Đề tài nghiên cứu khoa học: Du lịch Hạ Long trong thời kỳ dịch bệnh
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu “Du lịch Hạ Long trong thời kỳ dịch bệnh” nhằm đưa ra các giải pháp, hoạt động, những mặt cần phát huy, những mặt còn hạn chế, những vấn đề cần lược bỏ của du lịch Hạ Long trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Du lịch Hạ Long trong thời kỳ dịch bệnh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÍ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC “DU LỊCH HẠ LONG TRONG THỜI KỲ COVID – 19” Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hương Thành viên tham gia: Đàm Thị Hồng Vân Nguyễn Thị Vân Khanh Nông Đồng Thị Thương Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Văn Đại Hà nội, tháng 3, năm 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÍ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC “DU LỊCH HẠ LONG TRONG THỜI KÌ COVID – 19” Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hương Thành viên tham gia: Đàm Thị Hồng Vân Nguyễn Thị Vân Khanh Nông Đồng Thị Thương Hà nội, tháng 3, năm 2022 2
- MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... 7 MỞ ĐẦU.................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 9 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 10 4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 10 5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 10 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 10 7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11 8. Đóng góp của đề tài ............................................................................ 11 9. Kết cấu của đề tài ................................................................................ 11 NỘI DUNG .............................................................................................. 13 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ................................... 13 1.1.Một số khái niệm liên quan đến du lịch ............................................ 13 1.1.1. Khái niệm du lịch ...................................................................... 13 1.1.2. Khái niệm du khách .................................................................. 13 1.1.3. Sản phẩm du lịch....................................................................... 13 1.1.4. Vai trò của du lịch ..................................................................... 15 3
- 1.1.5. Ý nghĩa của du lịch ................................................................... 16 1.2. Dịch Covid có tác động như thế nào đến du lịch ............................. 16 1.2.1. Tư duy làm du lịch .................................................................... 16 1.2.2. Cơ chế chính sách trong du lịch................................................ 18 1.2.3. Nhu cầu, tâm lý khách... ........................................................... 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................ 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG ........................................................................................ 22 2.1. Khái quát về thành phố Hạ Long ................................................. 22 2.1.1.Vị trí địa lý ..................................................................................... 22 2.1.2. Địa hình ..................................................................................... 22 2.1.3. Khí hậu ...................................................................................... 23 2.1.5. Sự tăng trưởng về doanh thu du lịch ...................................... 26 2.1.6. Hiệu suất hoạt động của cơ sở vật chất kĩ thuật trong du lịch ................................................................................................... 26 2.1.7. Đánh giá về lao động công việc............................................... 26 2.2. Một số địa điểm du lịch và đặc sản nổi tiếng ở Hạ Long ................ 27 2.3. Một số sản phẩm du lịch ở Hạ Long ................................................ 28 2.3.1 Sản phẩm du lịch biển đảo ....................................................... 28 3.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái ........................................................ 30 2.4. Thành tựu phát triển du lịch Hạ Long.............................................. 32 2.5. Định hướng phát triển du lịch Hạ Long ........................................... 32 2.6. Sự ảnh hưởng của Covid đến du lịch Hạ Long ................................ 34 4
