Đề tài nghiên cứu khoa học: Làng nghề truyền thống Gốm, sứ tại Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Làng nghề truyền thống Gốm, sứ tại Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội" nhằm phân tích đánh giá thực hoạt động khai thác, phát triển bền vững làng nghề truyền thống Gốm, sứ Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khai thác phát triển bền vững làng nghề làng nghề gốm sứ Bát tràng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung và làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Làng nghề truyền thống Gốm, sứ tại Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2022.54 Chủ nhiệm đề tài : Đinh Thị Quỳnh Mai Lớp : 2005VTTA Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Diệu Thúy Hà Nội, tháng 4 năm 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2022.54 Chủ nhiệm đề tài : Đinh Thị Quỳnh Mai Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh Trần Trà My Lớp : 2005VTTA Hà Nội, tháng 4 năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Nhóm nghiên cứu của chúng tôi xin được cam đoan đây chính là công trình nghiên cứu khoa học của riêng nhóm. Mọi số liệu, thông tin sử dụng đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả được sử dụng đều do nhóm khảo sát thực tế tại Làng Gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực được tìm hiểu và thực hiện tại Làng gốm Bát Tràng. Ngoài ra những khái niệm của các tác giả trong bài nghiên cứu khoa học đều đã có trích dẫn cụ thể rõ ràng.
- DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 01 PTBV Phát triển bền vững 02 KH&ĐT Kế hoạch và đào tạo 03 UBND Uỷ ban nhân dân
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 5 6. Bố cục của đề tài.................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ... 7 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................... 7 1.1.2. Tiêu chí phát triển làng nghề bền vững.......................................... 9 1.1.3. Vai trò của việc khai thác và phát triển bền vững làng nghề truyền thống ............................................................................................. 10 1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 15 1.3. Khái quát về làng nghề gốm sứ Bát tràng ..................................... 16 1.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 16 1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................. 17 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................... 19 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG, ...... 20 HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ............................................ 20 2.1. Khái quát về sản phẩm gốm sứ Bát Tràng .................................... 20 2.2. Các giá trị làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội ........................................................................ 22
- 2.2.1. Giá trị lịch sử.................................................................................. 22 2.2.2. Giá trị sáng tạo nghệ thuật ............................................................ 23 2.2.3. Giá trị thẩm mỹ .............................................................................. 24 2.2.4. Giá trị kinh tế ................................................................................. 25 2.3. Các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng .. 26 2.3.1. Phong tục, tập quán, lễ hội gắn với làng nghề............................. 26 2.3.2. Tri thức và kinh nghiệm trong sản xuất của làng nghề .............. 27 2.3.3. Văn hóa tổ chức sản xuất của làng nghề ..................................... 29 2.4. Thực trạng khai thác phát triển bền vững làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội......................................... 30 2.4.1. Chính sách phát triển làng nghề bền vững Gốm sứ Bát tràng ... 30 2.4.2. Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường phát triển làng nghề ................................................................................................. 36 2.4.3. Thực trạng khai thác phát triển du lịch làng nghề Gốm sứ Bát Tràng ................................................................................................ 37 2.4.4. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động phát triển nghề ................................................................................................. 41 2.4.5. Công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến, phát triển làng nghề ... 42 2.4.6. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề Gốm sứ Bát Tràng .... 43 2.4.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại làng nghề. ......... 43 2.4.8. Công tác nghiên cứu định hướng phát triển sản phẩm ............... 44 2.5. Đánh giá công tác khai thác và phát triển bền vững làng nghề Bát tràng ......................................................................................................... 45 2.5.1. Những thành tựu ........................................................................... 45 2.5.2. Những tồn tại hạn chế ................................................................... 45 2.5.3. Nguyên nhân .................................................................................. 46 Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................... 47
- Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NHỀ TRUYỀN THỐNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. . 48 3.1. Giải pháp nâng cao, phát triển bền vững hoạt động làng nghề truyền thống Gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 48 3.1.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................ 48 3.1.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ............................................... 49 3.1.3. Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu gốm Bát Tràng nhằm phát triển kinh tế ...................................................................................... 50 3.1.4. Các chính sách khuyến khích phát triển bền vững trong hoạt động tại làng gốm Bát Tràng................................................................... 51 3.2. Những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực trong hoạt động làng nghề gốm sứ Bát Tràng. ............................................... 53 3.2.1. Giải pháp về bảo vệ môi trường .................................................... 53 3.2.2. Giải pháp về an ninh trật tự .......................................................... 53 Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................... 54 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 59
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngay giữa lòng Hà Nội, Gia Lâm - làng nghề gốm Bát Tràng có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với mảnh đất nơi đây. Ai nhắc đến Gia Lâm cũng nghĩ ngay đến những sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất xứ từ làng Bát Tràng nổi tiếng. Theo lịch sử ghi chép, làng gốm nơi đây tồn tại hơn trăm thế kỉ cùng những thành tựu đầy ngưỡng mộ, nó như cái nền móng để làng gốm tồn tại và phát triển mạnh cho đến thời điểm hiện tại. Làng nghề thủ công nào cũng phản ánh cuộc sống của con người trong làng, gắn liền với những nếp sống văn hóa của họ. Làng gốm Bát Tràng không ai biết được sinh ra khi nào, họ chỉ biết khi họ lớn lên thì làng gốm đã gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ. Làng gốm như một biểu tượng cho người dân trong làng, vừa mang lại nguồn kinh tế ổn định cho cuộc sống người dân vừa là niềm tự hào của mỗi người con của làng. Từng sản phẩm gốm đều mang trong mình tâm huyết, là sự sáng tạo, đúc kết tinh hoa trong quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu đời. Không chỉ thể, những sản phẩm gốm còn đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo của đôi tay nghệ nhân, phải có kỹ thuật chính xác mới có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị cao. Hơn cả thế, nó không đơn thuần chỉ là làm gốm, mà đó là quá trình “thổi hồn” vào trong từng đứa con tinh thần của họ, khiến cho sản phẩm sau khi hoàn thành luôn mang một nét riêng, nét đặc biệt của nó. Các sản phẩm gốm Bát Tràng còn phản ánh được tâm hồn của người nghệ nhân làm ra nó, phản ánh những câu chuyện đầy ý nghĩa cùng những nét đẹp văn hóa đặc trưng của làng gốm. Có lẽ vì thế mà làng gốm Bát Tràng lại nổi tiếng và phát triển cho đến bây giờ, thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan từ trong nước đến ngoài nước. Nhưng trong thời điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, liệu làng gốm thủ công Bát Tràng nói riêng và các làng nghề truyền thống nói chung có còn được ưa chuộng và phát triển như ngày xưa? Và làm cách nào để có thể giữ gìn, phát triển những nét đẹp giá trị thủ công truyền thống đấy, giúp cho làng nghề không bị mai một theo thời gian, ngày càng phát triển rộng để quảng bá cho nền văn hóa Việt Nam. Đó chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài: “Làng nghề truyền thống Gốm, sứ tại Bát Tràng huyện Gia Lâm, 1
- thành phố Hà Nội” để khảo sát trực tiếp và nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về công tác khai thác và phát triển bền vững đã có nhiều công trình nghiên cứu trong làng nghề. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về làng nghề gốm Bát Tràng đã thu hút các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nó thể hiện rõ giá trị và tầm quan trọng của làng nghề đối với nền văn hóa và kinh tế - xã hội đối với đất nước Việt Nam. Không khó để có thể tìm kiếm được thông tin của làng gốm Bát Tràng trên các phương tiện truyền thông, internet, báo đài,… Nhưng hầu hết các đề tài đều thể hiện sự phát triển của làng nghề, đi sâu nghiên cứu quy trình sản xuất gốm sứ hay hoạt động du lịch tại làng nghề Bát Tràng. Các công trình nghiên cứu, tạp chí sách báo liên quan đến làng gốm Bát Tràng như: “Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX”, đây là cuốn sách do Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam kết hợp cùng với Bảo Tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội cùng hợp tác biên soạn và xuất bản, tác giả chính là: GS. Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Quang Ngọc, nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội [4, tr246]. Nội dung chính của cuốn sách này có 2 phần giới thiệu về trung tâm sản xuất gốm Bát Tràng của Việt Nam thế kỉ XIV-XIX. Phần đầu tiên gồm 3 bài viết: Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng; Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng; Đặc điểm đồ gốm men Bát Tràng. Tiếp theo là phần 2 gồm 83 trang ảnh màu đen trắng, trưng bày những hoa văn họa tiết tiêu biểu của gốm Bát Tràng, 28 trang bản vẽ hoa văn cùng 4 trang chụp bản dập hoa văn trên giấy. Không chỉ vậy, sách còn có Bản đồ xã Bát Tràng và phụ lục bài viết Bát Tràng buôn bán gốm ở quần đảo Đông Nam Á của Kerry Nguyen Long. Tiếp theo phải kể đến cuốn sách do tác giả Sylvie Fanchette và Nicholas Stedman thực hiện tự năm 2003 “Khám phá các làng nghề ở Việt Nam”. Đây là 1 cuốn cẩm nang với đầy đủ thông tin của các làng nghề Việt Nam. Tác phẩm xuất bản với 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt thu hút rất nhiều các độc giả. Bài luận án “Nghệ thuật tạo hình và trang trí gốm Bát Tràng ngày nay” (2010) của tác giả Nguyễn Mỹ Thanh đã giới thiệu tổng quan về nghề 2
- gốm Bát Tràng. Trình bày một cách hệ thống, phân tích nghệ thuật tạo hình và bố trí sản phẩm gốm Bát Tràng hiện nay, đúc kết được các nguyên nhân dẫn đến biến đổi và đề xuất một số kiến nghị để gốm Bát Tràng phát triển bền vững. Bài nghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu tạo hình và cách trang trí của gốm Bát Tràng. [7, tr24]. Công trình nghiên cứu "Gốm cổ Việt Nam trong 1.000 năm đầu tiên của thời đại chúng ta" đã được Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) trao Giải thưởng lớn "Tài năng trẻ" tại buổi lễ tổ chức ngày 23/1 ở Paris. Đây là đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành khảo cổ học do nghiên cứu sinh trường Đại học Paris - Sorbonne Béatrice Wisniewski thực hiện. Lễ trao giải ở Paris đã đánh giá cao chất lượng công trình nghiên cứu về gốm cổ Việt Nam, cho rằng công trình đã góp phần nâng cao hiểu biết về Việt Nam đồng thời quảng bá ra thế giới về sự phát triển của văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ. Không chỉ vậy, còn có các bài viết được đăng trên các tạp chí, báo hay các buổi hội thảo, họp báo trong và ngoài nước như: bài viết về “Làng gốm cổ truyền Bát Tràng” của tác giả Cao Khương năm 2005 đăng trên Tạp chí thương mại số 43. “Gốm cổ Việt Nam” trong tập san nghiên cứu năm 2002 trang 274. Và còn vô cùng nhiều các công trình nghiên cứu, tạp chí viết về đề tài gốm Bát Tràng này. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn 1102 Nguyễn Văn Lực nhận đình rằng “Ở đây, khi xây dựng, quảng bá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng, chúng tôi quan niệm sản phẩm vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp tạo nên giá trị thương hiệu. Trong đó, sản phẩm phải do các nghệ nhân trực tiếp chế tác bằng phương pháp thủ công truyền thống, là một biểu tượng cho giá trị văn hóa, tinh thần Việt và được thực hiện theo đơn đặt hàng với số lượng hạn chế. Toàn bộ quá trình sản xuất được minh bạch hóa qua việc cấp chứng nhận tiểu sử cho từng sản phẩm và không để xuất hiện các phiên bản”. Như đã thấy, nghề gốm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời đóng vai trò lớn trong đời sống xã hội và lịch sử của dân tộc, vì vậy những tác phẩm gốm đều có những cuốn sách báo viết về nghệ thuật gốm Việt Nam. Các cuốn 3
- sách đều nêu được lên định hướng phát triển làng nghề gốm Bát Tràng nhưng chưa thực sự đi sâu vào vấn đề bền vững, chỉ cho người đọc thấy được cái nhìn chung và khái quát về làng gốm Bát Tràng. Có thể nói đó là những cuốn sách và bài viết hay, những công trình tiêu biểu đã lấy gốm Bát Tràng làm đối tượng nghiên cứu chính. Nhưng hầu hết các cuốn sách đều được xuất bản cách đây nhiều năm tính đến thời điểm hiện tại, do đó chúng ta chỉ thấy được lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đặc điểm của gốm xưa mà không thấy được những nét mới, nét tiến bộ và sáng tạo trong Bát Tràng ngày nay, những định hướng phát triển trong thời kì đất nước đi lên, hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Vì thế, nhóm tôi xin mạnh dạn triển khai đề tài nghiên cứu: “Khai thác và phát triển bền vững trong hoạt động làng nghề truyền thống Gốm sứ tại Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, mong muốn được làm rõ hơn những định hướng phát triển bền vững của nghề gốm Bát Tràng trong thời kì hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, mô tả, phân tích đánh giá thực hoạt động khai thác, phát triển bền vững làng nghề truyền thống Gốm, sứ Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khai thác phát triển bền vững làng nghề làng nghề gốm sứ Bát tràng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung và làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau - Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về hoạt động phát triển làng nghề truyền thống. - Nhận diện các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề Gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội - Đề xuất giải pháp khai thác phát triển bền vững làng nghề gốm sứ Bát 4
- Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khảo sát hoạt động khai thác và phát triển bền vững làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là không gian văn hóa nghiên cứu của đề tài. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2017-2021. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động khai thác và phát triển bền vững làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững làng nghề Gốm Bát Tràng tại Gia Lâm - Hà Nội, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát: Đây là những phương pháp nghiên cứu quan trọng nhóm sử dụng để thực hiện đề tài. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát kết hợp phỏng vấn, lấy ý kiến của các Nghệ nhân làng nghề gốm và những người nghiên cứu chuyên môn về gốm tại làng nghề Bát Tràng. - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Để có thể thực hiện tốt được đề tài nghiên cứu khoa học cần phải sử phương pháp quan trọng này. Những tài liệu có thể thu thập được từ tạp chí, báo cáo thống kê của làng nghề qua các năm, từ đấy nhóm nghiên cứu chọn lọc, nghiên cứu và xử lý thông tin, sau đó đưa ra những kết luận nghiên cứu về đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê: Áp dụng để phân tích dựa trên những tài liệu, thông tin thu thập được qua khảo sát thực tế tại làng Gốm Bát Tràng. Vì lượng thông tin nhiều, đa dạng nội dung nên đòi hỏi sự phân tích tỉ mỉ, tổng hợp để rút ra được những nhận định, giải pháp đối với công tác phát triển bền vững tại Làng Gốm Bát Tràng. 5
- 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về khai thác và phát triển bền vững làng truyền thống và khái quát về gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chương 2: Thực trạng khai thác và phát triển bền vững làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khai thác và phát triển bền vững làng nhề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 6
- Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống *Khái niệm về làng nghề: Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trông trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước để rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”. [8, tr256] Trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”, làng nghề được Tiến sĩ Phạm Côn Sơn định nghĩa là “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”. [6, tr56] Từ góc độ kinh tế, Tiến sĩ Dương Bá Phượng định nghĩa rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng”. [5, tr13]. 7
- * Khái niệm làng nghề truyền thống: Đối với người Việt Nam, khi nhắc đến “Làng nghề truyền thống” thì ta sẽ hình dung được ngay đó là một làng quê và người dân sống ở đó ngoài làm nông nghiệp thì còn làm và phát triển những nghề thủ công đặc trưng tại đó. Thông qua những sản phẩm nghề nổi tiếng mà mọi người ở khắp nơi biết đến những làng nghề truyền thống làm ra sản phẩm đó. Những cái tên làng nghề gắn liền với sản phẩm ở làng như Gốm Bát Tràng đã trở nên vô cùng quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Cho đến hiện tại, đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về làng nghề truyền thống và có những tiêu chuẩn để đánh giá làng nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống là trung tâm để sản xuất những mặt hàng truyền thống mà người làm ra những sản phẩm đó chính là những nghệ nhân hay các hộ gia đình làm nghề lâu năm. Tại làng nghề thì những sản phẩm được bán theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, bán lẻ, mọi người trong làng đều co ý thức tuân theo các hương ước, chế độ đã hình thành từ xưa đến nay tại làng. Làng nghề truyền thống thường được có đại đa số hoặc nhiều dân cư làm nghề truyền thống, cha truyền con nối, sản phẩm của họ thường đẹp mắt, tinh xảo, khéo léo và còn mang tính thực tế ứng dụng trong đời sống. 1.1.1.2. Khái niệm khai thác và khai thác làng nghề Về khái niệm khai thác: Theo từ điển tiếng việt khai thác có ba nhóm nghĩa. Ở đề tài này nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng nhóm nghĩa thứ hai. Khai thác được hiểu là hoạt động phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn dấu chưa được vận dụng. Về khái niệm khai thác và phát triển làng nghề: Từ khái niệm khai thác ở trên, khái niệm khai thác làng nghề được nhóm tác giả hiểu là hoạt động phát hiện và sử dụng những giá trị đặc trưng của làng nghề để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nâng cao chất lượng sống của người dân làng nghề. 1.1.1.3. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững Những nguyên tắc này nhấn mạnh vào một cách nhìn lâu dài về xã hội con người và việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới. 8
- Trong bối cảnh như vậy, phát triển bền vững được khái niệm như sau: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Báo cáo Brunđtlan 1987) [11]. Một định nghĩa khác về phát triển bền vững cũng được sử dụng thường xuyên là: “Phát triển tạo ra dòng chảy liên tục các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường”. Khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vững được khái niệm là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người đang sinh sống trong khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái duy trì cuộc sống đó. Trên cơ sở đó, một nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế duy trì cơ sở tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục phát triển bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện tổ chức, hiệu năng kỹ thuật và công bằng xã hội. 1.1.2. Tiêu chí phát triển làng nghề bền vững 1.1.2.1. Tiêu chí con người Để có thể phát triển làng nghề nói chung và bất cứ vấn đề khác nói riêng thì tiêu chí về con người là cốt lõi và quan trọng nhất. Các làng nghề đều cần có nguồn nhân lực đủ tài giỏi để đáp ứng được chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm cần cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người. 1.1.2.2. Tiêu chí môi trường Phát triển bền vững phải đi song song với bảo vệ môi trường. Các làng nghề ở Việt Nam có kết cấu hạ tầng như cống, rãnh thoát nước chưa đảm bảo nên khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của làng nghề và người dân sống trong làng. Theo Hiến pháp 2013 có ghi “Mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Vì vậy việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tại những làng nghề truyền thống nói riêng là trách nhiệm, công việc của toàn người dân. Mọi người đều phải tôn trọng nguồn tài nguyên môi trường, có ý thức thì mới có thể phát triển bền vững song song với bảo vệ môi trường sống. Và đáng buồn là tình trạng ô nhiễm làng nghề đáng báo động, ảnh hưởng đến đời sống con người. 9
- 1.1.2.3. Tiêu chí kinh tế Để phát triển bền vững thì tiêu chí kinh tế là tiêu chí cũng vô cùng quan trọng, vì kinh tế chính là sự biểu hiện rõ rệt nhất cho việc làng nghề đó có phát triển bền vững hay không. Kinh tế làng nghề không chỉ giúp người dân có thể duy trì, tiếp bước truyền thống nghề từ đời cha ông mà còn góp phần vào để phát triển xã hội, góp phần thay đổi diện mạo cho làng quê Việt Nam. 1.1.3. Vai trò của việc khai thác và phát triển bền vững làng nghề truyền thống 1.1.3.1 Vai trò phát triển kinh tế - xã hội Đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các làng nghề nói riêng và Việt Nam nói chung thì làng nghề đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng. Làng nghề đã tồn tại, phát triển ở nước ta từ hàng nghìn năm nay, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở các làng nghề nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Trong quá trình hội nhập và phát triển, toàn cầu hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì đây chính là một bước ngoặt quan trọng, là cơ sở để đầu tư khoa học, công nghệ phát triển làng nghề hiện đại. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã tốn nhiều công sức để lao động, tìm tòi và sáng tạo mục đích nhằm xây dựng, phát triển các ngành nghề phục vụ cho con người và nâng cao chất lượng đời sống. Và trong lịch sử phát triển sản xuất, tùy thuộc vào từng yếu tố khác nhau như: đặc trưng riêng về kỹ thuật, về nguyên liệu sản xuất, về đặc trưng của truyền thống tay nghề một số nghề hay một số vùng nào đó đã dần trở nên hình thành và phát triển những làng nghề với trình độ làng nghề đỉnh cao. Làng nghề không ngừng phát triển đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi theo hướng tích cực. Hệ thống kết cấu, cơ sở hạ tầng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao, các làng nghề đã đầu tư xây dựng được nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhờ có thu nhập cao. Các công trình chung của xã như: điện, đường, trường, học, 10
- trạm xá, trụ sở UBND đều khang trang hơn, trong đó có sự đóng góp chung sức ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề. Song với đó, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Điều này được thể hiện rõ ở việc xã không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ có các nhà cao tầng tang dần đều. Nhờ vào việc phát triển làng nghề đã góp phần xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ ở nông thôn, tạo ra nếp nghĩ, lối làm ăn mới theo hướng hiện đại hóa của nền sản xuất công nghiệp 4.0, mở rộng thị trường giao lưu, trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, vai trò của làng nghề còn giúp đào tạo những người theo nghề cha truyền con nối, đưa từ một vật tưởng chừng như đơn giản ra thị trường thế giới, tăng nét độc đáo cho văn hóa người Việt. Thêm nét cổ kính, cho thấy đời xưa người Việt đã có thể khéo tay làm nên những sản phẩm đơn giản, giản dị mà có tác phẩm tuyệt đẹp như thế. Làng nghề đã góp phần rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kết hợp với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nhằm mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Trong Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ vai trò của làng nghề: “Phát triển các ngành nghề truyền thống và cả các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân”. Do vậy, làng nghề chính là mảng đề tài trung tâm, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.3.2 Quảng bá hình ảnh và thương hiệu làng nghề Nếu như chỉ với cách làm độc lập, quảng bá nhỏ lẻ, thiếu thông tin kinh tế sẽ khiến nhiều hộ dân làng nghề truyền thống sản xuất sẽ khó tiêu thụ sản phẩm. Cần có chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ là giải pháp giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm. Nhằm định hướng hoạt động sản xuất có tính tập trung, cụm sản xuất làng 11
- nghề tập trung được đầu tư xây dựng cần có quy mô. Các hoạt động bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người thợ được tổ chức định kỳ do các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đứng lớp. Việc xây dựng thương hiệu làng nghề không chỉ là quảng bá tiêu thụ sản phẩm, còn là giải pháp hàng đầu cho phát triển đa dạng và bền vững kinh tế nông thôn, không chỉ giúp phát triển du lịch, mà còn thúc đẩy đổi mới quan hệ sản xuất, tổ chức liên kết giữa những người sản xuất và liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ giữa nông dân – doanh nghiệp. Bà Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại cho biết: “Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức, triển khai nhiều nội dung hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó có công tác quảng bá, phát triển bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống song song với thực hiện Chương trình sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp. Việc phát triển các làng nghề truyền thống tại các vùng nông thôn trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần khôi phục lại sản xuất những làng nghề đã bị mai một, phát triển mạnh những làng nghề đang còn tồn tại. Từ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hiệu quả đã duy trì và tăng số hộ sản xuất, số lao động tại các làng nghề để đáp ứng sản lượng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu”. Việc quảng bá, phát triển và xây dựng thương hiệu các làng nghề còn mang lại nhiều lợi ích về mặt xã hội, giúp tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở khu vực, tạo điều kiện cho các hộ gia đình và người lao động nông thôn tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống. Các làng nghề về các quy luật để tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh các làng nghề, duy trì và bảo tồn nghề truyền thống của địa phương. Kết nối, xúc tiến ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các làng nghề truyền thống và doanh nghiệp trên cả nước, tăng cường đưa các sản phẩm làng nghề vào giới thiệu, tiêu thụ tại các điểm du lịch, các chuỗi siêu thị, khu tham quan… và xuất khẩu đi các thị 12
- trường trên thế giới. Các bước thực hiện quảng bá sản phẩm gốm, sứ hiệu quả gồm: Thu thập, nghiên cứu và phân tích thông tin; Xây dựng tầm nhìn thương hiệu; Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu; Định vị thương hiệu; Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; Thiết kế thương hiệu; Thực hiện phát triển thương hiệu; Bảo vệ thương hiệu (Đăng ký bảo hộ thương hiệu, xây dựng các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu và đánh giá thương hiệu). Đối với công tác xây dựng thương hiệu, các chuyên gia cho rằng, trước hết phải có sản phẩm tốt. Bên cạnh đó, cần được cải tiến về mẫu mã, thiết kế; nâng cao và đảm bảo độ ổn định của chất lượng; có bao bì phù hợp, độc đáo… Cùng với cải tiến mẫu mã phải đảm bảo tính truyền thống và bản sắc vùng miền, địa phương, thậm chí bản sắc của mỗi nghệ nhân trong sản phẩm. 1.1.3.3. Vai trò gắn kết với cộng đồng Trong lịch sử, liên kết cộng đồng thể hiện rõ qua tinh thần đoàn kết để bám trụ trước thiên nhiên, đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai. Khi đất nước hòa bình, liên kết cộng đồng thể hiện trong hành động chung tay để xây dựng Tổ quốc và liên kết cộng đồng để trở thành giá trị cao đẹp của dân tộc ta, làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Và trong sự gắn kết cộng đồng trong làng nghề cũng vậy, nó thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua quá trình hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước đến việc đoàn kết dựng nên những trang sử vàng của làng nghề. Bởi vậy, vai trò gắn kết với cộng đồng của làng nghề là cực kỳ quan trọng. Thứ nhất, phát triển làng nghề phải đi song song phát triển cộng đồng; phải thực sự hiểu rõ được văn hóa là tài sản của cộng đồng dân cư, là nền tảng tinh thần của cộng đồng, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực chất của vấn đề là đưa việc phát triển làng nghề vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng của làng nghề. Cộng đồng dân cư ở làng nghề, chính quyền địa phương và Trung ương phải nhìn thấy được những lợi thế của làng nghề và những bất lợi có thể xảy ra khi đẩy mạnh hoạt động du lịch văn hóa và các yếu tố tạo nên sự phát triển bền 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam
66 p | 1910 | 507
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1488 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1199 | 80
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở tỉnh Bạc Liêu
97 p | 73 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn