ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SWMM TÍNH TOÁN THOÁT NƯỚC MƯA – NƯỚC THẢI CHO KHU TÁI ĐỊNH CƯ XÃ VĨNH LỘC B HUYỆN BÌNH CHÁNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
lượt xem 65
download
Trong thời đại hiện nay “ môi trường và phát triển bền vững ” là những vấn đề được nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm. Ở một khía cạnh nào đó để góp phần đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì phải chú ý giải quyết vấn đề “ xử lý nước thải và vệ sinh môi trường ” một cách hợp lý “Thoát nước thải sinh hoạt ” là một vấn đề cấp bách cho mọi người, mọi nước trên thế giới. Vấn đề ô nhiễm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SWMM TÍNH TOÁN THOÁT NƯỚC MƯA – NƯỚC THẢI CHO KHU TÁI ĐỊNH CƯ XÃ VĨNH LỘC B HUYỆN BÌNH CHÁNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI CƠ SỞ II --------- ---------- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SWMM TÍNH TOÁN THOÁT NƯỚC MƯA – NƯỚC THẢI CHO KHU TÁI ĐỊNH CƯ XÃ VĨNH LỘC B HUYỆN BÌNH CHÁNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện : TỐNG ĐÌNH QUYẾT (S6 – 45H) LÊ THỊ THANH TRÚC (S6 – 45H) ĐẶNG XUÂN DŨNG (S6 – 45H) Giáo viên hướng dẫn : KS. TRIỆU ÁNH NGỌC Tp Hoà Chí Minh. Tháng 5 năm 2008 LỜI GIỚI THIỆU Mục lục www.tainguyennuoc.vn
- 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................3 U PHẦN I : NỘI DUNG ĐỀ TÀI...........................................................................................5 I. Thông tin chung đề tài................................................................................................................ 5 II . Nội dung khoa học công nghệ của đề tài :................................................................................ 5 PHẦN II : LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC..............................7 I. Lý Thuyết Cơ Bản Về Mạng Lưới Thoát Nước ......................................................................... 7 1. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước và các loại nước thải :....................................................................... 7 2. Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước: ........................................................................................ 8 II. Tính toán về mạng lưới thoát nước ........................................................................................... 9 PHẦN III : GIỚI THIỆU PHẦN MỀM .............................................................................11 I . Giới thiệu phần mềm SWMM :................................................................................................ 11 Mô hình toán SWMM (Storm Water Management Model ) là mô hình động lực học mô phỏng mưa – dòng chảy cho các khu vực đô thị cả về chất và lượng, và tính toán quá trình chảy tràn từ mỗi lưu vực bộ phận đến cửa nhận nước của nó. ................................................................................................................ 11 II . Khả năng của phần mềm SWMM :........................................................................................ 11 Mục đích ứng dụng mô hình toán SWMM cho hệ thống thoát nước được triển khai nhằm : .................... 13 Những ứng dụng điển hình của SWMM : .................................................................................................. 13 III . Các thuật toán trong SWMM : ............................................................................................. 14 1.Tính toán lượng mưa hiệu quả................................................................................................................. 15 2.Tính toán thấm, lượng thấm: ................................................................................................................... 16 3.Tính toán dòng chảy mặt ......................................................................................................................... 18 IV. Cấu tạo mạng lưới thoát nước trong SWMM ....................................................................... 19 V. Giao diện làm việc của mô hình SWMM ................................................................................ 20 PHẦN IV : ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWMM TÍNH TIÊU THOÁT NƯỚC CHO KHU TÁI ĐỊNH CƯ XÃ VĨNH LỘC B – HUYỆN BÌNH CHÁNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 21 I. Tổng quan về khu vực thiết kế : ................................................................................................ 21 2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa: .................................................................... 21 II. Mô phỏng mạng lưới thoát nước bằng mô hình trong SWMM ............................................ 22 1. Các thông số đầu vào.............................................................................................................................. 22 2. Các bước thực hiện mô phỏng một Project : ........................................................................................ 24 Hình 10: Sơ đồ mô phỏng mạng lưới thoát nước trong mô hình SWMM................................................... 27 III. Các phương án tính toán......................................................................................................... 36 IV. Nội dung tính toán ................................................................................................................... 37 PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................55 Kết luận:.......................................................................................................................................... 55 Kiến nghị :....................................................................................................................................... 57 CÁC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO ........................................................................................58 www.tainguyennuoc.vn
- 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay “ môi trường và phát triển bền vững ” là những vấn đề được nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm. Ở một khía cạnh nào đó để góp phần đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì phải chú ý giải quyết vấn đề “ xử lý nước thải và vệ sinh môi trường ” một cách hợp lý “Thoát nước thải sinh hoạt ” là một vấn đề cấp bách cho mọi người, mọi nước trên thế giới. Vấn đề ô nhiễm nước đã làm cho loài người mắc nhiều bệnh tật mà đáng lẽ có thể khắc phục được hoặc không bị mắc phải, nếu như có hệ thống nước thải một cách thích hợp. Vì vậy: Đề tài : “ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWMM TRONG TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG THỦY LỰC MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ” được viết nhằm nghiên cứu các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực thoát nước đô thị đang được ứng dụng trong thực tế để tiêu thoát nước . Đề tài bao gồm các phần chính sau: - Mở đầu. - Lý thuyết cơ bản về mạng lưới thoát nước. - Giới thiệu về SWMM. - Ứng dụng phần mền SWMM - Phân tích kết quả. - Kết luận. Mục đích của đề tài nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên và những người quan tâm những kiến thức cần thiết trong ngành thoát nước và có được phương pháp tính toán hiệu quả. Đề tài đã được xem xét, mô tả, phân tích theo các chỉ tiêu, chất lượng nước chảy trong cống, để biết khả năng tiêu thoát nước khu vực . Đề tài đưa ra từ các phương pháp tính toán tiêu thoát nước. Qua đó ta có thể hiểu thêm về các cách tính toán kỹ thuật chuyên ngành cấp thoát nước và vệ sinh đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Hy vọng là đề tài này sẽ có ích cho các sinh viên và những người quan tâm trong học tập, nghiên cứu khoa học và tính toán tiêu thoát nước. www.tainguyennuoc.vn
- 4 Do thời gian ngắn, khuôn khổ chương trình hẹp, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên đề tài này chắc chắn còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được đóng góp xây dựng của các bạn sinh viên và những người quan tâm để đề tài được hữu ích hơn cho công tác nghiên cứu và ứng dụng sau này. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Triệu Ánh Ngọc đã tận tình hướng dẫn và các giáo viên chuyên môn khác đã chỉ bảo và góp ý kiến cho chúng em hoàn thành tốt đề tài này. www.tainguyennuoc.vn
- 5 PHẦN I : NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Thông tin chung đề tài 1.Tên đề tài : “ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWMM TRONG TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ “ 2. Giáo viên hướng dẫn : Kỹ sư : Triệu Ánh Ngọc 3. Sinh viên thực hiện : Tống Đình Quyết Lớp : S7 - 46H – Cơ sở II – Đại Học Thủy Lợi Đặng Xuân Dũng & Lê Thị Thanh Trúc Lớp : S6 - 45H – Cơ sở II – Đại Học Thủy Lợi 4. Thời gian thực hiện : Từ ngày 04/12/2007 đến 25/04/2008 II . Nội dung khoa học công nghệ của đề tài : 1. Mục tiêu của đề tài: E Nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận các vấn đề khoa học, biết vận dụng, bổ sung, nâng cao các kiến thức đã được học trong nhà trường. E Nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên. E Đi sâu nghiên cứu môn học “Thoát nước”, tập trung trong việc xây dựng thuật toán tính tiêu thoát nước đô thị. E Nhằm tạo ra một công cụ tính toán tiêu thoát nước linh hoạt nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao. E Kiểm tra khả năng tiêu nước tự chảy của đuờng ống, diễn biến dòng chảy trong cống theo từng thời đoạn nhất định từ đó đề ra biện pháp khắc phục nếu có sự cố xảy ra. 2. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đời sống người dân, nhất là ở các đô thị, đã được cải thiện rất nhiều. Nhu cầu xây dựng tăng nhanh, mạnh cùng với nhu cầu tiện nghi để bảo đảm chất lượng cuộc sống. Khu vực nghiên cứu dự án đang trong giai đoạn xây dựng, đô thị hoá khá nhanh, nhưng hầu như chưa có hệ thống thoát nước. Nhiều khu vực thường bị ngập úng nặng nề về mùa mưa gây nhiều thiệt hại cho người dân và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trên địa bàn www.tainguyennuoc.vn
- 6 vẫn đang tiến hành xây dựng các đường cống thoát nước để phục vụ cho các nhu cầu trước mắt. Song do chưa có quy hoạch cụ thể hoặc dự án, nên việc xây dựng đều có tính chất chắp vá, đối phó, cục bộ, nếu cứ tiếp tục sẽ gây nên các lãng phí và rất khó khăn cho việc cải tạo sau này. Nhu cầu về thoát nước đã dần trở nên bức bách, đòi hỏi hệ thống thoát nước phải sớm được xây dựng. Dự án này sẽ giúp cho việc xây dựng hệ thống thoát nước hợp lý, hoàn thiện và có hiệu quả hơn trên địa bàn toàn khu vực. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài E Tìm hiểu về thuật toán được sử dụng trong phần mềm, khả năng mô phỏng thủy lực trong thoát nước. Phạm vi ứng dụng của đề tài. E Thu thập các tài liệu địa hình, địa chất, khí tuợng thủy văn… của lưu vực tính toán, trên cơ sở đó tiến hành vạch tuyến mạng lưới thoát nuớc, tính toán lượng mưa tiêu ứng với tần suất 90%, lượng nước thải của lưu vực. E Ứng dụng phần mềm SWMM để kiểm tra khả năng tự chảy của đường ống, dao động mực nước trong các công trình( hồ), ảnh hưởng của thủy triều tới lưu vực. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : E Nghiên cứu mô hình thuật toán được sử dụng tính toán trong phần mềm, và ứng dụng khả năng mô phỏng của phần mềm để tính toán cho mạng thoát nước đô thị. E Tính toán tiêu thoát nước cho 1 lưu vực đô thị (Trong đề tài này là khu dân cư tái định cư xã Vĩnh Lộc B – huyện Bình Chánh – Tp Hồ Chí Minh). www.tainguyennuoc.vn
- 7 PHẦN II : LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC I. Lý Thuyết Cơ Bản Về Mạng Lưới Thoát Nước 1. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước và các loại nước thải : Do hoạt động hàng ngày của con người mà ở các đô thị và điểm dân cư tạo ra nhiều nguồn ô nhiễm có đặc tính khác nhau. Những nguồn ô nhiễm đó bao gồm các chất thải sinh lý của người, động vật nuôi và chất thải của quá trình sản xuất theo nước thải xả vào môi truờng bên ngoài. Nước cấp sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, nước mưa chảy trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn…trở thành nước thải chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ bị phân hủy thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây và truyền bệnh nguy hiểm. Nếu những loại nuớc thải này xả 1 cách bừa bải sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí, nẩy sinh và lan truyền các thứ bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Mặt khác, nếu không thu gom vận chuyển đi thì có thể gây nên tình trạng ngập lụt trong các điểm dân cư xí nghiệp công nghiệp, làm hạn chế đất đai xây dựng, ảnh hưởng đến nền móng công trình gây trở ngại giao thông và tác hại tới 1 số nghành kinh tế khác… Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là thu gom vận chuyển nhanh chóng mọi loại nuớc thải ra khỏi khu vực dân cư, xí nghiệp công nghiệp, đồng thời xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải có nhiều loại khác nhau tùy theo tính chất và nguồn gốc của nó người ta phân biệt 3 loại chính sau đây : o Nước thải sinh hoạt : Thải ra từ các chậu rửa, bồn tắm , nhà xí, tiểu ..chứa nhiều chất hữu cơ và vi trùng. o Nước xám : Nước sinh hoạt không chứa phân, nước tiểu thải ra từ các hộ gia đình bao gồm : nước đã qua bồn tắm, vòi hoa sen, chậu giặt trong nhà tắm, máy giặt và bồn giặt… o Nước thải sản xuất : Thải ra sau qua trình sản xuất. Thành phần và tính chất phụ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ, công nghệ sản xuất…mà khác nhau rất nhiều . www.tainguyennuoc.vn
- 8 2. Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước: Mạng lưới thoát nước có thể gồm một hay một vài cống góp chính phục vụ cho một vài lưu vực thoát nước. Lưu vực thoát nước là một phần diện tích của đô thị hay của xí nghiệp công nghiệp mà nước thải cho chảy tập trung về một cống nước chính. Phần ranh giới lưu vực là các đường phân thủy. Các cống góp chính thường đặt theo đường tụ thủy. Hệ thống thoát nước thường thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, khi cống đặt quá sâu thì dùng máy bơm nâng lên cao sau đó lại tiếp tục tự chảy. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước tiến hành theo thứ tự sau: Phân chia lưu vực thoát nước. Xác định vị trí trạm xử lý, vị trí xả nước vào nguồn. Vạch tuyến cống góp chính cống góp lưu vực, cống đường phố tuân theo các nguyên tắc sau : o Phải hết sức lợi dụng địa hình đặt cống thoát nước thoát nước theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến phía đất thấp của lưu vực đảm bảo lượng nước thải lớn nhất tự chảy theo cống, tránh đào đắp nhiều tránh đặt nhiều trạm bơm lãng phí. o Đặt cống đường phố thật hợp lý để tổng chiều dài là ngắn nhất tránh trường hợp nước chảy vòng vo, tránh đặt cống sâu. Phụ thuộc vào địa hình diện tích của các tiểu khu nhà ở, quy hoạch kiến trúc biện pháp thi công xây dựng và sự phân khu quản lý hành chính của đô thị mà có thể vạch tuyến mạng lưới đường phố theo các sơ đồ sau : o Sơ đồ hộp : Cống được đặt dọc theo các đường phố bao quanh các tiểu khu. Sơ đồ này áp dụng khi địa hình bằng phẳng, tiểu khu có diện tích lớn và công trình không xây dựng sâu vào bên trong (trong đề tài này dùng sơ đồ này). o Sơ đồ ranh giới thấp : Cống được đặt theo đường phố ở phía ranh giới thấp của tiểu khu. Sơ đồ này áp dụng khi địa hình có độ dốc tương đối lớn . Trong thực tế, khi so sánh các phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước đường phố xuyên qua tiểu khu. Trong trường hợp này, mạng lưới thoát nước trong tiểu khu thường kéo dài và các ống nhánh nối đi từ các tiểu khu này qua các tiểu khu khác. Tổng chiều dài mạng lưới ngắn hơn các sơ đồ vạch tuyến trên. Tuy nhiên việc quản lý có thể gặp nhiều khó khăn, khó phân cấp và kém hiệu quả. www.tainguyennuoc.vn
- 9 Các cống chính vạch theo hướng về trạm xử lý và cửa xả nước vào nguồn tiếp nhận. Vị trí trạm xử lý đặt ở phía thấp của đô thị, xí nghiệp, công nghiệp, nhưng không bị ngập lụt, cuối hướng gió chủ đạo mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 500m đối với khu dân cư, xí nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm. Giảm tới mức tối thiểu cống chui qua sông hồ, cầu phà, đê đập, đường sắt, đường ô tô và các công trình ngầm khác . Việc bố trí cống thoát nước phải bố trí kết hợp với công trình ngầm khác, phải đảm bảo cho việc xây dựng khai thác sử dụng được thuận lợi … II. Tính toán về mạng lưới thoát nước Tính toán lưu lượng nước thải Từ hai công thức Q = ω v và v = C Ri , khi tính toán chỉ mới biết được lưu lượng, còn 3 giá trị chưa biết là v, ω ,I, do đó không thể giải được mà phải tính toán lựa chọn hợp lý dần. Người ta đã lập sẵn các bảng tính toán, các biểu đồ và toán đồ để tiện sử dụng trong khi thiết kế. Trong các bảng số, ứng với mỗi đường kính d (hoặc đường kính kênh mương ) và độ dốc i, dẫn ra các thông số về lưu lượng, tốc độ với độ đầy từ 0,05 đến 1d. Dựa theo lưu lượng Q và độ dốc địa hình, với độ đầy lựa chọn h/d, ta lựa chọn đường kính cống, sau đó chọn i và xác định V. Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn cống : Căn cứ vào giai đoạn xây dựng quy hoạch hệ thống mạng lưới thoát nước được chia ra các đoạn có độ dài khác nhau. Đoạn cống tính toán là khoảng cách giữa hai điểm (giếng thăm) mà lưu lượng dòng chảy quy ước là không đổi. Để xác định lưu lượng tính toán cần nắm các khái niệm sau : Lưu lượng dọc đường: Lượng nước từ các khu nhà thuộc lưu vực nằm dọc 2 bên cống đổ vào đoạn cống. Lưu lượng chuyển qua: Lượng nước từ đoạn cống phía trên đổ vào điểm đầu của đoạn cống. Lưu lượng cạnh sườn: Lượng nước từ cống nhánh của cạnh sườn đổ vào điểm đầu của đoạn cống. www.tainguyennuoc.vn
- 10 Lưu lượng tập trung: Lượng nước chuyển qua đoạn cống từ các đơn vị thải nước lớn từ các đơn vị nằm riêng biệt ở phía trên đoạn cống (xí nghiệp công nghiệp, trường học, nhà tắm công cộng). Lưu lượng dọc đường là 1 đại lượng biến đổi tăng dần từ số 0 ở đầu đoạn cống đến giá trị lớn nhất ở cuối đoạn cống. Lưu lượng chuyển qua, lưu lượng cạnh sườn, lưu lượng tập trung đổ vào đoạn cống có giá trị không đổi suốt chiều dài. Chú ý: Tại những chỗ thay đổi hướng nước chảy thay đổi đường kính tại những chỗ giao lưu của các dòng chảy phải xây dựng giếng thăm và cống được thay bằng máng hở lượn đều. Tại những chỗ ngoặt thường gây sức cản cục bộ. Quy định góc chuyển tiếp α của máng hở không lớn hơn 900. Góc α =900 đối với cống có d400mm, góc chuyển tiếp đó α
- 11 PHẦN III : GIỚI THIỆU PHẦN MỀM I . Giới thiệu phần mềm SWMM : Mô hình toán SWMM (Storm Water Management Model ) là mô hình động lực học mô phỏng mưa – dòng chảy cho các khu vực đô thị cả về chất và lượng, và tính toán quá trình chảy tràn từ mỗi lưu vực bộ phận đến cửa nhận nước của nó. Mô hình vừa có thể mô phỏng cho từng sự kiện ( từng trận mưa đơn lẻ ), vừa có thể mô phỏng liên tục. Mô hình này do Metcalf và Eddy xây dựng năm 1971, là sản phẩm của 1 hợp đồng kinh tế giữa trường ĐH Florida và tổ chức bảo vệ môi trường Hoa kỳ EPA (The U.S.Environment Protection Agency ). Khi mới ra đời mô hình chạy trên môi trường DOS. Mô hình liên tục được cập nhập và phiên bản mới nhất là SWMM 5.0 chạy trên môi trường WINDOW. Phiên bản mới này được viết lại bởi một bộ phận trong phòng thí nghiệm nghiên cứu Quản lý rủi ro Quốc gia của EPA. Các phiên bản đã qua của SWMM : 1969 – 1971 : Version 1 1975 : Version 2 1981 : Version 3 1988 : Version 4 2004 : Version 5 Phần mềm này được cung cấp miễn phí có thể Download tại : http://www.epa.gov/ednnrmrl/swmm/ II . Khả năng của phần mềm SWMM : Mô hình quản lý nước mưa SWMM là 1 mô hình toán học toàn diện, dùng để mô phỏng khối lượng và tính chất dòng chảy đô thị do mưa và hệ thống cống thoát nước thải chung. Mọi vấn đề về thuỷ văn đô thị và chu kỳ chất lượng đều được mô phỏng, bao gồm dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, vận chuyển qua mạng lưới hệ thống tiêu thoát nước, hồ chứa và khu xử lý. www.tainguyennuoc.vn
- 12 Mô hình SWMM mô phỏng các dạng mưa thực tế trên cơ sở lượng mưa (biểu đồ quá trình mưa hàng năm) và các số liệu khí tượng đầu vào khác cùng với hệ thống mô tả (lưu vực, vận chuyển, hồ chứa / xử lý) để dự đoán các trị số chất lượng và khối lượng dòng chảy. Doøng chaûy (Khoái Runoff) Truyeàn taûi chaûy maët (Khoái transport) Chaûy trong heä Tröõ / Xöû lyù thoáng (Khoái torage/Treatment) (Khoái Extran) Nhaän nöôùc (KhoáiReceiving) Hình 1: Các khối xử lý chính trong mô hình SWMM Trong sơ đồ trên bao gồm các khối sau: Khối “dòng chảy” (Runoff block) tính toán dòng chảy mặt và ngầm dựa trên biểu đồ quá trình mưa (và/hoặc tuyết tan) hàng năm, điều kiện ban đầu về sử dụng đất và địa hình. Khối “truyền tải” (Transport block) tính toán truyền tải vật chất trong hệ thống nước thải. www.tainguyennuoc.vn
- 13 Khối “chảy trong hệ thống” (Extran block) diễn toán thủy lực dòng chảy phức tạp trong cống, kênh… Khối “Trữ/xử lý“ (Strorage/Treatment block) biểu thị các công trình tích nước như ao hồ…và các công trình xử lý nước thải, đồng thời mô tả ảnh hưởng của các thiết bị điều khiển dựa trên lưu lượng và chất lượng - các ước toán chi phí cơ bản cũng được thực hiện. Khối “nhận nước” (Receiving block) Môi trường tiếp nhận. Mục đích ứng dụng mô hình toán SWMM cho hệ thống thoát nước được triển khai nhằm : o Xác định các khu vực cần xây mới hoặc mở rộng cống thoát nước mưa để giảm tình trạng ngập lụt đường phố hoặc cung cấp dịch vụ thoát nước thải cho những khu vực mới phát triển. o Ước tính lưu lượng nước lũ trong kênh và các chi lưu để xác định vị trí của kênh cần cải thiện nhằm giảm thiểu tình trạng tràn bờ. o Cung cấp công cụ quy hoạch để đánh giá việc thực hiện các cống chắn dòng dọc kênh. Những ứng dụng điển hình của SWMM : o Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa. o Quy hoạch ngăn tràn cống chung. o Quy hoạch hệ thống thoát nước lũ ở kênh hở. o Quy hoạch cống ngăn lũ. o Quy hoạch hồ chứa phòng lũ. SWMM xem xét mọi quá trình thủy văn tạo dòng chảy trên lưu vực đô thị như : o Quá trình mưa. o Bốc hơi bề mặt nước. o Tuyết tan. o Tổn thất tích tụ trên tán lá cây và tổn thất điền trũng. o Tổn thất thấm. o Thẩm thấu của nước vào các tầng nước ngầm. o Dòng chảy sát mặt. www.tainguyennuoc.vn
- 14 o Dòng chảy tràn trên bề mặt. Sự biến đổi về mặt không gian trong mọi quá trình được khắc phục bởi việc chia nhỏ khu vực nghiên cứu thành nhiều lưu vực con đồng nhất. SWMM cũng có tất cả những tính năng mền dẻo của một mô hình thủy lực dùng để diễn toán dòng chảy, nhập lưu trong cống, kênh, hồ, trạm xử lý nước, các công trình phân nước của hệ thống tiêu thoát nước như : o Tính toán được các hệ thống lớn phức tạp. o Sử dụng nhiều loại cống có hình dạng và kích thước khác nhau và các kênh hở. o Mô hình hóa được các bộ phận phức tạp trong hệ thống như: hồ chứa, các trạm xử lý nước, trạm bơm tiêu … o Có thể xét đến nhập lưu hay dòng chảy từ bên ngoài vào cống như dòng chảy mặt, sát mặt, ngầm, nước thải sinh hoạt và nhiều dạng khác của dòng chảy. o Có thể sử dụng phương pháp diễn toán dòng chảy sóng động học hay sóng động lực học. o Mô phỏng được nhiều loại chế độ dòng chảy như nước vật, chảy ngược, nước nhảy do cống đóng mở đột ngột … SWMM cũng có thể ước tính chất ô nhiễm liên quan đến dòng chảy trên lưu vực đô thị : o Chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, từ các khu vực khác nhau. o Ô nhiễm do dòng chảy cuốn đi khi mưa. o Nguồn ô nhiễm khác chảy từ bên ngoài vào hệ thống tiêu thoát nước. o Diễn toán chất lượng nước trong hệ thống kênh. o Ước tính sự giảm chất ô nhiễm từ các bể lắng đọng hoặc trạm xử lý nước. III . Các thuật toán trong SWMM : Cơ sở toán học của SWMM : Phần mền SWMM này gồm 2 modun chính đó là : Modun Runoff trong SWMM là modun tính dòng chảy từ mưa, các chất ô nhiễm trên các lưu vực. www.tainguyennuoc.vn
- 15 Modun Transport trong SWMM diễn toán dòng chảy trên / trong hệ thống các đường ống, kênh dẫn, các hồ điều hòa, trạm bơm, trạm xử lý của hệ thống tiêu thoát nước đô thị . SWMM cho phép tính toán dòng chảy cả về chất và lượng trong từng lưu vực con, tốc độ chảy, chiều sâu chảy, chất lượng nước trong từng đoạn ống cống, kênh dẫn trong quá trình mô phỏng bao gồm nhiều bước thời gian. 1.Tính toán lượng mưa hiệu quả. Việc tính toán lượng mưa hiệu quả được thực hiện bằng phương pháp khấu trừ tổn thất do thấm, điền trũng, bốc hơi từ bề mặt đất, điền trũng, và do thấm. PEF (t) = N (t) – VP (t) – F (t) – W (t) (2.2) Trong đó : PEF : Lượng mưa hiệu quả (mm). N : Lượng mưa (mm). P : Lượng bốc hơi bề mặt (mm). F : Lượng thấm vào trong đất (mm). W(t) : Lượng trữ bề mặt – tổn thất điền trũng (mm). t : Thời gian. Lượng mưa : được đưa vào mô hình bằng giá trị lượng mưa hoặc cường độ mưa theo thời đoạn. Lượng bốc hơi bề mặt : lượng bốc hơi bề mặt được người sử dụng nhập vào mô hình, có thể được tính theo phương pháp sau: - Phương pháp cân bằng năng lượng: Er = 0,0353Rn Trong đó: Er : Lượng bốc hơi(mm/ngày). Rn : Bức xa thực(W/m2). - Phương pháp khí động lực: Ea = B(eas − ea ) (2.3) 0,102u2 ⎛ 17,27T ⎞ với B = ; eas = 611exp⎜ ⎟ ; ea = Rh eas ⎝ 273,3 + T ⎠ 2 ⎡ ⎛ z2 ⎞⎤ ⎢ln⎜ ⎟⎥ ⎜ ⎟ ⎢ ⎝ z0 ⎠ ⎥ ⎣ ⎦ Trong đó: Ea : Lượng bốc hơi (mm/ngày). u2 : Tốc độ gió (m/s) đo tại chiều cao z2 (cm). www.tainguyennuoc.vn
- 16 z0 : Chiều cao mẫu nhám (cm). Rh : Độ ẩm tương đối (%). Lượng trữ bề mặt : là lượng nước bị tích tụ lại khi dòng chảy di chuyển qua vùng có địa hình âm như ao, hồ, chỗ trũng trên mặt đường… Lượng trữ bề mặt rất khó xác định do tính phức tạp của lưu vực đô thị, do vậy thành phần này thường được đánh giá qua điều tra và sau đó hiệu chỉnh qua mô hình. 2.Tính toán thấm, lượng thấm: Thấm là quá trình có tính quyết định với vai trò là đại lượng vào cho hệ thống đất thoáng khí. Ý nghĩa quan trọng của quá trình thấm trong các quá trình động lực của quá trình trao đổi nước trong đất là phân chia lượng mưa thành nước bề mặt và nước trong đất do ảnh hưởng đến quá trình thủy văn, đặc biệt sự hình thành dòng chảy trên lưu vực. Để tính toán dòng chảy đạt độ chính xác và phù hợp với các quy luật vật lý, đã có nhiều mô hình thấm được xây dựng. Trong mô hình SWMM có 2 phương pháp để lựa chọn: Phương pháp mô hình thấm HORTON (1940) : là mô hình thấm 1 giai đoạn. Horton nhận xét rằng quá trình thấm bắt đầu từ một tốc độ thấm f 0 không đổi nào đó, sau đó giảm dần theo quan hệ số mũ cho đến khi đạt tới một giá trị không đổi f ∞ . Mô hình thấm Horton được áp dụng cho để tính cho trận mưa 1 đỉnh và dạng đường cong mưa biến đổi không lớn. f p = f 0 + ( f 0 − f ∞ )e -kt (2.4) Trong đó: fp (mm/s): Cường độ thấm vào đất. f∞ (mm/s): Cường độ thấm nhỏ nhất tại thời điểm bão hòa. f0 (mm/s): Cường độ thấm lớn nhất tại thời điểm ban đầu t=0. t (s) : Thời gian tính từ lúc bắt đầu trận mưa rơi. k (T-1): Hằng số chiết giảm. Các thông số f∞, f0, k hoàn toàn xác định đường cong thấm fp và được người sử dụng đưa vào tính toán. www.tainguyennuoc.vn
- 17 Phương pháp mô hình thấm Green-Ampt (1911) : xây dựng dựa trên phương trình thấm Darcy. Mein - Lason (1973) đã cải tiến phương pháp này để tính toán quá trình thấm theo hai giai đoạn: giai đoạn bão hoà và giai đoạn sau bão hoà. Trong giai đoạn bão hòa, đường cong cường độ thấm là đường quá trình mưa thực do lượng mưa trong giai đọan này chỉ tham gia vào quá trình thấm. Trong giai đoạn sau bão hòa, lớp đất bề mặt đã bão hòa nước, đường cong thấm giảm theo quy luật thấm trọng lực. Phương trình thấm Green-Ampt được viết dưới dạng: V = K.J (2.5) Trong đó: V: Cường độ thấm vào đất (mm/s). K: Hệ số thấm thuỷ lực bão hoà (mm/s). J: Độ dốc thủy lực, J=Sf. S .IDM • Khi F < Fs thì f = i và F= với i> Ks; và f = i i −1 Ks S.IDM • Khi F ≥ Fs thì f = f p và fp=Ks (1+ ) F Trong đó: f: Cường độ thấm vào đất (mm/s). fp: Cường độ thấm tiềm năng (mm/s). i: Cường độ mưa (mm/s). F: Lượng thấm tích luỹ (mm). Fs: Cường độ thấm tích luỹ đến trạng thái bão hoà (mm). S: Sức hút mao dẫn trung bình (mm). IDM: Độ thiếu hụt ẩm ban đầu. Ks: Hệ số thấm thuỷ lực bão hoà (mm/s). Theo EULER (1989) lượng bốc hơi ngày được tính theo công thức VP(mm)=1,58 +(0,96+0,0033i)sin{2 π /365(i-148)] (2.6) www.tainguyennuoc.vn
- 18 Trong đó i: Ngày tính theo nămthủy văn. i=1 Ngày 1 tháng 1. i=365 Ngày 31 tháng 10 năm sau. VP : Lượng bốc hơi ngày thứ i Lượng trữ bề mặt rất khó xác định do tính phức tạp của lưu vực đô thị, do vậy thành phần này thường được đánh giá qua điều tra và sau đó hiệu chỉnh qua mô hình. 3.Tính toán dòng chảy mặt Phương trình mô phỏng dòng chảy tràn trên mặt bao gồm phương trình liên tục và phương trình động lượng. - Phương trình liên tục dV dd =A = A.i * − Q (2.7) dt dt Trong đó: V : Thể tích nước trên bề mặt lưu vực. d : Chiều sâu lớp dòng chảy mặt. t : Thời gian. A : Diện tích lưu vực bộ phận. i* : Cường độ mưa hiệu quả= cường độ mưa rơi trừ đi tổn thất và bốc hơi bề mặt. Q : Lưu lượng dòng chảy ra khỏi lưu vực đang xét. - Phương trình động lực: Phương trình Manning : 1 Q =W (d − dp)5 / 3 S 1 / 2 (2.8) n Trong đó: W : Chiều rộng trung bình lưu vực (m). n: Hệ số nhám Manning. www.tainguyennuoc.vn
- 19 IV. Cấu tạo mạng lưới thoát nước trong SWMM SWMM dùng tập hợp các nút ( node ) các đoạn ống nối với các nút, hồ điều hòa, cửa xả, bơm…. Để mô tả hệ thống mạng lưới thoát nước. Cấu tạo mạng lưới hệ thống thoát nước bao gồm các thành phần : Subcatchment( lưu vực), Raingage(trạm mưa), Junction(nút),Storage Units( hồ điều hòa),Conduits(đường ống), Pumps(bơm), Regulatiors(van điều khiển hay van một chiều ), Outfalls(cửa xả), mối liên hệ của từng bộ phân được thể hiện trong sơ đồ sau đây Hình 2: Sơ đồ mô phỏng mạng lưới thoát nước trong SWMM www.tainguyennuoc.vn
- 20 V. Giao diện làm việc của mô hình SWMM Hình 3: Sơ đồ mô phỏng mạng lưới chạy với SWMM www.tainguyennuoc.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5311 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2189 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1928 | 221
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 701 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng nhân sự và một số giải pháp cải thiện công tác quản lí nhân sự tại một số doanh nghiệp da giày ở Hải Phòng – nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Đỉnh Vàng
102 p | 516 | 97
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe tại doanh nghiệp taxi – nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần Vũ Gia
78 p | 237 | 65
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 727 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu – Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng
87 p | 196 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh và Ninh Hòa – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH muối Khánh Vinh
79 p | 184 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 290 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 273 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn