intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng, trường đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực trạng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng, trường đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó đề xuất giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng, trường đại học Nội vụ Hà Nội

  1. 1 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THỰC TRẠNG TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.02 Chủ nhiệm đề tài: Trịnh Phương Uyên Vũ Duy Đồng Lớp/ Khoa: 2105QTVD Cán bộ hướng dẫn:ThS. Nguyễn Thu Hằng Hà Nội, 4/2023
  2. 2 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn khoa Quản Trị Văn Phòng trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện tốt cho em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn cô ThS. Nguyễn Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Em xin chân thành các thầy cô trong trường đã giảng dạy, trang bị cho chúng em kiến thức quý báu trong thời gian qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, điều tra để phục vụ cho việc thực hiện đề tài này. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học trong khả năng cho phép, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo từ thầy cô và các bạn.
  3. 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................................2 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................9 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................................9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................ 9 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 9 7. Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................................... 10 8. Kết cấu đề tài ...................................................................................................................11 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ...... 12 1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................................12 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................................................... 16 1.3. Bài học kinh nghiệm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ ...................................................................................................................................................20 CHƯƠNG II: ...............................................................................................................................23 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ..................................... 23 2.1. Khái quát về trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Quản Trị Văn phòng trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội .......................................................................................................... 24 2.2. Thực trạng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ........................................................................................................... 25 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của quá trình phát triển kỹ năng mềm ................... 32 CHƯƠNG III: ............................................................................................................................. 35 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN .........................................35 3.1. Mục tiêu phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản Trị Văn Phòng trường Đại học Nội Vụ ........................................................................................................................ 35 3.2. Giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường Khoa Quản trị văn phòng Đại học Nội vụ Hà Nội ............................................................................................................ 35 KẾT LUẬN ......................................................................................................................................40 PHỤ LỤC .........................................................................................................................................41 PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................................................................ 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................47
  4. 4
  5. 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sinh sống và làm việc trong thời đại 4.0 – Thời đại của Khoa học công nghệ và công nghệ hóa trên toàn Thế Giới. Ngày càng có nhiều phát minh, những máy móc được tạo ra để thay thế con người. Để tồn tại và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cuộc chạy đua công nghiệp hóa và phát triển kinh tế tri thức, con người cần hoàn thiện bản thân, trau dồi những kỹ năng cần thiết để có thể theo kịp thời đại. Để bắt kịp sự phát triển với các nước đã phát triển, Việt Nam cần một đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu toàn diện, lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt, sinh viên nguồn lao động tri thức góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng thời gian gần đây, vấn đề đang được xã hội quan tâm và phản ánh đó là phần lớn sinh viên thiếu kỹ năng mềm. Thông qua các cuộc điều tra khảo sát mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện thì kết quả thu được là đa số sinh viên hiện nay ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng mềm, cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp... Điều này đã không còn là trường hợp ngoại lệ đối với các sinh viên hiện nay. Theo kết quả mà tôi điều tra được thì phần lớn các bạn sinh viên ở trường đều nhận thức và khẳng định được tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Tuy nhiên vẫn còn số ít các bạn chưa thấy được tầm quan trọng kỹ năng mềm trong cuộc sống. Đó là một điều đáng lo ngại, bởi vì kỹ năng mềm là hành trang giúp con người thích nghi với sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Những kỹ năng mềm như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết xung đột,...... ngày nay đang được nhà trường các cấp
  6. 6 quan tâm chú trọng và đưa vào giảng dạy và đào tạo cho học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy nhà trường cũng đang nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với các hạt giống tương lai của đất nước, các kỹ năng mềm kể trên sẽ có ảnh hưởng đến sự “Thành- bại” trong công việc mỗi người. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ đã được đào tạo và tự trau dồi. Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên của trường địa học Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm gì để luôn thăng tiến trong công việc”. Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết: “Với một số người đó là tài sản quý giá, nhưng với ai không có khả năng thì đó thực sự là một gánh nặng. Khả năng diễn thuyết trước mọi người giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm”. Có học vấn và là một tỷ phú nhưng khi được hỏi yếu tố mang đến sự giàu có của Warren Buffett vẫn chọn yếu tố kỹ năng thay vì chuyên môn. Có thể thấy, kỹ năng mềm có tầm quan trọng rất lớn. [1] Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, các trường Đại học đã đưa việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên và nó trở thành một môm học bắt buộc. Tuy nhiên một phần do ý thức của sinh viên còn thiếu chủ động trong việc tự giác học hỏi và rèn luyện nên đa phần các bạn còn rất yếu về phần này. Từ ý kiến chủ quan của của người nghiên cứu đề tài nhận thấy : Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mền cho sinh viên là một vấn đề rất cần thiết, không chỉ sinh viên trường Đại học Nội Vụ nói riêng mà còn mang ý nghĩa với sinh viên các trường nói chung. Xuất phát từ lý do trên, tôi nhận thấy cần thiết việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên đại học Nội Vụ là cần thiết. Vì thế, tôi chọn đề tài “THỰC TRẠNG TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM
  7. 7 CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI” để làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể thấy, vấn đề phát triển kỹ năng mềm là vấn đề tất cả các nước trên tế giới quan tâm, không phân biệt nước phát triển hay đang phát triển. Việt Nam cũng đang trong quá trình nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Không ít công trình nghiên cứu khoa học về việc đánh giá và khảo sát về thực trạng kỹ năng của sinh viên Việt Nam: Một bài viết của Huỳnh Văn Sơn vào năm 2012 trên tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh “Thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên Đại học Sư Phạm” tác giả đã đánh giá tình hình kỹ năng mềm của sinh viên đại học Sư Phạm và đã định hướng cho việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa. Tiểu luận “Tìm hiểu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương Mại” của nhóm sinh viên Đinh Thị Phương Liên, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Lan. Nhóm tác giả đã tìm hiểu tình hình kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương Mại cũng như nguyên nhân của tình trạng sinh viên còn yếu về mặt kỹ năng. Luận văn thạc sĩ Xã hội học “Nhu cầu và thực trạng học tập kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế hiện nay” của Nguyễn Tư Hậu. Cũng như một số đề tài trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Tư Hậu cũng tìm hiểu thực trạng học tập kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Khoa học. Đại học Huế, Những hạn chế trong học tập kỹ năng mềm của sinh viên. Sau cùng tác giả đưa ra một số khuyến nghị của bản thân. Các công trình có mục đích hướng đến việc đề xuất các giải pháp, cách thức, phương hướng để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thì có các công trình phải kể đến như:
  8. 8 Bài nghiên cứu khoa học “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên – yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục” của Bùi Loan Thủy Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra thực trang làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng này. Từ đó đề ra biện pháp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Bài viết “ Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra” của tác giả Lê Thị Hoài Lan. Trong bài viết tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các hoạt động của nhà trường. Tác giả cũng đưa ra nhưng biện pháp để phát triển năng mềm cho sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Đồng Nai xuất phát từ giảng viên và nhà trường như: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, Biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy kỹ năng mềm cho giảng viên, Tổ chức dạy học tích hợp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Bài viết “Phương pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên” của Ngô Minh Thương. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên phù hợp với hoàn cảnh giáo dục của Việt Nam hiện nay. Có thể thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng sư phạm. Song chưa công trình nào giải quyết triệt để vấn đề “ kỹ năng mềm có vai trò gì đối với nghề nghiệp của sinh viên?” và “ thật sự đi làm thì có cần kỹ năng mềm hay chỉ chuyên môn cao là đủ”. Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục đang vận hành theo một giả định “ Người ta biết thì người ta sẽ làm được”. Vì vậy, giáo dục Việt Nam luôn chú trọng dạy cho sinh viên về chuyên môn để sau này ra trường có việc làm hơn là dạy kỹ năng cho sinh viên. Và trên thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu về trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ nói riêng.
  9. 9 Tất cả những công trình trên đều hết sức quan trọng, đã cung cấp những nguồn thông tin, tri thức có giá trị giúp chúng tôi có điều kiện triển khai và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi đã nghiên cứu thực hiện để tài này nhằm đạt được mục tiêu sau: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó đề xuất giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng trang bị kỹ năng mềm của sinh viên Khoa quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Tất cả sinh viên đang học tập tại khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Về thời gian: Từ năm 2019 đến nay Về không gian: Sinh viên khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đén kỹ năng mềm của sinh viên. - Khảo sát và phân tích thực trạng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng, tìm ra những ưu điểm và hạn chế, phát hiện nguyên nhân của hạn chế và khắc phục nó. - Đề xuất một số giải pháp trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu
  10. 10 Đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình nghiên cứu có thu thập, phân tích và tham khảo kho tài liệu, các công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận và tồng quan của đề tài, góp phần bổ sung cho những nhận định của chúng tôi. Ngoài ra đề tài nghiên cứu khoa học còn sử dụng, phân tích các báo cáo về địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Đề tài nghiên cứu khoa học chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi và điền phiếu khảo sát, nghiên cứu được tiến hành với sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sát và thông qua góc nhìn trực tiếp của mình để thu thập thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp chủ yếu tập trung vào các ý kiến của các sinh viên Khoa Quản trị văn phòng về vai trò của nhà trường, gia đình, các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc trang bị kỹ năng mềm của sinh viên. 7. Ý nghĩa nghiên cứu Cung cấp cái nhìn tổng thể về những kỹ năng mềm mà sinh viên Nội Vụ hiện có và những yêu cầu về kỹ năng mềm cần có của mỗi sinh viên để thành công hơn trong cuộc sống, học tập cũng như trong môi trường làm việc sau này. Đưa ra giải pháp giúp sinh viên Nội Vụ định hưởng, nâng cao và phát triển các kỹ năng mềm. Ý nghĩa sâu xa cuối cùng đối với người làm đề tài này là tìm ra phương pháp học tập một cách khoa học, hiệu quả.
  11. 11 8. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu khoa học có bố cục là 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Chương 2: Phân tích thực trạng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Giải pháp trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ
  12. 12 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm về kỹ năng mềm cho sinh viên 1.1.1. Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là một vấn đề phức tạp và được bàn luận rất nhiều. Có rất nhiều khái niệm kỹ năng khác nhau từ các chuyên gia, các tác giả. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên trí thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể của kỹ năng đó) như: nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định. Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả trị thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng". Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” . Từ những phân tích trên, theo ý kiến cá nhân nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm kỹ năng chung nhất như sau: "Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người". 1.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,... Kỹ năng mềm là hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm
  13. 13 việc nhóm. Bên cạnh tầm hiểu biết và chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp. Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Mỗi Quốc gia đã đưa ra các kỹ năng mềm quan trọng nhằm đào tạo các thế hệ có cả chuyên môn cao và các kỹ năng mềm vững chắc. Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia – BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (The Australian Chamber of Commerce and Industry ACCI) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” năm 2002. Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần để có việc làm và phát huy tối đa năng lực của bản thân, gồm 8 nhóm kỹ năng cụ thể sau:  Kỹ năng giao tiếp (Communication skills): Kỹ năng giao tiếp là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào quá trình giao tiếp có hiệu quả nhất.  Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả (Teamwork skills): là khả năng hợp tác, làm việc chung với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp,... nhằm mục tiêu đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung.  Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills): là một kỹ năng tổng hợp của quá trình xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề hay
  14. 14 tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc hoặc cuộc sống để đưa ra những giải pháp xử lý tối ưu nhất.  Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills): Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm chính là kỹ năng giúp cho mỗi chúng ta có thể phát huy hết được những khả năng tiềm ẩn của mình.  Kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành công việc (Planning and organising skills): là khả năng thiết lập chiến lược, phương pháp, quy trình quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã được xác định trước, trong một khoảng thời gian nhất định.  Kỹ năng quản lý bản thân (Self management skills): là những cách thức (phương pháp, chiến thuật) của cá nhân đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, bao gồm việc đặt mục tiêu, mục đích, xây dựng kế hoạch, lập chương trình thực hiện mục tiêu, tự tiến hành công việc và tự đánh giá kết quả.  Kỹ năng học tập (Learning skills): à những kỹ năng bạn cần để tìm hiểu kiến thức và học hiệu quả – chúng là một bộ kỹ năng sống quan trọng trong cuộc đời của bạn.  Kỹ năng về công nghệ (Technology skills): là năng lực sử dụng thông thạo công nghệ giúp công việc được vận hành dễ dàng và thuận tiện. Kỹ năng công nghệ giúp ích cho các lĩnh vực sau: ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành phổ biến, sự thành thạo các phần mềm, ghi chép công nghệ, quản lý dự án và phân tích dữ liệu. [2] 1.1.3. Khái niệm kỹ năng cứng Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Kỹ năng cứng thường được đào tạo bài bản tại các trường học, các viện, thông qua các môn học chính khóa, thường rất dài, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp 1,2,3 như các tư duy về logic toán học, ngôn ngữ,
  15. 15 các định luật về vật lý, hóa học sinh học. Sau đó, những kiến thức này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua việc giảng dạy, thực hành một cách hệ thống tại các trường Cao đẳng, Đại học. Để có một kỹ năng cứng vững vàng, ngoài việc đào tạo các tư duy ở trường phổ thông, có khi phải mất 4,5 năm tại trường Đại học như kỹ năng về kiến trúc, nông nghiệp, máy tính, hay phải mất thêm hàng chục năm như kỹ năng Y khoa. Do vậy để hình thành được một KNC, cần có được một chỉ số thông minh ( IQ- Intelligent Quotion) nhất định trong mỗi con người. [3] Nói tóm lại, kỹ năng cứng chính là tập hợp các kỹ năng và khả năng để một người có thể hoàn thành một loại tác vụ nghề nghiệp chuyên môn, và thường được dạy tại các trường học. 1.1.4. Khái niệm sinh viên: Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định. Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là “Tổng hoà của các quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là nguyên nhân mà kỹ năng mềm có tầm quan trọng
  16. 16 nhất định đối với sinh viên. Độ tuổi này là độ tuổi vàng để rèn luyện, trau dồi các kiến thức về kỹ năng mềm cho sinh viên. Trong mười ba kỹ năng mềm kể trên thì nhóm nghiên cứu cho rằng có ba kỹ năng mà sinh viên bắt buộc phải có để phục vụ cho bản thân và cuộc sống: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian. 1.1.5. Khái niệm trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên là cung cấp mọi kiến thức cần thiết về kỹ năng mềm cho sinh viên cả về lý thuyết và thực hành. Sau khi được trang bị kỹ năng mềm sinh viên có thể áp dụng tốt những kiến thức đã được trang bị về kỹ năng đó vào thực tế để đạt được hiệu quả trong công việc, cuộc sống, học tập. Hiện nay việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên được thực hiện thông qua việc học tập trên lớp gồm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian. Tuy nhiên, tùy vào mục đích và đối tượng học để lựa chọn chú trọng giảng dạy một kỹ năng nào đó. Cụ thể đối với sinh viên Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đặc thù nghề nghiệp của các bạn sau này là làm việc trong môi trường công sở. Do đó, khoa Quản trị văn phòng tập trung trang bị cho các sinh viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán... 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 1.2.1. Cơ chế đào tạo của nhà trường Có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng mềm của sinh viên. Trước 2007, tất cả các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều áp dụng hình
  17. 17 thức niên chế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, và năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Hiện nay, tất cả các trường đại học ở Việt Nam đều áp dụng hình thức đào tạo tin chỉ. Sự chuyển đổi về cơ chế không chỉ là sự thay đổi về phương thức đào tạo, cách dạy và cách học của giảng viên cũng như của sinh viên mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. Vậy hình thức đào tạo theo niên chế và đào tạo theo hệ thống tín chỉ là gì? Vì sao sự chuyển đổi về hình thức đào tạo lại hành hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu hai thức thức đào tạo này và so sánh sự khác nhau giữa hai hình thức đào tạo. Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ chương trình trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được 4 năm cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Trong đào tạo niên chế mọi lịch học, mọi lịch thi được phòng đào tạo chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được niên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học,
  18. 18 lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết qua tốt. Chình vì vậy hạn chế của hình thức đào tạo theo niên chế mà ai cũng có thể nhận thấy, đó là làm cho sinh viên trở nên thụ động trong việc sắp xếp lịch học cho phù hợp với thời gian biểu riêng của mỗi cá nhân. Khác với hình thức đào tạo niên chế, đào tạo theo tín chỉ sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó, sinh viên phải nghiên cửu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp…để có thể đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Vì vậy đào tạo theo tín chỉ yêu cầu sinh viên phải nắm rõ chương trình học, nội dung đào tạo. Ngoài ra các bạn sinh viên được chủ động sắp xếp lịch học cho phù hợp với bản thân.Việc đó giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên trong rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc và bắt đầu bằng chính việc lên kế hoạch học tập cho bản thân mình. Để đáp ứng được yêu cầu học tập theo hình thức tín chỉ, sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp, phải tự học trên lớp thông qua các buổi thảo luận, giảng viên chỉ là người định hướng, sinh viên tự giải quyết vấn đề. Phương pháp này rèn cho sinh viên kỹ năng học, tự học, làm việc nhóm. Hơn nữa giờ thảo luận trên lớp cũng là dịp để các bạn sinh viên có cơ hội thuyết trình, thể hiện trước đám đông, từ đó hình thành tâm thế tự tin sau này khi làm việc. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ra đời để đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó có sự thay đổi về quan niệm giáo dục. Từ quan niệm một nền giáo dục dựa trên quyền lực theo đó người học chỉ có nhiệm vụ là phục tùng, là chấp nhận vô điều kiện chương trình mà cơ sở đào tạo quy định và nội dung mà người dạy truyền đạt, đến việc quan tâm đến điều kiện, nhu cầu và sở thích của người học (họ còn có quyền thiết kế lộ trình đào tạo, nội dung đào tạo của chính họ, cũng
  19. 19 như quyền tham gia xây dựng và tích luỹ kiến thức trong chừng mực cho phép). Điều này sẽ giúp cho họ có điều kiện rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm cần thiết phù hợp với hình thức học theo tín chỉ. 1.2.2. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng mềm Nhận thức và trì thức của sinh viên về hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm là cơ sở để hình thành, phát triển kỹ năng mềm. Hiện nay, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nói chung đa phần chưa nhận thức rõ về sự cần thiết của kỹ năng mềm trong quá trình sống và học tập cho đến khi ra trường và tìm việc. Họ còn nhiều nhầm lẫn về chuẩn giá trị đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp. Đa số không tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trưởng, hoạt động đoàn thể, xã hội ở trường cũng như ở địa phương. Từ nhận thức sai về kỹ năng mềm dẫn đến suy nghĩ rằng kỹ năng mềm không quan trọng và hành động không rèn luyện kỹ năng mềm đã lấy đi nhiều cơ hội đảng lẽ thuộc về các bạn nếu như các bạn có những kỹ năng mềm cần thiết. Vì vậy, khi ra trường tìm việc, nhiều người không nhận ra nguyên nhân thực sự của việc không được tuyển dụng mặc dù có nhiều bằng cấp. Tâm lí là chung của tất cả mọi người là sẽ không bao giờ làm những điều gì mà không mang lại lợi ích cho mình vì sẽ rất lãng phi thời gian. Cách suy nghĩ đó cũng không còn xa lạ gì đối với sinh viên, họ đến trường chỉ để nâng cao kiến thức và họ cho đó là điều cần thiết nhất. Vì thế nếu không có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm thì suốt giảng đường đại học sinh viên chỉ tập trung vào việc làm sao để có một tấm bằng đẹp mà bỏ qua việc nâng cao kỹ năng mềm. Sinh viên sẽ bỏ qua những cuộc hội thảo về kỹ năng mềm, những chương trình giáo dục kỹ năng mềm, những cơ hội thực tế để rèn luyện kỹ năng mềm. Khi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với học tập, cuộc sống và đặc biệt là công việc sau này thì sinh viên sẽ chủ động tìm hiểu về các kỹ năng mềm. Các bạn sinh viên sẽ tích cực tham gia các
  20. 20 chương trình hội thảo về kỹ năng mềm, tham gia các lớp giáo dục kỹ năng mềm để có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia kỹ năng mềm và tìm ra phương pháp rèn luyện phù hợp cho bản thân. Rèn luyện kỹ năng mềm mở ra nhiều cơ hội và giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ những ý trên, muốn nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, vấn đề tiên quyết là phải giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm. 1.2.3. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên Tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng các bạn sinh viên lại chưa sẵn sàng tham gia các buổi rèn luyện kỹ năng mềm hoặc chưa tìm tòi nghiên cứu sâu hơn chúng. Không khó để bắt gặp một sinh viên lúng túng khi giao tiếp hoặc không thể thuyết trình trước đám đông. Những sinh viên ấy có bao giờ tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để diễn thuyết lưu thoát trước đám đông? Thật ra cách tốt nhất để diễn thuyết chính là từ những việc làm nhóm hằng ngày của sinh viên, sự trao đổi sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp nhưng phần lớn sinh viên đã bỏ qua cơ hội đó vì thói quen tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Dẫn đến trong suốt quá trình học dù đã có điều kiện phát huy nhưng vẫn không phát huy được kỹ năng mềm. Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thì nhà trường chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, ý thức rèn luyện của mỗi sinh viên mới là yếu tố quan trọng. Vì vậy, sinh viên phải có nhận thức thật chuẩn xác về tầm quan trọng của kỹ năng mềm thì mới có sự tự giác trong việc rèn luyện và phát huy hiệu quả kỹ năng mềm. 1.3. Bài học kinh nghiệm cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ 1.3.1. Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2