Đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC TÊN ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2022.91 Cán bộ hƣớng dẫn : Ths. Hoàng Thị Công Chủ nhiệm đề tài : Phan Giang Nam Lớp : 2005QTNE Hà Nội – 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC TÊN ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV. 2022. 91 Cán bộ hƣớng dẫn : Ths. Hoàng Thị Công Chủ nhiệm đề tài : Phan Giang Nam Thành viên tham gia : Lê Thùy Dƣơng Điêu Thị Huyền Chang Vũ Thị Thạch Thảo Lớp : 2005QTNE Hà Nội – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam đoan đề “Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu do nhóm thực hiện và được sự hướng dẫn Khoa học của Ths. Hoàng Thị Công. Được tiến hành công khai, trung thực, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của chúng tôi, hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của bất cứ đề tài nghiên cứu nào tương tự và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2022
- LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ths. Hoàng Thị Công đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện. Đặc biệt hơn nữa là sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô trong Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội và các bạn sinh viên trong trường nói chung, sinh viên của Khoa nói riêng đã hoàn thành phiếu điều tra tạo điều kiện cho nhóm có thêm dữ liệu hoàn thành đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do chưa có kinh nghiệm và còn hạn hẹp về kiến thức nên công trình không thể tránh khỏi những thiếu sót khi tìm hiểu, trình bày đề tài. Rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp của các quý thầy cô và mọi người để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Chủ nhiệm đề tài Phan Giang Nam
- DANH MỤC VIẾT TẮT SV Sinh viên QTNNL Quản trị nguồn nhân lực BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo TNCS Thanh niên cộng sản QLTG Quản lý thời gian
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng/ biểu Tên bảng Trang đồ Bảng 2.1 Thực trạng vấn đề sử dụng thời gian của sinh viên Khoa Trang 36 QTNNL. Bảng 2.2 Thể hiện mức độ tác động của năng lƣợng đối với bản Trang 44 thân sinh viên Khoa QTNNL. Bảng 2.3 Tỷ lệ ảnh hƣởng của các yếu tố trong năng lƣợng sinh Trang 44 viên Khoa QTNNL. Bảng 2.4 Thể hiện mức độ tác động của thói quen đối với bản thân Trang 46 sinh viên Khoa QTNNL. Bảng 2.5 Thể hiện tỷ lệ tác động của các thói quen đối với bản Trang 46 thân sinh viên Khoa QTNNL. Bảng 2.6 Tác động của tính chất công việc tới kỹ năng quản lý Trang 48 thời gian sinh viên Khoa QTNNL. Bảng 2.7 Mức độ ảnh hƣởng của yếu tố khoa học công nghệ đến Trang 50 kỹ năng quản lý thời gian cũng sinh viên khoa QTNNL. Bảng 2.8 Mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng học tập ảnh hƣởng Trang 51 đến quản lí thời gian của sinh viên Khoa QTNNL. Bảng 2.9 Mức độ ảnh hƣởng của các công cụ tiện ích đến kỹ năng Trang 52 quản lý thời gian của sinh viên khoa QTNNL. Bảng 2.10 Mức độ phổ biến của các công cụ tiện ích đối với sinh Trang 53 viên khoa QTNNL. Bảng 2.11. Mức độ tác động của yếu tố gây xao nhãng đến kỹ năng Trang 54 quản lý thời gian của sinh viên Khoa QTNNL thời gian của sinh viên Khoa QTNNL.
- Bảng 2.12. Tác động của yếu tố gây xao nhãng đến kỹ năng quản lý Trang 55 thời gian của sinh viên Khoa QTNNL. Biểu đồ 2.1 Thói quen sử dụng thời gian của sinh viên Khoa Trang 37 QTNNL. Biểu đồ 2.2 Thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên Khoa QTNNL Trang 38 đối với quản lý thời gian. Biểu đồ 2.3 Thể hiện mức độ tự đánh giá của sinh viên Khoa Trang 40 QTNNL đối với kỹ năng quản lí thời gian của bản thân. Biểu đồ 2.4 Thể hiện mức độ lập kế hoạch của sinh viên Khoa Trang 41 QTNNL. Biểu đồ 2.5 Thể hiện mức độ thiết lập mục tiêu của sinh viên Khoa Trang 42 QTNNL. Biểu đồ 2.6 Mức độ phân bổ thời gian, thiết lập độ ƣu tiên cho công Trang 43 việc của sinh viên Khoa QTNNL. Biểu đồ 2.7 Tác động của các yếu tố gây xao nhãng đối với sinh viên Trang 55 Khoa QTNNL.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................... 8 7. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................ 8 8. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................... 9 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .............................................................. 10 1.1 Những khái niệm liên quan ...................................................................................... 10 1.1.1. Sinh viên................................................................................................................... 10 1.1.2. Thời gian .................................................................................................................. 11 1.1.3. Quản lý thời gian ..................................................................................................... 12 1.1.4. Kỹ năng quản lý thời gian ....................................................................................... 13 1.2. Ý nghĩa quản lí thời gian.......................................................................................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng quản lí thời gian ........................................... 18 1.3.1. Yếu tố chủ quan ...................................................................................................18 1.3.1.1. Năng lượng trong bản thân sinh viên ................................................................ 18 1.3.1.1. Năng lượng trong bản thân sinh viên ................................................................. 18 1.3.1.2. Thói quen trong quản lý thời gian ....................................................................... 19 1.3.2. Yếu tố chủ quan ...................................................................................................24 1.3.2.1. Tính chất công việc............................................................................................... 24 1.3.2.2. Khoa học công nghệ ............................................................................................. 26 1.3.2.3. Môi trường học tập ............................................................................................... 26 1.3.2.4. Công cụ và tiện ích quản lý thời gian .................................................................. 28 1.3.2.5. Yếu tố gây xao nhãng, phân tâm ......................................................................... 29 Tiểu kết chƣơng I ............................................................................................................. 30
- CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .............................................................. 32 2.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội ........................................ 32 2.1.1. Khái quát thông tin về trường Đại học Nội vụ Hà Nội .....................................32 2.1.2. Giới thiệu khái quát về Khoa Quản trị nguồn nhân lực ...................................34 2.1.2. Giới thiệu khái quát về sinh viên của Khoa Quản trị nguồn nhân lực ............35 2.2.2. Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực ...................................................................................................................................39 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh ........ 44 viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội. ........................ 44 2.3.1. Yếu tố chủ quan ...................................................................................................44 2.3.1.1. Năng lượng trong bản thân sinh viên ................................................................. 44 2.3.1.2. Thói quen trong quản lý thời gian sinh viên ....................................................... 45 2.3.2. Yếu tố khách quan ............................................................................................... 48 2.3.2.1. Tính chất công việc............................................................................................... 48 2.3.2.2. Khoa học công nghệ ............................................................................................. 49 2.3.2.3. Môi trường học tập ............................................................................................... 51 2.3.2.4. Công cụ và tiện ích quản lý thời gian .................................................................. 52 2.3.2.5. Yếu tố gây xao nhãng, phân tâm ......................................................................... 54 2.4. Đánh giá chung ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến sử dụng thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội................. 57 2.4.1. Tác động tích cực ................................................................................................ 57 2.4.2. Tác động tiêu cực ................................................................................................ 58 Tiểu kết chƣơng II ........................................................................................................... 60 CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............................................................... 61 3.1. Các giải pháp............................................................................................................. 61 3.2. Kiến nghị ................................................................................................................... 68 3.2.1. Kiến nghị với Nhà trƣờng ..................................................................................68
- 3.2.2. Kiến nghị với khoa ............................................................................................. 70 Tiểu kết chƣơng III.......................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 75
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống ngày càng hiện đại với tính cạnh tranh tăng cao đòi hỏi môi trường làm việc năng động, nhiều sức ép thì kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ. Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy hiệu quả, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức họp… Quản lí thời gian có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến thành công của mỗi còn người, giúp chúng ta làm việc với năng suất tốt hơn trong thời gian ngắn hơn, tạo sự cân bằng cho cuộc sống và công việc. Ngoài ra giúp chúng ta biết được chính xác các công việc cần thực hiện, thực hiện được những mục tiêu nhanh hơn, tự tin để tỏa sáng và tăng năng lượng để bứt phá thành công. Biết cách quản lý thời gian sẽ giúp chúng ta có thể sắp xếp các kế hoạch và nhiệm vụ hàng ngày dựa vào mức độ quan trọng và theo thứ tự ưu tiên. Với thời gian biểu có trước các nhiệm vụ quan trọng sẽ được hoàn thành trước từ đó tăng hiệu quả công việc. Khi có kỹ năng quản lý thời gian tốt, sẽ giúp ngăn ngừa việc lãng phí thời gian và năng lượng, tốn ít công sức hơn để hoàn thành công việc vì mọi thứ đều được tổ chức một cách logic, khoa học, theo trình tự ưu tiên. Ngoài ra, quản lý thời gian tốt giúp cho khả năng sáng tạo được nâng cao nhờ những khoảng thời gian trống tiết kiệm được từ việc sắp xếp công việc hợp lý. Biết cách kiểm soát thời gian tốt, bạn không những tránh được áp lực “deadline dí” mà còn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong công việc do có nhiều thời gian để suy nghĩ, đánh giá vấn đề. Bên cạnh đó nó còn giúp bạn loại bỏ thói quen xấu như trì hoãn công việc, không biết nói “không” Đồng thời tạo động lực để bắt tay thực hiện những dự án lớn nhỏ nhờ kế hoạch đã được vạch ra với mục tiêu rõ ràng và thời gian biểu chính xác. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến tác động đến quản lí thời gian của chúng ta có thể là yếu tố chủ quan như: Yếu tố sức khỏe ảnh hưởng khá nhiều đến việc trì hoãn công việc gây mất rất nhiều thời gian, sức khỏe kém sẽ làm cho chúng ta lười làm việc, cảm giác 1
- mệt mỏi, đau nhức, cảm sốt làm chúng ta không tập chung vào công việc dẫn đến chậm tiến độ trong công việc, không đảm bảo được kế hoạch. Ngoài ra còn một số yếu tố bên ngoài tác động đến kỹ năng quản lý thời gian, việc hiểu rõ và tận dụng các yếu tố tác động giúp cho kỹ năng quản lý thời gian được cải thiện tốt hơn. Việc thiếu kĩ năng quản lý thời gian thường dẫn đến tình trạng làm việc với nhiều áp lực, gián tiếp đưa ra những quyết định sai lầm khi không có đủ thời lượng suy xét. Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội với số lượng sinh viên đông nhất trường, điểm đầu vào khá cao. Các sinh viên năng động, sáng tạo, tích cực học tập tham gia các hoạt động của Trường, của Khoa. Tuy nhiên việc sử dụng thời gian chưa hiệu quả lại đang xảy ra phổ biến ở hầu hết các bạn sinh viên của Khoa, lãng phí thời gian, hay không thể cân đối những việc làm trong ngày khiến cho nhiều sinh viên gặp khó khăn. Đặc biệt tình trạng “deadline dí” khiến cho sinh viên căng thẳng hơn mỗi khi đến kì thi kết thúc phần. Một số sinh viên không thể cân đối thời gian học tập, đi làm thêm, ôn thi… Khiến cho kết quả học tập không được tốt, tình trạng vắng học xảy ra hầu hết ở các bộ môn mà lý do chính là do sinh viên thiếu kỹ năng quản lý thời gian và từ đó dẫn đến việc không cân bằng được hoạt động của bản thân. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với quá trình học tập, làm việc sau này. Trong đó kỹ năng “Quản lý thời gian” là một trong những kỹ năng cơ bản, buộc phải có để sinh viên có thể đạt thành tích tốt trong học tập, phân bổ thời gian hợp lý để có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường đối với sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng và sinh viên khắp cả nước nói chung. Nhằm nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng gây lãng phí thời gian giúp thời gian được sử dụng hiệu quả hơn và tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng trên để góp phân nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội và bản thân muốn tìm hiểu rõ hơn về kỹ năng này nên chúng tôi chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, làm đề tài nghiên cứu của mình. 2
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, lĩnh vực khởi nghiệp được các nhà khoa học nghiên cứu khá sớm, có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như sau: Nghiên cứu của Edwin C. Bliss (1976, cập nhật 1993), “Getting Things Done: The ABCs of Time Management” đã cung cấp những cách để quản lí thời gian quý báu được tốt hơn, bằng cách sử dụng các công cụ mà Bliss cung cấp có thể giúp cải thiện hiệu suất và hoàn thành công việc đúng tiến độ, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thay đổi một số thói quen không tốt để cải thiện kỹ năng quản lý thời gian và thái độ tích cực là phương tiện hiệu quả để quản lý thời gian bản thân. Kỹ năng quản lí thời gian là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, trong đó nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu mối liên hệ giữa quản lý thời gian với trạng thái lo âu, căng thẳng (stress), sự hài lòng đối với công việc, hiệu quả làm việc (Macan và cộng sự, 1990; Macan, 1994; Sariisik và cộng sự, 2009; Ghanbarpur và cộng sự, 2013…); Nhiều nghiên cứu khác đi sâu tìm hiểu mối liên hệ giữa quản lý thời gian với thành quả học tập hay điểm số của SV (Britton và Tesser, 1991; Trueman và Hartley, 1996; Kaushar, 2013; Hamzah và cộng sự, 2014;…); Bên cạnh đó, một số tác giả đã thử nghiệm một số chương trình giảng dạy kỹ năng quản lý thời gian và nhận thấy ảnh hưởng tích cực của chương trình giảng dạy giúp tăng hiệu quả làm việc của đối tượng tham gia (McCay, 1959; Macan, 1994; Van Eerde, 2003; Ghanbarpur và Eisazadeh, 2013…). McCay (1959) có thể được xem là người đầu tiên xây dựng và đề xuất một chương trình đào tạo QLTG cho các nhà quản lý và người đi làm dựa trên những nguyên lý cơ bản như: Mang lại cho học viên những hiểu biết sâu sắc về các hoạt động lãng phí thời gian, giúp tăng hiệu quả ngày làm việc thông qua việc hướng dẫn người ta cách lập một kế hoạch hàng ngày, làm thế nào để ưu tiên các nhiệm vụ và cách thức xử lý các nhiệm vụ đột xuất. 3
- Chương trình của McCay được bổ sung, hoàn thiện và vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Drucker P.F. (1966) cho rằng QLTG là dựa trên một giả định rằng việc ghi chép, kiểm soát và tối ưu hóa một lượng thời gian nào đó có thể giúp một người sử dụng hiệu quả thời gian của mình. Lakein (1973) trong tác phẩm “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” (How to Get Control of Your Time and Your Life) đã mô tả việc QLTG trước hết bắt đầu với việc mỗi người xác định những nhu cầu và mong muốn của bản thân, sau đó phân loại chúng theo mức độ quan trọng. Những hành động cụ thể bao gồm xác định mục tiêu để đạt được những nhu cầu hay mong muốn đó và dành ưu tiên cho những nhiệm vụ cần thiết để đạt được chúng. Khi đó, những nhiệm vụ quan trọng nhất được bố trí với lượng thời gian và những nguồn lực sẵn có bằng việc lập kế hoạch, lập thời gian biểu cũng như lập danh mục công việc cần làm. Mackenzie (1974) đã phát triển một chiến lược QLTG, được tạo nên từ sự kết hợp của những thủ thuật hoặc các nguyên tắc, một vài trong số đó có thể kể đến là: lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu và ưu tiên, tự đưa ra thời hạn để hoàn thành công việc và rèn luyện khả năng tự kiểm soát, tiên liệu và sử dụng linh hoạt thời gian, tập trung mọi nỗ lực, biết giao việc, kiểm soát những khủng hoảng, làm giảm đến mức tối thiểu các nhiệm vụ thường ngày không hướng đến việc hoàn thành công việc và tránh những thông tin kém giá trị. Porter (1978) đã đưa ra 3 quy luật giúp cho một người QLTG của mình hiệu quả, bao gồm: Biết được thời gian của mình trải qua như thế nào và ở đâu; Xác định những nhiệm vụ là thiết yếu đối với công việc, những nhiệm vụ không quan trọng có thể loại bỏ, những công việc bản thân có thể làm hiệu quả hơn và những công việc có thể giao cho người khác; Lập kế hoạch thời gian của mình và tính toán lượng thời gian đủ để thực hiện hiệu quả những công việc đã lên kế hoạch. 4
- Những tác giả được giới thiệu ở trên đề cập đến những kỹ thuật hoặc các phương pháp giúp một người quản lý được thời gian của mình cũng như sử dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Tuy nhiên, các học thuyết và quan điểm nêu trên chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết tạo cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau này, mà chưa đi sâu nghiên cứu chính thức về QLTG cũng như những ảnh hưởng của nó đến các mặt hoạt động của con người như: hiệu quả công việc, kết quả học tập, trạng thái tinh thần hay thậm chí là chất lượng cuộc sống... 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Đề tài: “Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” phân tích trên góc nhìn thói quen sử dụng thời gian” của Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và Huỳnh Văn Sơn đã chỉ ra thực trạng kĩ năng và những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng quản lý thời gian của sinh viên trường, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối nhà trường, giảng viên và sinh viên nhằm phát triển kỹ năng, giúp sinh viên có định hướng, kế hoạch quản lý phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong việc quản lý, sử dụng thời gian của mình. Diễn giả - TS Lê Thẩm Dương trong buổi nói chuyện về đề tài kỹ năng làm - việc nhóm và quản lý thời gian tháng 7/2015, cho rằng điều đầu tiên làm nên chiến thắng là bạn phải biết mình đang ở đâu và điểm yếu của bạn là gì, cũng theo đó, diễn giả cho rằng có bốn nguyên tắc để quản trị thời gian hiệu quả ý chí, thái độ lao động (độ chăm chỉ), phương pháp lao động và trí tuệ. Trường doanh nhân Pace trong chương trình đào tạo kỹ năng quản lý thời gian" khai giảng ngày 28/11/2015 đã đưa ra năm nguyên tắc vàng trong quản lý thời gian. Hữu hạn – không thể thay đổi; Bắt đầu; Tối ưu hóa; Kẻ đánh cắp. Trong nghiên cứu: “Kỹ năng quản lý thời gian”, tác giả Lê Văn Luyện. Nghiên cứu đã làm rõ về cơ sở lý luận, sự cần thiết của QLTG và phương thức quản lý thời gian, từ đó đưa ra các giải pháp để QLTG được hiệu quả hơn. 5
- Đề tài: “Giải pháp nâng cao quản lý thời gian cho sinh viên trưởng Đại học Nội vụ Hà Nội cơ sở miền Trung” của Vũ Thị Hiền. Đã đưa ra giải pháp để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên, là do chưa có đủ kỹ năng chưa có hiệu quả cao trong việc quản lý thời gian. Hội thảo chuyên đề “Kỹ năng quản lý thời gian” tổ chức tại trung tâm đào tạo SHTP TRAINING. Cô Nguyễn Thị Thu Huyền – giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã hướng dẫn các phương pháp hiệu quả về cách quản lý thời gian thông qua các tình huống, các bài tập nhóm. Tại Việt Nam, các nghiên cứu Khoa học về vấn đề này còn ít, tuy nhiên có khá nhiều tài liệu được biên soạn, biên dịch dưới dạng sách tham khảo hoặc sổ tay rèn luyện kỹ năng, trong đó chủ yếu hướng đến đối tượng là các nhà quản lý, lãnh đạo hoặc nhân viên đi làm chưa có nhiều tài liệu bàn về việc hình thành kỹ năng QLTG cho SV. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa về cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian. Phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đề xuất và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng quản lý thời gian. 6
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian: Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Về phạm vi về thời gian: từ năm 2019-2021. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Các giáo trình, tài liệu liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian. + Các bảng biểu thống kê liên quan đến quản lý thời gian của sinh viên. Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp + Dựa vào các tài liệu tìm được tổ hợp, phân tích để xây dựng cơ sở lí luận về những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian. + Dựa vào bảng thống kê về mức phân chia thời gian cho các hoạt động của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân từ đó tổng hợp, so sánh và dùng các chỉ số tuyệt đối, tương đối để đưa ra các nhận xét phù hợp. Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến khởi nghiệp của sinh viên. Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những lý thuyết cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đó, tiếp thu, kế thừa những thông tin có liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên hiện nay. 7
- - Phương pháp quan sát Quan sát các vấn đề liên quan tới các vấn đề trong việc quản lý thời gian của sinh viên. Quan sát để tìm hiểu, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên. - Phương pháp khảo sát Thu thập thông tin sinh viên trên diện rộng thông qua bảng hỏi. Xuất phát từ nội dung nghiên cứu đã được xác định, xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát 250 sinh viên Khoa QTNNL, trường Đại học Nội vụ Hà Nội để thu thập dữ liệu cụ thể nhằm nâng cao tính thuyết phục cho đề tài. - Phương pháp thống kê Khoa học Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá các kết quả thu thập được bằng các phương pháp nêu trên. 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 01: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Giả thuyết 02: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng thuận chiều với hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 7. Đóng góp mới của đề tài Đóng góp về mặt lý luận: Đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên. Đóng góp về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá thực trạng về những về những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực và đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 8
- Đề tài giúp sinh viên Khoa QTNNL, trường Đại học Nội vụ Hà Nội nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian, đồng thời áp dụng nó để quản lý thời gian của bạn thân được tốt hơn. Đề tài cũng đề xuất các giải pháp giúp phần nào cải thiện được kỹ năng quản lý thời gian, giúp các sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực nói riêng và sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung học tập và làm việc có hiệu quả cao hơn. Công trình nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các tác giả khác. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài lời cảm ơn, mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu và nội dung mở đầu đề tài bao gồm 3 nội dung chính: Chương I. Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương II. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội 9
- CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN 1.1 Những khái niệm liên quan 1.1.1. Sinh viên Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học. Theo Điều 59 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 quy định: “Người học là người đang học tập và nghiên cứu Khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.” Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. “Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2019”. Vậy sau 03 năm học khi kết thúc cấp giáo dục phổ thông thì đa số các học sinh sẽ là 17-18 tuổi và sau đó có thể lựa chọn tiếp tục việc học lên bậc đại học. Nên có thể nói phần lớn đa số sinh viên sẽ có độ tuổi từ 18-25 tuổi và là những thanh niên trẻ. Sinh viên là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ tri thức, lao động kỹ thuật cao của đất nước. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên sinh viên luôn là lực lượng năng động sáng tạo và là nguồn nhân lực có chất lượng cao của xã hội. Sinh viên chủ yếu ở vào độ tuổi từ 18-25 với những đặc điểm tâm lí, xã hội đặc chưng cho lứa tuổi này. Từ việc phân tích khái niệm trên có thể thấy sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau: - Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng. - Là lớp người năng động, nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1944 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 419 | 100
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam
92 p | 394 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn