intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của Emotional Intelligence (Trí tuệ cảm xúc) đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

52
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của Emotional Intelligence (Trí tuệ cảm xúc) đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Xác định các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc phục vụ quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của Emotional Intelligence (Trí tuệ cảm xúc) đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LỮU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TÁC ĐỘNG CỦA EMOTIONAL INTELLIGENCE (TRÍ TUỆ CẢM XÚC) ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.114 Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Thị Kim Lớp : 2105QTVA Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Đỗ Thị Thu Huyền HÀ NỘI, 4/2023
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LỮU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TÁC ĐỘNG CỦA EMOTIONAL INTELLIGENCE (TRÍ TUỆ CẢM XÚC) ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.114 Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Thị Kim Thành viên tham gia : Vũ Phương Oanh Nguyễn Thị Loan Sầm Thị Như Quỳnh Nguyễn Thị Như Khánh Lớp : 2105QTVA HÀ NỘI, 4/2023
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5 6. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................6 7. Đóng góp mới của đề tài .....................................................................................6 8. Bố cục của đề tài .................................................................................................6 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ..................................8 1.1. Một số khái niệm liên quan..............................................................................8 1.1.1. Trí tuệ ............................................................................................................8 1.1.2. Cảm xúc ........................................................................................................9 1.1.3. Trí tuệ cảm xúc ...........................................................................................10 1.1.4. Trí tuệ cảm xúc trong học tập .....................................................................11 1.2. Cấu trúc, vai trò của trí tuệ cảm xúc trong nhận thức và hoạt động của con người .....................................................................................................................11 1.2.1. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc .......................................................................11 1.2.2. Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong nhận thức và hoạt động của con người ..13 1.3. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ........................................................................14 1.3.2. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của sinh viên ................................................18 1.3.3. Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của sinh viên ......................................................22 1.4. Môi trường trí tuệ cảm xúc trong học tập của sinh viên ................................25 1.4.1. Môi trường nội tại của cá nhân ...................................................................25 1.4.2. Môi trường xã hội .......................................................................................26 1.4.3. Môi trường gia đình ....................................................................................26 1.4.4. Môi trường học đường ................................................................................27
  4. Tiểu kết .................................................................................................................27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ...........................................................................................28 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ......................................................................28 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng .......................................................................31 2.2.1. Thực trạng yếu tố tác động từ môi trường nội tại của cá nhân ...................32 2.2.2. Thực trạng yếu tố tác động từ môi trường xã hội .......................................33 2.2.3. Thực trạng yếu tố tác động từ môi trường gia đình ....................................34 2.2.4. Thực trạng yếu tố tác động từ môi trường học đường ................................34 2.3. Giáo dục hình thành trí tuệ cảm xúc phục vụ quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............................................................................35 2.3.1. Cải thiện môi trường nội tại của cá nhân ....................................................35 2.3.2. Cải thiện môi trường xã hội ........................................................................36 2.3.3. Cải thiện môi trường gia đình .....................................................................36 2.3.4. Cải thiện môi trường học đường .................................................................36 2.4. Nguyên nhân thực trạng .................................................................................37 Tiểu kết .................................................................................................................37 CHƢƠNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TRÍ TUỆ CẢM XÚC PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .....................................................................................................38 3.1. Nguyên tắc xác định các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................38 3.1.1. Nguyên tắc khách quan ...............................................................................38 3.1.2. Nguyên tắc kế thừa và phát triển ................................................................38 3.1.3. Nguyên tắc khả thi ......................................................................................38 3.2. Xác định các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.............................................................39 3.2.1. Xác định yếu tố môi trường nội tại cá nhân ...............................................39 3.2.2. Xác định yếu tố thuộc môi trường xã hội ...................................................41
  5. 3.2.3. Xác định yếu tố thuộc môi trường gia đình ................................................42 3.2.4. Xác định yếu tố môi trường học đường ......................................................43 3.3. Một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc phục vụ quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.............................................................45 Tiểu kết .................................................................................................................46 KẾT LUẬN ..............................................................................................................47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................48 PHỤ LỤC .................................................................................................................50
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Các từ viết tắt Ý nghĩa các từ viết tắt 1 EI Emotional Intelligence 2 TTCX Trí tuệ cảm xúc
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1 Số lượng và thành phần khách thể nghiên cứu Biểu đồ 2.2 Các yếu tó tác động đến ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc trong quá trình học tập của sinh viên Biểu đồ 2.3 Các biện pháp điều chỉnh trí tuệ cảm xúc trong quá trình học tập của sinh viên Sơ đồ 3.2.1 Thể hiện sự tác động của các môi trường đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên trong học tập
  8. LỜI CẢM ƠN Trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Đỗ Thị Thu Huyền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên đã dạy chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình của quý thầy cô đang công tác tại Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là các bạn sinh viên chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã cộng tác, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu thực trạng của đề tài này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp 2105QTVA đại học chính quy khóa 21 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình chúng tôi, đặc biệt là bố mẹ - những người đã tạo điều kiện cho chúng tôi được đi học và là nguồn động viên lớn nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
  9. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài riêng của nhóm chúng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong đề tài là chính xác, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2023
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, căng thẳng trong học tập luôn là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại ở học sinh, sinh viên. Căng thẳng trong học tập có thể xuất hiện ở cả đối tượng học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, đối với sinh viên - người đang ở ngưỡng trưởng thành, bắt đầu đối mặt với việc học tập độc lập, không còn sự hướng dẫn sát sao từ giáo viên thì việc xuẩt hiện căng thẳng trong việc học tập là rất rõ ràng. Căng thẳng thực sự là vấn đề lớn nếu bản thân sinh viên không biết cách giải toả. Nó có thể gây ra những kích thích, là nguồn gốc của nhiều căn bệnh tâm lý như rối loạn tâm lý, ức chế về mặt thần kinh, rối loạn giấc ngủ, thậm chí gây trầm cảm... Những căn bệnh này có thể có những tác động ngược lại làm căng thẳng trầm trọng hơn. Có rất nhiều cách để giảm thiểu căng thẳng như nghe nhạc, xem phim, nói chuyện với bạn bè... Tuy nhiên, cơ chế chung của các phương pháp này đều là làm dịu và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Điều này liên quan mật thiết đến một thuật ngữ: “Trí tuệ cảm xúc”. Theo các nhà chuyên môn về tâm lý học con người: một người sẽ có thể thành công với chỉ số thông minh trung bình nhưng lại có đầy đủ các yếu tố trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, việc có một chỉ số thông minh cao mà thiếu hụt một trong các yếu tố trí tuệ cảm xúc thì khó có thể kết luận được người đó thành công. Rõ ràng, bên cạnh chỉ số thông minh, trí tuệ cảm xúc là chiếc chìa khóa vén mở khả năng sáng tạo, năng động, linh hoạt và thích ứng của con người để họ đạt được mục đích đã đề ra. Thực tế đó đang cần có những giải pháp hoặc can thiệp, giúp đỡ để các đối tượng đạt được mục đích trong hoạt động mang tính “lồi” của con người. Vì vậy, để cải thiện tình trạng thiếu hụt hiểu biết về trí tuệ cảm xúc mà các nhà khoa học tâm lý và giáo dục khuyến cáo về sự cần thiết phải giáo dục xúc cảm cho con người nói chung, sinh viên nói riêng ngày càng được đề cập đến nhiều hơn trong quá trình học tập. Bởi lẽ, học sinh, sinh viên là lực lượng nòng cốt của đất nước trong tương lai. Mặt khác, họ là lực lượng tham gia vào thị trường lao động đòi hỏi chất lượng cao do nhu cầu của thời đại. Hơn thế, sinh viên là lứa tuổi mà quá trình phát triển, định hình nhân cách đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó lĩnh vực xúc cảm, ý chí có nhiều vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Nhóm chúng tôi đã và đang trực tiếp đối mặt với sự căng thẳng trong học tập và mong muốn tìm ra hướng giải quyết cho chính bản thân và những cá nhân quan tâm 1
  11. đến khái niệm “Trí tuệ cảm xúc”. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài bởi đề tài gần gũi, có liên quan mật thiết không chỉ đối với cá nhân nhóm mà còn liên quan đến những bạn sinh viên đang chịu tác động của “Emotional intelligence” (Trí tuệ cảm xúc) đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Tác động của Emotional Intelligence (Trí tuệ cảm xúc) đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” được chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài Trí tuệ cảm xúc đã không phải một thuật ngữ phổ biến cho đến khoảng năm 1900. Sự quan tâm đến khía cạnh này đã phát triển rất nhiều trong 30 năm qua trên thế giới. Ngay từ những năm 1930, nhà tâm lý học Edward Thorndike đã mô tả khái niệm “trí thông minh xã hội” là khả năng hòa đồng với những người khác. Trong những năm 1940, nhà tâm lý học David Wechsler đề xuất rằng các thành phần khác nhau của trí thông minh có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Những năm 1950 chứng kiến sự trỗi dậy của tâm lý nhân văn với những người như Abraham Maslow tập trung vào những cách khác nhau mà mọi người có thể xây dựng sức mạnh cảm xúc. Ở trong giữa những năm 1970, Howard Gardner là người đã đưa ra mơ hình đa trí tuệ nổi tiếng và ông cho rằng trí tuệ cá nhân gồm 2 loại: trí tuệ nội nhân cách (intrapersonal intelligence) và trí tuệ liên nhân cách (interpersonal intelligence) hay còn gọi là trí tuệ về bản thân và trí tuệ về người khác). Mãi cho đến năm 1985, thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” lần đầu tiên được sử dụng trong tiến sĩ luận văn của Wayne Payne. Năm 1987, một bài báo được xuất bản bởi Keith Beasley trên Mensa – Tạp chí sử dụng thuật ngữ “thương số cảm xúc”. Reuven Bar-On, một nhà tâm lý học người Israel đã đề xuất một cách tiếp cận định lượng để tạo ra “chỉ số EQ tương đương với điểm số IQ”. Sau đó, ông xuất bản tập EQ (Emotional Quotient Intelligence, 1997) - trắc nghiệm đầu tiên về trí tuệ cảm xúc bản sao đầu tiên của luận án tiến sĩ của ông, được nộp vào năm 1985. Mô hình của Bar-On đã mô tả các năng lực cảm xúc và xã hội xác định cách những cá nhân hiệu quả đang hiểu và thể hiện bản thân, hiểu những người khác và tương tác với họ cũng như đối phó với những yêu cầu và thách thức hàng ngày. Những năng lực này được gom lại thành năm yếu tố tổng hợp sau - khả năng: Nhận thức về cảm xúc cũng như hiểu và bày tỏ cảm xúc. 2
  12. Hiểu cách người khác cảm thấy và tương tác với họ. Quản lý và kiểm soát cảm xúc. Quản lý sự thay đổi, thích ứng và giải quyết các vấn đề có tính chất cá nhân/giữa các cá nhân. Tạo ra hiệu ứng tích cực để nâng cao động lực bản thân, để tạo điều kiện hành vi thông minh về mặt cảm xúc và xã hội. Năm 1990, các nhà tâm lý học Peter Salovey (đại học Yale – Mỹ) và John Mayer (đại học Newhampshine – Mỹ) đã xuất bản bài báo mang tính bước ngoặt của họ, “Trí tuệ cảm xúc” trong tạp chí “Trí tưởng tượng, Nhận thức và Tính cách”. Trong mô hình nguyên thủy của hai tác giả này, trí tuệ cảm xúc được xem như là năng lực làm chủ, điều khiển, kiểm soát xúc cảm, tình cảm của mình và của người khác cũng như năng lực sử dụng những thông tin này để dẫn dắt, định hướng cách suy nghĩ và hành động của một cá nhân. Sau một thời gian nghiên cứu, năm 1997 Mayer và Salovey chính thức định nghĩa trí tuệ cảm xúc: “Trí tuệ cảm xúc như là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác”. Năm 1995, Daniel Golemanm tiến sĩ tâm lí học của Đại học Harward, người phụ trách chuyên mục khoa học tờ Time, tập hợp các kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và viết thành cuốn sách gây tiếng vang lớn ở Mỹ với nhan đề “Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó lại có thể quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sức khỏe và sự thành công trong suốt cuộc đời?” (Emotional Intelligence - Why it can matter more than IQ for Character, Heath and Lifelong Achievement?). Năm 1998, Daniel Goleman tiếp tục xuất bản cuốn “Làm việc với trí tuệ cảm xúc” (Working with Emotional Intelligence). So với mô hình và định nghĩa đầu tiên về trí tuệ cảm xúc của Salovey và Mayer, ông đã bổ sung 5 năng lực cảm xúc và xã hội cơ bản là: năng lực tự ý thức, năng lực tự điều chỉnh, năng lực thúc đẩy, năng lực đồng cảm và các kĩ năng xã hội. Có thể nói D. Goleman là tác giả lớn của một loạt các tác phẩm về trí tuệ cảm xúc như: “Nghệ thuật lãnh đạo cơ bản: việc nhận thấy sức mạnh của EI” (2002), “Những xúc cảm dễ bị phá vỡ: làm thế nào để vượt qua” (2003), “Trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc” (2007)... Những nghiên cứu của ông không chỉ dừng lại ở việc xác định bản chất của trí tuệ cảm xúc mà còn tìm ra những biện pháp giáo dục nó một cách hiệu quả. Tóm lại, trên thế giới có 3 đại diện tiêu biểu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc: 3
  13. Daniel Goleman đề ra lý thuyết hiệu quả thực hiên công việc trong đó đưa ra kiểu mô hình hỗn hợp mô tả trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách. Mô hình hỗn hợp này giúp cho dự đoán và phát triển năng lực vượt trội của những cá nhân xuất sắc trong công việc của từng loại nghề nghiệp, ở từng cấp độ. Mô hình hỗn hợp này có độ hiệu lực dự đoán rất cao (D.Goleman, 2003). Rewen Bar - On đưa ra lý thuyết phân cách và kiểu mô hình hỗn hợp bằng cách hòa trộn vào trí tuệ cảm xúc những đặc tính phi năng lực. J. Mayer và P. Salovey đã đưa ra mô hình thuần nhất năng lực, chú ý vào khái niệm hạt nhân của trí tuệ cảm xúc, đó chính là các xúc cảm và sự tương tác giữa xúc cảm và ý nghĩ. Như vậy, việc coi trí tuệ cảm xúc là năng lực tâm lý đã tách nó ra khỏi các loại trí thông minh truyền thống. Mặc dù đã có nhiều công trình lịch sử nghiên cứu về đề tài “trí tuệ cảm xúc” nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Tác động của Emotional Intelligence (Trí tuệ cảm xúc) đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia”. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc" lần đầu tiên được Nguyễn Huy Tú đăng tải trên Tạp chí Tâm lí học số 6, tháng 12 năm 2000 với tiêu đề: “Trí tuệ cảm xúc – bản chất và phương pháp chẩn đoán". Thuật ngữ "Trí tuệ cảm xúc" được Nguyễn Huy Tú Việt hóa từ thuật ngữ “Emotional Intelligence" trong tiếng Anh và và thuật ngữ "Emotionale Intelligenz" trong tiếng Đức. Đề tài cấp Nhà nước mã số KX - 05 - 06 do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đã xác định trí tuệ cảm xúc là một trong ba thành tố của trí tuệ, gồm trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và trí sáng tạo. Trong để tài này, các tác giả Trần Trọng Thủy, Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh đã tiến hành thích ứng bộ công cụ MSCEIT (Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligence Test) và sử dụng bộ công cụ này để đo lường các chỉ số trí tuệ cảm xúc trên 3741 học sinh phổ thông, sinh viên, người lao động trẻ Việt Nam đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kế thừa những kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc từ đề tài KX -05 - 06, có nhiều đề tài luận án đã bảo vệ thành công. Năm 2008 Nguyễn Thị Dung đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với để tài: “TTCX của giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở". Năm 2010 Dương Thị Hoàng Yến đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Tâm lí học 4
  14. với đề tài "TTCX của giáo viên Tiểu học". Như vậy, vấn đề nghiên cứu TTCX trong các đề tài luận án trước đây được triển khai trên đội ngũ giáo viên, những người đang trực tiếp hành nghề ở trường phổ thông. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nghiên cứu một số vấn đề chung về tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Xác định các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc phục vụ quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nhận diện các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Về không gian: Trụ sở chính Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Về thời gian: Sinh viên năm thứ nhất và thứ hai bậc đại học hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu lí luận: 5
  15. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: chia nhỏ các khái niệm, đặc điểm của trí tuệ cảm xúc từ lài liệu sẵn có. Từ đó, tạo tiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề nghiên cứu. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết làm rõ hơn đặc điểm của trí tuệ cảm xúc. Sắp xếp, phân chia các tri thức về trí tuệ cảm xúc thành một hệ thống. Phương pháp lịch sử: tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đây về quá trình hình thành và phát triển của trí tuệ cảm xúc. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi) để tìm hiểu về thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” thông qua khảo sát trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp toán học để tính toán, thống kê các số liệu khảo sát, dữ liệu tìm được trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm để xem xét lại những thành quả thu được từ thực tiễn khảo sát qua các dữ liệu cụ thể ở chương 2, rút ra kết luận bổ ích, cải tiến lý luận và phù hợp với thực tiễn. 6. Giả thuyết nghiên cứu Kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chịu sự tác động của trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc được hình thành, phát triển thông qua môi trường học tập của sinh viên. Nếu nghiên cứu để nhận diện các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên thì sẽ góp phần nâng cao trí tuệ cảm xúc phục vụ quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 7. Đóng góp mới của đề tài Đề tài giúp hệ thống hóa lý luận, nghiên cứu thực trạng của trí tuệ cảm xúc tới kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; xác định được các yếu tố tác động và đề xuất một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc tới kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên. 8. Bố cục của đề tài Chương 1: Một số vấn đề chung về tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên. 6
  16. Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chương 3. Xác định các yếu tố tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc phục vụ quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 7
  17. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Trí tuệ Trí tuệ là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, mỗi người có một cách tiếp cận ở những góc độ khác nhau, vì vậy mà cũng có nhiều định nghĩa về trí tuệ. Tiêu biểu như: Theo N. Sillamy (1997) “trí tuệ” được hiểu “là khả năng hiểu các mối liên hệ sẵn có giữa các yếu tố của tình huống và thich nghi để thực hiện cho lợi ích bản thân.” Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phát Triển Năng Lực Tư Duy Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Thông Qua Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Môn Sinh Học, Hà Nội, 2008 [7, 11]. F. Rayal, A. Rieuneur (1997) cho rằng “trí tuệ là khả năng xử lý thông tin để giải quyết vấn đề và nhanh chóng thích nghi với tình huống mới.” Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phát Triển Năng Lực Tư Duy Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Thông Qua Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Môn Sinh Học, Hà Nội, 2008 [7, 11]. V.B.Stern xem “Trí tuệ là năng lực chung của các nhân đặt tư duy một cách có ý thức vào những yêu cầu mới. Đây là năng lực thích ứng tinh thần đối với nhiệm vụ và điều kiện mới của đời sống.” Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phát Triển Năng Lực Tư Duy Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Thông Qua Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Môn Sinh Học, Hà Nội, 2008 [7, 11]. Có thể thấy, trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc, là kết quả của quá trình trao đổi hoạt động tri thức dựa trên nền tảng của lý trí. Trí tuệ được thể hiện qua tư duy sáng tạo của con người và có nhiều cấp độ khác nhau. Người có trí tuệ là người có thể quan sát mọi sự vật, sự việc đang diễn ra một cách rõ ràng, chính xác về bản chất, hình thức cũng như ccas tính chất khác của sự vật, sự việc tại từng thời điểm cụ thể. Họ biết rõ việc để có giá trị phải đánh đổi những gì và giá trị tạo ra từ việc đánh đổi đó sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân. Trí tuệ giúp con người có những quyết định và hành động đúng đắn và có thể có cơ hội tìm ra giá trị đích thực mà bản thân thật sự cần. 8
  18. 1.1.2. Cảm xúc Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm. Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury, Discovering Psychology, Worth Publishers, 2010. Joseph LeDoux đã định nghĩa: Cảm xúc là kết quả của một quá trình nhận thức và ý thức xảy ra để đáp ứng với phản ứng của hệ thống cơ thể đối với một kích hoạt nào đó. Joseph LeDoux, On Fear, Emotions, and Memory: An Interview with Dr. Joseph LeDoux, Page 2 of 2, Brain World, 2018. Theo Từ điển Tâm lí học (Vũ Khắc Viện, 1995): “Cảm xúc là phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt: Những phản ứng sinh lí do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mồ hôi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; Phản ứng tâm lí qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn. Lúc phản ứng chưa phân định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện với cường độ cao gọi là cảm kích” Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Tâm lí học, NXB Thế giới, Hà Nội, 1995. Theo Từ điển Tâm lí học (Vũ Dũng, 2000), cảm xúc: “Là sự phản ánh tâm lí về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp” Vũ Dũng, Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2000. Theo nhóm tác giả, cảm xúc là các trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực, làm thay đổi sinh lý, hành vi của một người. Cảm xúc có nguồn gốc từ việc thay đổi, thông qua các phản ứng tức thời nhằm mục đích thích nghi nhanh hơn với điều kiện ngoại cảnh. Đây là một trạng thái xuất hiện khi có một thứ gì đó tác động vào môi trường của bản thân và não bộ sẽ bắt đầu phân thích, diễn giải tác động đó. Cụ thể như khi con người đối diện với những tình huống gây lo lắng, sợ hãi thì mặt có thể đỏ bừng, tay chân run rẩy, các cơ trở nên co cứng… Khi cảm thấy hạnh phúc, vui sướng thì cơ mặt giãn ra, phát ra tiếng cười, các hoạt động thoải mái, linh hoạt, tự tin hơn. Cảm xúc hình thành và biểu hiện tuỳ thuộc vào trạng thái của mỗi cá nhân cùng với tính chất của những yếu tố ngoại cảnh tác động đến cá nhân đó. 9
  19. 1.1.3. Trí tuệ cảm xúc Quan niệm truyền thống của các nhà triết học duy lý luôn đề cao trí tuệ và đối lập giữa lý trí với cảm xúc. Tuy nhiên, cách nhìn hiện đại và những nghiên cứu mới về cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động xúc cảm đã làm đảo lộn quan niệm truyền thống giữa lí trí và cảm xúc, trí tuệ và cảm xúc có thể hoạt động nương tựa lẫn nhau. Và ngày nay con người lý tưởng phải đạt được sự hòa hợp giữa ý trí với cảm xúc, giữa cái đầu với trái tim. Để đạt được điều này, các nhà nghiên cứu tâm lí học mới đã đưa ra hàng loạt các quan điểm với những cách tiếp cận khác nhau: Theo Goleman, “trí tuệ cảm xúc” - đó là cách chúng ta nhận thức bản thân và những mối quan hệ cũng như tác động qua lại của chúng ta với những người khác. Goleman đưa ra cấu trúc của trí tuệ cảm xúc, bao gồm 4 thành phần chủ yếu sau: sự tự nhận thức (self-awareness), sự tự chủ (self-management), sự thấu cảm (empathy) và các kĩ năng xã hội (social relationship skills). D. Goleman, Nghệ thuật lãnh đạo dựa trên nền tảng trí tuệ cảm xúc, Alpina Business Books. Moskva, 2005. “Trí tuệ cảm xúc" được các nhà nghiên cứu tâm lí học trên thế giới định nghĩa: khả năng tác động một cách hiệu quả lên những cảm giác và ham muốn của bản thân (R. Busk, 1991; E. L. Yakovleva, 1997); khả năng hiểu sự thể hiện của nhân cách ra bên ngoài thông qua cảm xúc, cũng như dùng trí tuệ để phân tích, tổng hợp vấn đề, trên cơ sở đó điều tiết cảm xúc của mình (Peter Salovey, John D. Moyer, 1994; G. G. Gorskova, 1999); tổng hòa những khả năng riêng của cá nhân và hiểu biết xã hội có ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng được những đòi hỏi cũng như áp lực của môi trường bên ngoài (R. Bar-On, 2000) J.D. Mayer - P. Salovey, The Intelligence of emotional intelligence, American, 1993. Từ những quan điểm khác nhau có thể định nghĩa, trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, dựa vào đó để đưa ra những quyết định cho hành động một cách phù hợp nhất. Trí tuệ cảm xúc là một phần quan trọng trong sự phát triển và hình thành các mối quan hệ có ý nghĩa của con người. Người kiểm soát tốt trí tuệ cảm xúc sẽ cải thiện sức khoẻ về thể chất và tinh thần, cải thiện các mối quan hệ, giải quyết các xung đột và giúp bản thân thành công hơn trong cuộc sống. Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ rộng hơn trí thông minh, dễ thay đổi hơn và biên độ thay đổi cũng lớn hơn trí thông minh. 10
  20. 1.1.4. Trí tuệ cảm xúc trong học tập Theo nhóm nghiên cứu: Trí tuệ cảm cảm xúc trong học tập là khả năng chi phối, kiểm soát tình cảm cá nhân trước sức ép bên ngoài tác động đến việc học tập một cách thích hợp và hiệu quả. Ý thức học tập để cống hiến sẽ giúp ích cho việc hình thành kỹ năng trí tuệ cảm xúc - khả năng thấu cảm. 1.2. Cấu trúc, vai trò của trí tuệ cảm xúc trong nhận thức và hoạt động của con ngƣời 1.2.1. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn thành phần đó là: Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân: là khả năng nhận biết những cảm xúc của bản thân một cách chính xác vào một thời điểm cụ thể và hiểu rõ bản thân sẽ làm gì trong tình huống đó sẽ hành động như nào. Kĩ năng tự nhận thức về bản thân đòi hỏi bạn phải chịu đựng được sự khó chịu từ những cảm xúc tiêu cực mang lại. Ví dụ: Khách hàng gọi điện cho quản lý của bạn phàn nàn về việc thực hiện đơn hàng của họ, không thực hiện đúng yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Sau khi quản lý xoa dịu và xin lỗi khách hàng, họ nói lần sau sẽ không tiếp tục hợp tác. Sau khi cúp máy thì quản lý liền ra la hét, mắng nhân viên, không nghe nhân viên trình bày, giải thích. Khiến nhân viên đó và mọi người muốn nghỉ việc. Sau đó người quản lý suy nghĩ lại và biết mình sai, hành động của mình lúc đó đối với nhân viên là không đúng, qua đó người quản lý cũng đánh giá được khả năng nhận thức và hiểu biết về cảm xúc của mình nhất là lúc nóng giận để thay đổi kịp thời. Khả năng hiểu và cảm thông, thể hiện cảm xúc với mọi người xung quanh: là năng lực nhân ra cảm xúc của người khác thông qua biểu cảm gương mặt, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói. Ví dụ: Thầy, cô bị cháy giờ khiến lớp phải đợi rồi mới được thông báo. Thầy, cô cũng thấu hiểu sinh viên khi lên lớp phải chờ đợi rồi lại đi về. Khi đó sinh viên chúng ta nên thông cảm và thấu hiểu cho thầy, cô vì thầy cô cũng rất nhiều công việc. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2