1.5. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ................................................. 16 1.5.1. Điều kiện tài nguyên du lịch ............................................................. 16 1.5.2. Điều kiện về lao động du lịch và cộng đồng địa phương................. 19 1.5.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật – du lịch cơ sở kĩ thuật hạ tầng. ... 20 1.5.4. Điều kiện chính sách phát triển cộng đồng. ..................................... 21 1.6. Một số mô hình du lịch cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam ....... 22 1.6.1. Một số mô hình du lịch cộng đồng trên thế giới .............................. 22
  5. 1.6.2. Một số mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam.............................. 24 Tiểu kết chƣơng 1. ............................................................................................. 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƢỜI GIÁY TẠI TẢ VAN, SAPA – LÀO CAI. ............................... 27 2.1. Khái quát về bản Tả Van – SaPa Lào Cai. ........................................... 27 2.2. Khái quát về ngƣời Giáy ở Tả Van – SaPa........................................... 32 2.2.1. Lịch sử hình thành tộc người Giáy. .................................................. 32 2.2.1.1. Thực trạng kinh tế tộc người Giáy................................................. 34 2.2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch. .................................................. 35 2.2.1.3. Thực trạng văn hóa, xã hội. ........................................................... 36 2.2.2.1. Văn hóa vật thể. .............................................................................. 41 2.2.2.2. Văn hóa phi vật thể. ........................................................................ 42 2.2.2.3. Phong tục tập quán. ........................................................................ 43 2.2.2.4. Lễ Hội. ............................................................................................. 50 2.2.2.5. Văn hóa ẩm thực. ............................................................................ 54 2.3. Các hoạt động du lịch tại Tả Van – SaPa. ............................................ 56 2.3.1. Du lịch cộng đồng. ............................................................................. 57 2.4. Mức độ tham gia của cộng đồng ngƣời Giáy tại Tả Van – SaPa........ 59 2.5. Kết quả hoạt động du lịch cộng đồng tại Tả Van – SaPa - Lào Cai. . 61 2.5.1. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến phát triển du lịch. ........................... 61 2.5.2. Kết quả đạt được về du lịch cộng đồng tại Tả Van – Sapa. ............. 63 Tiểu kết chƣơng 2. ............................................................................................. 65 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƢỜI GIÁY TẠI TẢ VAN – SAPA ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH. ....................................................... 66 3.1. Phát triển du lịch ở huyện SaPa tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. ........................................................................................................ 66 3.2. Phát triển sản phẩm du lịch của SaPa. ................................................. 67 3.3. Giải pháp trực tiếp đến sự phát triển du lịch văn hóa ở SaPa. .......... 69 3.3.1. Phương pháp tuyên truyền. ............................................................... 69
  6. 3.3.2. Tập trung đào tạo và nguồn nhân lực. ............................................. 70 3.3.3. Cơ chế chính sách phát triển du lịch SaPa. ..................................... 71 3.4. Về phía ngƣời Giáy. ................................................................................ 77 3.4.1. Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống trong đời sống hàng ngày của đồng bào Giáy............................................................................... 77 3.4.2. Chủ động tìm nguồn khách du lịch và đầu ra cho các sản phẩm du lịch tại địa phương ....................................................................................... 79 3.4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ................................................................................................ 80 Tiểu kết chƣơng 3. ............................................................................................. 82 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 85
  7. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống càng ngày càng được nâng cao thì du lịch đang ngày càng chứng minh nó là nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần không thể thiếu của con người. Hiện nay du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và có sức tăng trưởng nhanh chóng, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế cho người dân, giúp nhiều địa phương được phát triển và người dân được nâng cao chất lượng đời sống. DL trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và đi đôi với việc đó thì VN cũng đang nỗ lực không ngừng phát triển ngành kinh tế mũ nhọn của nước nhà. Ngành du lịch hiện tại mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho phát triển KT _ XH của đất nước thúc đẩy việc xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội việc làm cho người dân. Nhờ sự quan tâm sâu sắc của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quá trình khôi phục và bảo tồn các hoạt động có liên quan đến dân tộc trong đó có ngành du lịch, văn hóa các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội du lịch VN đang còn non trẻ và còn nhiều thử thách. Tỉnh LC xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nên đã rất chú trọng vào việc PTDL và tỉnh đã dành ra một phần vốn ngân sách đáng kể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch đang được du khách trong và ngoài nước quan tâm và ghé thăm. DLCĐ là loại hình du lịch phát triển dựa trên các giá trị văn hóa của cộng đồng, vì vậy chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng là giá trị văn hóa địa phương tại điểm đến.Tại Xã Tả Van - huyện SaPa – tỉnh Lào Cai có rất nhiều loại hình du lịch và dịch vụ được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế là chưa khai thác, phát huy được hết những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trở thành những sản phẩm du lịch của địa phương. Có nhiều sản phẩm du lịch địa phương đang có hướng đi xuống và mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. 1
  8. Hiện tại việc khai thác DL tại xã Tả Van – huyện SaPa – tỉnh Lào Cai dù đang trên đà phát triển xong cũng vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn về lợi ích của người dân bản địa và các doanh nghiệp làm du lịch tại địa phương nơi đây. Nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẩn không đáng có này một phần xuất phát từ ban quản lý do chưa tìm được những giải phát tối ưu cho các hoạt động quản lý để phát huy hết tất cả những giá trị truyền thống của dân tộc Giáy nhằm theo hướng phát triển DLCĐ bền vững. Là một sinh viên theo học chuyên ngành VHDL, bản thân em rất mong muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào người Giáy nói riêng và các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của đề tài đến nền văn hóa đối với du lịch, bảo vệ và gìn giữ văn hóa truyền thống đang ngày bị mai một của dân tộc Giáy, để góp phần vào mục tiêu gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc và quản lý di sản phát triển ngành du lịch của tỉnh Lào Cai nói chung, và Tả Van nói riêng, nhóm tôi chọn : “Du lịch cộng đồng của người Giáy ở Tả Van – SaPa – Lào Cai ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Thông qua bài NCKH của mình, tôi muốn tìm hiểu rõ các vấn đề cơ bản và hiểu rõ hơn về du lịch cộng đồng, tìm hiểu sau sắc hơn về bản sắc dân tộc của người Giáy, và phương hướng phát triển của DLCĐ của tỉnh Lào Cai hiện nay. Trên cơ sở các chủ đề trước, đưa ra phương hướng phát triển DLCĐ, đánh giá tiềm năng và hiện trạng của hoạt động. Đưa ra giải pháp khắc phục những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến DLCĐ, phát triển mạnh mẽ và trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch. 3. Thực trạng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Thực trạng nghiên cứu : Đề tài DL ở SaPa đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập đến, tuy nhiên chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng và ĐKDL ở một số các làng dân tộc mà chưa đưa ra được những giải pháp PTDL một cách rõ ràng, cụ thể và khả thi. Phạm vi nghiên cứu : 2
  9. + Phạm vi không gian: đề tài giới hạn phạm vi không gian là toàn bộ các tiềm năng, điều kiện và hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện SaPa, Tỉnh Lào Cai. + Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện SaPa trong thời gian từ năm 2012 đến 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bản sắc VHDT Giáy và DLCĐ dân tộc Giáy ở xã Tả Van - SaPa, Lào Cai Phạm vi nghiên cứu: Tả Van - SaPa - Lào Cai. 5. Đóng góp của đề tài. Góp phần quảng bá và giới thiệu Làng Văn hóa Du lịch Bản Tả Van - Sa Pa - Lào Cai đến với du khách trong nước và quốc tế. Nâng cao ý thức gìn giữ những văn hóa bản sắc dân tộc của đồng bào Giáy, tìm hiểu và giới thiệu những nét đặc sắc của VHDT. Đưa ra những TTDL tại địa phương sau đó phân tích các tiềm năng, phục vụ du lịch, đưa ra những giải pháp tích cực giúp phát triển du lịch địa phương và chú trọng vào tiềm năng văn hóa – xã hội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để có được kết quả nghiên cứu, chúng em đã tiến hành tất cả những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu: phương pháp này dùng để thu thập các thông tin lý luận về du lịch và DLCĐ cũng như các thông tin du lịch của Lào Cai nói chung và xã Tả Van nói chung. Từ đó, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng tổng quan nghiên cứu vấn đề; lý luận về DLCĐ và tổng quát về tiềm năng và TTDL tại huyện SaPa. - Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế: Để phân tích, đánh giá được hiện trạng và tiềm năng PTDL của huyện SaPa, nhóm tác giả đã tiến hành 2 đợt khảo sát vào tháng 1 và tháng 03 năm 2022. Thông qua hoạt động khảo sát này 3
  10. nhóm tác giả đã đánh giá được những hiện trạng, tồn tại, tài nguyên du lịch và khả năng phát triển DLCĐ của SaPa. Qua đó, đưa ra các đề xuất về giải pháp cho phát triển DLCĐ tại đây. - Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình tiến hành hoạt động điền dã, khảo sát thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn người dân và chính quyền địa phương về nhận thức cũng như nhu cầu tham gia vào hoạt động DLCĐ tại SaPa để từ đó đánh giá được tiềm năng phát triển DLCĐ cũng như những vấn đề về phát triển DLCĐ tại đây. 7. Bố cục đề tài. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng. Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng của người Giáy tại Tả Van – SaPa, Lào Cai. Chương 3: Một số giải pháp giữ gìn và khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa người Giáy tại Tả Van – SaPa để phục vụ hoạt động du lịch. 4
  11. PHẦN NỘI DUNG. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG. 1. Khái niệm. 1.1. Cộng đồng. CĐ là một nhóm người trong xã hội bao gồm các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng mối quan tâm chung. Trong CĐ người có kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng nhau ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong CĐ. Vai trò của cộng đồng đối với con người: CĐ là môi trường trong xã hội để cá nhân có khả năng gắn bó với nhau tạo nên đời sống của riêng mình và của CĐ.  Chăm lo cuộc sống của cá nhân.  Đảm bảo cho mọi người có ĐKPT.  Giữ gìn và phát huy BSVH  Gắn kết quan hệ giữa người dân bản địa với khách du lịch 1.2. Du lịch. Du lịch là di chuyển nhằm mục đích tìm kiếm niềm vui hoặc mang tính chất kinh doanh. Quá trình tổ chức các tour DL, kinh doanh SPDL tạo ra không gian giải trí cho khách DL, từ đó thu hút và quảng bá hình ảnh du lịch, công việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt ra ngoài nhận thức chung về DL là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác". DL bao gồm : DLNĐ là tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu giải trí không chỉ của người dân bản địa mà còn của khách du lịch nước ngoài cư trú tại lãnh thổ nước mình và đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia 5
  12. DLQT là các chuyến du lịch giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng của người dân quốc gia này đến một quốc gia khác. DLQT có ý nghĩa tạo ra cán cân thanh toán của một quốc gia. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) World Tourist Organization năm 1995 đã đưa ra khái niệm du lịch như sau: “DL là các hoạt động của con người, liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một địa điểm nhất định nào đó bên ngoài nơi mà họ sinh sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí và các mục đích khác”. Bộ Luật DL của VN (2005) định nghĩa: “DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ hai khái niệm DL cơ bản nêu trên, có thể hiểu được là con người thật sự có nhu cầu đi DL là để khám phá,trải nghiệm, tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng,…tại các điểm đến du lịch ngoài nơi cư trú của khách du lịch. Trong bài nghiên cứu, em đã sử dụng định nghĩa về “du lịch” theo Luật Du lịch của VN (2005) để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. DL là ngành CN không khói, ít gây ra ô nhiễm môi trường, giúp cho khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giải trí giảm strees vừa bổ sung được thêm nhiều kiến thức vừa hay vừa mới lạ mà khách du lịch chưa biết. DL còn đóng góp phần lớn về kinh tế của đất nước, tạo ra nhiều việc làm và giúp tăng thu nhập bình quân đầu người cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...). Hiện nay, ngành DL đang phát triển mạnh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Khi nhu cầu về du lịch tăng cao thì sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng cần phải được quan tâm bởi môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Ở VN, hình thức xúc tiến du lịch thương mại đang ngày càng phổ biến, nó tạo ra điều kiện để khách DL có thể vừa đi DL vừa có thể kinh doanh. 6
  13. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc LHQ thì DL bao gồm tất cả mọi hoạt động của người tạm trú, trong đó có mục đích tham quan, khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm hoặc có mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề. Trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du khách có mục đích kiếm tiền. Dưới góc độ về kinh tế, DL không chỉ dừng lại là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà du lịch còn gắn liền với các hoạt động kinh tế. Theo quan điểm của MC.Intosh ( Mỹ) thì du lịch là: "Tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa du khách, các nhà cung ứng sản phẩm du lịch, chính quyền và cộng đồng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách". Trong đó: DK: Có những người đi tìm các trải nghiệm để thoả mãn về cả vật chất và cả về tinh thần. Các đối tượng này mong muốn sẽ xác định được ĐĐDL đáp ứng nhu cầu thỏa mãn về vật chất và tinh thần từ địa điểm du lịch lựa chọn và các hoạt động tại điểm du lịch đó. Các doanh nghiệp cung cấp SPDL cho cơ sở du lịch và khách du lịch: Du lịch là một cơ hội để các nhà kinh doanh có thể sinh lợi nhuận thông qua việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ nhằm có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch . Chính quyền tại địa điểm du lịch : Xem du lịch chủ yếu là một hoạt động kinh tế có mang lại thu nhập cho người dân, ngoại tệ cho quốc gia và tiền thuế cho ngân quỹ. Người dân địa phương: DL là cơ hội tạo ra việc làm, thu nhập và giao lưu văn hoá cho người dân. Theo Luật du lịch tại VN (2005) thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 7
  14. 1.2.1. Các hình thức du loại hình du lịch Dựa trên những tiêu chí đã định sẵn, hoạt động du lịch có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Hiện nay, hầu hết các chuyên gia về DL ở VN đều phân chia các loại hình du lịch dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Phân chia du lịch theo môi trường tài nguyên. Du lịch thiên nhiên : DLTN chỉ đơn giản là đi đến các khu vực có cảnh quan thiên nhiên, và động cơ chủ yếu của khách khi tới nơi này là để ngắm nhìn và đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên. DLTN có thể bền vững hoặc không bền vững, và không liên quan tới vấn đề BVMT hoặc cuộc sống phát triển của người dân địa phương. Du lịch văn hoá (Cultural tourism) là tập hợp các DL liên quan đến sự tham gia của người làm DL gắn liền với nền văn hóa của một vùng đất khác. Hay có thể nói một cách khác, DLVH là sự di chuyển của con người đến điểm DLVH ở các quốc gia hay vùng miền mà không phải nơi họ sinh sống, với mục đích là được khám phá, mở rộng về kiến thức và trải nghiệm về VH. DLVH thực chất là một ngành kinh doanh có sử dụng yếu tố văn hóa. Các yếu tố văn hóa mà có thể thu hút được khách du lịch đó là các tín ngưỡng, tôn giáo, các phong tục tập quán khác nhau, các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, những công trình kiến trúc, nghệ thuật và các sản phẩm khác về văn hóa,… Nguồn gốc của DLVH có từ lâu đời và được coi là nguyên mẫu của du lịch. Theo nhiều nghiên cứu, DLVH ngày càng phát triển và đang trở thành xu hướng du lịch của nhiều người. TNDL là cơ sở để PTDL. CN, bao gồm tất cả các yếu tố phục vụ cho việc thu hút và kích thích động lực của con người hoạt động du lịch nhằm đạt được lợi ích KT - XH. TNDL là các yếu tố tự nhiên, văn hóa và xã hội.Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích cách mạng và các giá trị văn hóa là tài nguyên DLVH. Các tác phẩm sáng tạo của con người như văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống được sử dụng vào mục đích DL. 8
  15. 1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và yếu tố cấu thành. SPDL bao gồm các sản phẩm hàng hóa, DVDL và các tiện ích mà du khách được cung cấp, sản phẩm du lịch được tạo ra bởi sự kết hợp giữa các yếu tố về tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật, và LĐDL tại một địa phương nào đó. Như vậy, có thể thấy rằng SPDL bao gồm sản phẩm hữu hình (hàng hoá) và sản phẩm vô hình (dịch vụ) để phục vụ, đáp ứng và thu hút khách du lịch, hoặc bao gồm hàng hoá, dịch vụ và tiện ích mà khách du lịch được hưởng từ dịch vụ du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch, các dịch vụ và hàng hoá du lịch. Sản phẩm du lịch mang đặc điểm của 4 của dịch vụ, đó là: - Tính vô hình: SPDL về cơ bản mà nói là vô hình (không cụ thể). Thực chất có thể coi nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hoá. - Tính không đồng nhất: DV là sản phẩm chủ yếu của DL, nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua mà chỉ có thể đánh giá sau khi trải nghiệm, gây khó khăn những khó khăn nhất định cho việc chọn sản phẩm. - Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Thời gian và địa điểm sản xuất ra sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc với quá trình tiêu thụ chúng - Tính mau hỏng và không dự trữ được: SPDL không thể dự trữ và gìn giữ được bởi nó chủ yếu là các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,...không thể bảo quản được. 1.3. Du lịch cộng đồng. Loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta vào đầu những năm 2000. Đây được coi là loại hình phù hợp với ĐKVH, xã hội của đất nước, cũng như là ĐKTN về sự lựa chọn của du khách ...song, khách du lịch vẫn chưa hoàn thiện việc xây dựng về chiến lược quốc gia để có thể thúc đẩy được sự phát triển có hiệu quả, hệ thống và bền vững. Gần như các mô hình 9
  16. cũng như là các hoạt động đều mang tính tự phát hoặc do các tổ chức địa phương hỗ trợ hoặc ngắn hạn và khó triển khai trên diện rộng Tại VN, khái niệm về DLCĐ được xem xét ở nhiều góc nhìn khác nhau và nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau. Theo Viện Miền núi: “DLCĐ là nhằm bảo tồn TNDL tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển DLBV dài hạn. DLCĐ khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. DLCĐ là một quá trình tương tác giữa CĐ (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho CĐ và môi trường địa phương”. DLCĐ là một loại hình du lịch do chính CĐ người dân bản địa hợp tác với tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích về kinh tế và có thể bảo vệ được môi trường chung, nhờ giới thiệu cho khách du lịch nhiều nét đặc trưng về văn hóa, phong cảnh của địa phương. Mô hình về DLCĐ tạo điều kiện cho khách du lịch được sống cùng người dân bản địa và được trải nghiệm về những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường và ăn những món đậm chất dân dã, đậm chất địa phương cùng với người dân bản xứ. Mô hình DLBV còn góp phần không nhỏ trong vấn đề nâng cao các chiến lược về xóa đói giảm nghèo, tạo ra công ăn việc làm cho người dân bản địa. Khuyến khích vai trò của người dân bản địa trong việc hình thành tự tạo ra các SPDL đặc trưng, phát huy và bảo tồn nhiều giá trị truyền thống văn hóa cũng như nhiều di sản thiên nhiên tại vùng. 1.3.1. Các vấn đề về du lịch cộng đồng. Quá trình hình thành và phát triển các khái niệm về DLCĐ, định nghĩa về DLCĐ: "DLCĐ là một loại hình du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ DL sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương" ( nhà nghiên cứu Nicole Hause và Wolffgang Strasdas). DLCĐ dưới góc độ của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở khu vực vùng núi John Mock lại cho rằng: TNTN và môi trường miền núi sẽ phải đối mặt với sự gia tăng khách du lịch bởi nhu cầu DL sẽ ngày càng gia tăng. Mà chỉ có cộng đồng địa phương các 10
  17. khu vực vùng núi mới có thể điều chỉnh kiểm soát và có thể duy trì bảo vệ được nguồn tài nguyên vì sự liên quan đến cuộc sống của cộng đồng. Phát triển DLCĐ miền núi là phương thức duy nhất có thể đưa ra được các tình huống cụ thể, công cụ để đảm bảo chất lượng về KT – XH cho cộng đồng. DLCĐ giúp những người bên ngoài cộng đồng nâng cao nhận thức, kiến thức, sự hiểu biết và sự tôn trọng về các vấn đề cuộc sống bên trong CĐ. Người dân tại các bản làng có quyền tham dự, tham gia thảo luận các vấn đề, cung cấp việc làm và giải quyết các vấn đề cộng đồng là nhờ vào DLCĐ. DLCĐ giúp cho cộng đồng trau dồi kiến thức nâng cao trình độ văn hoá giữa khách du lịch và cộng đồng. Nhờ du lịch dựa vào cộng đồng mà cộng đồng dân cư có thu nhập, có những điều kiện có thể nâng cao được chất lượng mức sống cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngân sách địa phương và quỹ CĐ được gia tăng nhờ đóng góp của DLCĐ, góp phần thay đổi cơ sở hạ tầng và bộ mặt địa phương. Ngoài ra, DLCĐ còn được định nghĩa như sau: " DLCĐ là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Đồng thời khuyến khích và tạo ra các cơ hội tham gia của người dân địa phương trong du lịch" (Hsien Hue Lee, Đại học cộng đồng Hsin-Hsing, Đài Loan). Có thể được xác định các vấn đề PTDL dựa vào: PTDL có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hoá thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Lợi ích từ hoạt động du lịch được chia sẻ trong cộng đồng, từ đó cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Nhìn chung, DLCĐ có thể hiểu là hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, theo đó cộng đồng địa phương được hưởng lợi ích kinh tế trong lĩnh vực DL khi có trách nhiệm bảo vệ bền vững TNDL. việc phải Thực hiện phương thức phát triển DLCĐ về cơ bản đảm bảo điều kiện để thực hiện các hoạt động DLCĐ. 11
  18. Trao quyền cho cộng đồng, điều đó có nghĩa là cộng đồng địa phương phải trực tiếp tham gia và tất nhiên cũng là người có trách nhiệm đưa ra quyết định, thực hiện và quản lý các hoạt động, dự án du lịch. Quan hệ sở hữu tập trung vào sự hiểu biết của CĐ và thái độ đối với các nguồn TNTN và văn hoá. Và ở một khía cạnh nào đó cộng đồng địa phương phải được xem là người quản lý, chủ sở hữu các di sản. Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên đã chỉ ra nhiều khía cạnh của sự bền vững (kinh tế, môi trường, xã hội). Sở hữu các nguồn thu nhập đề cập tới việc chia sẻ các nguồn lợi của địa phương xứng đáng với sự đóng góp của họ trong ngành du lịch và sự phân phối công bằng trong bản thân cộng đồng (không nên duy trì thái độ độc quyền trong cộng đồng). Những mục tiêu, nguyên tắc và điều kiện để phát triển DLCĐ: Các mục tiêu của DLCĐ: Việc phát triển DLCĐ cần đảm bảo đạt được một số mục tiêu sau: Tạo ra sự công bằng trong xã hội: Việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng do các thành viên của cộng đồng thực hiện, lợi ích về kinh tế sẽ được chia sẻ công bằng, rộng khắp, không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên của cộng đồng. Tôn trọng các giá trị văn hoá của CĐ: trong quá trình phát triển du lịch các giá trị văn hoá của CĐ phải được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham gia vào HĐDL, đặc biệt là cư dân địa phương. Các nguyên tắc phát triển DLCĐ: Một số nguyên tắc về phát tiển DLCĐ được các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đưa ra là: Các kế hoạch, quy hoạch thực hiện và quản lý, đầu tư phát triển DL được cộng đồng tham gia và thảo luận, có thể trao quyền làm chủ cho CĐ phù hợp với khả năng của cộng đồng trong một số trường hợp 12
  19. Lợi ích từ DL được chia sẻ cho CĐ theo nguyên tắc cộng đồng cùng được hưởng lợi ích giống các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách DL. Thu nhập từ HĐDL được chia đều cho tất cả các thành viên tham gia hoạt động, đồng thời khoản lợi này cũng được trích ra để phát triển các lợi ích chung cho xã hội, chẳng hạn như giáo dục và sức khỏe ... Tài nguyên thiên nhiên và văn hoá hướng tới sự PTBV được xác lập quyền sở hữu và tham gia của PTBV. Điều kiện cơ bản để phát triển DLCĐ: Để DLCĐ có thể phát triển cần đảm bảo những yêu cầu sau : Nguồn TNTN, nhân văn và khả năng thu hút khách DL. Có CĐ địa phương sinh sống trong hoặc gần khu vực PTDL. Có cơ chế, hướng dẫn và khuyến khích đầy đủ từ các tổ chức quản lý và các ngành liên quan để tạo môi trường thuận lợi cho DLCĐ. Có thị trường du lịch đủ lớn cả về số lượng và chất lượng (khả năng chi trả) ổn định cho khu vực, đảm bảo việc làm cho cộng đồng và thu nhập thường xuyên cho họ. 1.3.2. Mối quan hệ giữa phát triển DLCĐ và các loại hình du lịch khác. DLCĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các loai hình du lịch khác. Về cơ bản, chúng là các loại hình du lịch khác được tổ chức trên cơ sở CĐ và mang lại lợi ích trực tiếp cho CĐ. Việc phát triển DLCĐ với mục tiêu PTKT địa phương nhất thiết phải theo hướng PTBV, là hướng phát triển dựa trên nhu cầu phát triển của thị trường, đồng thời không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu. Của CĐ nhu cầu của thế hệ tương lai. Trên thực tế, nó nhấn mạnh sự phát triển của DL có trách nhiệm với TNTN, các GTVH và dân tộc được hướng dẫn và quản lý. Theo một phương châm: kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai về tổ chức, du lịch và sản xuất, tiêu dùng du lịch nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn, tái tạo và phát triển, phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và gìn giữ tài nguyên quốc gia và bản sắc văn hóa phát huy những giá trị thiêng liêng của truyền thống. 13
  20. Điều cốt lõi của bền vững là sự cân bằng, đó là: – Đảm bảo cân đối cung cầu hiện tại và tương lai. – Cân đối giữa số lượng và chất lượng của phát triển du lịch cộng đồng – Cân đối giữa việc thu hút khách DL quốc tế và khách nội địa trong các khoảng thời gian nhất định. – Cân bằng giữa khai thác du lịch và bảo vệ các tài nguyên DLCĐ. 1.3.4. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển DLCĐ. Khi có TNDL, có thể chia du lịch thành hai nhóm chính: tài nguyên liên quan đến yếu tố văn hóa và TNTN. Tài nguyên văn hóa:  Dân tộc thiểu số hoặc có tính chất đa VH. • Các chương trình biểu diễn tại địa phương (ví dụ như bài hát, điệu múa). • Lễ hội. • Điểm tham quan lịch sử. • Nghệ thuật và hàng thủ công. • Cảnh quan văn hóa (ví dụ như ruộng bậc thang). • Cây trồng đặc biệt và thực hành làm nông. • Đặc sản ẩm thực. • Hoạt động thường xuyên của cộng đồng (ví dụ như giã gạo, nghiền gạo). • Tiếp đón / sự thân thiện của người dân. Tài nguyên môi trường: • Công viên / khu vực thiên nhiên. • Đường xá. • Động thực vật. • Các điểm tham quan đặc biệt (thác nước). • Thể thao (chèo thuyền, leo núi). 1.4. Đặc điểm của Du lịch cộng đồng. Thứ nhất: DLCĐ đảm bảo về văn hoá, thiên nhiên bền vững, DLCĐ là 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2