Đề tài nghiên cứu khoa học: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội" nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục CNYN cho sinh viên ở Trường Đại học Nội Vụ (nay là Học viện Hành chính quốc gia) và đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên của Học viện trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Mã số: ĐTSV.2023.007 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Bảo Ngọc Lớp : 2105XDDA Cán bộ hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thế Công Hà Nội, 2023
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Mã số: ĐTSV.2023.007 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Bảo Ngọc Thành viên tham gia : Cao Xuân Tùng Lâm Vũ Quỳnh Anh Nguyễn Xuân Tùng Dương Hoài Nam Lớp : 2105XDDA Hà Nội, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cả nhóm dưới sự hướng dẫn của Thầy: Nguyễn Thế Công. Các số liệu và tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
- LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thế Công người đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo và góp ý giúp nhóm tác giả hoàn thành bài tốt nhất. Nhóm chúng tôi đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành bài nghiên cứu. Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Rất kính mong sự góp ý của quý thầy cô để bài nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn. Một lần nữa,nhóm chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn!
- DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội CNYN Chủ nghĩa yêu nước TNSV Thanh niên sinh viên XHCN Xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ MỤC LỤC .............................................................................................................. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6. Giải thuyết khoa học ................................................................................... 5 Chương 1 .............................................................................................................. 6 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN ........................................................... 6 1.1. Lý luận chung về chủ nghĩa yêu nước ..................................................... 6 1.1.1 Khái niệm “chủ nghĩa yêu nước”........................................................... 6 1.1.2. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.................................. 7 1.1.3. Nội dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam........................................ 8 1.2. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên .......................................... 16 1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ............ 16 1.2.2. Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ........................ 17 Chương 2 ............................................................................................................ 20 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (NAY LÀ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA) ........................................................................................ 20 2.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính quốc gia) ..... 20 2.1.1. Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính quốc gia) ............................................................................ 20
- 2.1.2. Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng. ............................................................................................................. 23 2.1.3. Hoạt động của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên. ...................................................................... 25 2.2. Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên đại học Nội vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính quốc gia)............................................ 32 2.2.1. Những kết quả đạt được......................................................................32 2.2.1.1. Nâng cao lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc cho sinh viên.....32 2.2.1.2. Xây dựng hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội cho sinh viên........................................................................................................36 2.2.1.3. Bồi đắp tinh thần sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với ý chí nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng cho sinh viên.....................................................................................37 2.2.1.4. Nâng cao ý thức kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành động xâm phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc cho sinh viên........................................38 2.2.1.5. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng trong sinh viên...................................................................................39 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân .........................................................40 2.2.2.1. Về những hạn chế của sinh Đại học Nội vụ Hà Nội trong việc tiếp thu, giữ gìn, phát huy những giá trị của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa ..40 2.2.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế trong việc tiếp thu, giữ gìn, phát huy những giá trị của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa...............................42 Chương 3 ............................................................................................................ 44 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRONG THỜI GIAN TỚI .......................................................................................................... 44 3.1. Phương hướng cơ bản ............................................................................ 44
- 3.1.1. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phương hướng nhiệm vụ phát triển của Học viện Hành chính quốc gia ...... 44 3.1.2. Giáo dục CNYN cho sinh viên Học viện Hành chính quốc gia trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước................................................................................... 46 3.1.3. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Hành chính quốc gia theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội..48 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Hành chính quốc gia trong thời gian tới.........................................................................................................................50 3.2.1. Giải pháp về tổ chức chỉ đạo - quản lý................................................50 3.2.2. Tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy lý luận chính trị và CNYN cho sinh viên...............................................................................................................52 3.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học ....................................................................................55 3.2.4. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa thể thao .......................................56 3.2.5. Tổ chức có hiệu quả các chuyến tham quan thực tế, về nguồn, đền ơn đáp nghĩa. ...........................................................................................................56 3.2.6. Tổ chức các hoạt động xã hội, phát triển mạnh mẽ phong trào hoạt động cách mạng trong sinh viên ........................................................................56 3.2.7. Nâng cao vai trò khả năng tự giáo dục chủ nghĩa yêu nước của sinh viên.....................................................................................................................58 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59 DANH MỤC THAM KHẢO ............................................................................ 61
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, biết bao giá trị truyền thống được hun đúc nên và đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc. Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước được xem giá trị hàng đầu trong hệ thống các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước được kết tinh từ tinh hoa của dân tộc trong suốt mấy nghìn năm qua, là sản phẩm tinh thần cao quý, là chuẩn mực đạo đức và chính trị của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước (CNYN) chính là động lực vô cùng to lớn, tạo thành sức mạnh vô địch giúp dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Khẳng định điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã ghi những trang oanh liệt của nhân dân đấu tranh để xây dựng nước nhà và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc mình” [28, tr.313]. Kế thừa tư tưởng của Người, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng xác định nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đồng thời xác định hệ giá trị của văn hóa Việt Nam, trong đó chủ nghĩa yêu nước được đặt lên vị trí hàng đầu. Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp này, một động lực quan trọng hàng đầu là khơi dậy và phát huy cao độ những giá trị truyền thống lịch sử dân tộc, trong đó đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước. Đây là nhiệm vụ chiến lược cần quán triệt trong tư tưởng, nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, nhất là đối với thanh niên sinh viên, vì đây là lực lượng đông đảo có vai trò rất quan trọng, là bộ phận nòng cốt trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời họ có trách nhiệm bổ sung thêm những nội dung mới làm phong phú chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại hiện nay. Mặc dù, chủ nghĩa yêu nước là một giá trị văn hóa phổ biến của dân tộc, nhưng tự nó cũng không thể thấm sâu vào huyết quản, định 1
- hướng tư tưởng và hành động của thế hệ trẻ nếu như họ không được thường xuyên giáo dục, rèn luyện. Nếu không kiên trì bồi dưỡng, trao truyền những truyền thống quí báu cho lớp trẻ sẽ tạo ra nguy cơ đứt đoạn với quá khứ, thậm chí đi đến lệch chuẩn, lệch giá trị. Vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho toàn dân nói chung, trong đó có thế hệ trẻ và sinh viên nói riêng là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Tuy nhiên, nhận thức của sinh viên về CNYN không hoàn toàn thống nhất, thậm chí một bộ phận thanh niên sinh viên xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc, lúng túng trong việc xác định lí tưởng và niềm tin. Họ chỉ chú trọng việc bồi dưỡng tri thức nhưng lại nghiêng về khoa học tự nhiên rồi dần lãng quên các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống, họ không thể tìm ra sự dung hòa giữa những giá trị truyền thống và hiện đại nên không định hình được giá trị cho mình, vì vậy dễ bị cuốn theo những quan điểm, tư tưởng lệch lạc và biểu hiện ra ngay trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Đây là một nguy cơ lớn đối với xã hội. Chính vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội có sứ mạng mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho bộ phận sinh viên của trường càng có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho toàn dân nói chung và cho sinh viên nói riêng là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau và đã được công bố, tiêu biểu là các công trình dưới đây: Những công trình bàn về chủ nghĩa yêu nước - Trần Văn Giàu [1980]: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt 2
- Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu sự hình thành, phát triển của chủ nghĩa yêu nước qua tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang cho đến nay. Theo Giáo sư: “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại”. Bùi Văn Nguyên [1980]: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã khái quát tinh thần quyết chiến quyết thắng của nghĩa quân Lam Sơn, đó là tình yêu nước nồng nàn của mỗi người dân Việt Nam. Phạm Bá Toàn [1998]: Quá trình hình thành và phát triển giá trị của chủ nghĩa yêu nước trong tiến trình văn hóa Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Văn hóa, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong tiến trình phát triển của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy CNYN Việt Nam và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại hiện nay. - Lương Gia Ban [1998]: Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả đã trình bày con đường phát triển của CNYN Việt Nam: từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến lập trường của giai cấp công nhân, CNYN XHCN, qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy CNYN trong giai đoạn mới. Về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, sinh viên có các công trình: - Đặng Thanh Phương: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên sinh viên ở thủ đô trong giai đoạn hiện nay, luận văn Thạc sỹ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội, 2004. Luận văn đã phân tích nội dung của CNYN và chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục CNYN cho TNSV Thủ đô trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất một số phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản để năng cao hiệu quả công tác giáo dục CNYN cho TNSV thủ đô. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đề cập tới CNYN như những giá trị tinh thần truyền thống, giá trị văn hóa của dân tộc, trong dòng chảy phát triển của lịch sử. Những công trình này là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả trong quá trình viết luận 3
- văn. Song các công trình nghiên cứu trên thường tập trung ở những vấn đề có tính lý luận chung nhất của CNYN Việt Nam: CNYN truyền thống, CNYN trong giai đoạn lịch sử mới của dân tộc, đưa ra những kết luận, nhận định khoa học có giá trị cao. Mặc dù vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một các chuyên biệt, có hệ thống về giáo dục CNYN cho sinh viên ở trường trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục CNYN cho sinh viên ở Trường Đại học Nội Vụ (nay là Học viện Hành chính quốc gia) và đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên của Học viện trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên - Đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính quốc gia) trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Hành chính quốc gia trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính quốc gia) 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính quốc gia) - Về thời gian: Từ năm 2020 đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu 4
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó chú ý một số phương pháp như: lịch sử - logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học… 6. Giải thuyết khoa học - Từ góc độ nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính quốc gia) đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định, cần phải đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế đó, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục CNYN cho sinh viên trong thời gian tới. 5
- Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN 1.1. Lý luận chung về chủ nghĩa yêu nước 1.1.1 Khái niệm “chủ nghĩa yêu nước” Theo từ điển tiếng Việt: Chủ nghĩa yêu nước là “Lòng yêu thiết tha đối với Tổ quốc của mình, thường biểu hiện ở tinh thần sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc” [56, tr.173]. Có thể hiểu, yêu nước là gắn bó, yêu mến thiết tha của con người đối với quê hương xứ sở, non sông, với cộng đồng các dân tộc đã và đang cùng sinh sống, dựng xây, bảo vệ trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia. Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là truyền thống nhân ái, cố kết cộng đồng dân tộc, tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc, biết sống cùng Tổ quốc, khi cần dám hi sinh cho Tổ quốc tồn tại vững bền. Chủ nghĩa yêu nước là sự chuyển hóa về chất từ tình cảm yêu nước thành tư tưởng, quan niệm yêu nước. Bởi lẽ nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa” là chủ trương và lý luận có hệ thống về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa... Nó là tư tưởng, quan niệm, hoặc hệ quan niệm có tính triết học, chính trị, xã hội,... bắt nguồn từ những lợi ích của một chủ thể nào đó, đã được hệ thống hóa mang tính hướng dẫn nhận thức và hành động cho con người trong ứng xử đời sống. Khái niệm “nước” trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong quá trình phát triển của dân tộc ngày càng được mở rộng, nó bao gồm nhiều nội dung nhưng nằm trong mối quan hệ mật thiết với nhau: Thứ nhất, nước chỉ biên giới, lãnh thổ, lĩnh vực, bờ cõi để phân biệt các nước trên lĩnh vực tự nhiên địa lý. Thứ hai: nước còn bao hàm những con người, nhân dân, các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp cùng sinh sống và thiết lập mối quan hệ của họ với nhau trên một vùng lãnh thổ nhất định. Thứ ba: nước còn bao gồm làng xã, quê hương, Tổ quốc và những chế độ chính trị nhất định trong mỗi thời kỳ lịch sử. 6
- 1.1.2. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là "nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc". Chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, "là tiêu điểm của mọi tiêu điểm". Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống bản sắc đó được thể hiện thành vô số giá trị văn hóa tiêu biểu và việc nghiên cứu, khái quát những giá trị ấy cho đến hiện nay dường như vẫn chưa có điểm dừng. Mặc dù vậy, hầu hết các học giả, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, chính trị… và cả Đảng ta đều thống nhất khẳng định, yêu nước là giá trị hàng đầu trong truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII đã nhấn mạnh: “Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc …”. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, giữ vai trò định hướng và chi phối toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta 7
- qua các thời kỳ. Hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước còn trở thành giá trị văn hóa mang tính phổ biến và được xã hội hóa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, được các thế hệ người Việt Nam xác định như một trong những tiêu chí, giá trị cao nhất quy định phương châm sống và hành động của mình. Từ đó, tạo thành động lực tinh thần to lớn, thúc đẩy những hành động tích cực vì đất nước của con người và cộng đồng người Việt Nam. 1.1.3. Nội dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 1.1.3.1. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Dân tộc Việt Nam trải qua hàng năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc do phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang xâm lăng hoặc có ý đồ đồng hoá, kể cả đồng hoá cưỡng bức. Trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, dù thuộc tộc người đa số hay thiểu số, đều chứa đựng tình yêu quê hương đất nước nồng nàn kết tinh thành ý thức của dân với nước, được thể hiện sinh động trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ của thiết chế Gia đình - Làng - Nước, thành sắc thái độc đáo của văn hoá Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngợi ca truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi sục, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Lòng yêu nước, tình cảm gắn bó máu thịt và trách nhiệm của "con dân" với Nước đã đúc kết thành truyền thống và hơn thế trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Một đánh giá rất có sức thuyết phục mang tính khoa học - thực tiễn phản ánh tính quy luật hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Đó không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần, mà đã phát triển thành một chủ nghĩa - chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính thành dòng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam, xuyên suốt lịch sử dân tộc. Cái dòng chủ lưu ấy - chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống - có thể 8
- hình dung trên những nét tiêu biểu là: - Tình cảm, ý thức hướng về cội nguồn, tổ tiên như một yếu tố tâm linh của người Việt Nam: "Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mồng Mười tháng Ba". - Ý thức ngưỡng mộ, tôn sùng, ghi ơn những anh hùng có công với nước, với dân. - Gắn bó vận mệnh đất nước với tồn tại của từng gia đình: "Nước mất, nhà tan". - Ý thức cố kết cộng đồng trong xây dựng quê hương đất nước, trong đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống ngoại xâm. - Ý thức về tinh thần độc lập, tự chủ về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia v.v.. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là sức mạnh tư tưởng Việt Nam - một nguồn sức mạnh to lớn được kết tinh hun đúc qua trường kỳ lịch sử. Đó chính là tiền đề tư tưởng-văn hoá, nguồn gốc trực tiếp hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - bộ phận, nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam rất phong phú, được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau: Trước hết là tình yêu quê hương, xứ sở, làng xóm. Trong quan niệm cổ truyền: đất nước = đất + nước là hai yếu tố cơ bản của nền nông nghiệp lúa nước lấy Nhà (gia đình) làm đơn vị kinh tế, lấy làng, xóm làm cộng đồng cơ sở. Nước gắn liền với Nhà và Làng xóm: việc nước, việc làng, việc nhà. Thứ hai, sự gắn bó, cố kết cộng đồng hướng về dân, lấy dân làm gốc. Nước được coi là tập hợp của nhiều làng và vùng liên bang. Nước hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng gắn bó với nhau trong lịch sử, trong cuộc sống, trong vận mệnh chung. Trong nước có nhiều tầng lớp, đẳng cấp xã hội khác nhau, thường được gọi là “tứ dân” gồm sĩ, nông, công, thương; trong đó đông nhất là “nông”, “dĩ nông vi bản”, “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Do đó, dân được ví như nước và nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền. Thứ ba, có lịch sử và văn hoá chung ý niệm lịch sử và văn hoá chung có 9
- vai trò rất quan trọng trong nhận thức và tình cảm của chủ nghĩa yêu nước. Huyền thoại, truyền thuyết, truyện lịch sử, lễ hội dân gian... là những biểu hiện của sự thống nhất ấy. Nguyễn Trãi đã xác định sự tồn tại của Đại Việt là trên cơ sở văn hiến, bờ cõi, phong tục của Đại Việt. Nguyễn Huệ xác định mục tiêu cao nhất của đánh giặc giữ nước là để bảo vệ văn hoá, dân tộc, bảo vệ phong tục tập quán của nhân dân. Trong quan niệm về bảo vệ văn hoá dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản lĩnh bản sắc dân tộc gắn liền với độc lập, chủ quyền quốc gia, không mang tính bảo thủ, cố chấp. Thứ tư, ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Bước trưởng thành của tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở và nâng lên thành ý thức bảo vệ non sông đất nước, giang sơn, tổ quốc, sơn hà, xã tắc – nghĩa là ý niệm sâu sắc về lãnh thỗ quốc gia. Thế kỷ XV, Lê Thánh Tông đã ra lệnh: “Một thước núi, một tấc sông của ta không thể vứt bỏ... Ai dám đem một thước núi, một tấc sông của vua Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Khi có sự phân biệt Đàng Trong hay Đàng Ngoài, nhân dân hai miền không ai coi mỗi miền là quốc gia riêng. Lê Đản cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX viết rằng: “Ai chia, ai hợp không cần biết, Nam Bắc xưa nay vẫn một nhà”, Bùi Dương Lịch đầu thế kỷ XIX viết rằng: “Nam Bắc đều là đất nước đây, Núi sông chẳng vạch quốc gia này”. Thứ năm, ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. ý thức cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì luôn luôn đặt lợi ích đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi sự gian nan, thử thách, hy sinh vì độc lập dân tộc. Bước sang thế kỷ XIX cho đến khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Sau khi lật đổ được triều Tây Sơn, triều Nguyễn được dựng lên từ năm 1802 đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động, tăng cường đàn áp, bóc lột bên trong và thực hiện bế quan toả cảng đối với bên ngoài; cự tuyệt mọi cải cách... nên không mở ra được khả năng cho Việt Nam tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được thế mạnh của dân tộc và đất nước; không tạo ra được 10
- tiềm lực vật chất, tinh thần đủ sức để bảo vệ Tổ quốc, chống âm mưu xâm lược của thực dân phương Tây. Để rơi vào cảnh mất nước, trách nhiệm ấy trước hết thuộc về vua chúa nhà Nguyễn. Từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ bùng lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước. Các cuộc nổi dậy đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sục sôi, song trước sau đều bị thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng. Lãnh đạo của họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, còn nặng tư tưởng tôn quân, chưa thật tin vào thắng lợi cuối cùng. Điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử. Bước sang đầu thế kỷ XX, sau khi tạm thời dập tắt được các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có sự chuyển biến và phân hoá, các tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện. Giữa lúc ấy, các “tân thư” được chuyển vào Việt Nam. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy tân, Việt Nam Quang Phục hội. Nhưng các phong trào ấy cũng lần lượt bị dập tắt vì phong trào đó chủ yếu vẫn do các sĩ phu phong kiến, cựu học truyền bá nên không tránh khỏi hạn chế và thất bại. Như vậy, bước sang thế kỷ XIX, khi tình hình đất nước đã thay đổi, chủ nghĩa yêu nước truyền thống gắn với hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn đã trở nên bất cập trước thời cuộc. Phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam muốn giành được thắng lợi phải theo một con đường mới. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5315 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2190 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1936 | 221
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 702 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng nhân sự và một số giải pháp cải thiện công tác quản lí nhân sự tại một số doanh nghiệp da giày ở Hải Phòng – nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Đỉnh Vàng
102 p | 516 | 97
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 517 | 74
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe tại doanh nghiệp taxi – nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần Vũ Gia
78 p | 237 | 65
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 727 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu – Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng
87 p | 196 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 330 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh và Ninh Hòa – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH muối Khánh Vinh
79 p | 184 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 294 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn