intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và thử nghiệm các thông số in từ máy in 3D Lazer bột

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu và thử nghiệm các thông số in từ máy in 3D Lazer bột" nhằm tìm được các thông số in phù hợp và viết được GCODE để in mẫu kiểm nghiệm độ bền kéo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và thử nghiệm các thông số in từ máy in 3D Lazer bột

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM CÁC THÔNG SỐ IN TỪ MÁY IN 3D LAZER BỘT MÃ SỐ: SV2020-112 SKC 0 0 7 4 0 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Nghiên cứu và thử nghiệm các thông số in từ máy in 3D Lazer bột SV2020 - 112 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến Phong TP Hồ Chí Minh, 07/2020
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Nghiên cứu và thử nghiệm các thông số in từ máy in 3D Lazer bột SV2020 - 112 Thuộc nhóm ngành khoa học: Ứng dụng SV thực hiện: Nguyễn Tiến Phong Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 16144CL2 Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Công nghệ kỹ thuật cơ khí Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Dự TP Hồ Chí Minh, 07/2020
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................ 1 1.1. Tình hình về công nghệ in 3D .................................................................................... 1 1.1.1. Khái quát về các công nghệ in 3D phổ biến hiện nay ......................................... 2 1.1.1.1 Nguyên lý chung của in 3D ............................................................................... 2 1.1.1.2. Công nghệ tạo mẫu lập thể (SLA) .................................................................... 2 1.1.2. Ứng dụng của in 3D ............................................................................................. 8 1.2. Lý do chọn đề đề tài ................................................................................................. 12 1.3. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 13 1.4. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 13 1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 14 2.1. Công nghệ in 3D SLS .............................................................................................. 14 2.1.1. Nguyên lý thiêu kết bột nhựa bằng laser ........................................................... 14 2.1.2. Các loại vật liệu được dùng cho công nghệ in 3D SLS ..................................... 14 2.1.3. Vật liệu bột nhựa PE .......................................................................................... 15 2.2. Các tiêu chuẩn thử kéo cho sản phẩm nhựa ............................................................. 16 2.3. Các thông số in 3D ảnh hưởng đến độ bền kéo của sản phẩm ................................ 16 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, THỬ NGHIỆM THÔNG SỐ IN BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN 3D LASER BỘT (SLS)……………….………………………………………………….17 3.1. Thiết kế mẫu thử ...................................................................................................... 17 3.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế mẫu ..................................................................................... 17 3.1.2. Thiết kế mẫu bằng phần mềm Inventor ............................................................. 19 3.2. Tổng quan về máy in 3D Laser bột: ......................................................................... 20 3.2.1. Bàn máy: ............................................................................................................ 20 3.2.2. Cơ cấu gạt bột (trục A): ..................................................................................... 21 3.2.3. Cơ cấu nâng hạ bàn in và bàn chứa bột (trục Z): ............................................... 22 I
  5. 3.2.4. Laser Diode: ....................................................................................................... 23 3.2.5. Cơ cấu điều khiển chuyển động của Laser (trục X, Y): .................................... 24 3.2.6. Khung máy:........................................................................................................ 24 3.2.7. Phần điện điều khiển cho máy: .......................................................................... 24 3.2.8. Chương trình điều khiển: ................................................................................... 27 3.3. Thử nghiệm các thông số in ..................................................................................... 28 3.3.1. Các thông số có thể thay đổi được ..................................................................... 28 3.3.2. Ứng dụng phần mềm Cura Ultimaker để tạo Gcode ......................................... 28 3.3.3. Điều chỉnh G-code để có thể chạy trên phần mềm Mach3 CNC ...................... 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................... 41 4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................... 41 4.2. Đánh giá ................................................................................................................ 42 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 43 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 43 5.2. Hướng phát triển ...................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 44 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 45 II
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng thông số cơ bản của bột nhựa LDPE Bảng 3.1 Các kích thước của mẫu thử Bảng 4.1 Giá trị của các thông số in sau khi thử nghiệm III
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AM: Additive Manufacturing FDM: Fused Deposit Modelling HDPE: High Density Polyethylene LM: Layered Manufacturing LDPE: Low Density Polyethylene LOM: Laminated Object Manufacturing MDPE: Medium Density Polyethylene PA: Polyamide PE: Polyethylene RP: Rapid Prototyping SLA: Stereolithographic Apparatus SLS: Selective Laser Sintering SGC: Soling Ground Curing STL: Standard Tessellation Language IV
  8. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình về công nghệ in 3D Nguyên mẫu (Prototype) là một phần quan trọng của quá trình phát triển sản phẩm. Nguyên mẫu đóng một số vai trò trong quá trình phát triển sản phẩm như thử nghiệm và học tập, thử nghiệm và chứng minh, giao tiếp và tương tác, tổng hợp và phân tích, liệt kê. Quá trình tạo mẫu đã trải qua ba giai đoạn phát triển như tạo mẫu thủ công, tạo mẫu mềm hoặc tạo mẫu ảo và tạo mẫu nhanh. Hai trong số đó mới chỉ xuất hiện trong hai thập kỷ qua như quy trình mô hình hóa trong đồ họa máy tính. Nguyên mẫu của mô hình vật lý đang phát triển qua giai đoạn thứ ba, do vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn do sự phát triển công nghiệp nhanh chóng và nhu cầu đa dạng của khách hàng, việc giảm thời gian, trong thời gian phát triển sản phẩm mới là vấn đề quan trọng (Rossi et al., 2004). Công nghệ tạo mẫu nhanh (Rapid prototyping) là công nghệ được sử dụng từ cuối những năm 1980 đã có vị trí trong CAD / CAM và được kỳ vọng hướng tới môi trường sản xuất năng động. RP là quy trình sản xuất bồi đắp (AM - Additive Manufacturing) hoặc quy trình sản xuất đắp lớp (LM – Layered Manufacturing) trong đó mô hình máy tính 3D được cắt và ghép lại trong lớp không gian thực dựa trên hình thức nguyên liệu ban đầu được sử dụng và phương pháp làm cứng chẳng hạn như quy trình tạo mẫu lập thể (SLA - Stereo lithographic Apparatus), thiêu kết laser chọn lọc (SLS - Selective Laser Sintering), công nghệ sử dụng vật liệu nhiều lớp (LOM - Laminated Object Manufacturing), công nghệ lắng đọng bằng đùn (FDM - Fused Deposit Modelling) và đông cứng bề mặt rắn (SGC - Soling Ground Curing) đã được giới thiệu ra thị trường. Một trong những cách tốt hơn là phân loại rộng rãi các hệ thống tạo mẫu nhanh theo hình thức ban đầu của vật liệu của nó, tức là vật liệu mà các nguyên mẫu là một phần được chế tạo. Theo cách này, tất cả các hệ thống RP có thể dễ dàng được phân loại thành: • Dạng lỏng • Dạng rắn • Dạng bột (Chua et al., 2010). [3] 1
  9. 1.1.1. Khái quát về các công nghệ in 3D phổ biến hiện nay 1.1.1.1 Nguyên lý chung của in 3D Để bắt đầu in 3D, người ta cần một bản thiết kế vật thể 3D trên phần mềm CAD, một phần mềm quen thuộc hỗ trợ thiết kế trên máy tính. Mô hình của vật thể hoặc được thiết kế trực tiếp trên phần mềm này hoặc được đưa vào phần mềm thông qua việc sử dụng thiết bị quét laser. Sau khi bản thiết kế được hoàn thành, ta cần tạo ra tài liệu STL - Standard Tessellation Language, một dạng tài liệu quen thuộc với công nghệ sản xuất đắp dần. Tạo ra một file theo ngôn ngữ dạng lưới tiêu chuẩn là chia một vật thể thành những đa giác nhỏ hơn, để mô phỏng cho cấu trúc bên ngoài và cả bên trong của vật thể. Đây là phần rất quan trọng trong sản xuất đắp dần. Khi tài liệu đã được hoàn thiện, hệ thống sẽ chia nhỏ thiết kế mẫu thành nhiều lớp khác nhau và chuyển thông tin đến thiết bị sản xuất đắp dần. Sau đó, hệ thống sản xuất đắp dần sẽ tự chế tạo vật thể theo từng lớp một cho đến khi vật thể cần sản xuất được hoàn thiện. Để sản xuất các vật thể, các hệ thống máy in 3D sử dụng kết hợp nhiều công nghệ khác nhau. Các công nghệ này được phân loại dựa vào bản chất vật liệu. In 3D hay sản xuất đắp dần có thể làm việc với vật liệu rắn (nhựa, kim loại, polymer), vật liệu lỏng (nhựa lỏng đông cứng lại nhờ tác động của laser hay ánh sáng điện tử), hay vật liệu dạng bột(bột kim loại, bột gốm kết dính với nhau tạo thành sản phẩm…) ([1], trang 7). 1.1.1.2. Công nghệ tạo mẫu lập thể (SLA) Được phát triển bởi Chuck Hull, đây là công nghệ in 3D xuất hiện đầu tiên và cũng là công nghệ in 3D chi tiết chuẩn xác nhất, có sai số thấp nhất trong các công nghệ in 3D khác. Công nghệ in 3D SLA là một công nghệ in 3D vẫn hoạt động theo nguyên tắc “đắp lớp” có đặc điểm khác biệt với các công nghệ khác là dùng tia UV làm cứng từng lớp vật liệu in (chủ yếu là nhựa lỏng). Lớp in SLA có thể đạt từ 0.06, 0.08, 0.1,… mm. Về nguyên lý hoạt động: Sau khi tập tin 3D CAD được kết nối dưới ngôn ngữ STL (Tessellation language) thì quá trình in được bắt đầu: Lớp nhựa lỏng đắp lên mẫu 3D thiết kế sẵn tia UV làm cứng lớp nhựa này, sau đó nhiều lớp được đắp lên nhau cho đến khi đạt chỉ số kỹ thuật của vật thể đã định sẵn. Ưu điểm: Công nghệ SLA có khả năng tạo ra các mô hình có độ chi tiết cao, sắc nét và chính xác. Về các công nghệ in 3D sử dụng vật liệu nhựa, thì đây là công nghệ tạo ra sản phẩm in 3D là nhựa tốt nhất, có thể sử dụng ngay, độ phân giải, độ mịn cao, có thể nói là cao nhất hiện nay. Nhược điểm: Vật liệu in 3D khá đắt, sản phẩm in 3D bị giảm độ bền khi để lâu dưới ánh sáng mặt trời ([1], trang 7,8). 2
  10. Hình 1.1 Mô hình cấu tạo máy in 3D SLA ([1], trang 8) Hình 1.2 Sản phẩm của công nghệ in 3D SLA [9] 3
  11. 1.1.1.3. Công nghệ sử dụng vật liệu nhiều lớp (LOM) Công nghệ LOM được sáng tạo bởi Michael Feygin vào năm 1985 và được tung ra thị trường năm 1986 bởi công ty California Helisys (Hoa Kỳ). Đây là kiểu in 3D sử dụng những vật liệu dễ dàng dát mỏng như giấy, gỗ, nhựa…Kiểu in này cho ra màu sắc chuẩn xác với bản mẫu thiết kế nhất. Trong quá trình in LOM các lớp giấy, nhựa hoặc kim loại cán mỏng dính bọc được hợp nhất bằng cách sử dụng nhiệt và áp lực, sau đó cắt thành hình với máy tính điều khiển tia laser và dao cắt. Sau khi thực hiện quá trình in, bước cuối cùng là gia công và khoan. Các đối tượng 3D được tạo ra từng lớp,mỗi lớp sẽ được cắt bằng tia laser hoặc dụng cụ cắt chuyên dụng (cắt theo đường biên dạng với tốc độkhoảng15 (inch/giây) sau đó được dán chặt từng lớp, từng lớp vào với nhau tạo ra sản phẩm. Ưu điểm của công nghệ LOM: Vật liệu đa dạng, rẻ tiền. Về nguyên tắc có thể sử dụng các loại vật liệu: giấy, chất dẻo, kim loại, composites và gốm. Độ chính xác cao đạt được tốt hơn 0,25 mm. Bằng việc cắt vật liệu thay vì hóa rắn nó, hệ thống có thể bảo vệ được những đặc tính ban đầu của vật liệu. Không cần thiết kết cấu hỗ trợ. Nhược điểm: Không thu hồi được vật liệu dư. Sự cong vênh của chi tiết thường là vấn đề chính của phương pháp LOM. Lấy sản phẩm ra khỏi kết cấu hỗ trợ khó khăn. Độ bóng bề mặt không cao ([1], trang 13,14). Hình 1.3 Hình dáng máy in và một số sản phẩm công nghệ LOM ([1], trang 14) 4
  12. 1.1.1.4. Công nghệ lắng đọng bằng đùn (FDM) Được phát triển bởi S. Scott Crump vào cuối những năm 1980. Hãng Stratasys bán chiếc máy sử dụng công nghệ FDM đầu tiên có tên “3D Modeler” năm 1992. Máy in 3D dùng công nghệ FDM xây dựng mẫu bằng cách đùn nhựa nóng chảy rồi hóa rắn từng lớp tạo nên cấu trúc chi tiết dạng khối. Điều đặc biệt của công nghệ này đó là nó không chỉ có khả năng in các nguyên mẫu mà còn in được các sản phẩm hoàn thiện cuối cùng đến tay người dùng. Công nghệ này có hiệu suất cao và sử dụng kỹ thuật in nhiệt dẻo rất có giá trị đối với kĩ sư cơ khí và các nhà sản xuất, nhờ thế mà thành phẩm có phẩm chất tốt về mặt cơ học, nhiệt và hóa học. Ưu điểm: Là công nghệ in 3D giá rẻ, dễ sửa chữa và thay thế chi tiết máy móc, in với số lượng lớn, ít tốn nguyên liệu. Thường sử dụng trong các sản phẩm cần chịu lực. Tốc độ tạo hình 3D nhanh. Nhược điểm: Ít khi dùng trong lắp ghép vì độ chính xác không cao. Khả năng chịu lực không đồng nhất ([1], trang 11,12). Hình 1.4 Nguyên lý hoạt động của công nghệ in 3D FDM ([1], trang 12) 5
  13. Hình 1.5 Sản phẩm công nghệ in 3D FDM [10] 1.1.1.5. Công nghệ thêu kết Laser chọn lọc (SLS) Công nghệ này được sáng tạo bởi Carl Deckard vào năm 1986 ở Trường đại học Texas và được cấp bằng sáng chế năm 1989, được đưa ra thị trường bởi tập đoàn DTM (được thành lập 1987). Thiết bị đầu tiên được thương mại hoá vào năm 1992. Công nghệ SLS vận hành tương tự SLA nhưng vật liệu ở dạng bột gốm sứ, thép, titan, nhôm, bạc, thủy tinh,… Tia laser giúp liên kết các hạt bột với nhau. Đặc biệt, bột thừa sau quy trình có thể tái chế nên rất tiết kiệm. Có thể tạo lớp bằng vật liệu phụ trợ là keo chuyên dụng (có khi kèm màu sắc nếu in 3D đa sắc màu), hoặc tia laser, tia UV,…. Ưu điểm: Khả năng tạo mẫu bằng các loại vật liệu dạng bột khác nhau như nhựa, kim loại, thủy tinh, gốm. Tạo mẫu đa dạng về màu sắc, có thể tạo ra các mẫu hình dạng phức tạp, không cần sử dụng vật liệu hỗ trợ, không cần cấu trúc hỗ trợ. SLS đã được sử dụng chủ yếu để tạo nguyên mẫu, nhưng gần đây đã được ứng dụng cho sản xuất theo từng yêu cầu cụ thể. Nhược điểm: Phức tạp, chi phí đầu tư cao, chi phí vận hành cao do hao tổn vật liệu lớn. Các mô hình kín và có phần rỗng bên trong vẫn phải tiêu tốn một lượng vật liệu khá lớn ([1], trang 9,10). 6
  14. Hình 1.6 Nguyên lý hoạt động của công nghệ in 3D SLS ([1], trang 9) Hình 1.7 Sản phẩm in 3D SLS [11] 7
  15. 1.1.2. Ứng dụng của in 3D Công nghệ in 3D đang ngày càng phát triển, không chỉ giúp cho việc chế tạo khuôn mẫu được chính xác và dễ dàng hơn mà còn tìm được nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Công nghệ in 3D đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế tạo, y khoa, kiến trúc, xây dựng… Dưới đây là những lĩnh vực chính được ứng dụng công nghệ in 3D ([1], trang 16). 1.1.2.1. Trong công nghiệp sản xuất, chế tạo Lý do chính khiến công nghệ sản xuất đắp dần được sử dụng rộng rãi trong môi trường công nghiệp là do nó cho phép sản xuất các bộ phận với số lượng ít, bộ phận có hình dạng phức tạp, cắt giảm phế liệu, tạo nhanh sản phẩm thử nghiệm, sản xuất theo yêu cầu. * Trong ngành công nghiệp ô tô: Ngoài mục đích thử nghiệm, thiết kế, tạo mẫu và sản xuất một số bộ phận, công cụ lắp ráp đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô đã sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất ra những chiếc xe hoàn chỉnh. Trên thực tế, chiếc xe hơi đầu tiên được tạo ra bằng công nghệ in 3D là Urbee, được sản xuất toàn bộ bằng công nghệ in 3D ([1], trang 16,17). Hình 1.8 Xe Urbee được sản xuất bằng công nghệ in 3D ([1], trang 17) Các nhà sản xuất xe hơi lớn của Hoa Kỳ là Ford, GE và Mattel đang sử dụng in 3D để cắt giảm chi phí và thời gian sản xuất trong giai đoạn tạo mẫu. Ford sử dụng công nghệ in 3D trong việc chế tạo các đầu xi-lanh được sử dụng trong động cơ EcoBoost (động cơ sử dụng trong xe đua) nhằm giảm nhiên liệu tiêu thụ. Công đoạn này đã giảm khoảng 20-45% thời gian sản xuất. Còn GE thì ứng dụng công nghệ in 8
  16. 3D trong quá trình sản xuất đầu dò siêu âm, giúp cắt giảm khoảng 30% chi phí hoạt động ([1], trang 17). *Trong ngành công nghiệp điện tử: Công nghiệp điện tử cũng là một trong những ngành ứng dụng đầu tiên của in 3D. Máy in 3D đã được sử dụng để chế tạo các bộ phận phức tạp đặc biệt từ các chất liệu khác nhau và đã mở ra một trào lưu mới của ngành công nghiệp này. Rõ ràng, khi áp dụng công nghệ này thì những chi tiết phức tạp được in ra một cách nhanh chóng và chuẩn xác hơn rất nhiều ([1], trang 18). Hình 1.9 In 3D dùng trong in mạch điện tử ([1], trang 18) *Trong lĩnh vực năng lượng: Hãng Siemen đã chế tạo và thử nghiệm thành công cánh quạt động cơ Turbine khí bằng công nghệ in 3D, mở đường cho các nhà sản xuất điện và các thiết bị nặng khác sử dụng công nghệ in 3D, không những để chế tạo các 19 mô hình hoặc nguyên mẫu mà còn chế tạo những chi tiết thực tế trong sản phẩm của họ ([1], trang 18,19). Hình 1.10 Cánh quạt tua bin khí chế tạo bằng in 3D ([1], trang 19) 9
  17. 1.1.2.2 Trong y tế Ưu điểm của in 3D được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ với vô vàn ứng dụng. Công nghệ in 3D rất hữu ích trong sản xuất các mô hình sinh học (các mô hình bộ phận con người như xương, răng, tai giả...). Ngoài ra, cũng tương tự như việc tạo mô hình sinh học, công nghệ in 3D được dùng để thiết kế và sản xuất các bộ phận cơ thể giúp cho phẫu thuật tái tạo vàcấy ghép. Các dụng cụ y tế như máy trợ thính, khung đỡ, mặt nạ, răng giả... đều có thể sản xuất bằng công nghệ in 3D theo đúng như kích thước, hình dạng, đặc điểm của từng bệnh nhân ([1], 23). Hình 1.11 Ứng dụng in 3D trong y tế ([1], trang 26) 1.1.2.3 Trong kiến trúc và xây dựng Ngành xây dựng đã sẵn sàng để đón nhận một làn sóng kỹ thuật mới gọi là công nghệ In 3D vào việc thi công các công trình dân dụng từ cầu cống đến các loại kiến trúc. Nền công nghiệp hiện đại đang tiến dần đến thời kỳ công nghiệp 4.0 đặc trưng bởi sự phối hợp giữa 3 công nghệ mới – In 3D, cảm biến, và robot; và người ta mỗi ngày một khám phá thêm những ứng dụng mới từ bộ ba công nghệ này. Bằng việc sử dụng các chất liệu kim loại từ sắt, thép không rỉ đến nhôm, đồng, thau, các cánh tay robot phối hợp liên tục để in ra các kết cấu phức tạp của cây cầu một cách dễ dàng, bắt đầu từ hai bờ tiến vào giữa cho đến khi chiếc cầu được nối liền. Các robot làm việc ngay trên phần kết cấu vừa hoàn tất như những người thợ chuyên nghiệp để cuối cùng cho ra cây cầu hiện đại biểu tượng cho công nghệ mới trong vòng hai tháng ([1], trang 27,28). 10
  18. Hình 1.12 Ngôi nhà được in 3D ở Trung Quốc ([1], trang 29) 1.1.2.4 Trong giáo dục In 3D cũng có những ứng dụng thiết thực trong giáo dục, đặc biệt liên quan đến các môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và kỹ năng toán học. Sinh viên có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm trong lớp học và có cơ hội thử nghiệm các ý tưởng, vừa học vừa làm với máy in 3D. Cách làm này làm tăng hứng khởi học tập, làm việc theo nhóm, tương tác trong lớp học cũng như hỗ trợ khả năng sáng tạo, kỹ năng máy tính, và khả năng tư duy ba chiều của sinh viên ([1], trang 30). Hình 1.13 Ứng dụng in 3D trong giáo dục 11
  19. 1.2. Lý do chọn đề đề tài Trong số các quy trình AM khác nhau, SLS là quy trình RP dựa trên bột, trực tiếp tạo thành các thành phần rắn theo mô hình CAD 3D bằng cách thiêu kết có chọn lọc các lớp nguyên liệu bột liên tiếp. Trong khi khả năng của công nghệ SLS tạo ra các đối tượng chuyển động trực tiếp từ kim loại đang được phát triển, các phương pháp gián tiếp sản xuất các đối tượng chuyển động từ kim loại đã được sử dụng rộng rãi. Các vật liệu được sử dụng trong hệ thống SLS có thể được phân loại thành ba nhóm: Vật liệu DuraForm (như nhựa GF (polyamide thủy tinh), nhựa PA (polyamide bền), nhựa EX (nhựa chống va đập), nhựa dẻo (nhựa đàn hồi nhiệt bằng cao su) và nhựa AF (polyamide)), vật liệu LaserForm như vật liệu A6 (thép), vật liệu ST-200 (composite thép không gỉ đặc biệt) và vật liệu ST-100 (thép không gỉ dạng bột) và cuối cùng là vật liệu CastForm PS. Một mô hình CAD được chia cắt thành các lớp 0,05–0,3 (http://www.3dsystems.com/). SLS sử dụng bột mịn được lan truyền bởi một lớp phủ lại trên bàn máy và được quét trực tiếp bằng laser CO2 sao cho sức căng bề mặt của các hạt bị vượt giới hạn và thiêu kết với nhau. Sự tương tác với chùm tia laser với bột làm tăng nhiệt độ của bột đến mức nóng chảy, dẫn đến liên kết hạt, hợp nhất các hạt với chính chúng và lớp trước tạo thành chất rắn. Quá trình này được thực hiện từng lớp. Mỗi lớp của quá trình này chứa các mặt cắt ngang của một hoặc nhiều phần. Lớp tiếp theo sau đó được xây dựng trực tiếp trên đỉnh của lớp thiêu kết sau khi một lớp bột bổ sung được lắng đọng. Vật liệu thiêu kết tạo thành một phần trong khi bột không thiêu kết vẫn ở vị trí của nó để hỗ trợ cấu trúc và có thể được làm sạch và tái chế sau khi quá trình xây dựng hoàn tất. Các lớp này được nối với nhau hoặc hợp nhất tự động để tạo ra hình dạng cuối cùng. Ưu điểm chính của chế tạo đắp lớp là khả năng tạo ra hầu hết mọi hình dạng hoặc đặc điểm hình học. Giao diện dữ liệu tiêu chuẩn giữa phần mềm CAD và máy là định dạng tệp STL (Phạm, 2000; Paul và Anand, 2012; Zhu et al., 2003). Thách thức của các ngành công nghiệp hiện đại chủ yếu tập trung vào việc đạt được chất lượng cao, về độ chính xác kích thước phôi, bề mặt hoàn thiện và tỷ lệ sản xuất cao, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất của các thông số quy trình hiệu quả trong sản phẩm thiêu kết laser có chọn lọc với việc giảm tác động môi trường (Hongjun et al., 2003) ([3], trang 149-151). Trong những năm trước, một số nghiên cứu đã được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp các thông số thiêu kết đầu vào khác nhau để đạt được chất lượng chính xác (độ chính xác, tính chất cơ học [6] và độ nhám bề mặt [7] của các bộ phận [8]). Nhưng, vẫn còn một phạm vi để chế tạo các bộ phận chất lượng cao khác [4]. Một trong số các yếu tố cần đạt của chi tiết đó là phải đảm bảo đủ độ bền, đặc biệt là độ bền kéo để phục vụ cho những mục đích sử dụng nhất định. Để chế tạo các chi tiết đủ độ bền, điều cần thiết là các tham số quy trình phải được duy trì ở mức phù hợp. Do đó, rất quan trọng để quan sát các thông số ảnh hưởng đến hoàn thiện bề mặt trong quá trình chế tạo. 12
  20. Phân tích hiệu quả của quá trình và các thông số ảnh hưởng của nó là cần thiết để tìm ra tất cả giá trị của nó. Các thí nghiệm đã được thực hiện để ước tính cường độ ảnh hưởng của các thông số cụ thể là công suất laser, tốc độ dịch chuyển của các trục, bề dày vỏ của mẫu, chiều cao của mỗi lớp và mật độ điền đầy. Các loại kỹ thuật tối ưu hóa khác nhau đã được xem xét cho nghiên cứu này và loại phù hợp đã được xác định để tối ưu hóa các tham số. Cần phải hiểu ảnh hưởng của các tham số ảnh hưởng đến độ bền kéo của mẫu trong khi chế tạo bằng SLS. Bên cạnh đó, việc tìm ra các giá trị tối ưu của chúng để tăng và tối ưu hóa độ bền kéo của mẫu là rất quan trọng và cần thiết. 1.3. Tính cấp thiết của đề tài - Công nghệ in 3D - Vật liệu bền (SLS) là công nghệ duy nhất trong tất cả các công nghệ in 3d cho phép tạo ra các sản phẩm mẫu thực tế có tính hóa học và vật lý tương đương vật liệu gốc. Các ứng dụng chịu nhiệt cao và không phản ứng với hóa chất. Các mẫu được in bằng công nghệ SLS này thường là những mẫu thử nghiệm chức năng, thử nghiệm chất liệu hoặc sử dụng ngay trong các trường hợp cần thay thế, sửa chữa. - Các yêu cầu chất lượng, độ bền của một sản phẩm được tạo ra từ công nghệ in 3D SLS cao nhưng nghiên cứu còn hạn chế ở Việt Nam. - Tìm hiểu các thông số in phù hợp và tối ưu hóa các tham số cho quá trình in 3D là cấp thiết, giúp hiểu được rõ ràng, trực quan hơn các thông số trong in 3D SLS, từ đó phát huy được tính ưu việt của sản phẩm. - Đề tài là tiền đề để có thêm các nghiên cứu sâu hơn về công nghệ này. 1.4. Mục tiêu của đề tài Tìm được các thông số in phù hợp và viết được GCODE để in mẫu kiểm nghiệm độ bền kéo. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và tổng hợp tài liệu: Thu thập, phân tích và biên dịch tài liệu liên quan tới công nghệ in 3D Laser bột: đảm bảo tính đa dạng, đa chiều và tận dụng được các kết quả của các nghiên cứu mới nhất, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. - Phân tích thực nghiệm: Dựa trên các kết quả và thất bại trong thực nghiệm, lựa chọn được thông số để in sản phẩm ổn định nhất nhằm phục vụ việc in các mẫu thử để kiểm nghiệm độ bền kéo. Từ đó giúp cho quá trình kiểm nghiệm đạt kết quả tốt. - Kiểm nghiệm và thống kê số liệu. - So sánh đối chiếu. - Tham vấn ý kiến chuyên gia. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2