intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 nhằm nâng cao hứng thú học cho học sinh

Chia sẻ: Tran Duc Duc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

845
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: "Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 nhằm nâng cao hứng thú học cho học sinh" cụ thể dùng thiết bị HI_Class mà Sở giáo dục đã cấp cho trường để hướng dẫn học sinh trong giờ học lý thuyết cũng như trong giờ học thực hành nhằm gây được hứng thú học cho học sinh, khi thao tác trực tiếp trên máy tính học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 nhằm nâng cao hứng thú học cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Đề tài: “SỬ DỤNG THIẾT BỊ HI_CLASS TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIN HỌC 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC CHO HỌC SINH ” Người nghiên cứu: Tống Trần Đức Tổ: Toán – Tin Năm học 2013-2014
  2. MỤC LỤC Trang 1. Mục lục ………………………………………………………………………………... 1 … 2. Tóm tắt đề tài 2 ………………………………………………………………………… 3. Giới thiệu 3 ……………………………………………………………………………….. 3.1. Hiện trạng 3 ………………………………………………………………………… 3.2. Giải pháp thay thế 3 ……………………………………………………………. 3.3. Vấn đề nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu 3 …………………………... 3.3.1. Vấn đề nghiên cứu 3 ………………………………………………………… 3.3.2. Giả thiết nghiên cứu 4 ………………………………………………………. 3.4. Phương pháp 4 ……………………………………………………………………. 3.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 …………………………………………………….. 3.4.2. Thiết kế 4 …………………………………………………………………………. 3.4.3. Quy trình nghiên cứu 5 …………………………………………………….. 3.5. Đo lường 6 …………………………………………………………………………… 3.6. Kết luận và khuyến nghị 8 …………………………………………………... 3.6.1. Kết luận 8 …………………………………………………………………………. 3.6.2. Khuyến nghị 8 ………………………………………………………………….. 4. Tài liệu tham khảo 10 …………………………………………………………………. 5. Phụ lục 10 …………………………………………………………………………………… 5.1 Phụ lục 1 …. 10 ………………………………………………………………………… 5.2 Phụ lục 2 …. 17 ………………………………………………………………………… 5.3 Phụ lục 3 ….…………………….……………………………………... 18 …………… 5.4 Phụ lục 4 …. 20 ………………………………………………………………………… 1
  3. 2
  4. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tin học là một ngành khoa học được ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (như học tập, nghiên cứu, quản lí, kinh danh,…). B ởi vậy Đảng và nhà nước ta xem CNTT là một ngành mũi nh ọn đ ể đ ầu t ư, cho nên tin học được đưa vào giảng dạy ở các trường THPT, nhằm trang bị cho các em h ọc sinh có được kiến thức cơ bản để phục vụ việc học tập, nghiên cứu và lao động. Trong chương trình tin học phổ thông có trang bị cho các em h ọc sinh m ột số kiến thức về lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu…học sinh phải nắm vững các thao tác để giải các bài tập trong sách giáo khoa cũng nh ư sách bài t ập m ột cách hiệu quả trong tiết thực hành trên phần mềm. Với chương trình Tin học lớp 10 ban cơ bản, khi dạy học thì h ọc sinh ch ỉ được tiếp cận qua các hình vẽ trong sách giáo khoa và lý thuy ết. Trong khi dó các bài kiểm tra định kỳ thì yêu cầu thực hiện trực tiếp trên máy tính, nên k ết quả học tập môn tin học của lớp 10A7 ở học kì I năm học 2013-2014 không cao. Để nâng cao kết quả học tập của học sinh thì giáo viên ph ải tìm ra nh ững giải pháp cho học sinh tiếp cận và thực hành trực tiếp trên máy tính nhi ều h ơn. Khi học và thực hành tại phòng thực hành, giáo viên có th ể h ướng d ẫn h ọc sinh một cách trực quan hơn qua thiết bị Hi_Class. Giải pháp mà tôi đưa ra trong đề tài: “ Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin h ọc 10 nh ằm nâng cao hứng thú học cho học sinh ”, cụ thể dùng thiết bị HI_Class mà Sở giáo d ục đã cấp cho trường để hướng dẫn học sinh trong giờ học lý thuyết cũng như trong giờ học thực hành nhằm gây được hứng thú học cho học sinh, khi thao tác trực tiếp trên máy tính học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp: 10A7 và 10A8 của trường THPT Trần Phú. Lớp thực nghiệm 10A7 được chọn dạy thực nghiệm. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu: kiểm tra trước và sau tác động với hai l ớp có nhiều điểm tương đồng. Sử dụng phép kiểm chứng TTEST độc lập không có hướng phương sai khác nhau và độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD. Kết quả đạt được trước tác động: lớp 10A8 có điểm trung bình 5.59, cao hơn điểm trung bình của lớp 10A7 (4.88). Sau tác động lớp thực nghiệm 10A7 có điểm trung bình là 6.64, cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng 10A8 (5.66). Kết quả kiểm chứng sau tác động bằng phép T-TEST cho th ấy P 2 = 0.0002 0.8 chứng tỏ giải pháp mà đề tài nghiên cứu có tác động lớn trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. 3
  5. GIỚI THIỆU 1. HIỆN TRẠNG Thông thường việc tổ chức dạy thực hành cho học sinh là tại phòng máy cụ thể đối với bộn môn Tin học, đặc biệt ở những tiết th ực hành. Qua quá trình giảng dạy tôi thấy những tiết thực hành tại phòng máy học sinh lớp 10A7 làm sai xót khá nhiều, khi thực hành thì học sinh có nhi ều lỗi sai nh ư nhau. Qua th ực tế giảng dạy và kết quả khảo sát tôi nhận thấy h ọc sinh ít h ứng thú h ọc t ập, khi học tập tại lớp thì hầu hết các em chỉ ngồi nghe và ghi chép một cách thụ động. Nguyên nhân: Về phía học sinh, đa số các em đều không có máy tính t ại nhà và học một cách thụ động từ đó học sinh không có h ứng thú rèn luy ện th ực hành. Về phần giáo viên: với một số lượng tiết thực hành ít và ch ưa th ật s ự s ử dụng hiệu quả các thiết bị hỗ trợ trong giảng dạy. Nên kết quả đi ểm thi các bài kiểm tra định kỳ của học sinh không cao. 2. GIẢI PHÁP THAY THẾ Việc dạy thực hành các phần mềm ứng dụng nói chung và tiết học lý thuyết nói riêng cần phải có sự đổi mới trong dạy h ọc. Giáo viên h ướng d ẫn trực tiếp trên giao diện phần mềm cụ thể thông qua máy chiếu còn h ọc sinh thao tác theo trên chính máy tính của mình. Giáo viên cần tổ chức dạy h ọc trực ti ếp tại phòng máy thực hành hệ thống Hi_Class và có máy chi ếu đ ể h ướng d ẫn thay vì dạy theo phương pháp thông thường ngay trên lớp. Trong thực tế học sinh của trường THPT Trần Phú, phần lớn h ọc sinh không có máy vi tính tại nhà nên ít có điều ki ện ti ếp xúc v ới máy tính, nên trong quá trình dạy học giáo viên cần chủ động tăng th ời gian th ực hành cho h ọc sinh đến mức tối đa, có thể trong những tiết dạy lý thuyết cũng nên cho h ọc sinh h ọc tại phòng thực hành, qua đó học sinh sẽ có cái nhìn trực quan h ơn và t ạo s ự c ảm hứng cho học sinh. Chính vì điều đó tôi đã tổ ch ức dạy h ọc lý thuy ết và th ực hành tại phòng máy với thiết bị Hi_Class nhằm nâng cao kết quả học t ập cho học sinh và gây hứng thú học tập ở bộ môn Tin học 10. Với giải pháp như vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng thi ết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 nh ằm nâng cao h ứng thú h ọc cho h ọc sinh. Phương tiện tổ chức giảng dạy: phòng máy đa chức năng hay phòng máy có thiết bị Hi_Class và máy chiếu. 3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU a. Vấn đề nghiên cứu: Việc “Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 nhằm nâng cao hứng thú h ọc cho h ọc sinh ” có làm 4
  6. tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 10A7 trường THPT Tr ần Phú không? b. Giả thiết nghiên cứu: Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 có nâng cao hứng thú học tập và kết quả học tập cho h ọc sinh lớp 10A7 trường THPT Trần. 4. PHƯƠNG PHÁP a. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên: 1. Tống Trần Đức: giảng dạy bộ môn Tin học lớp 10A7 trường THPT Trần Phú. Lớp thực nghiệm. 2. Nguyễn Ngọc Sơn: giảng dạy bộ môn Tin học lớp 10A8 trường THPT Trần Phú. Lớp đối chứng. Học sinh hai lớp Cơ bản: 1.10A7 (lớp thực nghiệm). 2.10A8 (Lớp đối chứng). Học sinh: Học sinh hai lớp chọn tham gia nghiên cứu có nhi ều đi ểm tương đồng nhau về sĩ số, giới tính, dân tộc và điều kiện học tập. Bảng1. Thông tin học sinh hai lớp: Số học sinh Dân tộc Lớp Tổng số Nam Nữ Kinh Lớp 10A7 40 21 19 x Lớp 10A8 38 20 18 x - Ý thức học tập hai lớp: Tích cực và có ý thức hợp tác. - Điều kiện học tập của các em tương đối tốt. Địa bàn cư trú của học sinh hai lớp phân bố đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn tuy ển sinh nhà trường. Điểm đầu vào của hai lớp là tương đương nhau. b. Thiết kế: Chọn tất cả học sinh hai lớp 10A7 và 10A8 thuộc ban C ơ b ản c ủa tr ường THPT Trần Phú để khảo sát. Dùng phép kiểm chứng TTEST độc lập không có hướng phương sai khác nhau và mức độ ảnh hưởng SMD. 5
  7. Bảng 2.So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Điểm trung bình 4.88 5.58 p 0.02 P=0.02< 0.05 điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa, lớp thực nghiệm có điểm trung bình thấp hơn so với lớp đối chứng. Thiết kế nghiên cứu Bảng 3. Kiểm tra Kiểm tra Lớp trước tác Tác động sau tác động. động. dạy học và thực hành sử Thực nghiệm O1 dụng thiết bị Hi-Class với O3 10A7 hệ thống máy chiếu thực hành với hệ thống sử Đối chứng O2 dụng thiết bị Hi-Class và O4 10A8 máy chiếu c. Quy trình nghiên cứu: Tiến hành tổ chức dạy học: + Lớp đối chứng dùng máy chiếu tổ chức dạy học tại lớp. Ngày thực hiện Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy Làm quen với 12,13/1/2014 Tin 41-42 Microsoft Word 10/02/2014 Tin 46 Định dạng văn bản + Lớp thực nghiệm sử dụng thiết bị Hi_Class và máy chi ếu t ổ ch ức dạy học trực tiếp trên phần mềm Word, học sinh nắm rõ từng thao tác trong bài học của giáo viên ngay trên máy học sinh đang ngồi. Sau đó học sinh thực hành lại những nội dung vừa học của bài học, trong quá trình thực hành nếu có h ọc 6
  8. sinh nào làm sai hoặc thao tác không được thì giáo viên có th ể trực ti ếp h ướng dẫn hoặc sửa lỗi cho bất kỳ máy vi tính của học sinh nào đó, và sẽ dùng chính máy vi tính của học sinh đó làm học viên mẫu cho tất cả các h ọc sinh còn l ại xem học hỏi để tránh bị những lỗi tương tự hoặc giúp những học sinh khác n ắm rõ hơn các thao tác thực hiện. Ngày thực hiện Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy Làm quen với 13,14/1/2014 Tin 41-42 Microsoft Word 12/02/2014 Tin 46 Định dạng văn bản 5. ĐO LƯỜNG Phân tích dữ liệu: Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Lớp đối Lớp thực nghiệm chứng 10A7 10A8 Trước Sau Trước Sau TĐ TĐ TĐ TĐ Mốt = 5.6 5.5 5.2 6.5 Trung vị = 5.6 5.5 5 6.5 Giá trị trung bình = 5.58 5.66 4.88 6.64 Độ lệch chuẩn = 1.29 1.19 1.529 1.525 TTEST độc lập trước TĐ: P1= 0.02 TTEST độc lập sau TĐ: P2= 0.0002 Chênh lệch giá trị TB chuẩn ( SMD) 0.82 Ta thấy hai lớp trước tác động tương đương nhau về điểm trung bình, nhưng sau khi tác động kiểm chứng, đã có sự chênh lệch điểm trung bình bằng hàm TTEST cho giá trị P2 = 0.0002. Do đó chênh lệch điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch về điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên, là do kết quả của việc tác động tổ ch ức dạy h ọc trực ti ếp t ại phòng máy thực hành. Cụ thể như sau: 7
  9. 6,64 − 5,66 Chênh lệch giá trị trung bình SMD = = 0,823 1,19 Theo bảng tiêu chí của Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.82 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức dạy học trực tiếp trên phòng máy thực hành có sử dụng thiết bị Hi_Class đến k ết qu ả h ọc t ập c ủa hai lớp là lớn. Vì vậy giả thiết nghiên cứu: “ Dạy học và thực hành s ử d ụng thi ết b ị Hi- Class có nâng cao hứng thú học và kết quả học tập cho học sinh” c ủa l ớp 10A7 trường THPT Trần Phú đã được kiểm chứng. Biểu đồ 10 8 6 Lớp đối chứng 4 Lớp thực nghiệm 2 0 Trướ tác c Sau tác động động Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Nhận xét chung - Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp th ực nghi ệm có đi ểm trung bình bằng 6.64, kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng có điểm trung bình bằng 5.66. - Độ lệch điểm số của hai nhóm sau tác động là │O4 – O3│= 0.98. Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác nhau lớn. Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. 8
  10. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.82. Điều này cho thấy phương pháp sử dụng thiết bị Hi_class trong việc giảng dạy môn tin học 10 có tác động lớn đến sự hứng thú và kết quả học tập của học sinh. - Lớp 10A7 lớp thực nghiệm được tác động có điểm trung bình cao h ơn lớp 10A8 lớp đối chứng và điểm số chênh lệch này có ý nghĩa thực tiễn. - Phép kiểm chứng TTEST về điểm trung bình bài kiểm tra sau tác đ ộng của hai lớp là: P = 0.0002 < 0.001. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động thiên về lớp thực nghiệm. Hạn chế - Để thực hiện nghiên cứu khoa học này, bản thân người th ực hiện ph ải linh hoạt và sáng tạo một cách thực sự cần thiết: + Giáo viên phải lên kế hoạch hợp lí để đăng ký phòng máy tổ ch ức dạy học trực tiếp tại phòng máy, nhằm tránh trường h ợp trùng v ới các giáo viên khác. + Đây là phương pháp nghiên cứu mới nên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin và xử lí số liệu. + Số lượng máy tính tại phòng máy không đủ cung cấp cho mỗi học sinh một máy để học và thực hành. 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ a. Kết luận: - Việc tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word trực tiếp trên phòng máy thực hành có thiết bị Hi_Class và máy chi ếu thay th ế d ạy h ọc t ại phòng học trên lớp đã tạo sự hứng thú học tập và nâng cao k ết qu ả h ọc t ập cho học sinh. - Đề tài có tính khoa học và sư phạm rất cao các s ố li ệu đ ược minh ch ứng cụ thể và được xử lý dựa vào các hàm tính toán, khắc phục được các hạn ch ế của sáng kiến kinh nghiệm lâu nay hay làm ở các trường THPT. - Có thể áp dụng vào việc giảng dạy tất cả các ph ần mềm ứng dụng d ạy học cấp THPT môn Tin học 10 chứ không chỉ riêng đối với Microsoft Word . - Tổ chức dạy học này có thể được áp dụng vào việc giảng dạy ở tất cả các trường học phổ thông, cao đẳng, đại học, đặc biệt là ở các trung tâm tin học. - Lớp 10A7 lớp thực nghiệm được tác động có điểm trung bình cao h ơn lớp 10A8 lớp đối chứng và điểm số chênh lệch này có ý nghĩa thực tiễn. 9
  11. - Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài có thể áp dụng cho các phần của chương trình, áp dụng rộng rãi cho các khối lớp. b. Khuyến nghị: - Đầu tư về số lượng và chất lượng máy tính, nâng cấp phòng máy vi tính ở các trường THPT. - Trang bị cho các phòng máy vi tính thiết bị Hi_Class và máy chi ếu đ ể phục vụ cho việc tổ chức dạy học tại phòng máy. - Khuyến khích giáo viên tổ chức dạy học trực ti ếp tại phòng máy cho các phần mềm ứng dụng. - Giáo viên tin học cần sáng tạo ra phương pháp dạy h ọc phù h ợp khác đ ể nâng cao kết quả học tập của học sinh tại trường mình. Tuy An, ngày 27 tháng 03 năm 2014 Người thực hiện Tống Trần Đức 10
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng d ụng t ại mail chuyên môn trường THPT Trần Phú. 2. TH.s Đoàn Văn Tam “Bài giảng tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên tổ chức. 3. Các bài mẫu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trên mạng. 4. Sách giáo khoa tin học 10. 5. Chuẩn kiến thức môn tin học. 6. Mạng internet: www.giaoan.violet.vn, www.ddth.com, ... PHỤ LỤC Phụ lục 1: KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Tiết số: 41-42 ( Theo phân phối chương trình). Bài 15: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết cách khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản. - Biết một số thành phần chính trên màn hình làm vi ệc c ủa h ệ so ạn thảo văn bản. - Biết cách soạn thảo văn bản đơn giản: Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa. 2. Kỹ năng: - Thao tác trực tiếp được trên giao diện của hệ soạn thảo. - Tạo được văn bản đơn giản. 11
  13. 3. Thái độ: - Gây được hứng thú, khả năng khám phá, cần cù cho học sinh. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, xem trước bài học. 2. Chuẩn bị giáo viên: SGK, phòng máy thực hành có máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Trình bày bài. Nội dung Hoạt động của thầy và trò 1. Màn hình làm việc của Word GV: KHởi động máy chiếu, chiếu Khởi động Word: máy GV lên nàm ảnh rộng trước - Khởi động Word có hai cách cơ bảnphòng máy và hướng dẫn HS khởi sau: động máy của mình C1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng HS: Khởi động máy tính lên để của Word trên màn hình mền. thao tác theo GV. C2: Từ Start→All Programs → GV: Để làm việc với Word đầu Microsoft Word. tiên ta phải khởi động để vào phần mềm soạn thảo Word. Vậy em nào biết cách khởi động Word , mời em khởi động giúp thầy? HS: Lên khởi động phần mềm Word, HS khác quan sát. GV: Em còn biết cách nào khác để khởi động Word nữa không? Nếu biết thì thực hiện giúp thầy. GV: Hướng dẫn cụ thể lại hai cách khởi động Word lên máy chiếu để HS quan sát và thao tác theo trên máy tính của HS. Màn hình làm việc của Word. GV: Chiếu nội dung cách thực hiện để HS chép bài. HS: Tự thao tác lại trên máy. a. Các thành phần chính trên màn GV: Chiếu và giới thiệu đến các hình. em về các thành phần chính trên Thành phần chính trên màn hình gồm màn hình nền và chức năng của có: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, 12
  14. thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ chúng. định dạng, thanh công cụ vẽ, vùng soạn HS: Quan sát qua máy chiếu kết thảo, thanh trạng thái, … hợp với giao diện trên máy của b. Thanh bảng chọn. mình. Thanh bảng chọn chứa tên các bảng chọn: File, Edit, View, Insert, Format, … GV: Giới thiệu HS tên các bảng chọn trên thanh bảng chọn cùng chức năng các thành phần. c. Thang công cụ: (SGK trang 101). HS: Kích chọn tên các bảng chọn - Chứa các nút lệnh để thực hiện. để quan sát các thành phần. GV: Tượng tự giới thiêu thanh công 2. Kết thúc phiên làm việc với Word. cụ đến HS. a. Lưu nội dung văn bản: Để lưu nội HS: quan sát và lắng nghe. dung văn bản thực hiện một trong 3 GV: Hướng dẫn HS 3 cách để lưu cách cơ bản sau: nội dung văn bản cũng như mở hộp C1: Chọn File→ Save (hoặc Save as); thoại Save as để tiến hành lưu. C2: Nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ. C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S. HS: Được GV hướng dẫn mở hộp thoại Save as để gõ tên tệp văn bản vào File Name và chọn thư mục để b. Dóng tệp văn bản: Để đóng tệp văn lưu ở Save in rồi kích nút lệnh Save bản ta thực hiện như sau: Chọn File→ để lưu. Close hay kích nút lệnh trên thanh bảng chọn. c. Thoát Word: Khi kết thúc phiên làm GV: Hướng dẫn HS để đóng văn việc ta thực hiện thoát Word như sau: bản và thoát Word thông qua máy File → Exit hay kích nút lệnh trên chiếu. thanh tiêu đề. HS: quan sát làm theo sau đó thực 3. Soạn thảo văn bản đơn giản (Tiết hiện lại trên máy và chép bài. 2) a. Mở tệp văn bản GV: Hướng dẫn trực tiếp trên máy + Để mở tệp văn bản mới ta có 3 chiếu 3 cách để mở tệp văn bản cách thực hiện như sau: mới. C1: Chọn File → New; HS: thực hiện theo trên chính máy C2: Kích nút lệnh New trên thanh của mình sau đó thao tác lại rồi công cụ chuẩn; chép bài. C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N; 13
  15. + Để mở tệp văn bản đã lưu ta thực hiện 1 trong 3 cách sau: GV: Hướng dẫn HS 3 cách mở C1: Chọn File → Open; hộp thoại Open để mở tệp văn bản C2: Kích vào nút lệnh Open trên đã có. thanh công cụ; C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O; Từ hộp thoại Open chọn tệp cần mở rồi nhấn nút lệnh Open. b. Con trỏ văn bản con trỏ chuột: - Di chuyển con trỏ văn bản: + Dùng chuột: Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí nháy chuột. GV: Từ màn hình GV cho các em + Dùng phím: Dùng các phím mũi thấy đâu là con trỏ văn bản đâu là tên và Home, End, Page Up, Page Down, con trỏ chuột và di chuyển con trỏ tổ hộp phím Ctrl với các phím đó. văn bản. c. Gõ văn bản HS:Quan sát và thực hiện theo. - Sử dụng kiểu gõ văn bản để tao ra văn bản, trong đó có chế độ ghi chèn và ghi đè. d. Các thao tác biên tập văn bản GV: Hướng dẫn HS gõ đoạn văn + Chọn văn bản: Có hai cách cơ bản bản. để chọn văn bản: HS: Tiến hành gõ thông tin bản C1: - Đặt con trỏ văn bản vào vị trí thân mình. bắt đầu chọn; - Nhấn giữ phím Shift rồi đặt GV: Hướng dẫn HS chọn văn bản con trỏ văn bản vào vị trí kết theo hai cách . thúc; HS: Thực hiện chọn văn bản trên C2: - Nháy chuột vào vị trí bắt đầu văn bản đã soạn. cần chọn; - Kéo thả chuột trên phần văn bản cần chọn. + Xóa văn bản: - Phím Delete: Xóa kí tự bên phải con trỏ hay văn bản đã chọn. - Phím Backspace: Xóa kí tự bên GV: Giúp HS xóa nội dung văn trái con trỏ hay văn bản đã chọn. bản. + Sao chép nội dung văn bản: Để sao HS: Thực hiện trên máy. chép nội dung văn bản ta thực hiện các thao tác sau: 1. Chọn phần văn bản cần sao chép; 2. Chọn Edit → Copy( Ctrl + C, ); 14
  16. 3. Đưa con trỏ văn bản đến vị trí cần GV: Hướng dẫn HS thực hiện sao sao chép ; chép nội dung văn bản. 4. Chọn Edit → Paste( Ctrl +V, ); HS: Quan sát, thực hiện theo hướng + Di chuyển nội dung văn bản: Để di dẫn của GV rồi thực hiện lại trên chuyển nội dung văn bản ta thực hiện máy. các thao tác sau: 1. Chọn phần văn bản cần di chuyển; 2. Chọn Edit → Cut( Ctrl + X, ); 3. Đưa con trỏ văn bản đến vị trí cần di chuyển đến; GV: Tương tự Gv hướng dẫn HS 4. Chọn Edit → Paste( Ctrl +V, ); di chuyển nội dung văn bản thông qua máy chiếu. HS: Thực hiện trên máy tính đang làm. 4. Áp dụng: Học sinh thực hành để soạn văn bản với nội dung của giấy xin phép, sau đó lưu vào ổ đĩa D và cuối cùng là thoát Word. Tiết số: 46 (Theo phân phối chương trình). Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản. - Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản. 2. Kỹ năng: - Sử dụng được nút lệnh, bảng chọn định kí tự, đoạn và trang văn bản. 3. Thái độ: - Gây được hứng thú, khả năng khám phá,cần cù cho học sinh. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, xem trước bài học ở nhà. 2. Chuẩn bị giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy thực hành có máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 15
  17. 1. Ổ định lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Trình bày bài. Nội dung Hoạt động của thầy và trò * Khái niệm định dạng văn GV: Theo các em thế nào là định dạng văn bản? bản: (sgk). HS: Định dạng văn bản là trình bày văn bản lại cho rõ ràng và đẹp nhấn mạnh nội dung trọng tâm của văn bản. 1. Định dạng kí tự Để định dạng kí tự đầu tiên GV: Chiếu nội dung văn bản sau đó thực hiện ta chọn kí tự cần định dạng chọn kí tự cần định dạng, hướng dẫn HS mở sau đó thực hiện một trong hộp thoại Font thiết đặt thuộc tính định dạng cho các cách sau : kí tự từ hộp thoại (về font chữ, kiểu chữ, cỡ C1: Chọn Format →Font … chữ, màu sắc, …). + Font: chọn font chữ. + Font Style: chọn kiểu chữ. + Size: chọn cỡ chữ. + Font Color: chọn màu chữ. + Superscript: chỉ số trên. + Subscript: chỉ số dưới. →OK (Default). HS: Thực hiện theo giáo GV trêm máy của mình để định dạng kí tự. C2: Sử dụng các nút lệnh Font chữ Cỡ chữ Kiểu chữ trên thanh công cụ định dạng. GV: Hướng dẫn HS sử dụng nút lệnh để định dạng kí tự. HS: Thao tác theo GV sau đó ghi bài và thực hành lại. GV: Để định dạng đoạn văn bản ta đặt con trỏ vào đoạn văn bản hay chọn một phần của đoạn 2. Định dạng đoạn văn bản văn bản hay chọn toàn bộ đoạn văn bản rồi thực Để định dạng đoạn văn bản hiện một trong hai cách sau: 16
  18. ta đặt con trỏ vào đoạn văn Chọn Format→ Paragraph … bản hay chọn một phần của đoạn văn bản hay chọn toàn bộ đoạn văn bản rồi thực hiện một trong hai cách sau: C1:Chọn Format→ Paragraph … + Left: Vị trí lề trái. + Right: Vị trí lề phải. + Before: Khoảng cách đến đoạn văn bản trước. HS: Thực hiện theo GV. + After: Khoảng cách đến GV: Ngoài ra các em còn có thể sử dụng nút lệnh đoạn văn bản sau. hay thước ngang và thực hiện như sau: (GV + Line spacing: Khoảng hướng dẫn cụ thể qua máy chiếu). cách các dòng trong đoạn văn bản. → OK. C2: Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. GV:Hướng dẫn HS qua máy chiếu mở hộp thoại Page Setup để định dạng trang văn bản. 3.Định dạng trang văn bản. Chọn File → Page Setup … + Top: Vị trí lề trên. HS:Thao tác theo GV trên máy, sau đó làm lại rồi + Bottom: Vị trí lề dưới. chép bài. + Left: Vị trí lề trái. + Right: Vị trí lề phải. + Portrait: Hướng giấy đứng. + Landscape: Hướng giấy ngang. → OK. 17
  19. 4. Áp dụng: Các em thực hành gõ ĐƠN XIN NHẬP HỌC trong sách giáo khoa trang 113. 18
  20. Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG KIỂM TRA THƯC HÀNH Thời gian: 45 phút 1. Khởi động Word(0.5điểm). 2. Gõ và định dạng đoạn văn bản theo mẫu sau (8 điểm): CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG VÞnh H¹ Lng Các đảo trên vịnh Hạ Long chủ yếu là đảo đá vôi đ ược hình thành cách đây trên năm trăm triệu năm. Ẩn giấu trong những hòn đảo đá là hệ thống hang động vô cùng phong phú với măng, nhũ đá có quy mô, hình dáng, màu s ắc đa d ạng, huy ền ảo, … Một số hang động còn chứa đựng các dấu tích c ủa người ti ền s ử H ạ Long là điểm hấp dẫn khách thăm quan như: Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Soi Nhụ, Thiên Long, Mê Cung, Tam Cung, … §éng Phong Nha Giấu mình trong núi đá vôi, nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng, được che chở bởi cánh rừng nhiệt đới, động Phong Nha có một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới. Động Phong Nha được đánh giá là động vào loại dài và đẹp nhất không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. 3. Lưu văn bản vào ổ đĩa D với: họ tên_lớp (1 điểm). 4. Kết thúc thoát Word (0.5 điểm). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2