- 2.6.1. Trước thời kỳ Covid.................................................................. 34 2.6.1.1. Lượng khách .......................................................................... 34 2.6.1.2. Doanh thu............................................................................... 36 2.6.1.3. Hiệu suất du lịch .................................................................... 37 2.6.1.5. Cơ cấu lao động trong du lịch ................................................ 39 2.6.1.6. Chính sách.............................................................................. 39 2.6.1.7. Số lượng doanh nghiệp .......................................................... 39 2.6.2. Trong thời kỳ covid....................................................................... 40 2.6.2.1. Lượng khách .......................................................................... 40 2.6.2.2. Doanh thu ............................................................................... 42 2.6.2.3. Chính sách.............................................................................. 46 2.6.2.4 .Quy định khi tham gia hoạt động du lịch .............................. 48 2.6.2.5. Việc phục hồi lại của du lịch hạ long sau covid .................... 50 2.7. Đánh giá ........................................................................................... 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................ 53 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HẠ LONG TRONG THỜI KỲ COVID ................................................. 54 3.1. Cần những cơ chế chính sách đủ mạnh để phát triển du lịch ở Hạ Long ............................................................................................................. 54 3.2. Nghiên cứu sản phẩm....................................................................... 55 3.3. Mô hình Kinh doanh ........................................................................ 60 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................ 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 63 5
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 65 PHỤ LỤC ................................................................................................ 68 6
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu khoa học với đề tài “Du lịch Hạ Long trong thời kì Covid - 19”. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè, thầy cô đã cung cấp thông tin, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi có được kết quả khảo sát thực tế và khách quan. Chúng tôi xin được gửi những lời tốt đẹp nhất tới thầy Phạm Văn Đại đã hướng dẫn một cách nhiệt tình cho nhóm chúng tôi trong suốt quá trình làm bài nghiên cứu. Cảm ơn (thầy) đã mở ra tầm nhìn, những kinh nghiệm và kiến thức để chúng tôi có thể hoàn thành được bài nghiên cứu này một cách hoàn thiện nhất. Cuối cùng, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới khoa chúng tôi đang theo học – khoa Quản lý xã hội đã tạo điều kiện cho chúng tôi được thực hiện nghiên cứu này để chúng tôi có thêm kinh nghiệm trong học tập và trưởng thành hơn. Trong quá trình làm bài nghiên cứu chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những lỗi sai, còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp tận tình của các thầy cô giảng viên và các bạn để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thành một cách chỉn chu hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Hương Nguyễn Thị Hương 7
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Du lịch không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ khác, nâng cao cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa và tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế của khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế làm tăng sự hiểu biết, thân thiệnvà quảng bá nền văn hoá giữa các quốc gia. Hạ Long - thành phố thuộc trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, là nơi có địa hình đầy phong phú đa dạng và phức tạp. được mệnh danh là một trong những khu vực có lịch sử lâu đời trên đất nước hình chữ S. Đặc biệt khu du lịch nổi tiếng – Vịnh Hạ Long của thành phố Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới đến 2 lần. Với lợi thế thiên nhiên ban tặng, du lịch Hạ Long đã sớm được định hình và phát triển nhanh chóng theo hướng chuyên nghiệp. Xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng thành phố đã biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thế mạnh để du lịch cất cánh, trở thành một trong những tỉnh có ngành du lịch phát triển nhất trong nước. Thấy được tiềm năng và lợi thế sẵn có, những năm gần đây Hạ Long không chỉ quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng mà tỉnh đã chú trọng đầu tư về chiều sâu đó là tập trung phát triển về đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và nâng cao chất lượng các tour, điểm du lịch, an toàn, hấp dẫn, xanh, sạch đẹp... không chỉ là điểm hẹn của du khách trong nước mà cả khách quốc tế.Thành phố Hạ Long bước đầu đã thành công khi xây dựng được thương hiệu “made in Hạ Long” trở thành một điểm sáng, một niềm tự hào của Việt Nam khiến cho nhiều du khách đã từng đến đây luôn muốn và hẹn ngày trở lại. Virus Corona là chủng virus bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Hơn 100 ngày khi loại virus này xuất hiện đã tác động không nhỏ tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Tổ chức Y tế 8
- Thế giới (WHO) cũng đã có tên gọi cho loại virut này là virus corona (CoV) là Covid 19 (thuộc chủng mới). Mặc dù có được những lợi thế nhất định, trải qua các đợt dịch Covid - 19, cũng như nhiều địa phương khác, du lịch Hạ Long bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh phải tạm dừng hoạt động, thậm chí phá sản. Các khu du lịch, các làng nghề cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Dịch bệnh đang tác động trực tiếp đến kế sinh nhai của hàng nghìn lao động... Dịch Covid không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của người lao động mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu du lịch của người dân. Vậy dịch Covid ảnh hưởng như thế nào đến du lịch của thành phố Hạ Long? Đã có những giải pháp gì để đảm bảo cho du khách tới thăm quan Hạ Long trong thời kỳ Covid hiện nay? Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Du lịch Hạ Long trong thời kỳ Covid” nhằm đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế của du lịch trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.[1] 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thông qua các nghiên cứu đã có về du lịch Hạ Long cho thấy du lịch của nơi đây đang được biết đến và phát triển. Có thể khẳng định rằng cho đến thời điểm hiện tại khi làm đề tài nghiên cứu khoa học này thì chưa có đề tài nào nghiên cứu và tìm hiểu về Du lịch Hạ Long trong thời kỳ Covid. Tuy nhiên, đã có một số đề tài cũng đã nghiên cứu về du lịch Hạ Long như: 1. Nghiên cứu khoa học Sự phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy 2. Nghiên cứu khoa học Chất lượng dịch vụ du lịch ở Hạ Long Tác giả: Đỗ Thị Hồng Cẩm 3. Nghiên cứu khoa học Phát triển du lịch bền vững tại khu vực Hạ Long Tác giả: Nguyễn Hồng Vinh 4. Nghiên cứu khoa học Những giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long Tác giả: Trần Phương Loan 9
- 5. Nghiên cứu khoa học Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại Hạ Long giai đoạn 2011-2015 Tác giả: Nguyễn Hoài Thương 6. Nghiên cứu công tác quản lí điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Anh 7. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long Tác giả: Hà Thị Hương Những đề tài được nêu ra ở trên đã đưa ra những cơ sở ký luận cùng những vấn đề chuyên sâu về du lịch tại thành phố Hạ Long và đều dựa trên cách đưa ra các khái niệm và đưa ra những ưu nhược điểm, cái nhìn đa chiều về du lịch nơi đây. Có thể nói cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về Du Lịch Hạ Long trong thời kỳ covid. Vì vậy đề tài “Du Lịch Hạ Long trong thời kỳ covid” của chúng tôi được thực hiện, hy vọng sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu đóng góp cho quá trình nghiên cứu về điểm đến du lịc h thành phố Hạ Long trong thời kỳ covid. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Du lịch Hạ Long trong thời kỳ Covid” nhằm đưa ra các giải pháp, hoạt động, những mặt cần phát huy, những mặt còn hạn chế, những vấn đề cần lược bỏ của du lịch Hạ Long trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. 4. Đối tượng nghiên cứu Những hoạt động du lịch ở thành phố Hạ Long. 5. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Thời gian: Bài nghiên cứu được giới hạn từ năm 2018 đến năm 2021. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống lại những vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10
- - Mô tả thực trạng, phân tích đánh giá thực trạng của tỉnh Hạ Long nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng trước và trong dịch - Đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho thành phố để khôi phục lại những ảnh hưởng tiêu cực mà dịch bệnh gây ra. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến những vấn đề lý luận về du lịch, khu du lịch và các khái niệm liên quan. Thu thập lại những kết quả đã công bố, tạo cơ sở về lý luận để áp dụng giải quyết vào nội dung của nghiên cứu. Phương pháp đánh giá qua số liệu: Khi tiến hành nghiên cứu các hoạt động du lịch, số lượng khách du lịch đến, doanh thu du lịch cũng như các số liệu có liên quan. Các số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu lấy từ trang web tại cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, thống kê của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Quảng Ninh và các doanh nghiệp du lịch. Có rất nhiều số liệu ở nhiều nguồn khác nhau, việc nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá giúp cho việc so sánh, phân tích sự phát triển của khu du lịch được thực tế và chính xác hơn. Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng những thông tin đã có từ các nguồn khác nhau hay thông qua trực tiếp phỏng vấn cùng với những câu hỏi tự xây dựng để tự đưa ra cho mình những tóm tắt liên quan nhất. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài “Du lịch Hạ Long trong thời kỳ Covid” nghiên cứu về những hoạt động du lịch ở thành phố Hạ Long nhằm đưa ra các giải pháp, những mặt cần phát huy, những mặt còn hạn chế, những vấn đề cần lược bỏ của du lịch Hạ Long trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Do đó, đây sẽ là nguồn dữ liệu trong việc nghiên cứu du lịch Hạ Long trong thời kỳ Covid trong công tác đào tạo, nghiên cứu về sau. 9. Kết cấu của đề tài 11
- Bài nghiên cứu bao gồm: Phần mở đầu, phần kết thúc, phụ lục và tài liệu tham khảo, ngoài ra đề tài nghiên cứu còn chia thành 3 chương: Chương 1.Cơ sở lý luận về du lịch Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long Chương 3. Một số đề xuất và giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch ở Hạ Long trong thời kỳ Covid 12
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH 1.1.Một số khái niệm liên quan đến du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch là các hoạt động có liên quan đến những chuyến đi ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người trong một khoảng thời gian nhất định (dưới 1 năm) nhằm đáp ứng được những nhu cầu của con người như đi tham quan, đi nghỉ dưỡng, giải trí, đi khám phá tài nguyên du lịch và hoạt động kết hợp mục đích của cá nhân nhưng hợp pháp.[2] 1.1.2. Khái niệm du khách Tại Khoản 2 Điều 3 Luật du lịch 2017 quy định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài”[3] Phân loại khách du lịch cụ thể như sau: 1. Khách du lịch gồm khách du lịch trong nước, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và khách du lịch đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 2. Khách du lịch trong nước là công dân Việt Nam, người nước ngoài hiện tại đang cư trú ở Việt Nam và đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. 3. Khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam để đi du lịch. 4. Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài. 1.1.3. Sản phẩm du lịch Theo định nghĩa của Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam: Sản phẩm du lịch là những nhu cầu có và đủ để thỏa mãn những yêu cầu của du khách trong chuyến du lịch. Việc cung cấp các dịch vụ bao gồm lữ hành, vận chuyển , lưu 13
- trú, ăn uống, giải trí, hướng dẫn cùng các dịch vụ khác đều nằm trong dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa giá vật chất và tinh thần của một quốc gia, một địa phương hay một cơ sở nào đó mà du khách tới đây để tận hưởng và chi trả 1 số tiền phù hợp. Trong sản phẩm du lịch sẽ bao gồm những sản phẩm tự nhiên, sản phẩm vật thể, phi vật thể và sản phẩm nhân tạo. Bất kỳ sản phẩm du lịch nào sinh ra cũng nhằm thỏa mãn những yêu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch có thể tạm chia thành 2 loại chính là: sản phẩm đơn lẻ và sản phẩm tổng hợp. Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm các nhà sản xuất đưa ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách một cách cụ thể nhất. Ví dụ một khách sạn 5 sao đang có dịch vụ cho thuê xe tự lái thì khách sạn, nhà hàng, có thể là hãng vận chuyển,… Sản phẩm tổng hợp là sản phẩm thoả mãn được nhu cầu của một nhóm du khách. Chẳng hạn như các tour du lịch trọn gói thì trong đó bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ mà người tạo ra tour đã tổng hợp lại các dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí… Một sản phẩm du lịch có 4 đặc điểm sau: - Tính vô hình: Sản phẩm du lịch không tồn tại ở dạng vật chất, không thể sờ và thử trước khi mua. Do đó, khách du lịch chỉ có thể đánh giá chất lượng sản phẩm qua các yếu tố như điểm đến, người phục vụ, thông tin cung cấp… - Tính không tách rời: Phục vụ và tiêu dùng sản phẩm luôn đi đôi với nhau. Sản phẩm chỉ cho phép thực hiện quyền sử dụng mang tính trải nghiệm mà không thực hiện quyền sở hữu và chuyển giao. - Tính không đồng nhất: Do tồn tại vô hình nên chất lượng sản phẩm thường không đồng nhất. Do đó, khách hàng chỉ có thể cảm nhận chất lượng dịch vụ mà khó đo lường chính xác giá trị. - Tính mau hỏng và không dự trữ được: Để cung cấp các sản phẩm du lịch mà các công ty du lịch sẽ chuẩn bị trước các dịch vụ như: Ăn uống, lưu trú, vận chuyển… Mà các dịch vụ này không thể lưu trữ và sẽ mất đi nếu không được sử dụng. Các nguyên tắc cấu thành một sản phẩm du lịch chất lượng 14
- Một sản phẩm du lịch chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc như sau: - Phù hợp với nhu cầu khách du lịch: Nhu cầu của khách du lịch thường xuyên thay đổi, do đó để tạo ra lợi nhuận thì các công ty phải đa dạng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách. Để làm được điều đó thì bắt buộc phải có chiến lược nghiên cứu sản khách hàng, thị trường… - Mang lại lợi ích kinh tế: Mục đích cuối cùng của việc cung cấp các sản phẩm du lịch là tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, các công ty du lịch phải xem xét các chiến lược đầu tư và tạo dựng các dịch vụ hấp dẫn, đồng thời dung hòa giữa yếu tố lợi nhuận với bảo tồn thiên nhiên. - Thể hiện tính đặc sắc: Mỗi một vùng miền đều mang những giá trị văn hóa có đặc trưng riêng. Khi khai thác các sản phẩm du lịch, cần thể hiện tính độc đáo, riêng biệt của điểm đến. - Khai thác tổng thể: Khi khai thác một sản phẩm du lịch cần chú trọng đến việc khai thác các giá trị xung quanh, chẳng hạn như ẩm thực, tập quán… - Tuân thủ nguyên tắc bảo tồn: Nếu muốn phát triển sản phẩm du lịch bền vững thì bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc bảo tồn. Bởi khi giá trị mất đi sẽ mất thời gian để phục hồi hoặc không thể phục hồi. [3] 1.1.4. Vai trò của du lịch Ở Việt Nam, ngành du lịch đang được xem là một trong ba ngành kinh tế quan trong để phát triển đất nước. Ngành du lịch luôn được chú trọng đầu tư, không ngừng đổi mới và phát triển và đang có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia. Khi ngành du lịch phát triển kéo theo đó là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông; bảo hiểm; dịch vụ tài chính; dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng sẽ phát triển theo, không những vậy còn kéo theo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành du lịch trong nước phát triển thì du lịch quốc tế cũng sẽ càng phải được đầu tư để phát triển và đem lại nguồn lợi từ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Không chỉ vậy các hoạt động xuất khẩu cũng được quan tâm, là nơi có nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Khi 15
- du lịch quốc tế phát triển thì cũng sẽ kéo theo quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới cùng phát triển. Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển vượt bậc; tuy trong năm 2020 đã bị chững lại song ngành Du lịch Việt đã chuẩn bị nhiều “kịch bản” để thúc đẩy ngành; hứa hẹn sự trở lại bùng nổ hậu Covid-19. 1.1.5. Ý nghĩa của du lịch Thứ nhất ngành du lịch tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt người lao động tại điểm đến du lịch hấp dẫn. Ngành Du lịch cũng giải quyết việc làm cho phụ nữ, nhiều người dân vùng nông thôn tạo những chuyển biến tốt đẹp cũng như nâng cao mức sống của người dân và vị thế của phụ nữ trong xã hội. Ngoài ra; ngành Du lịch còn góp phần giảm quá trình đô thị hóa khi giúp cân bằng lại sự phân bố dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng từ độ thị về nông thôn trong quá trình phát triển du lịch. Nhờ đây mà quá trình đô thị hóa được hạn chế phần nào. Du lịch cũng là một cách để truyền bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế; đồng thời cũng quảng bá hàng hóa Việt Nam đưa hàng hóa nước ta ra thị trường nước ngoài. Việc giao lưu, trao đổi giữa các nền văn hóa trên thế giới cũng là một trong những ý nghĩa mà du lịch đem lại nhằm giúp cho con người hiểu biết lẫn nhau và gắn kết nhau hơn giữa các nước trên thế giới. Đồng thời du lịch cũng đóng góp một phần tích cực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa. Sự ra đời của ngành Du lịch chính là bước ngoặt to lớn đối với lịch sử phát triển của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Đây không chỉ là bước đệm cho sự ra đời của các ngành dịch vụ mới mà còn là cơ hội của hàng triệu lao động và cũng là một cách mang những nét đẹp truyền thống dân tộc tới các nước khác trên thế giới. [4] 1.2. Dịch Covid có tác động như thế nào đến du lịch 1.2.1. Tư duy làm du lịch “Cơn cuồng phong” Covid-19 vẫn đang khiến ngành du lịch xanh toàn cầu thoi thóp vì không thể mạo hiểm với sự an nguy của từng đất nước. “Việc đầu tiên phải làm ngay để 16
- du lịch Việt Nam tăng tốc là giải phóng tư duy du lịch. Phải chuyển từ tư duy làm phong trào sang tư duy kinh tế, trong đó, hiệu quả phải là ưu tiên hàng đầu. Quan trọng là doanh thu đầu khách và lợi nhuận, chứ không phải lượng khách.” Lấy nụ cười làm “vũ khí” là giải pháp hàng đầu mà các chuyên gia du lịch quan tâm nhất. Họ cho rằng, ngay bây giờ, ngành du lịch Việt Nam phải tích cực chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau khi Covid-19 được kiểm soát. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, trước khi làm việc lớn, cần làm ngay những việc nhỏ, không tốn kém mà địa phương nào, cá nhân nào cũng có thể làm được, nếu thật lòng muốn thay đổi diện mạo du lịch Việt Nam. Đó là cải thiện và nâng chất tinh thần lẫn thái độ phục vụ. Ngành du lịch phải tiên phong đột phá, lấy nụ cười và thái độ thân thiện làm “vũ khí”, khởi đầu chiến lược cạnh tranh và phát triển. Muốn tăng cường liên kết giữa các ngành, thì trong nội bộ ngành phải liên kết trước. Các địa phương cũng vậy. “Phải liên kết trong từng tỉnh, thành phố trước khi liên kết vùng; liên kết giữa các cục, vụ trong bộ trước liên kết bộ, ngành. Phải thực hiện liên kết bằng những việc làm thiết thực, chứ không phải bằng việc tổ chức hội nghị, hội thảo, ký kết hoành tráng, tốn kém. Việc quan tâm phải được thể hiện bằng chính sách cụ thể, bên cạnh các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch hành động”, Chủ tịch Lửa Việt Tour nói. Bên cạnh yếu tố con người, ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho rằng, cơ sở vật chất, tiện nghi dịch vụ phục vụ du khách cũng cần được đầu tư thường xuyên, cộng với việc hỗ trợ nâng cao chất lượng nội dung chương trình văn hóa nghệ thuật; đầu tư các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch tại điểm biểu diễn, điểm lễ hội, điểm tham quan; hợp tác quảng cáo và cung cấp dịch vụ chất lượng cho các đoàn khách du lịch. Muốn du lịch phát triển, cần tạo sự thuận lợi trong việc tiếp cận điểm tham quan, biểu diễn nghệ thuật; ưu tiên vị trí đẹp và thuận lợi cho các địa điểm tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cùng với đó, cần tổ chức mạng lưới giao thông thuận tiện kết nối các khu lưu trú với điểm tham quan, di tích, lễ hội, điểm biểu diễn; phát triển kinh tế ban đêm với việc tạo ra hệ thống điểm tham quan, biểu diễn về đêm tại các trung tâm du lịch. “Cần huy động nhiều bên tham gia vào hoạt động này như khách du lịch, người quản lý các điểm tham quan, di tích, bảo tàng, lễ hội, doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ và 17
- người dân địa phương. Phát huy những sáng tạo của họ để tạo ra các chương trình văn hóa - nghệ thuật đầy cuốn hút vào buổi tối”, ông Thắng nói. Cũng theo các chuyên gia du lịch, trong bối cảnh thị trường du lịch nội địa đang trở thành “cứu cánh”, du lịch Việt Nam phải có những chính sách tổng thể để trở lại “đường đua” trong giai đoạn “bình thường mới”, để du lịch nội địa thực sự trở thành trụ cột chính của ngành kinh tế xanh. Đặc biệt, cần đẩy nhanh hơn việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng, tạo cơ sở để mở cửa du lịch quốc tế trở lại. Ngoài ra, cần xây dựng các quỹ tài chính hỗ trợ ngành du lịch dưới hình thức hỗ trợ trực tiếp cho khách trong năm 2021. Điều này sẽ có tác động kích cầu du lịch trong nước, giúp các doanh nghiệp du lịch duy trì được hoạt động và giải quyết việc làm cho đội ngũ nhân sự. 1.2.2. Cơ chế chính sách trong du lịch Các địa điểm du lịch cùng với các cơ quan địa phương đã áp dụng và triển khai mạnh mẽ chính sách “Hộ chiếu vaccine”. Đây được coi như việc xác nhận rằng bản thân người sở hữu hộ chiếu đã tiêm đủ số mũi vaccine, là người khỏe mạnh và có lợi thế hơn khi xin visa để di chuyển đến những quốc gia khác. Chính sách áp dụng hộ chiếu vaccine đã được đưa ra thảo luận và triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh bình thường mới, du lịch an toàn sẽ là một xu hướng tất yếu và chắc chắn thế giới sẽ cần một biện pháp thống nhất để đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch. Hộ chiếu vaccine là một trong số những biện pháp như thế. Chỉ khi được tiêu chuẩn hóa và được các quốc gia chấp nhận rộng rãi, hộ chiếu vaccine hoặc một loại giấy thông hành đảm bảo khác mới phát huy đầy đủ hiệu quả của nó, góp phần phục hồi và phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan có thể kiểm soát được khách du lịch và làm cho hoạt động trở nên an toàn hơn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sáng tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ du lịch mới. Từ năm 2020 đến nay, du lịch toàn cầu chịu tác động nghiêm trọng do đại dịch Covid- 19, Du lịch Việt Nam cũng rơi vào thảm cảnh chưa từng có. Có thể nói chưa bao giờ ngành Du lịch Việt Nam đứng trước khó khăn và thử thách lớn như hiện nay, thiệt hại năm 2020 ước tính đã lên tới 23 tỷ USD, khoảng 40-60% lao động ngành du lịch bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công; khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động; nhiều 18
- khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%. Sự ngưng trệ của hoạt động du lịch do dịch bệnh đã tác động sâu rộng tới các ngành liên quan và đời sống xã hội, cụ thể và dễ thấy như: hàng không, lưu trú, ăn uống. Rõ ràng, đại dịch Covid- 19 đã tạo ra những nhu cầu mới, làm thay đổi hoàn toàn thị trường du lịch trong nước chung và của thành phố Hạ Long nói riêng. Cùng với đó, các cơ quan chức năng đã thúc đẩy và kết nối được các điểm du lịch; thành lập các Cơ quan quản lý điểm đến để phát triển sản phẩm, đẩy mạnh du lịch cho vùng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá trong nước. Có cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hàng đầu về lữ hành tại Việt Nam, các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia về du lịch được tiếp cận vốn vay ưu đãi, quỹ đất, ưu đãi thuế… Từ đó hình thành và củng cố vai trò của những doanh nghiệp mạnh, đủ tiềm lực đột phá, phát triển; đưa du lịch Việt Nam cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.Cũng cần có những cơ chế, chính sách để phát triển gia tăng trải nghiệm, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách bằng mô hình kinh tế ban đêm, du lịch đêm để tạo thêm những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung và khách du lịch nói riêng 1.2.3. Nhu cầu, tâm lý khách... Không khó cũng nhận ra nỗi sợ thường trực của nhiều du khách là đến những nơi đông người khi đi du lịch hiện nay, ngay cả ở những vùng dịch được kiểm soát tốt. Vì vậy, họ mong muốn đi du lịch để xả stress sau những bức bí, ngăn trở của dịch bệnh, tuy nhiên lúc này thì tiêu chí an toàn được coi trọng hơn hết. Tâm lý đi du lịch theo nhóm nhỏ, tránh tiếp xúc nơi đông người dường như khá phổ biến. ❖ Tâm lý khách du lịch - Khách du lịch thường chú ý nhiều đến hình thức, không gian khách sạn; mọi thứ cần phải chỉnh chu, lề lối, vì thế mà khi chọn dịch vụ họ cũng cân nhắc tính duy mỹ cao; - Ăn nói nhẹ nhàng, ăn mặc kín đáo, chỉnh tề, suy nghĩ sâu xa, thường thể hiện mình qua lời nói; tuy nhiên, khi gặp vấn đề gì không hài lòng, họ thường không nói thẳng mà tỏ thái độ khó chịu cùng lời lẽ nghe thì lịch sự nhưng rất khó chịu; - Thường đi du lịch vào dịp hè và các dịp lễ lớn, đợt nghỉ dài ngày như Tết Dương, Tết Âm, lễ 30/4, 1/5, 2/9…; 19
- - Dùng chuyến du lịch để gắn kết tình cảm, họ có thiên hướng đi với người thân nhiều hơn các vùng, miền khác với 60% đi cùng gia đình - 30% đi cùng bạn bè; - Có thói quen tự tổ chức tour riêng thay vì đi thông qua công ty du lịch; - Thích chọn loại hình du lịch nghỉ dưỡng hơn thay vì tham quan; Chú ý khi phục vụ: - Quan trọng hình thức, gồm không gian, nội thất, vật dụng và cả chất lượng phục vụ - thường đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chi tiết, trọn vẹn và chỉn chu, - Tiền bạc sòng phẳng nên các khoản chi phí cần phải cụ thể, rõ ràng; - Phần đa đều ăn mặn, món ăn được nấu cầu kỳ, đúng gia vị và khẩu vị đặc trưng…[9] ❖ Nhu cầu khách du lịch - Dịch vụ du lịch tốt, chất lượng nhưng vẫn phải phù hợp với giá tiền - Có những khu vui chơi giải trí, công viên, các quán ăn, quán cafe để chụp ảnh tụ tập cùng bạn bè - Khách sạn là nơi du khách sẽ nghỉ chân lại nên yêu cầu chú trọng đến không gian, chất lượng dịch vụ, đồ ăn, giá cả phù hợp cho từng loại khách du lịch - Có những tour du lịch ngắn hoặc dài ngày để phù hợp với thời gian công việc của du khách - Điểm đến du lịch phải an toàn, đủ khả năng đón tiếp khách du lịch tới thăm quan - Cần đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5308 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1034 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 673 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 699 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1474 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1194 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 369 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 290 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 270 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 132 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn