intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2024" được thực hiện với mục đích nhằm mô tả kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2024; xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh tham gia nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2024

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA BỘ MÔN: ĐIỀU DƯỠNG ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2024 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THANH HÓA - 2024
  2. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn .................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa suy tim .......................................................................... 3 1.1.2. Sinh lý bệnh và nguyên nhân suy tim .............................................. 3 1.1.3. Triệu chứng suy tim mạn ................................................................. 4 1.1.4. Phân độ suy tim ............................................................................... 4 1.2. Tỷ lệ mắc suy tim trên Thế giới và tại Việt Nam ...................................... 5 1.2.1. Trên thế giới..................................................................................... 5 1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................... 6 1.3. Kiến thức về tự chăm sóc của NB suy tim ................................................. 6 1.3.1. Khái niệm về tự chăm sóc ............................................................... 6 1.3.2. Kiến thức về tự chăm sóc ................................................................ 6 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của NB suy tim ... 9 1.3.4. Kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh suy tim ....................... 11 1.4. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu ......................................... 13 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 14 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................... 14 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 14 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 14 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu...................................................................... 14 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................... 15 2.3.2. Cỡ mẫu:.......................................................................................... 15
  3. 2.3.3. Công cụ nghiên cứu: ...................................................................... 15 2.3.4. Thu thập số liệu ............................................................................. 16 2.4. Biến số nghiên cứu ...................................................................................... 17 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................... 20 2.6. Sai số và cách khắc phục ............................................................................ 20 2.6.1. Sai số trong quá trình thu thập thông tin. ...................................... 20 2.6.2. Một số biện pháp khắc phục sai số ................................................ 20 2.7. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................... 21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 22 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................ 22 3.2. Kiến thức về tự chăm sóc của NB suy tim ............................................... 23 3.2.1. Kiến thức về theo dõi cân nặng (n = 180) ..................................... 23 3.2.2. Kiến thức về chế độ giảm muối trong bữa ăn ở NB suy tim (n = 180) .......................................................................................................... 25 3.2.3. Kiến thức hạn chế chất lỏng ở NB suy tim (n = 180).................... 26 3.2.4. Kiến thức về tập thể dục thể thao ở NB suy tim (n = 180)............ 27 3.2.5. Kiến thức về theo dõi và phát hiện triệu chứng ở NB suy tim ...... 28 3.3. Điểm kiến thức chung về tự chăm sóc của NB suy tim .......................... 29 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ điểm kiến thức chung về tự chăm sóc ............................... 29 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của NB suy tim. ... 30 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ............................................................................ 33 4.1. Đặc điểm chung của ĐTNC ....................................................................... 33 4.2. Kiến thức về tự chăm sóc của NB suy tim. .............................................. 35 4.2.1. Kiến thức về theo dõi cân nặng ..................................................... 35 4.2.2. Kiến thức về chế độ ăn giảm muối ................................................ 36 4.2.3. Kiến thức về hạn chế chất lỏng ..................................................... 37 4.2.4. Kiến thức về tập thể dục thể thao .................................................. 37
  4. 4.2.5. Kiến thức về theo dõi và phát hiện triệu chứng............................. 38 4.3. Kiến thức chung về tự chăm sóc................................................................ 38 4.4. Mối liên quan giữa điểm kiến thức tự chăm sóc và đặc điểm của ĐTNC……. ..................................................................................................39 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42 1. Kiến thức về tự chăm sóc của NB suy tim mạn điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2024. ................................................................. 42 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tự chăm sóc của NB suy tim mạn điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2024. ....................... 42 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT NYHA Hội tim mạch New York BVĐK Bệnh viện Đa khoa ĐTNC Đối tượng nghiên cứu GDSK Giáo dục sức khỏe HA Huyết áp HSBA Hồ sơ bệnh án NC Nghiên cứu NB NB NVYT Nhân viên y tế THPT Trung học phổ thông
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ suy tim theo NYHA (Hội tim mạch New York) ................ 4 Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu ......................................................................... 17 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC (n = 180)............................................ 22 Bảng 3.2. Kiến thức về theo dõi cân nặng (n=109) ........................................ 24 Bảng 3.3. Kiến thức về chế độ ăn giảm muối (n=152) ................................... 25 Bảng 3.4. Kiến thức về tập thể dục thể thao (n=140) ..................................... 27 Bảng 3.5. Kiến thức về theo dõi và phát hiện triệu chứng (n = 167).............. 28 Bảng 3.6. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc ....................... 30
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ theo dõi cân nặng .............................................................. 23 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ ăn giảm muối ..................................................................... 25 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hạn chế chất lỏng............................................................... 26 Biểu đồ 3.4. Kiến thức về lượng dịch nên đưa vào có thể. ............................. 26 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tập thể dục thể thao ........................................................... 27 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ NB khám sức khỏe định kỳ (n = 180) ............................... 28
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim… Theo ước tính trên thế giới có khoảng 38 triệu người mắc bệnh. Tại Châu Âu và Bắc Mỹ có tới 1% –2% tổng số ca nhập viện có liên quan đến suy tim1, trong đó chiếm 80–90% là suy tim mạn tính2. Tại Việt Nam, chưa có thống kê trong cộng đồng, nhưng theo thống kê trong bệnh viện, có tới 60% bệnh nhân nội trú ở các khoa tim mạch có mắc suy tim3. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khoảng 50% NB suy tim sẽ chết trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh và tỷ lệ nhập viện sau 30 ngày lên tới 35%4–6. Suy tim mạn tính hiện đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe cho toàn nhân loại. Bệnh làm tăng gánh nặng không chỉ cho NB, cho gia đình họ mà còn cho xã hội. Theo Racine (2017), trong số 525.600 phút mỗi năm, những NB mắc các bệnh mãn tính chỉ dành trung bình 66 phút hoặc 0,01% thời gian cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe7. Tất cả các hoạt động duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, theo dõi và quản lý triệu chứng đều được thực hiện bởi chính bản thân người bệnh và người thân. Vậy để có thể tự chăm sóc, NB cần phải có kiến thức cơ bản như ăn giảm muối, theo dõi cân nặng, tập thể dục thể thao, khám sức khỏe định kỳ…. Kiến thức chính là động lực để thúc đẩy hình thành hành vi có lợi8. Hiệp hội Tim Mạch Châu Âu cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự chăm sóc như một phần của việc điều trị thành công, giúp làm giảm các triệu chứng nặng lên của bệnh, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ tái nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh9. Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, số lượng người bệnh thuộc chương trình quản lý ngoại trú rất đông, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
  9. 2 đánh giá kiến thức tự chăm sóc của những đối tượng này. Vì vậy, chúng tôi đã lựa đề tài: “Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2024”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức về tự chăm sóc của NB suy tim mạn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2024. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tự chăm sóc của NB tham gia nghiên cứu.
  10. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn 1.1.1. Định nghĩa suy tim Suy tim là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về chức năng, tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể về mặt ôxy. Bình thường tim và hệ tuần hoàn luôn có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong các điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi tim bị suy, tim không còn đủ khả năng để cung cấp ôxy (máu) theo nhu cầu của cơ thể nữa3. 1.1.2. Sinh lý bệnh và nguyên nhân suy tim 1.1.2.1. Sinh lý bệnh Khi tim hoặc hệ tuần hoàn bị một bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng co bóp tống máu của tim để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể và đại diện là sự giảm cung lượng tim. Khi cung lượng tim bị giảm xuống thì cơ thể phản ứng lại bằng các cơ chế bù trừ của tim và các hệ thống ngoài tim, để cố duy trì cung lượng này cho nhu cầu của cơ thể. Nhưng khi các cơ chế bù trừ này bị vượt quá sẽ xảy ra suy tim với nhiều hậu quả của nó. 1.1.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân gây suy tim trái là do các bệnh: Tăng huyết áp động mạch, bệnh động mạch vành, một số bệnh van tim (hở hay hẹp van động mạch chủ, hở van hai lá), các tổn thương cơ tim, một số rối loạn nhịp tim, một số bệnh tim bẩm sinh3. Nguyên nhân gây suy tim phải: gồm các nguyên nhân là bệnh lý tim mạch (như hẹp van hai lá, tim bẩm sinh, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van ba lá, suy tim trái lâu ngày….) và các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực cột sống (như các bệnh phổi mạn tính, tăng áp lực
  11. 4 động mạch phổi tiên phát, gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực…). Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ: Thường gặp nhất là do suy tim trái tiến triển, các bệnh cơ tim giãn, viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim, cường giáp trạng, rò động tĩnh mạch… 1.1.3. Triệu chứng suy tim mạn Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh suy tim3: - Khó thở: là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu NB chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, NB nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp. - Đau ngực, nặng ngực hoặc đánh trống ngực: có thể do NB đã có bệnh động mạch vành hoặc do giảm cung lượng tim và tăng áp lực buồng tâm thất trong suy tim dẫn đến thiếu máu cơ tim thứ phát. - Cảm giác yếu, chóng mặt, chân tay nặng rã rời do giảm cung lượng tim. - Đi tiểu về đêm và tiểu ít. - Các triệu chứng thần kinh thường gặp: chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ… 1.1.4. Phân độ suy tim Bảng 1.1. Phân độ suy tim theo NYHA (Hội tim mạch New York) Độ I Không hạn chế - Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp. Độ II Hạn chế vận động thể lực. Người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực Độ III Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù người bệnh khỏe khi
  12. 5 nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. Độ IV Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng. 1.2. Tỷ lệ mắc suy tim trên Thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Trên thế giới Theo thống kê tại Mỹ có khoảng 5,7 triệu người ≥ 20 tuổi mắc bệnh suy tim, và 670.000 ca mắc mới ≥ 45 tuổi mỗi năm trong dân số khoảng 304 triệu người10. Theo Heidenreich Pa và cộng sự (2013) đến năm 2030 ước tính khoảng 3% dân số Mỹ trưởng thành tương ứng 8,5 triệu người sẽ bị suy tim11. Nghiên cứu của Guo và cộng sự (2013) cũng chỉ ra khu vực Châu Á trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển về kinh tế thì tỷ lệ bệnh tim mạch nói chung và tỷ lệ suy tim nói riêng tăng khá cao vào khoảng 1,3 - 6,7%12. Tại Hàn Quốc tỷ lệ suy tim được ước tính là 1,53% vào năm 2013, tần suất suy tim ở nước này dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ 1,6% vào năm 2015 lên 3,35% vào năm 2040. Và đến năm 2040 sẽ có khoảng hơn 1,7 triệu người Hàn Quốc dự kiến sẽ mắc suy tim13. Tại Trung Quốc có 4,2 triệu NB mắc suy tim và 500.000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm14. Ở Đông Nam Á có 9 triệu người mắc suy tim, với tỷ lệ mắc ở Malaysia là 6,7% và ở Singapore là 4,5%15,16. Do tỷ lệ hiện mắc bệnh cao và ngày càng gia tăng, suy tim tạo thành gánh nặng kinh tế không chỉ riêng mỗi cá nhân NB mà còn tạo gánh nặng to lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Ước tính gánh nặng kinh tế toàn cầu của suy tim vào khoảng 108 tỷ đô la mỗi năm17. Mỹ là nước đóng góp lớn nhất với 28,4%, Europa cũng chiếm 6,83% tổng chi phí suy tim toàn
  13. 6 cầu17. Điều này đã trở thành một thách thức lớn cho hệ thống y tế và cản trở sự phát triển kinh tế của tất cả các nước đặc biệt là ở các nước đang phát triển. 1.2.2. Tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á, trong những năm gần đây dân số Việt Nam không ngừng gia tăng và chuyển dịch theo hướng già hóa dân số kèm theo đó là sự gia tăng các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì... Đó là điều kiện thuận lợi làm phát triển bệnh suy tim. Từ đó, suy tim đã trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ suy tim, tuy nhiên nếu dựa vào mức tăng dân số năm 2014 là 90 triệu người và tỷ lệ mắc bệnh suy tim của Châu Á (1,26 – 6,7%) thì Việt Nam sẽ có khoảng 1.113.400 đến 6.030.000 mắc bệnh18. Suy tim làm giảm hoặc mất hẳn sức lao động, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của NB và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. NB suy tim giai đoạn cuối phải thường xuyên nhập viện. Do đó, suy tim có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của NB; là gánh nặng cho cá nhân, gia đình và hệ thống Y tế Việt Nam. 1.3. Kiến thức về tự chăm sóc của NB suy tim 1.3.1. Khái niệm về tự chăm sóc Tổ chức Y tế Thế giới (1983) định nghĩa tự chăm sóc là các hoạt động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khỏe19. Tự chăm sóc được ủng hộ như một phương pháp để tăng hiệu quả điều trị, là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ tái nhập viện ở NB suy tim mạn20. 1.3.2. Kiến thức về tự chăm sóc 1.3.2.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc cho NB suy tim
  14. 7  Chế độ ăn giảm muối: Suy tim là hội chứng lâm sàng có thể gặp do bất kì rối loạn chức năng hoặc cấu trúc nào của tim, làm giảm khả năng nạp hoặc tống máu của tâm thất, do đó làm cho tim không thể bơm máu với tốc độ đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể21. Trong điều trị suy tim có 3 khâu cơ bản22 bao gồm: - Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù. - Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch. - Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim. Trong ba khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim23. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng. Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước, dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở trong điều trị suy tim24. Muối là một hợp chất ion được tạo thành từ cation và anion. Muối ăn gồm 40% natri và 60% clorua theo khối lượng. Tế bào của con người cần khoảng 0,5 gram/ngày natri để duy trì các chức năng quan trọng25. Chế độ ăn ít muối đã được chứng minh làm giảm áp lực động mạch phổi và mao mạch ở NB suy tim từ độ III đến IV26. Theo Qũy tim mạch quốc gia Úc và Hiệp hội tim mạch Úc và New Zealand cũng khuyến nghị nên ăn
  15. 8 tăng lên đi khắp cơ thể. Vì vậy cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho NB hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng cho tim29. Hạn chế chất lỏng là hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể qua đường ăn, uống và đường tiêm truyền. Một số thực phẩm được coi là chất lỏng như súp, cháo, que kem, kem, bánh plan, bánh pudding, trái cây như dưa hấu... Các hướng dẫn khuyến nghị rằng nên giới hạn lượng chất lỏng trong khoảng từ 0,5 – 1 lít mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ3. Để có thể kiểm soát được lượng dịch đưa vào cơ thể, người bệnh nên ghi chép lại và dùng bình nước để đo lường lượng nước dung nạp vào mỗi ngày.  Theo dõi cân nặng Kiểm soát cân nặng thường xuyên được khuyến cáo cho NB suy tim để phát hiện sớm tình trạng xấu đi cuả bệnh và ngăn ngừa khả năng nhập viện30. Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu khuyến cáo nếu NB tăng cân đột ngột > 2 kg trong 3 ngày hoặc> 0,5 kg mỗi ngày có thể là dấu hiệu của đợt cấp và việc tuân thủ theo dõi cân nặng tốt là tự cân hàng ngày hoặc cân ≥ 3 lần mỗi tuần31. Để theo dõi cân nặng có hiệu quả NB cần chú ý32: - Cân vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tốt nhất nên tự cân vào buổi sáng sau khi đi tiểu nhưng trước khi ăn sáng. Sử dụng cùng một thang đo mỗi lần và cố gắng mặc quần áo tương tự. - Ghi lại cân nặng mỗi ngày trong nhật ký hoặc lịch. - Gọi cho bác sĩ nếu bạn tăng cân bất thường hoặc có các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang giữ nước như quần áo mặc bị chật hoặc bụng, bàn chân, mắt cá chân sưng lên.  Chế độ tập luyện Tập luyện thể dục là một can thiệp không dùng thuốc an toàn ở những NB suy tim ổn định về mặt lâm sàng, với các liệu pháp y tế tiêu chuẩn đã được chứng minh có tác động tích cực đến cả tỷ lệ mắc bệnh và chất lượng
  16. 9 cuộc sống33. Tuy nhiên, NB cần có một chế độ hoạt động và luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình. NB suy tim được khuyên nên tập thể dục cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày và 5 lần hoặc nhiều hơn một tuần. Điều này có thể được thực hiện một cách liên tục hoặc được chia nhỏ thành các khoảng thời gian ngắn. Trường hợp suy tim nặng, suy tim giai đoạn cấp đa phần cần phải được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động quá sức làm ảnh hưởng đến tim. Cần có một chế độ tập luyện hợp lý. Nên lựa chọn môn thể thao mà NB yêu thích, khuyến khích các hoạt động như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga…Nếu trong quá trình luyện tập thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của suy tim như mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực… cần ngừng tập ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ. Khi mới tập cần bắt đầu ở cường độ nhẹ, sau này tăng dần lên và tránh tập luyện ở ngoài trời khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Nên tập thể dục vào buổi sáng sớm vì khi đó cơ thể sẽ có nhiều năng lượng nhất. Không bao giờ ngừng tập thể dục đột ngột sau đó ngồi hoặc nằm xuống vì có thể khiến NB cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, nên đi bộ chậm rãi trước khi dừng lại. 1.3.2.2 Phương pháp điều trị dùng thuốc cho NB suy tim Thuốc là một phần quan trọng trong điều trị suy tim, và việc tuân thủ các chế độ dùng thuốc là hành vi quan trọng trong việc tự chăm sóc suy tim. Tuy nhiên việc tuân thủ thuốc kém lại rất phổ biến ở hầu hết NB bị bệnh mạn tính34. Điều này đã được chứng minh sẽ làm tăng mức độ suy tim, tăng khả năng nhập viện và tử vong cho NB35. Vì vậy việc NB tuân thủ y lệnh điều trị về thuốc là vô cùng quan trọng. Uống thuốc đều theo đơn. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ34. 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của NB suy tim 1.3.3.1. Tuổi
  17. 10 Tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiến thức về sức khỏe nói chung và của NB suy tim nói riêng. Khả năng hiểu thông tin liên quan đến sức khỏe của một người có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm về thể chất và tinh thần liên quan đến tuổi tác. Hồ Văn Hòa và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng kiến thức về sức khỏe của người cao tuổi bị hạn chế hơn so với tuổi trưởng thành36. Tương tự, nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh (2016) về kiến thức tự chăm sóc của NB suy tim cũng cho thấy kiến thức tự chăm sóc của NB suy tim có xu hướng giảm nếu độ tuổi càng cao37. 1.3.3.2. Giới tính Tỷ lệ mắc bệnh suy tim ở nam giới gần gấp đôi nữ giới với tỷ lệ nam: 68,4% và nữ:31,6% trong nghiên cứu của Fateme S và cộng sự (2011)38. Nghiên cứu của Heo và cộng sự (2008) đã đánh giá sự khác biệt giới tính trong các yếu tố quyết định kiến thức tự chăm sóc trong một mẫu có 122 NB bị suy tim. Kết quả chỉ ra rằng kiến thức suy tim tốt hơn gặp ở nam giới (r2 = 0,18; p = 0,001)39. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh (2016)37 cũng chỉ ra rằng kiến thức tự chăm sóc của nam cũng cao hơn nữ với điểm trung bình lần lượt là 12,3 ± 2,7 điểm và 11,2 ± 2,9 điểm (p< 0,05). Tuy nhiên nghiên cứu của Hisham và cộng sự (2019)40 lại cho thấy điểm trung bình kiến thức tự chăm sóc của nữ cao hơn so với nam giới (p=0,05). 1.3.3.3. Trình độ học vấn Trong nghiên cứu xác định khả năng tự chăm sóc ở những NB suy tim thực hiện trên 72 NB tại Iran bởi Fateme Shojaei và cộng sự (2011) cho thấy những người có trình độ học vấn cao thì có nhận thức cao hơn và có quyết tâm lớn hơn trong hoạt động tự chăm sóc38. Kristine Sorensen và cộng sự (2015) với nghiên cứu kiến thức về sức khỏe của NB tại Châu Âu đưa ra dự báo trình độ học vấn thấp có ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết về sức khỏe41. Trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng đến kiến thức tự chăm sóc ở nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh (2016)37. 1.3.3.4. Nghề nghiệp
  18. 11 Sức khỏe con người chịu sự ảnh hưởng của nghề nghiệp. Van Kippersluis và cộng sự (2019) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về sức khỏe giữa những người lao động chân tay và lao động trí óc. Cụ thể những người làm nghề lao động chân tay như công nhân, nông dân, thợ thủ công… thường có tổn thất về sức khỏe hơn những nhóm ngành nghề khác42. Nghiên cứu của Đào Thị Phượng (2022) trên 91 NB về “Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh suy tim ở NB suy tim tại bệnh viện E, Hà Nội” cũng cho thấy nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến kiến thức suy tim (p=0.000 < 0.05)43. 1.3.3.5. Điều kiện kinh tế Điều kiện kinh tế có tác động đến kiến thức về sức khỏe của NB. Theo Kristine Sorensen và cộng sự (2015) sự thiếu thốn về kinh tế là yếu tố dự báo mạnh nhất ảnh hưởng đến kiến thức về sức khỏe của NB41. Trần Thị Ngọc Anh (2016) cũng cho thấy người có kinh tế Khá có kiến thức tự chăm sóc cao hơn so với nhóm có kinh tế khó khăn 37. 1.3.3.6. Nơi ở Nơi ở có mối liên quan đến kiến thức của NB. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bệnh suy tim sống ở khu vực nông thôn hoặc có trình độ học vấn thấp có kiến thức về bệnh thấp hơn so với những người bệnh sống ở khu vực thành thị hoặc có trình độ học vấn cao. 1.3.4. Kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh suy tim 1.3.4.1. Trên thế giới Để hạn chế đến mức thấp nhất các triệu chứng mà suy tim gây ra, NB cần có kiến thức đầy đủ về tự chăm sóc. Hai bộ câu hỏi thường dùng để đánh giá kiến thức tự chăm sóc đã được kiểm định có độ tin cậy cao là bộ The Dutch Heart Failure Knowledge Scale (DHFKS) và Atlanta Heart Failure Knowledge Test (AHFKT). Bộ câu hỏi DHFKS gồm 15 câu hỏi chia thành 2 mức độ đánh gía là kiến thức mức độ
  19. 12 thấp (từ 0 – 10 điểm) và kiến thức mức độ cao (từ 11 – 15 điểm)44. Bộ câu hỏi AHFKT gồm 30 câu hỏi, điểm được quy đổi sang tỷ lệ phần % và cũng chia thành 2 mức độ: kiến thức đạt (>80%), kiến thức không đạt ( 95% NB trả lời đúng47. Nghiên cứu của Lê Thị Liễu (2020) với 86 NB tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa cũng cho kết quả kiến thức ở mức trung bình với 10,0 ± 2,89 điểm trên tổng 22 điểm. Kiến thức thấp nhất cũng ở hạn chế chất lỏng với câu hỏi “phân biệt các loại chất lỏng”48. Chỉ riêng, nghiên cứu của Đào Thị Phương (2021) cũng sử dụng bộ câu hỏi AHFKT đã Việt hóa, với điểm trung bình 11,1 ± 2,13 điểm, kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim đạt ở mức độ Khá, kiến thức thấp nhất ở
  20. 13 lĩnh vực hạn chế chất lỏng và phòng ngừa triệu chứng.49. 1.4. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 1899, đến nay đã trở thành bệnh viện hạng I có quy mô 1200 giường bệnh với hơn 1300 cán bộ, viên chức người lao động làm việc tại 44 khoa, phòng, trung tâm. Sau hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển bệnh viện đã khẳng định vai trò và vị thế của một trung tâm y tế chuyên sâu và hiện đại nhất tỉnh. Theo số liệu tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tháng 11/2023, mỗi tháng bệnh viện đón hơn 210000 lượt khám và điều trị. Riêng tại khoa Khoa khám bệnh nơi thực hiện nghiên cứu. mỗi tháng khoa đón tiếp khoảng 8000 bệnh nhân, trong đó có khoảng 200 bệnh nhân có mắc suy tim.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2