intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội" nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận về TNXH của SV trong sử dụng mạng xã hội và khảo sát, đánh giá thực trạng TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Mã số: ĐTSV.2021.10 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Phương Linh Lớp : 1905CSCA Cán bộ hướng dẫn : TS. Hoàng Thị Hương Hà Nội – 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em đã thu thập được những số liệu cần thiết phục vụ cho việc viết đề tài của mình. Chúng em xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, các kết quả nghiên cứu là do chính chúng em thực hiện, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ. Nếu số liệu và kết quả của đề tài không trung thực, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Phương Linh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Hương đã luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình không chỉ về kiến thức mà còn cả phong cách cũng như thái độ làm việc nghiêm túc. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã giúp đỡ chúng em. Và lời cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã hợp tác phỏng vấn và nhiệt tình trả lời câu hỏi điều tra tạo điều kiện thuận lợi để chúng em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học một cách tốt nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Phương Linh
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BGH Ban giám hiệu 2 MXH Mạng xã hội 3 NXB Nhà xuất bản 4 SV Sinh viên 5 TNXH Trách nhiệm xã hội
  5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 1 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ các trang mạng xã hội mà sinh viên sử 23 dụng 2 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ mục đích sử dụng mạng xã hội của 24 sinh viên DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1. Độ tin cậy các thang đo khảo sát chính thức 27 Bảng 2.2. Quan niệm của sinh viên về trách nhiệm xã hội 2 28 trong sử dụng mạng xã hội Bảng 2.3. Tự cảm nhận của sinh viên về trách nhiệm xã hội 3 29 trong sử dụng mạng xã hội Bảng 2.4. Thái độ của sinh viên về trách nhiệm xã hội trong 4 31 sử dụng mạng xã hội Bảng 2.5. Biểu hiện trách nhiệm xã hội trong sử dụng mạng 5 33 xã hội để ngăn chặn thông tin tiêu cực của sinh viên Bảng 2.6. Biểu hiện trách nhiệm xã hội trong sử dụng mạng 6 34 xã hội để ngăn chặn thông tin sai sự thật của sinh viên Bảng 2.7. Biểu hiện trách nhiệm xã hội trong sử dụng mạng 7 34 xã hội để lan tỏa điều tốt đẹp của sinh viên Bảng 2.8. Biểu hiện trách nhiệm xã hội trong sử dụng mạng 8 35 xã hội để tham gia mục đích học tập của sinh viên
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………….………………..........1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………………………3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….....5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………...……..5 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...……....6 6. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………..….....7 7. Đóng góp của đề tài……………………………………………………..….....7 8. Cấu trúc dự kiến…………………………………………………………..…..7 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ........... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản……………………………………..……………..8 1.1.1. Trách nhiệm.................................................................................................8 1.1.2. Trách nhiệm xã hội....................................................................................10 1.1.3. Trách nhiệm xã hội của sinh viên…………...…………………………...11 1.1.4. Mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội……………………………...…….12 1.1.5. Nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội………………………………………………………………………………14 1.2. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin…………………………………...………………................................15 1.2.1. Ảnh hưởng tích cực…………………………..…………………………..15 1.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực………………………………………………………17
  7. 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội……………………………………………………………....18 1.3.1. Hệ giá trị của sinh viên………………………………………………….18 1.3.2 Lòng tự trọng…………………………………………………………….19 1.3.3. Đồng cảm……………………………………………...…………………19 1.3.4. Kiểm soát xã hội…………………………………………………………20 Tiểu kết chương 1……………………………………………………………...21 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 22 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .............................................. 22 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN............................................................ 22 2.1. Giới thiệu khái quát về sinh viên và tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội…………………………………………....22 2.1.1. Giới thiệu khái quát về sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội……….22 2.1.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội……………………………………………………………………………...22 2.2. Thực trạng trách nhiệm xã hội của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội……………………………………………………..26 2.2.1. Thực tiễn điều tra…………………………….………………………….26 2.2.2. Thực trạng trách nhiệm xã hội của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội…27 2.3. Nguyên nhân hạn chế………..………………………………………….....35 2.3.1. Nguyên nhân khách quan……………………….……………………….36 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………..38 Tiểu kết chương 2……………………………………………………………...38 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 39 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .......................... 39 TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI.............................................................. 39 3.1. Nhóm giải pháp giáo dục, truyền thông về trách nhiệm xã hội của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội………………………………………………...…...39
  8. 3.2. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc hình thành thái độ trách nhiệm xã hội đúng đắn cho sinh viên trong sử dụng mạng xã hội……….41 3.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy hành vi tích cực của sinh viên thực hiện trách nhiệm xã hội trong sử dụng mạng xã hội………………………………………42 Tiểu kết chương 3……………………………………………………………...44 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 45 1. Về mặt lý luận ................................................................................................. 45 2. Về mặt thực tiễn……………………………………………………………..45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 47 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 49
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm trở lại đây, mạng xã hội (MXH) đã trở thành một cụm từ quen thuộc trong đời sống hàng ngày.Với ít nhất 17 nền tảng MXH như: Facebook, Youtube, Whatsapp, Messenger, Wechat, Instagram, qq, Qzone, Tiktok, Sina Weibo, Reddit, Twitter, Linkedln, Viber, Pinterest, Discord, Zalo,… Theo Báo điện tử VOV mục Công nghệ đăng tải ngày 29/01/2021, số người sử dụng Internet là 4,66 tỷ người; số lượng người dùng MXH là 4,2 tỷ người (tính đến 28/01/2021); chỉ riêng Facebook đã có 1,84 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày (tính đến 31/10/2020) theo Matt Ahlgren đăng tải trên Website Hostingrating ngày 21/03/2021. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và điển hình là công nghệ 4.0, không gian mạng trở thành một bộ phận không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh... đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất lượng và số lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Không thể phủ nhận lợi ích mà MXH mang lại cho con người là vô cùng lớn. Nó giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Đó cũng là phương tiện truyền thông, kinh doanh rất hiệu quả. MXH phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Sử dụng đúng mục đích, MXH sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp con người thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Xét từ góc độ xã hội, sử dụng MXH còn đòi hỏi mỗi người phải nâng cao trách nhiệm xã hội (TNXH) nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của chính bản thân đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người khác và của cả xã hội. Quá trình sử dụng MXH đòi hỏi mỗi người phải có ý thức 1
  10. TNXH tức là nhận thức và hành động tuân theo các chuẩn mực đạo đức, xã hội, luật pháp đã được quy định. Nằm trong nhóm người sử dụng MXH với tần suất cao nhất, sinh viên (SV) giống như một bộ phận góp phần thúc đẩy mở rộng mạng lưới MXH, là nơi để họ bày tỏ bản thân theo bất cứ cách nào mà họ muốn. Từ việc công khai tên, tuổi ngày sinh, địa chỉ, sở thích,... đến việc cập nhật các hoạt động hàng ngày, những cảm xúc, tâm trạng, quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. MXH còn là nơi giúp họ tìm kiếm và có thêm bạn bè mới, tham gia vào những cộng đồng ảo nhưng vì những mục đích thật như chia sẻ thông tin, sở thích... Điều này giúp ích với những cá nhân hạn chế giao tiếp ngoài đời thực và giúp họ vượt qua được những rào cản của sự e ngại khi ở trong mối tương tác mặt đối mặt. Ngoài việc bày tỏ bản thân, MXH cho phép người sử dụng đón nhận những ý kiến của bạn bè trên mạng về bất cứ thông tin nào họ cập nhật trên trang cá nhân của mình. Thông qua sử dụng MXH, SV mở thêm cơ hội được học tập, nâng cao hiểu biết về nhiều lĩnh vực từ chuyên ngành họ đang theo đuổi đến những kiến thức đa ngành, liên ngành; những kiến thức về kỹ năng mềm trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng MXH của SV cũng đòi hỏi phải nâng cao ý thức TNXH bởi trong thực tế có một bộ phận giới trẻ vì thiếu hiểu biết, tính cách nông nổi, ý thức kém, muốn gây sự chú ý trên MXH, đã lợi dụng tính năng livestream, chụp ảnh trên MXH để ngang nhiên vi phạm pháp luật, tuyên truyền những thông tin giả hoặc những phát ngôn mang tính thù ghét, bôi nhọ, gây mất trật tự xã hội. Những năm qua, tình hình các tổ chức phản động chống phá Nhà nước hoạt động rất mạnh mẽ, đối tượng chúng hướng tới là giới trẻ, học sinh, SV. Đây là những thành phần trẻ, nhiệt huyết nhưng dễ bị kích động do chưa có nhiều kinh nghiệm sống nên vấn đề nâng cao TNXH trong sử dụng MXH đang trở thành đề tài nóng cần được quan tâm nghiên cứu để đề xuất những giải pháp phát huy tiện ích của MXH và khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực của nó trong đời sống xã hội. SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng có những đặc điểm chung về lứa tuổi, tâm lý và thực trạng sử dụng MXH của giới trẻ được phân tích ở trên. Từ 2
  11. đó, cũng đặt ra vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, trong khi đó, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội”. Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm tác giả hy vọng sẽ đưa ra những biện pháp, định hướng nhằm nâng cao TNXH trong sử dụng MXH một cách an toàn, hiệu quả đối với thế hệ trẻ nói chung và SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Được xem như một kênh truyền thông mới, sự phát triển bùng nổ của MXH thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về MXH và giới trẻ đã thu được nhiều thành quả, tiêu biểu như: Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social network and usage habits of the younger generation Internet” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng Internet của thế hệ trẻ). Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử dụng MXH và Internet, so sánh những thói quen này với những hành vi trong đời thực cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về MXH, Internet. Một nghiên cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Young and old use social media for surprisingly different reasons” (Những người trẻ và già sử dụng truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên) đã cho thấy những lý do mà mọi người tham gia sử dụng MXH, MXH đã thay đổi thói quen và lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử dụng MXH trong tương lai. Tại Việt Nam, MXH chỉ mới du nhập trong hơn chục năm gần đây nhưng nó cũng đã khiến nhiều người chú ý và quan tâm, có nhiều nghiên cứu cũng như những bài báo viết về sức ảnh hưởng của MXH trong thời đại truyền thông đa phương tiện. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả có điều kiện tham khảo các tài liệu ở Thư viện Quốc gia,Thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Thư viện của trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như tài liệu từ các nguồn khác và nhận thấy rằng trong các 3
  12. diễn đàn (forum), Thư viện (Library) thì đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: cuốn “Ý thức trách nhiệm xã hội của thanh niên” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh. Cuốn sách đã làm rõ một số lý luận về ý thức TNXH của thanh niên hiện nay, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức xã hội của giới trẻ từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức TNXH của thanh niên. Khoá luận tốt nghiệp của SV Lê Thu Quỳnh, khóa QH - 2003 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam(Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600)”. Khóa luận mới đánh giá được những vấn đề hệ quả và hệ lụy của MXH, đề xuất giải pháp phát triển, mô hình lý tưởng cho một MXH tại Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp của SV Ngô Lan Hương, khóa QH - 2006 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hoá - giải trí”. Khóa luận này tập trung vào việc nghiên cứu quá trình đưa – tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang MXH nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm vi 2 trang MXH chủ yếu: Facebook và Twitter. Kết quả khóa luận đã đưa ra những đánh giá và kết luận mang tính định hướng trong việc phát triển MXH nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền thông tin trên lĩnh vực văn hóa – giải trí. Luận văn của SV Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn)”. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về MXH, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên MXH từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang MXH: Facebook, Zingme và Go.vn. Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia 4
  13. vào MXH. Trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng MXH. Nhìn chung, các tài liệu nêu trên đã có cái nhìn tổng quan về MXH, chỉ ra ưu, nhược điểm của MXH, đánh giá về tác động của MXH đến đời sống xã hội nói chung và SV nói riêng, là những tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các tài liệu trên vẫn còn khoảng trống, đó là chưa có đề tài nào bàn về TNXH của SV trong sử dụng MXH ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về TNXH của SV trong sử dụng MXH và khảo sát, đánh giá thực trạng TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Phân tích một số vấn đề lý luận về TNXH, MXH và TNXH của SV ở các cơ sở giáo dục đại học trong sử dụng MXH. + Đánh giá thực trạng TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH. + Đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH. - Phạm vi nghiên cứu: + Về phạm vi lý luận: Nghiên cứu vấn đề nâng cao TNXH trong sử dụng MXH của giới trẻ mà cụ thể là SV ở các cơ sở giáo dục đại học nước ta hiện nay. + Về phạm vi không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ở cơ sở Hà Nội. 5
  14. + Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm nhất đến năm ba của các khoa Khoa học chính trị, Pháp luật Hành chính, Quản trị nguồn nhân lực, Quản lý xã hội và Tổ chức & Xây dựng chính quyền. + Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu vấn đề nâng cao TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH từ năm 2016 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp phân tích tài liệu: + Thu thập các nguồn tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; từ đó phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. + Thu thập các báo cáo của nhà trường liên quan đến tình hình nghiên cứu của địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin, thống kê so sánh: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê để hệ thống hóa, khái quát hóa những biểu hiện TNXH trong sử dụng MXH củaSV. - Phương pháp khảo sát thực tế và điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Hai phương pháp này được sử dụng song song với nhau nhằm thu thập các thông tin định lượng về nhận thức, thái độ, hành vi thể hiện ý thức TNXH của SV, về mối quan hệ giữa các biến số này đồng thời, đánh giá những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến ý thức TNXH của SV. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH. - Phương pháp khảo sát xin ý kiến các thầy cô: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp này để xin ý kiến thầy cô là những người có kinh nghiệm từ đó phân tích các nguyên nhân, hạn chế yếu kém trong việc nâng cao TNXH trong sử dụng MXH và đề ra các giải pháp phù hợp, có tính khả thi, có thể áp dụng cho sinh viên của trường. - Phương pháp thống kế toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm mục đích phân tích và xử lý các dữ kiệu thu thập được. Phần mềm được nhóm tác giả sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu là phần mềm SPSS 6
  15. phiên bản 20.0. Các phép toán được sử dụng trong giai đoạn điều tra bao gồm các phép kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo. 6. Giả thuyết nghiên cứu Việc nhận thức TNXH trong sử dụng MXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nếu đề tài đưa ra được những giải pháp hợp lý sẽ góp phần nâng cao được TNXH của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH. 7. Đóng góp của đề tài Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về TNXH, MXH, ảnh hưởng của MXH tới SV và việc nâng cao TNXH của SV trong sử dụng MXH. Thứ hai, phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thực hiện TNXH của SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TNXH của SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng MXH. 8. Cấu trúc dự kiến Ngoài phần Mở đầu (07 trang), Kết luận (02 trang), Danh mục tài liệu tham khảo (02 trang), Phụ lục (16 trang), nội dung chính của đề tài được chia làm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nâng cao trách nhiệm xã hội trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay Chương 2: Trách nhiệm xã hội trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Thực trạng và nguyên nhân Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội. 7
  16. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Trách nhiệm Trách nhiệm là một vấn đề mang tính xã hội, thể hiện sự trưởng thành của mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Đối với mỗi cá nhân, trách nhiệm là một điều thiết yếu cần phải có trong mỗi con người. Một mặt nó được coi là một gánh nặng nhưng đồng thời là nhân tố thúc đẩy mỗi người không ngừng hoàn thiện nhân cách. Trong thực tế, người sống có trách nhiệm sẽ luôn được người khác tôn trọng và cũng dễ dàng đạt được thành công hơn. Người sống có trách nhiệm sẽ luôn chủ động trong mọi công việc, luôn tự tin phát triển bản thân, dám làm những điều mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về những việc mình làm, không bao giờ đổ lỗi hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Chính vì thế mà những người này luôn được mọi người yêu quý. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm, định nghĩa rất đa dạng về “trách nhiệm”. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thuật ngữ này. Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ cùng được hiểu là “trách nhiệm”: “responsibility” và “accountability”. Hai thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau, nhưng có một sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. Trách nhiệm với nghĩa là “responsibility” thường được hiểu là việc phải làm, như là bổn phận, nghĩa vụ. Còn“accountability”có nghĩa rộng hơn “responsibility”, ngoài nghĩa là những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó. Accountability có thể được hiểu là tổng hợp của Trách nhiệm (responsibility), Khả năng biện minh (answerability) và Nghĩa vụ pháp lý (liability). “Trách nhiệm” theo nghĩa là accountability thể hiện khả năng của một cá nhân/tổ chức thừa nhận về những gì mình đã làm khi thực hiện một việc nào đó; đồng thời, nó bao hàm nghĩa vụ giải thích, báo cáo, thông tin, biện giải về những việc đó và những hệ quả, cũng như 8
  17. việc sẵn sàng chịu sự đánh giá, phán xét, thậm chí là trừng phạt cả về mặt pháp lý và đạo đức đối với những hệ quả đó. Theo một số tài liệu nước ngoài, tiếp cận từ phương diện tâm lý học, khi nghiên cứu về trách nhiệm thường nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tốt đối với người khác và tâm trạng vui mừng khi giúp đỡ được người khác. Chẳng hạn, theo Gallay (2006), trách nhiệm là sự quan tâm của cá nhân, vượt ra khỏi bản thân mình. [20] Theo Từ điển tiếng Việt của Ban biên soạn chuyên từ điển: New Era (2014), trách nhiệm là “phần việc, công việc mà mình phải làm và phải chịu kết quả tốt xấu”. [2, tr.975] Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2001),trách nhiệm là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả”. [16, tr.873] Theo Từ điển Triết học (1986), trách nhiệm là “phạm trù đạo đức và luật học phản ánh thái độ đạo đức, phát luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung)”. [17,tr.782] Điểm qua các khái niệm trên có thể thấy, dù cách hiểu về “trách nhiệm” là khá đa dạng, phong phú song hầu hết đều tập trung phản ánh những nội hàm như: yêu cầu, đòi hỏi về mặt đạo đức và pháp lý, nghĩa vụ phải gánh vác, thực hiện; do xã hội quy định; thể hiện qua sự tương tác với người khác… Từ góc độ của đề tài, chúng tôi đồng tình với cách hiểu về “trách nhiệm” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh trong cuốn “Ý thức trách nhiệm xã hội của thanh niên”: “Trách nhiệm là sự cam kết thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật và xã hội quy định cho mỗi cá nhân nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của chính bản thân cá nhân đó và những người khác trong xã hội”. [1, tr.23] Theo định nghĩa trên, nội hàm của khái niệm trách nhiệm được làm rõ qua các nội dung cơ bản sau: - Là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó; 9
  18. - Trách nhiệm thường xuất hiện song hành với quyền. Nếu quyền là những gì mình được hưởng, được yêu cầu người khác phải thực hiện thì trách nhiệm là những gì mà họ buộc phải làm và chịu sự giám sát của người khác; - Khi xem xét và thực hiện trách nhiệm của cá nhân thì bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật hiện hành; - Lợi ích được đặt ra ở đây là đảm bảo lợi ích của cá nhân có trách nhiệm đồng thời đảm bảo lợi ích của người khác, của cộng đồng và xã hội. Điều đó hoàn toàn trái ngược với việc đảm bảo lợi ích của người này thì lại xâm phạm hoặc làm tổn hại đến lợi ích của người khác hay lợi ích của cộng đồng, xã hội. Ngoài ra, khi nghiên cứu về trách nhiệm, có nhiều cách phân loại trách nhiệm. Có thể chia trách nhiệm thành trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm với nhân loại. Hoặc chia trách nhiệm thành trách nhiệm cá nhân và TNXH. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu TNXH trong mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm cá nhân. 1.1.2. Trách nhiệm xã hội Trong xã hội hiện đại, “Trách nhiệm xã hội” là một khái niệm không mới song vấn đề này lại luôn mang tính thời sự. Theo Borndani (2012), TNXH là trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội mà cá nhân sống trong đó. [19] Theo Polk (1999), TNXH là một kĩ năng xã hội giúp thanh niên xác định bản thân và vai trò của họ như là một phần của thành viên cộng đồng. Đồng thời, TNXH còn là năng lực cho phép con người sống năng động và có trách nhiệm trong cộng đồng. [22] Theo chúng tôi, TNXH được hiểu trong mối quan hệ với trách nhiệm cá nhân. Trong đó, trách nhiệm cá nhân bao gồm 3 yếu tố: (1) Nhận thức và kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc cá nhân; (2) Nhận thức và kiểm soát các lựa chọn liên quan đến hành vi cá nhân; (3) Sẵn sàng chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân và kết quả thu được. TNXH là nhận thức và sự quan tâm đến tác động của hành vi của mình đối với người khác và xã hội. 10
  19. Từ sự luận giải khái niệm trách nhiệm và TNXH đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm cá nhân, chúng tôi lựa chọn cách hiểu của Nguyễn Tuấn Anh trong cuốn “Ý thức trách nhiệm xã hội của thanh niên”:“Trách nhiệm xã hội là sự quan tâm của cá nhân đến phúc lợi của người khác và của xã hội trên cơ sở hành động tuân theo các chuẩn mực đạo đức, xã hội và luật pháp đã quy định”. [1, tr27] 1.1.3. Trách nhiệm xã hội của sinh viên Theo Khoản 2, Điều 2, Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đại học hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): SV là “là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học”. [4] Theo nhiều tài liệu đều thống nhất cho rằng: SV là những người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý, đó là những người ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi và đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học. SV trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là “tổng hoà của các quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 nên định hướng nghề nghiệp và tính cách dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp; đang học tập để có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhất định mà hiện nay gọi là chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. SV vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Về môi trường sống, SV thường theo học tập trung tại các trường Đại học và Cao đẳng (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. Từ khái niệm TNXH và đặc thù của đổi tượng SV, có thể hiểu TNXH của SV là: Sự chủ động, tự nguyện quan tâm đến phúc lợi của người khác và xã hội 11
  20. của những người tuổi từ 18 đến 25 đang học tập tại các cơ sở giáo dục đại học; là những hành động tuân theo các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật, được biểu hiện tích cực trên ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Đây cũng chính là khái niệm công cụ được sử dụng trong các phân tích của đề tài. Như vậy, nếu hiểu theo ý nghĩa này, TNXH của SV sẽ được xem xét trên các khía cạnh: (1) Nhận thức của SV về TNXH (2) Thái độ TNXH của SV (3) Hành vi TNXH của SV Ngoài ra, khi nghiên cứu TNXH của SV (nhận thức, thái độ, hành vi TNXH) sẽ được tiến hành khảo cứu trên ba hoạt động chính: học tập, giao lưu và giải trí trong cuộc sống và học tập của SV tại nơi ở, giảng đường và môi trường hoạt động cộng đồng của SV. 1.1.4. Mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội Những năm gần đây, MXH đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. MXH đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Theo tổng hợp trên Wikipedia, MXH với cách gọi đầy đủ là "dịch vụ mạng xã hội" (tiếng Anh là "social network service") hay "trang mạng xã hội", là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,... hay có mối quan hệ ngoài đời thực. Tác giả Hoàng Thị Hải Yến cho rằng MXH là đại diện tiêu biểu của Web 2.0 mô phỏng các quan hệ xã hội thực. MXH tạo ra một hệ thống trên không gian mạng kết nối các những người cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng cụ thể như kết bạn, e-mail, phim ảnh, voice chat, video chat,… để phục vụ những yêu cầu chung và những giá trị của xã hội. [18] 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2