Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thực trạng du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần định hướng phát triển du lịch cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH Mã số: ĐTSV.2023.55 Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Thanh Giang Lớp : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 21C Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Phạm Thị Thƣơng HÀ NỘI, 5/2023 `
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH Mã số: ĐTSV.2023.55 Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Thanh Giang Lớp : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 21C HÀ NỘI, 5/2023 `
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học năm 2022 – 2023 “Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình” là đề tài do tôi tự viết, không sao chép của bất cứ ai. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và có sử dụng tài liệu tham khảo được trích nguồn đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả Trần Thị Thanh Giang `
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2022 – 2023, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy Cô trong khoa Quản lý Xã hội đã luôn tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và đăc biệt là Cô Phạm Thị Thương - Giảng viên hướng dẫn, đã luôn quan tâm, đồng hành cung cấp tri thức và kỹ năng để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giảng viên và các bạn để đề tài nghiên cứu khoa học của tôi được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2023 Trần Thị Thanh Giang `
- DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 AOP Tổ chức phi chính phủ Australia 2 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 3 Bộ VH – TT&DL Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 4 CĐDC Cộng đồng dân cư 5 DL Du lịch 6 DLCĐ Du lịch cộng đồng 7 ĐZ Đường dây 8 GTNT Giao thông nông thôn 9 HTX Hợp tác xã 10 IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới 11 KH - UBND Kế hoạch Uỷ ban nhân dân 12 KT – VH – XH Kinh tế - Văn hóa – Xã hội 13 NTM Nông thôn mới 14 SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan 15 Sở VH – TT&DL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 16 Tập đoàn FPT Công ty Cổ phần FPT 17 TH&THCS Trung học và Trung học Cơ sở 18 TNDL Tài nguyên du lịch 19 UBND Uỷ ban nhân dân 20 UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới `
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê dân cư tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ..................................26 Bảng 2.2. Biểu hiện các thành tố trong việc phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ....................................................................................................29 Bảng 2.3. Cơ sở lưu trú là nhà nghỉ trên địa bàn huyện Đà Bắc ...............................36 Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú là nhà nghỉ cộng đồng trên địa bàn huyện Đà Bắc .............36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của việc phát triển du lịch cộng đồng tài huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ....................................................................................................30 Biểu đồ 2.2. Mức độ du khách đi du lịch tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ............31 `
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 5. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................4 6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................5 7. Cấu trúc đề tài...................................................................................................5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ...........................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch cộng đồng .................................6 1.1.1. Trên thế giới ...............................................................................................6 1.1.2. Tại Việt Nam ..............................................................................................8 1.2. Khái niệm về du lịch cộng đồng..................................................................11 1.2.1. Khái niệm du lịch .....................................................................................11 1.2.2. Khái niệm cộng đồng ...............................................................................12 1.2.3. Khái niệm du lịch cộng đồng ...................................................................13 1.3. Điều kiện hình thành và đặc điểm của du lịch cộng đồng ..........................15 1.3.1. Điều kiện hình thành du lịch cộng đồng ..................................................15 1.3.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng .....................................................................17 1.4. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng.....................................................18 1.4.1. Bình đẳng xã hội.......................................................................................18 1.4.2. Tôn trọng bản sắc địa phương, các di sản thiên nhiên .............................18 1.4.3. Chia sẻ lợi ích ...........................................................................................19 1.4.4. Sự hỗ trợ, tham gia của địa phương .........................................................19 1.5. Biểu hiện của du lịch cộng đồng .................................................................19 1.5.1. Cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du khách ............................................19 `
- 1.5.2. Sản phẩm và dịch vụ du lịch cộng đồng...................................................21 Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC – TỈNH HÒA BÌNH ................................................................24 2.1. Khái quát về huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ................................................24 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................24 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................26 2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. .28 2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. ....29 2.2.1. Khái quát chung về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. ............................................................................................29 2.2.2. Biểu hiện cụ thể thực trạng trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. ............................................................................................32 Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................54 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH ..................................................................55 3.1. Định hướng về sản phẩm du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc. ......................55 3.2. Giải pháp phát triển du lịch huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. ........................57 3.2.1. Nâng cao nhận thức về du lịch. ................................................................57 3.2.2. Phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch....................58 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. ............................59 3.2.4. Tăng cường quản lý và đảm bảo chất lượng các tổ chức thực hiện hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. ........................................................................61 3.2.5. Bảo vệ tài nguyên môi trường, hệ sinh thái du lịch. ................................63 3.2.6. Đẩy mạnh thông tin, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. .....................63 3.3. Đề xuất và kiến nghị trong việc phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. ....................................................................................................64 3.3.1. Đối với Sở du lịch tỉnh Hòa Bình .............................................................64 3.3.2. Đối với UBND huyện Đà Bắc ..................................................................65 `
- 3.3.3. Đối với cộng đồng dân cư huyện Đà Bắc.................................................66 3.3.4. Đối với các doanh nghiệp lữ hành ............................................................67 3.3.5. Đối với khách du lịch. ..............................................................................68 Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71 PHỤ LỤC .................................................................................................................73 `
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch đặc biệt được kết hợp giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên do con người tạo ra mang lại nhiều sản phẩm du lịch giá trị cho con người, du lịch cộng đồng đã được hình thành và phát triển lâu đời trên khắp thế giới. Đây là loại hình gắn liền với cộng đồng như bản sắc văn hóa, tự nhiên, con người, thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp và lối sống đặc trưng của mỗi vùng miền. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững mang lại nhiều lợi ích, không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên mà còn bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo của cư dân bản địa. Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, đặc biệt ấn tượng là sự kết hợp độc đáo giữa của 54 dân tộc anh em trong cả nước đã tạo nên môi trường sống và nền văn hóa vô cùng sinh động. Ngày nay, du lịch cộng đồng Việt Nam đã ngày càng mở rộng ra khắp cả nước, trong đó, phát triển mạnh mẽ như khu vực miền núi phía Bắc với Hà Giang, Lai Châu, Mộc Châu – Sơn La, khu vực miền Trung có Nghệ An, Thừa Thiên Huế, … Du lịch ngày càng phát triển tích cực sôi động và thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương, vùng miền, loại hình du lịch này không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư, bên cạnh đó góp phần bảo tồn và phát huy các tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta. Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam phát triển du lịch cộng đồng chưa mang tính đồng bộ, chỉ phát triển ở một số địa điểm du lịch nổi bật, làm cho nhiều khu vực chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng vốn có của vùng như các vùng núi hay các dân tộc thiểu số. Nhà nước và địa phương chưa thực sự quan tâm nhận diện một cách sâu sắc về loại hình du lịch này gây mất cân bằng phát triển ngành du lịch trong cả nước. Huyện Đà Bắc nằm ở phía Tây tỉnh Hòa Bình là huyện có nguồn tài nguyên phong phú, hấp dẫn với địa hình núi rừng, hệ thống hang động kỳ vĩ, các hòn đảo lớn nhỏ trên hồ Hòa Bình đã tạo nên một hệ sinh thái tự nhiên vô cùng đa dạng, `
- 2 phong phú, cộng đồng dân cư nơi đây sống gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, nền văn hóa mang đậm bản sắc các dân tộc như: Tày, Mường, Dao, … Đây là một trong những lợi thế vô cùng to lớn để Đà Bắc phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng. Những năm qua, du lịch tỉnh Hòa Bình nói chung và du lịch huyện Đà Bắc nói riêng đã có nhiều bước tiến mới, mang lại nhiều thay đổi tích cực trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn trong lòng khách du lịch. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu mang tính tổng quan và hệ thống cao về du lịch cộng đồng trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, trong sự phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế, quá trình nghiên cứu vẫn chưa thực sự có hệ thống, chuyên sâu để có thể đề xuất nhiều giải pháp. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” là cần thiết và có ý nghĩa. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mức độ và biểu hiện của hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Về không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 2.2.2. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2018 -2022. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thực trạng du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần định hướng phát triển du lịch cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng `
- 3 - Khảo sát, đánh giá thực trạng quá trình phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất giải pháp, định hướng phát triển du lịch cộng đồng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp dùng để thu thập các thông tin tài liệu về du lịch và du lịch cộng đồng, các tin tức về du lịch tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, đồng thời hệ thống hóa, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến du lịch cộng đồng của các học giả trong và ngoài nước. Từ đó làm rõ và xây dựng tổng quan nghiên cứu đặt ra các vấn đề, lý luận về du lịch cộng đồng và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế Để đạt kết quả trong quá trình nghiên cứu và đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển của huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình, tác giả đã tiến hành phương pháp khảo sát thực tế để tìm hiểu về tình hình phát triển du lịch nơi đây. Thông qua hoạt động khảo sát, tác giả đã có được những kết quả, lý luận để đánh giá về thực trạng về nguồn tài nguyên du lịch và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, bên cạnh đó đề xuất các giải pháp định hướng và phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây. 4.3. Phương pháp phỏng vấn Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn các đối tượng như cộng đồng dân cư, khách du lịch, các đại diện của các tổ chức bộ ngành tại huyện Đà Bắc, đây là một hình thức giao tiếp bằng lời nói trực tiếp để thu thập thông tin, tìm hiểu về tình hình du lịch tại vùng. Đồng thời qua quá trình phỏng vấn sẽ biết được các chính sách đầu tư phát triển ngành du lịch, và mức độ quan tâm phát triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng của cư dân tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 4.4. Phương pháp chuyên gia Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến của các chuyên gia trong việc đưa ra những nhận định, đánh `
- 4 giá. Qua việc thu thập các ý kiến khác nhau của các chuyên gia, kiểm tra lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan về sự phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 4.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Để xử lý số liệu thu thập được, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS trên hệ điều hành Windows 20.0 để xử lý số liệu thu được. Từ phương pháp thống kê toán học có thể rút ra được những kết luận khoa học, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Để tài sử dụng hai phương pháp phân tích thống kê mô tả về điểm trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standarized Deviation), tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời các câu hỏi. Phương pháp phân tích thống kê mô tả. Các chỉ số thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài là: + Điểm trung bình (Mean): Dùng để tính điểm đạt được của từng biểu hiện. + Độ lệch chuẩn (Standarized Deviation): Dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được chọn. + Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời các câu hỏi. 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Mặc dù được đánh giá du lịch cộng đồng là loại hình du lịch quan trọng đối với sự phát triển nói chung của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa bình nhưng sự thu hút du khách của loại hình du lịch này vẫn ở mức độ hiếm khi. Giả thuyết 2: cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ cho du khách tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa bình được đánh giá ở mức độ tốt. Hiện nay, cơ sở vất chất hạ tầng phục vụ cho du khách vẫn được lãnh đạo tỉnh Hòa Bình nói chung và lãnh đạo huyện Đà Bắc nói riêng quan tâm, tạo điều kiện nâng cấp và phát triển. Giả thuyết 3: sản phẩm và dịch vụ du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình phát triển ở mức độ trung bình. Cần phải có giải pháp thiết thực để có được chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, phát huy được hết giá trị của những tiềm to lớn về cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du khách. `
- 5 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã làm rõ được hệ thống các lý luận chặt chẽ như: khái niệm về du lịch, khái niệm về cộng đồng, khái niệm về du lịch cộng đồng bên cạnh đó cho thấy được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng quá đó đề tài cũng đưa ra những đề xuất, giải pháp để phát triển ngành du lịch một cách bền vững đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Đề tài cung cấp các cơ sở khoa học cho việc phân tích các điều kiện cần thiết và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó đề tài còn thực hiện đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và đưa ra những đề xuất và giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng nột các bền vững, khai thác đạt hiệu quả cao mang lại lợi nhuận kinh tế - xã hội cho địa phương. 7. Cấu trúc đề tài Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng. Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Chương 3. Định hướng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. `
- 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch cộng đồng Năm 1999, Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi chính phủ các quốc gia “Tối đa hóa tiềm năng du lịch phục vụ xóa đói, giảm nghèo bằng việc xây dựng hợp tác giữa các nhóm chủ thể chính với cộng đồng dân cư và dân tộc thiểu số ở địa phương” [33]. Trên tinh thần đó, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu điều chỉnh những chính sách, chiến lược ưu tiên phát triển DLCĐ (du lịch cộng đồng). Nhiều hội thảo, hội nghị cũng như nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về loại hình du lịch này ngày càng phổ biến và sâu rộng. Có thể kể đến một số đề tài đã lựa chọn nghiên cứu về DLCĐ như của tác giả Nguyễn Thị Thanh Kiều với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn, Dương, tỉnh Lâm Đồng.” thuộc trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn. Hay đề án “Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 của Sở du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tác giả Nguyễn Quang hợp nghiên cứu về “Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực phía tây tỉnh Hà Giang: Tiềm năng, cơ hội và thách thức.” Tất cả các đề tài nghiên cứu đều nêu rõ được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh, đánh giá và đưa ra nhận xét phát triển du lịch cộng đồng ngày càng hiệu quả hơn. 1.1.1. Trên thế giới Hiện nay, trên thế giới DLCĐ đang là trào lưu mới, một hình thức du lịch mới được ưa chuộng. Theo như kết quả dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO nhận định, năm 2023, 54% khách du lịch sẽ đi du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; 31% tổng số khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo; 15% khách du lịch đi với mục đích công việc, nghề nghiệp [27]. Theo như kết quả trên đã phần nào giải thích cho sự chuyển dịch cơ cấu phát triển du lịch, trong đó phải kể đến sự phát triển của DLCĐ. Một số mô hình và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới như. `
- 7 Ở Thái Lan, làng Pha Mee thuộc miền Bắc Thái Lan, tuy nơi đây không có những bãi biển nhiệt đới, nhưng lại thu hút khách du lịch bởi cảnh đẹp núi rừng yên tĩnh, không khí trong lành và mát mẻ, bên cạnh đó là không gian ẩm thực và nét văn hóa độc đáo [34]. Các hoạt động du lịch được thực hiện như: Tổ chức các hoạt động du lịch gắn với văn hóa trải nghiệm về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cư, tham quan tìm hiểu về các kiến trúc nhà sàn, tìm hiểu các nét đẹp văn hóa lâu đời, tín ngưỡng tôn giáo; Tổ chức các chương, trò chơi mạo hiểm như leo núi, thám hiểm; Tổ chức các dịch vụ lưu trú tại các hộ gia đình ở địa phương, cung cấp phương tiện di chuyển, … Ở Indonesia, du lịch cộng đồng hiện nay đang ngày càng được các quốc gia khuyến khích phát triển, mở rộng quy mô bởi vì DLCĐ không chỉ hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội mà nó còn mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Tại Indonesia, du lịch cũng đang ngày càng phát triển một trong số đó kể đến là Nam Sulawesi [28]. Nam Sulawesi là một tỉnh miền Đông Indonesia với thủ phủ là Makassar, nổi tiếng với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: bãi biển Losari, mũi Ba, pháo đài Rotterdam, vườn quốc gia Bulusaraung…Các hoạt động du lịch được tổ chức như: Thanh niên tại Nam Sulawesi đã tổ chức các hội thảo phổ biến kiến thức cơ bản về du lịch cho người dân ở mỗi làng bản. Ở Lào, ngày nay đã có trên 50 sản phẩm DLCĐ khác nhau ở 11 tỉnh trong cả nước với các loại hình du lịch như: tham quan các loài chim, cắm trại, homestay, khám phá đường mòn, bán sản phẩm thủ công, biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật, … Một trong các địa điểm DLCĐ như tỉnh Nam Nerm với sản phẩm du lịch là công viên bảo tồn động vật hoang dã Nam Nerm, đây là công viên nằm trong vùng cốt lõi của khu bảo tồn Nam Et – Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã đã phối hợp với 14 bản của tỉnh Huaphan đưa ra kế hoạch xây dựng các chương trình DLCĐ nhằm thu hút du khách. Tại đây, có 5 nhóm công tác mỗi nhóm khoảng 5-10 người tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách. Tại Myanmar, 15 điểm du lịch được áp dụng xây dựng theo tiêu chuẩn du lịch cộng đồng chú trọng tới các tiêu chí về quản lý. Du lịch Myanmar quy định, các `
- 8 dự án chính sách xây dựng Bộ quản lý trong 3 năm, sau đó sẽ chuyển giao quyền quản lý cho từng địa phương. Điển hình như điểm du lịch Thandaung-Gyi ở bang Kayin phía Bắc Myanmar, du lịch được coi như một ngành kinh tế, bên cạnh đó vẫn bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc. Tại đây bạn quản lý chú trọng việc xây dựng và phát triển du lịch phù hợp với sức chứa của điểm đến, các sản phẩm du lịch chủ yếu là: du lịch nông nghiệp, đường mòn, đồi chè, bản làng, thác và suối khoáng nóng, các làng nghề truyền thống. 1.1.2. Tại Việt Nam Sau 20 năm DLCĐ xuất hiện tại Việt Nam, sự phát triển DLCĐ ngày càng phát triển và trở thành ngành “kinh tế mũi nhọn” góp phần nâng cao nền kinh tế nước nhà. Dựa trên tiềm năng nguồn tài nguyên phong phú kết hợp với nhiều nét văn hóa đa dạng dân tộc nhiều địa phương đã nắm bắt cơ hội phát triển DLCĐ trên mọi mặt với các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Ở khu vực miền núi phía Bắc có các điểm DLCĐ như: Hà Giang, Lai Châu, SaPa, Hòa Bình, Điện Biên… [19] Ở miền Nam có Cần Thơ, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp… mỗi địa điểm lại mang một nét đẹp đặc trưng riêng. Mô hình phát triển DLCĐ ở một số tỉnh nổi tiếng tại Việt Nam như: Tại tỉnh Lào Cai, nằm phía Tây Bắc của đất nước. Lào Cai có huyện SaPa với tổng diện tích là 678,6 km2 và là nơi sinh sống của đa dạng các dân tộc anh em như: Mông. Dao, Tày, Xá Phò, Kinh, Giáy… cùng với các nền văn hóa riêng biệt. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây là kết hợp sáng tạo của con người cùng với địa hình thiên nhiên đa dạng đã vẽ nên một bức tranh với màu sắc hài hòa hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch lớn, trong 4 nhiệm kỳ Đại hội vừa qua, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xác định du lịch là nền kinh tế mũi nhọn và là nguồn lực chủ trong nền kinh tế của tỉnh, từ đó thi hành các chính sách, tập trung đầu tư phát triển ngành kinh tế quan trọng. Một số mô hình dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn ở nhiều bản làng đang ngày một gia tăng về cả chất lượng và số lượng. Sapa hiện nay có 711 cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng du lịch với 392 nhà nghỉ và khách sạn, 321 homestay tập trung chủ yếu ở các xã như: Tả Phìn, Tả Van, Lao Chải, Bảo Hồ, Thanh Phú… Với tổng số 8.000 phòng `
- 9 với hơn 14.000 giường, đảm bảo sức chứa khách du lịch từ 20.000 – gần 40.000 lượt khách/đêm [12]. Du lịch là ngành kinh tế chủ lực, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư nơi đây. Tại tỉnh Hà Giang, những năm trở lại đây, du lịch Hà Giang đã có sự phát triển mạnh mẽ, có được vị trí nhất định và đậm nét trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đến tháng 12-2022, toàn tỉnh có 91 di sản văn hóa gồm: 31 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích, danh thắng xếp hạng cấp tỉnh. Với tất cả vẻ đẹp nơi đầy đủ để níu chân du khách khi đến trải nghiệm. Với mục đích khai thác một cách có hiệu nguồn tài nguyên phong phú đa dạng tại nơi đây, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chính sách thể hiện rõ chủ trương đường lỗi trong việc phát triển DLCĐ dưới nhiều mô hình đa dạng như: các làng văn hóa du lịch, các làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm thực phẩm đặc trưng của các dân tộc sinh sống tại tỉnh. Việc phát triển các làng văn hóa DLCĐ đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại vùng, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, góp phần nâng cao phát triển Kinh tế - Xã hội. Trong năm 2020, Hà Giang đã đạt đến 1,5 triệu lượt khách du lịch, đặc biệt hơn đến 90% du khách đến với Hà Giang là thị trường khách nội địa. Tại tỉnh Lai Châu là một trong những tỉnh miền núi Tây Bắc của Việt Nam. Là một trong những vùng đất có hang động tuyệt đẹp năm sâu trong lòng núi với những ngọn đèo hiểm trở cùng những vách núi cheo leo. những thác nước ẩn mình sâu trong những rừng xanh thẳm bên những vách đá, với dòng nước trong xanh và không khí trong lành, hay những điệu múa xòe Phong Thổ cùng với những bản làng mô hình du lịch cộng đồng du lịch cộng đồng xinh xắn: Bản văn hóa, du lịch Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ); bản Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ); bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu); bản Nà Khương; bản Hon (huyện Tam Đường)… tất cả kết hợp lại đã tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp làm say đắm lòng người, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm [10]. Tại tỉnh Cần Thơ nằm ở trong vùng trung - hạ lưu và vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long là nơi có các điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy `
- 10 văn, tài nguyên nước, tài nguyên đất và đặc trưng nhất là hệ sinh thái, môi trường thiên nhiên. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành du lịch của thành phố. Hiện nay tại Cần Thơ có 3 địa phương có tiềm năng và đang dần phát triển loại hình du lịch cộng đồng đó du lịch cộng đồng Cồn Sơn (quận Bình Thủy), cộng đồng nhà vườn (huyện Phong Điền), cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt) [16]. Các mô hình du lịch cộng đồng với điểm đặc trưng là các vị trí, các mô hình tự nhiên kết hợp với nhiều nét văn hóa bản địa. Ban đầu du lịch cộng đồng được hình thành trên cơ sở mỗi hộ gia đình sẽ cùng góp một sản phẩm hay dịch vụ, sau đó từ những sản phẩm người dân đã biết liên kết lại với nhau tạo nên một chuỗi liên kết sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, các đơn vị lữ hành và nhất là của khách du lịch. Có thể nói, du lịch cộng đồng tại Thành phố Cần Thơ được đánh giá là nhiều tiềm năng nhất những thực tế cũng còn tồn tại rất nhiều khó khăn khiến việc phát triển DLCĐ còn chưa hiệu quả. Tại Tỉnh An Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có đồi núi và hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc. Một trong những nét đặc trưng tại về tài nguyên nhân căn có thể kể đến những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Khmer An Giang là các lễ hội truyền thông như: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ Sen Dolta, lễ Kathina…[32] đây là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Khmer, khi đến tham quan các phum, sóc sẽ thấy rõ được sự rộn ràng bởi cuộc sống người dân nơi đây như tiếng chày giã cốm dẹp, được tự mình trải nghiệm đốt lửa rang nếp giã cốm, trộn cốm với dừa, tự tay làm và thưởng thức món ăn đặc trưng của người dân đồng bào nơi đây. Tại tỉnh Bến Tre với điều kiện thiên nhiên đặc biệt có hệ thống sông nước hữu tình, kênh rạch chằng chịt, với nhiều miệt vườn trù phú, có nhiều làng nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Đây được coi là một lợi thế lớn để Bến Tre phát triển du lịch nhất là loại hình du lịch cộng đồng. Theo như Sở VHTTDL cho biết, từ năm 2014 Bến Tre có hơn 900.000 lượt du khách đến tham quan trong đó có cả khách trong nước và quốc tế và đạt được mức doanh thu du lịch lớn hơn 800 tỷ đồng [18]. Tính đến thời điểm hiện nay, Bến Tre có hơn 68 `
- 11 điểm du lịch, có nhiều các điểm du lịch sinh thái miệt vườn, homestay như: Khu du lịch cồn Phụng (Tân Thạch – Châu Thành), điểm du lịch Phong Phú, điểm du lịch cồn Quy, vườn sinh thái Phú An Khang (Bình Phú), vườn du lịch Ba Ngói, homestay Hoàng Lan (Châu Thành), homestay Cái Cấm, khu nghỉ dưỡng cao cấp Forever Green Resort. Như vậy, DLCĐ tại Việt Nam đang từng bước phát triển vượt trội, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Để đảm bảo cho việc DLCĐ được phát triển một cách lâu dài, bền vững, các chính quyền địa phương, các bộ ngành, ban quản lý du lịch phải cùng nhau lên định hướng kế hoạch cụ thể, chi tiết và thiết thực đối với đặc điểm của từng vùng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức và hỗ trợ người dân làm về DLCĐ một cách hiệu quả và tốt nhất. Đồng thời, huy động các lực lượng tham gia như: y tế, đoàn thanh niên, lực lượng an ninh, tuyên truyền quảng các loại hình du lịch nổi tiếng để hoạt động DL diễn ra một cách thành công nhất. 1.2. Khái niệm về du lịch cộng đồng 1.2.1. Khái niệm du lịch Du lịch (Tourism): là các hoạt động của cá nhân đi tới những nơi ngời môi trường sống thường xuyên (nơi sinh hoạt hằng ngày của mình) trong khoảng thời gian không quá 01 năm liên tục, mục đích chính của chuyến đi thường không liên quan tới các hoạt động kiếm tiền tại nơi họ đến. Luật Du lịch của Việt Nam (2017), du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên hoặc kết hợp với mục đích khác.” Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp Quốc (United Nations World Tourism Organization – UNWTO), khái niệm được nhắc đến như sau, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú, họ đi với mục đích tham quan, khám phá và trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí thư giãn hoặc mục đích hành nghề và những mục đích khác. [29] `
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1945 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 236 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các hệ chi đo trong phòng thí nghiệm xử lý hạt nhân
90 p | 87 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn