Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu triển khai kỹ thuật chế tạo vào các chuyên ngành cơ khí
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu triển khai kỹ thuật chế tạo vào các chuyên ngành cơ khí" nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức về các loại vật liệu, cụ thể hơn là về tính chất, các dạng thù hình, công dụng, các khái niệm cơ bản và qua đó đọc hiểu được các ký hiệu vật liệu cơ khí theo TCVN, tiêu chuẩn quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu triển khai kỹ thuật chế tạo vào các chuyên ngành cơ khí
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI KỸ THUẬT CHẾ TẠO VÀO VIỆC ĐÀO TẠO CÁC CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: SV2020-47 S KC 0 0 7 3 9 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI KỸ THUẬT CHẾ TẠO VÀO VIỆC ĐÀO TẠO CÁC CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ SV2020 - 47 Chủ nhiệm đề tài: Lữ Hoàng Khang TP Hồ Chí Minh, 08/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI KỸ THUẬT CHẾ TẠO VÀO VIỆC ĐÀO TẠO CÁC CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ SV2020 - 47 Thuộc nhóm ngành khoa học: Cơ Khí Chế Tạo Máy SV thực hiện: Lữ Hoàng Khang Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 18104020, Cơ khí chế tạo máy Năm thứ: 02 /Số năm đào tạo:04 Ngành học: Kỹ Thuật Công Nghiệp Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Hồng Nga TP Hồ Chí Minh, 08/2020
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................3 2.1. Khái niệm cơ bản ....................................................................................................3 2.2. Kỹ thuật biên soạn, nghiên cứu: .........................................................................10 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................15 3.1. Nội dung tài liệu nghiên cứu ................................................................................15 3.2. Trang Web Kỹ Thuật Chế Tạo ...........................................................................19 3.3. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm kỹ thuật chế tạo .................................................20 3.4. Từ điển kỹ thuật chế tạo .......................................................................................47 3.5. Sách nói kỹ thuật ...................................................................................................47 3.6. Đánh giá kết quả đạt được ...................................................................................47 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................47
- Lời cảm ơn Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều Thầy Cô trong trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách,báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở trong trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và các trường Đại học khác và tài liệu tiếng anh. Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên trong Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía nhà nhà trường, bạn bè. Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô TS. Phạm Thị Hồng Nga người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Chúng em xin trân trọng cám ơn Ban Giám Hiệu nhà trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM cùng toàn thể Thầy Cô công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không trácnh khỏi những thiếu sót. Em kính mong quý Thầy Cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài,bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn! Chúc Quý Thầy Cô sức khoẻ dồi dào và luôn luôn nhiệt huyết trong công việc! TP.HCM, ngày 27 tháng 7 năm 2020 Chủ Nhiệm Đề Tài Lữ Hoàng Khang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu triển khai kỹ thuật chế tạo vào các chuyên ngành cơ khí - Chủ nhiệm đề tài: Lữ Hoàng Khang Mã số SV: 18104020 - Lớp: 181040B Khoa: Cơ Khí Chế Tạo Máy - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Đỗ Huỳnh Nhật Huy 18104016 181040B Cơ Khí Chế Tạo Máy 2 Nguyễn Trần Như Ngọc 18104035 181040A Cơ Khí Chế Tạo Máy - Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Hồng Nga 2. Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu triển khai kỹ thuật chế tạo vào việc đào tạo các chuyên ngành cơ khí giúp cho sinh viên học Môn Kỹ Thuật Chế Tạo có cái nhìn tổng quát hơn về môn học từ đó sẽ có nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn về môn học, cũng như các môn học khác có liên quan (Vật Liệu Học, Công Nghệ Kim Loại…) 3. Tính mới và sáng tạo: Sinh viên học môn Kỹ Thuật Chế Tạo sẽ có tài liệu để học tập tốt hơn, nâng cao tính chủ động, thay vì vừa phải sử dụng giáo trình Vật Liệu Học, vừa phải sử dụng giáo trình Công Nghệ Kim Loại. 4. Kết quả nghiên cứu: - Tài liệu nghiên cứu kỹ thuật chế tạo về các loại vật liệu, cơ tính, các phương pháp gia công tạo hình kim loại,… - Bộ câu hỏi trắc nghiệm kỹ thuật chế tạo với nội dung câu hỏi được chọn lọc từ bài nghiên cứu này về vật liệu học, công nghệ kim loại, các phương pháp gia công, các chuyên ngành cơ khí khác. - Trang web kỹ thuật chế tạo giúp thuận tiện tra cứu tài liệu, thông tin cần tìm hiểu. - Sách nói kỹ thuật tạo cảm hứng mới cho người đọc. Từ điển tra cứu kỹ thuật.
- 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng năm Người hướng dẫn (kí, họ và tên)
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Vật liệu là chất hoặc hợp chất được con người dùng để làm ra những sản phẩm khác. Vật liệu là đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo. Trong công nghiệp, vật liệu là những sản phẩm chưa hoàn thiện và thường được dùng để làm ra các sản phẩm cao cấp hơn. Vào những thời kỳ đầu của xã hội loài người, dụng cụ đá được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại vật liệu (mềm hơn) nào khác để thực hiện các nhu cầu hàng ngày của con người và vào thời đó, con người đã biết làm ra các loại hình dáng của đá chỉ bằng việc thực hiện ma sát chúng (phương pháp gia công chủ yếu) để tiện cho việc săn bắt… Càng ngày xã hội loài người càng phát triển, cùng với đó vật liệu cũng được phát hiện và chế tạo đa dạng, ví dụ như: composite, ceramic, polymer… Trong đó hợp kim, kim loại là hai loại vật liệu góp phần phát triển xã hội ngày càng nhanh chóng như ngày nay. Và đi kèm với sự phát triển của các loại vật liệu, thì những phương pháp gia công cũng từ đó mà phát triển theo, ví dụ như: tiện, bào, phay chuốt… Do tính chất và khả năng ứng dụng vào đời sống của vật liệu rất đa dạng nên việc nghiên cứu về vật liệu là hết sức cần thiết. Đặc biệt trong các ngành như: chế tạo máy móc, xây dựng… việc đòi hỏi cao vật liệu về các tiêu chuẩn kỹ thuật để đáp ứng được khả năng của các ngành này rất khắt khe. Vì thế các ngành khoa học vật liệu, công nghệ vật liệu, kỹ thuật vật liệu ngày càng phát triển rộng rãi. Với thời đại công nghiệp hiện nay và sự đa dạng của các lĩnh vực, ngành nghề; đòi hỏi ở vật liệu phải có nhiều tính chất khác nhau. Các phương pháp gia công vật liệu ngày càng đa dạng và hiện đại. Các bài nghiên cứu về vật liệu và phương pháp gia công sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các loại vật liệu chính: tinh thể, kim loại, hợp kim…cùng với đó là tính chất của chúng, và các biện pháp gia công vật liệu phổ biến ngày nay. Với lượng kiến thức của các bài nghiên cứu mang lại sẽ giúp cho sinh viên có thể lựa chọn được những loại vật liệu, những biện pháp gia công phù hợp với nhu cầu sử dụng Để đáp ứng nhu cầu đó và theo sự thay đổi chương trình đào tạo 132 tín chỉ, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài về môn kỹ thuật chế tạo để đáp ứng nhu cầu chung của nhà trường (Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) 1
- Bài nghiên cứu sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức về các loại vật liệu, cụ thể hơn là về tính chất, các dạng thù hình, công dụng, các khái niệm cơ bản và qua đó đọc hiểu được các ký hiệu vật liệu cơ khí theo TCVN, tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ về vật liệu, bài nghiên cứu còn cung cấp thông tin về các phương pháp tạo hình kim loại, các phương pháp gia công phổ biến để giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng thể về vật liệu và lựa chọn những phương pháp gia công thích hợp cho từng loại vật liệu 1.2. Mục tiêu đề tài Nghiên cứu đề tài theo nhu cầu chung của nhà trường để đáp ứng được các chuẩn của ngành học. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Gồm các phương pháp chính như sau: Phương pháp tìm, đọc, hiểu: Tìm kiếm các giáo trình, luận án, bài viết liên quan đến nội dung nghiên cứu. Dịch thuật các tài liệu, bài báo, giáo trình nước ngoài liên quan đến nội dung nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: Chắt lọc các nội dung cần thiết và phù hợp với yêu cầu của nội dung đề tài Tổng hợp tài liệu và đảm bảo đạt được độ chính xác cao. Phương pháp tham khảo tài liệu: tiến hành thu thập tài liệu, báo chí, tập chí có nội dung liên quan, phân tích và chọn lọc ra nội dung phù hợp với đề tài. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nguyên tắc, quy định về bài nghiên cứu khoa học Tài liệu về vật liệu chế tạo, phương pháp gia công có liên quan Các tính chất, tạo hình của kim loại. Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu đáp ứng kiến thức cơ bản cho các ngành trong Khoa Cơ khí Chế tạo máy – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM 2
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm cơ bản 2.1.1. Tài liệu nghiên cứu Một trong những công cụ quan trọng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đó chính là tài liệu nghiên cứu. Tài liệu nghiên cứu là những học liệu dùng cho quá trình nghiên cứu. Việc sử dụng tài liệu nghiên cứu nhằm mục tiêu lĩnh hội tri thức một cách nhanh và đầy đủ nhất, và nó cũng giữ một vị trí đáng kể trong việc nắm vững kiến thức và phát huy tính tích cực hoạt động trí tuệ của người nghiên cứu. 2.1.2. Các loại tài liệu nghiên cứu Tài liệu nghiên cứu được chia thành nhiều loại tuỳ theo tính chất hay chức năng riêng biệt. Tài liệu nghiên cứu có thể tồn tại ở dạng tài liệu in (bản cứng) hoặc được số hóa hoặc tài liệu điện tử (tài liệu dạng file trên máy tính). Thông thường, đối với sinh viên, có những loại tài liệu học tập sau đây: a. Tài liệu nghiên cứu khoa học: Là những tài liệu nghiên cứu cơ bản, chung, chính thống, bắt buộc đối với mọi sinh viên khi nghiên cứu. Tài liệu giáo dục (bao gồm cả tài liệu điện tử, tài liệu dịch; sau đây gọi tắt là tài liệu nghiên cứu khoa học) là một dạng của tài liệu nghiên cứu chính dùng cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu, có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Cấu trúc của tài liệu nghiên cứ khoa học Tài liệu nghiên cứu có cấu trúc gồm: - Trang bìa - Trang bìa phụ - Lời nói đầu: Trình bày đối tượng sử dụng, mục đích yêu cầu khi sử dụng, cấu trúc nội dung, điểm mới của tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn cách sử dụng, phân công nhiệm vụ của tác giả biên soạn. - Nội dung chính: Trình bày các chương, mục, tiểu mục và nội dung chi tiết của từng chương, mục, tiểu mục, nội dung thảo luận xêmina, câu hỏi ôn tập, bài tập, các nhiệm vụ tự nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu từng chương. - Phụ lục (nếu có). - Tài liệu tham khảo 3
- - Mục lục Ngôn ngữ dùng để biên soạn tài liệu nghiên cứu - Ngôn ngữ dùng để biên soạn tài liệu là tiếng Việt. - Tài liệu một số môn học của cơ sở giáo dục đại học thực hiện chươngtrình tiên tiến, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và một số chương trình đào tạo khác giảng dạy bằng tiếng nước ngoài được biên soạn bằng tiếng nước ngoài. Hình thức trình bày tài liệu Soạn thảo văn bản - Tài liệu sử dụng phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái: 3,5 cm; lề trên: 2,5cm; lề dưới: 3,0cm; lề phải: 2,0cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Không gạch ngang hoặc để các tít ở đầu mỗi trang. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, (nên hạn chế trình bày theo cách này). - Bản thảo giáo trình nộp để Nhà trường tổ chức xuất bản được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297mm). Mỗi tiết được viết trong khoảng 1,5 đến 2 trang đánh máy, trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn nhưng không quá 4 trang. Chương, mục, tiểu mục - Các chương được ghi bằng chữ số Arập, dưới chương là các mục gồm hai chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. - Quy định kích thước (theo font chữ unicode) của các chương, mục, tiểu mục được thể hiện trong Bảng 1. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình, công thức... - Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình, công thức... phải gắn với số chương: ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Tổng cục thống kê 4
- 2010”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông hường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này. Các bảng dài hoặc hình vẽ lớn có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng hoặc hình vẽ. - Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210mm. Chú ý gấp trang giấy này (minh hoạ ở Hình 1) sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này. - Trong mọi trường hợp, 4 lề bao quanh phần văn bản và bảng biểu vẫn như quy định ở trên. - Trong tài liệu nghiên cứu các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ trong văn bản quy định. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “…được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “(xem Hình 3.2)” mà không được viết “. được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của sau”. Hình 2.1: Cách gấp trang giấy rộng hơn 210mm - Việc trình bày các công thức, phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn tài liệu, đề cương bài giảng, đề cương nghiên cứu. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của tài liệu hoặc đề cương. - Tất cả các phương trình/công thức cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. - Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3). 5
- Viết tắt Không lạm dụng việc viết tắt trong tài liệu và đề cương. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu tài liệu, đề cương có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo A B C) ở phần đầu. Yêu cầu chung về tài liệu nghiên cứu 1. Tài liệu cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. 2. Nội dung tài liệu phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. 3. Kiến thức trong tài liệu được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ. 4. Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn tài liệu phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành. 5. Cuối mỗi chương tài liệu phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành. 6
- 6. Hình thức và cấu trúc của tài liệu đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học. Quy trình tổ chức biên soạn tài liệu nghiên cứu 1. Trên cơ sở đề nghị của Khoa, Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức biên soạn tài liệu nghiên cứu để phục vụ giảng dạy, học tập cho các lĩnh vục nghiên cứ trong chương trình đào tạo của Khoa. 2. Hội đồng Khoa học - Đào tạo Khoa đề xuất với Hiệu trưởng thành lập Ban biên soạn tài liệu nghiên cứu hoặc giao nhiệm vụ trực tiếp cho cá nhân nhà khoa học có trình độ, đúng chuyên môn và kinh nghiệm biên soạn tài liệu nghiên cứu. 3. Ban biên soạn tài liệu nghiên cứu hoặc cá nhân nhà khoa học chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo đề cương chi tiết tài liệu nghiên cứu từng lĩnh vực và báo cáo Hội đồng Khoa học - Đào tạo Khoa. 4. Hiệu trưởng duyệt đề cương chi tiết tài liệu nghiên cứu môn học và giao nhiệm vụ cho Ban biên soạn hoặc cá nhân nhà khoa học thực hiện biên soạn tài liệu nghiên cứu. 5. Ban biên soạn tài liệu nghiên cứu hoặc cá nhân nhà khoa học chịu trách nhiệm biên soạn gtài liệu theo đề cương đã được duyệt. 6. Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu nghiên cứu. Hội đồng thẩm định giáo trình tổ chức thẩm định tài liệu nghiên cứu khoa học đã biên soạn, báo cáo ý kiến đánh giá của Hội đồng lên Hiệu trưởng. 7. Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng thẩm định, Hiệu trưởng xem xét, quyết định đưa tài liệu nghiên cứu khoa học in ấn, xuất bản. 8. Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Khoa, Hiệu trưởng xem xét, quyết định việc tiếp thu, chỉnh lý tài liệu nghiên cứu đang sử dụng cho phù hợp với thực tiễn. Về việc sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học 1. Cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu nghiên cứu khoa học để sử dụng để sử dụng, đảm bảo mỗi quá trình nghiên cứu khoa học có tài liệu nghiên cứu phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. 7
- 2. Các tài liệu đã xuất bản, cơ sở giáo dục đại học có thể bán, cho thuê, cho mượn… để phục vụ giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên theo Luật Xuất bản và các quy định hiện hành. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của tác giả Trách nhiệm, nghĩa vụ: - Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của tài liệu, chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn của chủ biên hoặc đồng chủ biên và Hội đồng Khoa học - Đào tạo Khoa trong quá trình biên soạn tài liệu nghiên cứu và về bản quyền tác giả theo quy định hiện hành của Nhà nước; - Tác giả có nghĩa vụ tuân thủ các phân công công việc của chủ biên, đảm bảo trung thực và làm việc khoa học đối với phần được phân công viết, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thời gian, sử dụng ngôn ngữ, văn phong… thống nhất chung của toàn bộ tài liệu nghiên cứu, thực hiện biểu quyết theo đa số. Quyền lợi: - Tác giả được hưởng các chế độ nhuận bút, bản quyền tác giả theo quy định hiện hành của Nhà nước; - Tác giả được ưu tiên khai thác những tài liệu, cơ sở dữ liệu các loại của cơ sở giáo dục đại học; - Tác giả được quyền góp ý về cấu trúc, nội dung của các phần không được phân công viết trong tài liệu nhưng phải tuân thủ quyết định của chủ biên hoặc đồng chủ biên. Quy trình lựa chọn, duyệt tài liệu Các cơ sở giáo dục đại học không đủ điều kiện tổ chức biên soạn tài liêu nghiên cứu thì Hiệu trưởng tổ chức lựa chọn, duyệt tài liệu nghiên cứu phù hợp với chương trình trình đào tạo để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức. 1. Hội đồng Khoa học - Đào tạo Khoa đề xuất danh mục các tài liệu nghiên cứu cần đưa vào giảng dạy, học tập theo chương trình đào tạo để trình Hiệu trưởng xem xét, tổ chức lựa chọn ttafi liệu phù hợp với chương trình đào tạo. 2. Hiệu trưởng thành lập Hội đồng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, duyệt danh mục tài liệu nghiên cứu để đưa vào sử dụng chính thức trong nhà trường. 3. Căn cứ ý kiến của Hội đồng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, Hiệu trưởng xem xét và quyết định chọn tài liệu nghiên cứu đã lựa chọn để phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. 8
- 4. Hiệu trưởng có trách nhiệm xin phép chủ biên, tập thể tác giả hoặc cá nhân nhà khoa học và cơ sở đào tạo đã biên soạn tài liệu nghiên cứu để được sử dụng tài liệu nghiên cứu theo quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. 5. Hiệu trưởng quy định số lượng thành viên hội đồng và tổ chức hoạt động của Hội đồng lựa chọn tài liệu nghiên cứu bằng văn bản b. Tài liệu tham khảo, đọc thêm: Là những tài liệu dùng để bổ sung, đào sâu, mở rộng tri thức cho từng mục hay từng chương, từng phần nghiên cứu. - Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo.... - Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và với người viết báo cáo (phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn...). Có hai cách trích dẫn phổ biến nhất là trích dẫn theo “tên tác giả - năm” (hệ thống Havard) và trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver) là cách hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lựa chọn. - Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn). c. Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu Là những tài liệu có chức năng hướng dẫn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu như đề cương bài giảng, ngân hàng câu hỏi, sổ tay sinh viên … d. Sách tra cứu: Là những tài liệu dùng để tra cứu như: từ điển, sổ tay tra cứu, các danh mục, các bảng thống kê, bảng tra… e. Báo, tạp chí chuyên ngành: Là những tài liệu khoa học dùng để tham khảo hay nghiên cứu chuyên sâu, như các bài báo, tạp chí khoa học và công nghệ, tạp chí cơ khí, tạp chí điện điện tử… f. Sách nghiên cứu: 9
- Là những công trình khoa học hay chuyên khảo dùng tham khảo chuyên sâu về một lĩnh vực. g. Bài giảng Bài giảng là tài liệu giúp sinh viên chủ động nghiên cứu: chuẩn bị bài trước khi đến lớp, giảm thời gian trình bày bảng của Giảng viên và ghi chép của sinh viên, thúc đẩy việc đổi mới dạy học theo tinh thần thầy thiết kế, trò thi công. - Bài giảng không phải là giáo trình, không đưa toàn bộ nội dung kiến thức cần truyền đạt vào bài giảng, sẽ làm sinh viên nghe giảng thụ động, học thụ động. - Bài giảng định hướng cho sinh viên những mục tiêu cần đạt được của bài học, tóm tắt các đề mục chính, các khái niệm, từ khóa, hình vẽ, sơ đồ, chỉ ra các tài liệu tham khảo cụ thể và các bài tập phải hoàn thành. Mặc dù tồn tại ở dạng nào thì tài liệu nghiên cứu khoa học vẫn là tài liệu quan trọng nhất nhằm cụ thể hoá nội dung chương trình nghiên cứu thông qua hệ thống các bài nghiên cứu đã học. 2.2. Kỹ thuật biên soạn, nghiên cứu: Song song với việc chuyển đổi xu hướng đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, đổi mới phương pháp dạy - học là một yêu cầu bức thiết. Làm sao cắt giảm giờ lên lớp mà vẫn đảm bảo được nội dung và chất lượng học tập là vấn đề được đặt ra đối với sinh viên hiện nay. Giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ phía giáo viên và học viên. Vì vậy, tài liệu nghiên cứu là một yếu tố quan trọng chi phối đến phương pháp cũng như hiệu quả học tập 2.2.1. Phần tổng quan Phần tổng quan cần làm rõ được giúp người nghiên cứu xác định được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của lĩnh vực nghiên cứu, chỉ ra cho họ thấy những công việc mà họ phải làm để tiếp cận nội dung kiến thức, kĩ năng đối với lĩnh vực đó. Để đạt được điều đó, phần tổng quan cần nêu rõ: 1. Đối tượng sử dụng tài liệu 2. Thời gian, kế hoạch thực hiện chương trình học 3. Mục tiêu của tài liệu: - Về kiến thức, người nghiên cứu sẽ có được hiểu biết gì từ tài liệu; - Về kĩ năng, người nghiên cứu sẽ có được kĩ năng gì qua tài liệu; 10
- - Về nhận thức, học viên có được sự chuyển biến gì về suy nghĩ, tình cảm sau khi tìm hiểu tài liệu. 4. Những nội dung chính của tài liệu: Nêu khái quát các chủ đề chính và thời lượng dành cho từng chủ đề. Ví dụ: Chủ đề 1 / nội dung, số tiết Chủ đề 2 / nội dung, số tiết… 5. Hình thức đánh giá: Tài liệu nêu rõ hình thức đánh giá và kế hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể đối với lĩnh vực nghiên cứu. Điều này có thể giúp sinh viên chủ động trong kế hoạch nghiên cứu khoa học của mình. 6. Tài liệu tham khảo, bao gồm nguồn tài liệu từ sách vở hay tìm kiếm qua mạng 7. Cách sử dụng tài liệu nghiên cứu 2.2.2. Nội dung các chủ đề Mỗi chủ đề là một tiểu hệ thống trong toàn tài liệu, cần được biên soạn theo một mô thức chung: Giới thiệu Hoạt động Thông tin cơ bản Đánh giá Thông tin phản hồi Tài liệu tham khảo cụ thể a. Giới thiệu chung Phần Giới thiệu được đặt trước mỗi chủ đề. Phần định hướng chung từng chủ đề là một hoạt động nàm trong chíến lược định hướng vi mô. Tương tự lời giới thiệu tổng quan, phần giới thiệu chủ đề bộ phận cần nêu rõ thời gian, mục tiêu cụ thể mà sinh viên đạt được về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với từng chủ đề. Tuy nhiên khác với phần định hướng tổng quan, phần định hướng chủ đề được nêu cụ thể hơn, chi tiết hơn. Điều cần chú ý là các mục tiêu này bao giờ cũng được xây dựng dựa trên yêu cầu chung của tài liệu. Mục đích, nhiêm vụ chung của tài liệu là cái trục mà các chủ đề bộ phận phải xoay quanh và không được phép xa rời cái trục ấy. Ngoài ra, để sinh viên thấy được tính hệ thống chương trình, phần này có thể chỉ ra vị trí của chủ đề trong toàn bộ tài liệu, mối liên quan giữa chủ đề này với chủ đề khác. Phần giới thiệu chung và phần tổng quan không nên viết quá dài. Cách viết ngắn gọn nhưng mạch lạc sẽ tập trung được sự chú ý ở người học. Sau đây là một minh hoạ về cách viết lời giới thiệu được trích từ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục năm 2010 - Ngữ dụng học: “Chủ đề này hoàn thành trong 3 tiết. Qua chủ đề này, học viên có thể trình bày được khái niệm chiếu vật, phân biệt được nghĩa biểu vật và nghĩa chiếu 11
- vật; xác định và phân tích được các phương thức chiếu vật cơ bản trong tiếng Việt. Qua đó, nhận thức rõ vai trò của chiếu vật trong giao tiếp nói chung, trong hội thoại nói riêng. Đồng thời, có ý thức sử dụng ngôn ngữ sao cho đạt hiệu quả.” b. Hoạt động Hoạt động là công việc học viên phải làm để tiếp cận tri thức. Việc biên soạn các hoạt động được dựa trên ý chính của đề mục. Việc thiết kế hoạt động tự nghiên cứu của học viên tương tự như việc thiết kế thao tác hướng dẫn giảng dạy của người giáo viên trên bục giảng, có điều hình bóng của người thầy ở đây ẩn đi, và học viên phải tự tiến hành các hoạt động. Có nhiều thủ pháp thiết kế các hoạt động như: - Đặt câu hỏi (với nhiều dạng khác nhau: so sánh, giải thích, trình bày, phân tích…), xây dựng tình huống, hướng dẫn thí nghiệm (hay trải nghiệm)... Thông qua việc trả lời các câu hỏi, giải quyết các tình huống, quan sát các thí nghiệm, học viên tiếp cận tri thức một cách tích cực, chủ động, đồng thời phát triển khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo, nâng cao kĩ năng giao tiếp, hợp tác, kĩ năng tự nghiên cứu, từ đó khiến học viên càng thêm tư tin vào chính bản thân mình trong quá trình học tập nghiên cứu ở giảng đường đại học và cả bước đường làm việc mai sau. Nhà giáo dục học Jim Wingate viết: “Người học quan sát giáo viên trình bày những gì giáo viên biết, đó không phải là cách học thực sự. Người học quan sát người khác học để khám phá điều mình chưa biết, đó mới là học thực sự”. Thật vậy, thông qua quan sát, trải nghiệm, kiến thức thu được mới có cơ sở chắc chắn, vững bền. Sau đây là một minh hoạ cho hoạt động dạy học “Kiểm tra miệng” của tác giả Hoàng Thị Tuyết, trích trong mô đun Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học, 2006: - Làm việc nhóm: Dựa vào sơ đồ dưới đây, bạn hãy diễn giải các tính chất của kiểm tra miệng trong nhà trường: Từng cá nhân đọc phần 5.2.2 “Tính chất và nguyên tắc thực hiện kiểm tra miệng” ở phần tài liệu, rồi trao đổi ý kiến với bạn cùng nhóm về hai vấn đề sau đây: - Mối quan hệ giữa ba tính chất nhận thức: ghi nhớ - tái hiện đơn giản, ghi nhớ tái hiện sáng tạo, ghi nhớ - vận dụng – giải quyết vấn đề. - Nêu một số hoạt động trong kiểm tra miệng nhằm minh hoạ cho mỗi tính chất ấy. 12
- Xem cảnh kiểm tra miệng thứ nhất và kiểm tra miệng thứ hai trong băng hình, sau đó thảo luận nhóm theo hai câu hỏi sau đây: - Những kĩ năng và thái độ nào của học sinh được đo lường qua một phần kiểm tra miệng mà các bạn đã xem? - Điều gì dẫn đến sự khác nhau trong kết quả đánh giá trên cùng một bài học? Đối với hoạt động thí nghiệm hay trải nghiệm, có mấy nguyên tắc thiết kế hoạt động mà giáo viên cần chú ý để tài liệu hướng dẫn học tập không là quá khó đối với học viên: Những chỉ dẫn hoạt động hay câu hỏi dẫn dắt phải đi từ cái đã biết đến cái chưa biết. Nếu cần, giáo trình có thể gợi ý học viên xem lại những tài liệu, sách vở đã học, hay những nguồn tài liệu chưa học có liên quan nhưng không quá khó. Câu hỏi không nên quá lớn, nên đi từ đơn giản đến phức tạp, từ chi tiết đến tổng quát, từ cụ thể đến trừu tượng. c. Thông tin cơ bản Thông tin cơ bản là nội dung cốt lõi của đề mục hay đơn vị kiến thức. Do người nghiên cứu đã được quan sát, trải nghiệm nên phần Thông tin cơ bản không cần giải thích nhiều, chỉ cần nêu những nội dung chắt lọc nhất của kiến thức đang nghiên cứu, những nội dung cần thiết để xử lí những vấn đề của thực tế, cần được lưu giữ để làm nền cho việc tiếp thu những kiến thức liên quan hoặc nghiệp vụ sau này. d. Đánh giá. Mục tiêu đánh giá của tài liệu nghiên cứu là giúp người nghiên cứu: - Hiểu rõ hơn thông tin cơ bản. - Đánh giá mức độ hiểu bài học của mình - Điều chỉnh, bổ sung kiến thức của bản thân về bài học - Nối kết được kiến thức đang học với xã hội, giải quyết hay lí giải những hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan. Do vậy kiểm tra, đánh giá phải kịp thời, thiết thực. Đánh giá của giáo trình tự nghiên cứu phải liên tục, nó không chỉ được thiết kế ở cuối quá trình nghiên cứu mà cần được trải đều sau các chủ đề, các đề mục. Nguyên tắc đánh giá là đi từ dễ đến khó, bao gồm cả kiểm tra lí thuyết lẫn thực hành. Hình thức đánh giá cần đa dạng hoá. Tài liệu nghiên cứu có thể sử dụng kết hợp và linh động các hình thức như: - Tự luận (thông qua trình bày, giải thích, phân tích, đánh giá...) - Trắc nghiệm (thông qua các dạng điền khuyết, ghép cột A và B, sắp xếp nội dung kiến thức và khái niệm, chọn câu trả lời đúng nhất, xác định đúng / sai...) - Sơ đồ hoá / 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam
66 p | 1910 | 507
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1488 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1199 | 80
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở tỉnh Bạc Liêu
97 p | 73 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn