Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015
lượt xem 45
download
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015 nghiên cứu thực trạng bảo tồn các loại hình văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer như các lễ hội dân gian, loại hình nghệ thuật, ngành nghề truyền thống dân tộc, những kết quả đạt được và hạn chế, khó khăn trong chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Khmer và đề ra các mục tiêu, giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình cộng cư với người Kinh (người Việt), Chăm, Hoa, người Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người Khmer An Giang nói riêng đã sớm hình thành một nền văn hóa phát triển, tạo nên bản sắc văn hóa của tộc người mình, góp phần làm đa dạng trong một thể thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ sớm hòa nhập và sống hòa thuận với cộng đồng người Việt. Mặt khác, vẫn tôn trọng những gì thuộc về truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Người Khmer An Giang sống tập trung chủ yếu ở 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong dân số toàn tỉnh nhưng đồng bào dân tộc Khmer có một nền văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên do sống ở vùng núi, sản xuất nông nghiệp là chính, lại phụ thuộc vào thiên nhiên, tập quán canh tác lạc hậu nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp, bị chi phối bởi tôn giáo, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng vừa chịu ảnh hưởng của đồng bào Kinh, vừa chịu ảnh hưởng từ phía Campuchia tạo ra sự giao thoa độc đáo nhưng cũng rất phức tạp, hụt hẩng và thiếu thốn… Do đó, trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, làm sao để văn hóa dân tộc Khmer vừa hòa mình vào cái chung của nền văn hóa Việt Nam mà vẫn giữ được nét riêng, đặc sắc của dân tộc mình. Từ những suy nghĩ trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “ Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015”. 2. Giới hạn của đề tài Khảo sát thực trạng bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer An Giang chủ yếu ở 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn từ năm 2008 đến năm 2013, trên cơ sở đó, tác giả đề ra một số kiến nghị và giải GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 1
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer An Giang từ nay nay đến năm 2015. Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng bảo tồn các loại hình văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer như các lễ hội dân gian, loại hình nghệ thuật, ngành nghề truyền thống dân tộc, những kết quả đạt được và hạn chế, khó khăn trong chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Khmer và đề ra các mục tiêu, giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả thực hiện. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả đã vận dụng lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở nghiên cứu và phương pháp duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương pháp lịch sử-logic, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp và những phương pháp khác có liên quan phục vụ trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. 4. Kết cấu tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận tiểu luận gồm 3 chương: CHƢƠNG 1: Những vấn đề lý luận chưng về văn hóa và bảo tồn văn hóa CHƢƠNG 2: Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ năm 2008 đến năm 2013. CHƢƠNG 3: Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015.. GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 2
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA. 1.1 Một số khái niệm về văn hóa và bảo tồn. 1.1.1 Khái niệm văn hóa. Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào những không gian, thời gian khác nhau và những tác giả khác nhau. Điều này đã dẫn đến việc có quá nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa được đề cập đến ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Trong quyển “Nhân chủng học Văn hóa”, giáo sư Richley H.Crapo cho rằng, hai nhà khoa học Mỹ A.L.Krober và Kluckhôn đã khảo sát 158 định nghĩa về văn hóa. Năm 1967, Abraham Moles, nhà Văn hóa học Pháp cho rằng, có 250 định nghĩa về văn hóa. Nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa Từ Hồng Hưng cho rằng, có đến “hàng nghìn định nghĩa về văn hóa” [19;10]. Nhà ngôn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng: Văn hóa là một từ có căn gốc Latinh: Colere, sau trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ nét nghĩ này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ. Thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, nhà hùng biện thời La Mã Cicéron có câu nói nổi tiếng: “Triết học là văn hóa tinh thần” [9;13]. Quay sang phương Đông, ở Trung Quốc, từ văn hóa đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên), hai từ văn và hóa đã được kết hợp lại thành văn hóa, và nhìn chung có hàm nghĩa: Dung, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, điển chương, chế độ… để giáo hóa dân chúng. [9;14]. Cùng với thời gian, hàm nghĩa văn hóa không ngừng đươc mở rộng nhưng “văn hóa là gì?” vẫn là một vấn đề luôn được đặt ra để đón nhận những lời giải đáp ngày càng thấu đáo và đầy đủ hơn. Những năm thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, vấn đề văn hóa được quan tâm, được xem là yếu tố có vị trí quan trọng để vừa bảo tồn dân tộc, vừa phát triển dân tộc. Tại lễ phát động Thập kỉ GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 3
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 thế giới phát triển văn hóa tổ chức tại Paris ngày 21/1/1988, Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor lại đưa ra định nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành nên hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [13;22]. Bên cạnh đó, trong các bộ Từ điển bách khoa và các từ điển chuyên ngành của các nước, từ văn hóa cũng có một vị trí xứng đáng với những lời giải thích khá đầy đủ và sâu sắc: “Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mĩ… những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường con người… những công cụ, nhà ở… và nói chung toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó…” (Bách khoa toàn thư Pháp) [6;35]. Thuật ngữ văn hóa xuất hiện rất lâu trong ngôn ngữ Hán, du nhập vào Việt Nam từ hơn 2000 năm trước [1;10]. Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau được các giáo sư, các nhà văn hóa học Việt Nam nêu lên. P. Giáo Sư, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cũng đưa ra khái niệm về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [14;10]. Theo ông, văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. - Khái niệm Văn hóa vật thể: Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẫm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. Văn hóa vật thể quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 4
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 thông qua sáng tạo của con người biến thành những sản phẩm vật chất giúp cho cuộc sống của con người Trong VHVT, người ta sử dụng nhiều kiểu phương tiện, tài nguyên, năng lượng, dụng cụ lao đọng, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng sinh sống của con người, phương tiện giao thông, truyền thồng, nhà cửa, công trình xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở, ; làm việc và giải trí, các phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế...Tóm lại, mọi loại giá trị vật chất đều là kết quả lao động của con người. Di sản văn hóa vật thể bao gồm các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật... - Khái niệm Văn hóa phi vật thể: Văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỷ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật khác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp cá nhân công nhân là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng tự nhiện và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong ý thức họ về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa những sáng tạo của con người. Di sản văn hóa phi vật thể: gồm a) Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; b) Ngữ văn dân gian (sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết). c) Nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác). GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 5
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 d) Tập quán xã hội (luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác). đ) Lễ hội truyền thống; e) Nghề thủ công truyền thống; f) Tri thức dân gian, bao gồm: tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. 1.1.2 Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa: Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai”. Di sản văn hóa là các sản phẩm, các giá trị văn hóa do các thế hệ trước sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau, bao gồm các di sản vật thể và phi vật thể (di sản tinh thần). Di sản văn hóa có tác dụng: gắn kết cộng đồng dân tộc; tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc; cơ sở để sáng tạo các giá trị mới; cơ sở để giao lưu văn hóa với các cộng đồng khác. Bảo tồn các di sản văn hóa là một hoạt động nhằm mục đích lưu giữ , bảo vệ các di sản văn hóa đang có nguy cơ biến mất vì lý do này hay lý do khác. Bảo tồn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như việc điều tra, nghiên cứu, bảo quản, tu bổ, phục dựng. Bảo tồn được coi là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những yêu cầu về kỹ năng riêng biệt. Bên cạnh đó việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc về việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích, chọn lựa các yếu tố tích cực trong di sản để kế thừa, nâng cao và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới. 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về văn hóa. 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 6
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Nó chắc lọc, tổng hợp và kết tinh được những giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế trong đó cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt Nam [10;13]. Trong khi các nhà văn hóa trên thế giới còn bàn cãi về khái niệm văn hóa, đưa ra hàng trăm định nghĩa khác nhau, thì mấy ai biết từ năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một định nghĩa rất đúng về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [7;409]. Như vậy, các quan điểm, tư tưởng cơ bản nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Những lời dạy của Người không chỉ có tầm chiến lược mà còn có ý nghĩa chỉ đạo cụ thể trong công việc hằng ngày của chúng ta. 1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công tác văn hóa, xác định công tác văn hóa là một bộ phận của cách mạng Việt Nam. Thời kỳ thành lập Đảng (1922 -1930) với tiêu điểm là Luận cương chính trị năm 1930. Thời kỳ từ 1930 – 1960: đáng chú ý có Đề cương văn hóa (1943), văn kiện Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948) của cố Tổng Bí thư Trường Chinh và Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951). Thời kỳ 1960 – 1985: quan điểm của Đảng thể hiện qua các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, IV, V. Thời kỳ từ năm 1986 đến nay: quan điểm của Đảng ta được thể hiện trong các GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 7
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban Bí thư khóa VI, VII và Ban Chấp hành Trung ương khóa VII kỳ hợp thứ tư, khóa VIII kỳ hợp thứ năm. Từ tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam mà Đề cương văn hóa 1943 trình bày: “Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và dân chủ về nội dung” [9;23]. Từ năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội” [9;25]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng lại tiếp tục khẳng định rõ hơn quan điểm này. Đại hội xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” [3;110]. Năm 1998, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII họp Hội nghị lần thứ năm đề ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.. Điểm mới này, một mặt thể hiện rất rõ ở những quan điểm chỉ đạo cơ bản về văn hóa, trong đó đặc biệt là 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thúc giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. [11;533]. Tiếp theo đến Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 8
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [4;115]. Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [5;284]. Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí Thư đã chỉ rõ “Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa chùa chiền Khmer kết hợp với nội dung văn hóa mới...nghiên cứu đưa một số chùa Khmer có ý nghĩa tiêu biểu về lịch sử - văn hóa vào danh mục xếp hạng của Nhà nước” 1.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về văn hóa: Xuất phát từ những quan điểm của Đảng được Nhà nước ta thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 được quy định như sau: Chương III, điều 30 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”. Nghị định số 39/1998/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi” và Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi”. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 23/10/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 9
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA VẬT THỂ, PHI VẬT THỂ CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 2.1. Khái quát về tỉnh An Giang và ngƣời Khmer An Giang: Tỉnh An Giang nằm ở địa đầu Tây Nam của lãnh thổ Việt Nam. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây Nam tỉnh Kiên Giang, đường ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thượng, chiều dài đường ranh giới là 107,6 km. Diện tích tự nhiên: 3.537 km². Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền – sông Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Dân số tỉnh An Giang có khoảng 2,14 triệu người, mật độ dân số 600 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị và vùng đồng bằng ven sông Tiền, sông Hậu, chiếm khoảng 89% dân số; vùng đồi núi phía Tây và Tây Nam dân cư thưa thớt hơn, chỉ khoảng 11% dân số. Dân tộc Khmer có 90.271 người, chiếm tỉ lệ 4,2% dân số toàn tỉnh, sống tập trung ở 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên; số còn lại sống rải rác ở một số huyện khác như Châu Thành, Thoại Sơn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước. Người Khmer còn thạo nghề đánh cá, dệt chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm với kỹ thuật đơn giản. Dân tộc Khmer sống thành các điểm tụ cư gọi là Phum, Sóc (tương tự như thôn, ấp của người Kinh). Người Khmer trước đây ở nhà sàn, kiểu nhà sàn phù hợp với mùa nước lũ hàng năm, cao đến 5- 7 mét, 3 gian quay về hướng đông, GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 10
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 làm bằng gỗ lợp ngói hay tranh, rơm rạ. Hiện nay, người Khmer sống trong các ngôi nhà trệt, mái lá, vách lá đơn giản. Về y phục, trước đây nam nữ đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt. Lớp thanh niên ngày nay thích mặc quần âu và áo sơ mi. Những người già, người lớn tuổi thường mặc quần áo bà ba với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu hoặc vắt qua vai. Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mới mặc quần áo cổ truyền. Dân tộc Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng và nền văn hóa phát triển lâu đời, có phong tục tập quán và lễ hội phong phú và trân trọng về giá trị đời sống tinh thần. Hàng năm, người Khmer có hai lễ lớn trong năm: Tết Chol Chnam Thmay tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3 đầu tháng Chét (theo Phật lịch); lễ chào mặt trăng tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch. Dân tộc Khmer có nền văn hoá, văn nghệ dân gian phong phú, biểu hiện trong các lễ hội theo chu kỳ thời gian và vòng đời, các loại hát ứng khẩu dân ca được mọi lứa tuổi ưa chuộng, có nhiều trò chơi như thả diều, đua thuyền trên sông nước. Về tín ngưỡng – tôn giáo: họ theo Phật giáo Tiểu thừa. Người Khmer còn gọi tín ngưỡng Phật giáo của mình là Phật giáo Therevada hay con đường Therevada. Chùa là trung tâm hành lễ của cư dân các Phum, Sóc Chùa không chỉ là nơi tu hành mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, nơi học hành, nơi hội họp của dân làng. Nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer Đồng bào Khmer còn lưu giữ được nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian như múa hát, nghệ thuật sân khấu, như sân khấu Rôbam, kịch Dukê, đua bò… tạo nên bản sắc riêng của người Khmer. Những tác phẩm xa xưa vẫn còn được lưu giữ cho tới bây giờ, đặc biệt là các pho sách viết trên lá thốt nốt, hoặc những tác phẩm xa xưa vừa theo những câu chuyện có gốc rễ từ đạo Bàlamôn, đạo Phật, vừa ghi chép những ngụ ngôn, ngạn ngữ, ca dao, hát đối, câu đố, câu nói lại có xuất từ dân gian. GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 11
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 Âm nhạc cũng là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc Khmer, bởi từ già, trẻ, trai, gái đều biết múa và hát, biết chơi thông thạo một loại hình âm nhạc. Có thể nói, văn hóa của dân tộc Khmer như một điểm son góp phần tô đậm thêm nét phong phú và đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam. Điều đó làm cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam vốn đã như bông hoa khoe sắc thắm, nay càng tỏa hương thơm ngát trong cả nền văn hóa của nhân loại. 2.2. Thành tựu đạt đƣợc trong việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể - phi vật thể của đồng bào Khmer tỉnh An Giang trong thời gian qua Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang, đồng bào dân tộc Khmer có nền văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú và đa dạng với khoảng 65 chùa tập trung chủ yếu ở 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, các chùa với lối kiến trúc theo kiểu truyền thống độc đáo, bên cạnh đó người Khmer An Giang còn có những làng nghề truyền thống dân tộc, những loại hình nghệ thuật dân gian lâu đời, những lễ hội truyền thống được diễn ra hàng năm... trong đó có những loại hình văn hóa thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ban ngành đoàn thể cùng chính quyền địa phương; công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer không ngừng được chú trọng và quan tâm phát triển. Công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer đã được địa phương thực hiện thường xuyên nhiều năm, với những việc như: điều tra, khảo sát, chọn lọc và lập dự án trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thực hiện bằng hình thức viết kịch bản, quay phim chụp ảnh tư liệu, báo cáo khoa học giao nộp về Viện Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu trữ lâu dài phim gốc và dàn dựng lại thành phim tài liệu. 2.2.1. Bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống dân tộc Khmer GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 12
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 Ngành nghề truyền thống dân tộc Khmer trong tỉnh có rất lâu đời, với cơ cấu đa dạng và phong phú như: nghề dệt Thổ cẩm, nghề làm Gốm, nghề làm đường Thốt Nốt. Các ngành nghề truyền thống không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương mà còn là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo trong cộng đồng dân tộc. Các sản phẩm từ ngành, nghề truyền thống luôn bao gồm cả nội dung giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao. Chính vì vậy việc bảo tồn phát triển ngành nghề truyền thống dân tộc Khmer trong tỉnh luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Các làng nghề truyền thống gồm: - Làng nghề dệt Thổ cẩm Văn Giáo (dân tộc Khmer) huyện Tịnh Biên. - Nghề làm đường Thốt Nốt (dân tộc Khmer) huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. - Nghề làm Gốm dân tộc Khmer huyện Tri Tôn Việc bảo tồn phát triển ngành nghề truyền thống cho vùng dân tộc và miền núi nói chung và của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo đầu tư khôi phục, phát triển. Ngày 17 tháng 2 năm 2007, UBND tỉnh ký ban hành Chương trình số 03/CTr-UBND về việc bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN tỉnh An Giang giai đoạn 2008 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Ngày 24 tháng 9 năm 2008, UBND tỉnh ký ban hành quyết định số 1921/QĐ-UBND phê duyệt “ Đề án phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tộc Chăm và Khmer giai đoạn 2008 – 2012”. Mục tiêu chung của Đề án là khôi phục và phát triển ngành nghề TTCN truyền thống cho người dân tộc Khmer và Chăm, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống tại làng nghề, cộng đồng dân tộc, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. - Huyện Tịnh Biên: Làng nghề dệt Thổ Cẩm Văn Giáo được sự hỗ trợ của Dự án CARE giúp giải quyết việc làm cho 113 lao động, sản xuất mỗi năm trên 3.000 sản phẩm các loại. Ngoài ra địa phương đầu tư trên 400 triệu đồng san lắp mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng để GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 13
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 phát triển sản xuất TTCN trong đó có nghề dệt. Hỗ trợ 126 hộ vay 568 triệu đồng sửa chữa khung dệt, mua nguyên vật liệu duy trì sản xuất. Ngoài làng nghề dệt Thổ cẩm Văn Giáo, vùng Bảy Núi 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn vẫn còn duy trì một số nghề truyền thống khác như: sản xuất đường Thốt Nốt, làm Gốm, dệt Thổ cẩm (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn) đã giải quyết việc làm trên 400 lao động. Tính từ năm 1998 đến năm 2012 đã thực hiện được: - Dự án bảo tồn nghề Gốm thủ công truyền thống của dân tộc Khmer, ấp An Thuận, xã Châu lăng, huyện Tri Tôn; - Dự án bảo tồn nghề làm đường Thốt Nốt dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên; - Dự án “Phát triển du lịch sinh thái – văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích khảo cổ học, thiết chế văn hóa, làng nghề, nghề thủ công và lễ hội truyền thống vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020” - Dự án “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khmer – Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020” 2.2.2. Về công tác bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc: - Tiến hành đi thực tế khảo sát nhu cầu sử dụng nhạc cụ dân tộc các điểm chùa Phật giáo Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang để có kế hoạch đầu tư duy trì phát triển. Tỉnh đã thực hiện được đĩa CD về 10 bài hát dân tộc Khmer. - Xây dựng dự án bảo tồn đàn Chà Pây dân tộc Khmer xã Ô Lâm huyện Tri Tôn; Đàn Chà Pây là loại hình âm nhạc dân gian truyền thống của người Khmer An Giang, tuy nhiên hiện nay loại hình âm nhạc này đang có nguy cơ bị mất đi do không có người kế tục, hầu hết những người biết biết đến loại hình này đều đã lớn tuổi, cho nên nguy cơ mai một rất cao. Vì vậy hy vọng thông qua dự án này có thể giúp lưu giữ và cứu sống loại hình âm nhạc đặc sắc này. GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 14
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 - Xây dựng kế hoạch kiểm kê, lập hồ sơ khoa học “Nghệ thuật Dìkê của người Khmer An Giang” và Lễ hội đua bò Bảy Núi đề nghị đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. - Tổ chức Hội thảo khoa học về văn hóa các dân tộc trong đó có văn hóa dân tộc Khmer - Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang, đề nghị nâng cấp Lễ hội đua bò Bảy Núi thành lễ hội cấp quốc gia. Đặc biệt trong thời gian vừa qua đã thực hiện một bộ phim khoa học về Lễ hội đua bò Bảy Núi để làm tư liệu quan trọng lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc riêng biệt của An Giang nói chung và của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng được tiếp tục bảo tồn, phát triển. - Tham gia và phối hợp hướng dẫn tổ chức ngày hội văn hóa truyền thống dân tộc Khmer như lễ hội Chol chanăm Thmay, Lễ Dolta, Okombok... - Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông (Sa-tra) của dân tộc Khmer. Sa-tra xuất hiện trong các chùa Khmer từ thời xa xưa và được xem như những bộ sách quý dùng để: tra cứu, học hỏi và truyền dạy con cháu qua các thế hệ. Nội dung Sa-tra rất phong phú, đa dạng, thể hiện đầy đủ các mặt trong cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt giải trí của dân tộc Khmer 2.2.3. Công tác quản lý di tích, lễ hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer: Hướng dẫn tôn tạo cảnh quan, trùng tu sửa chữa, bảo quản, phát huy phát triển các giá trị di tích đã được xếp hạng và chưa xếp hạng cuả các dân tộc Khmer thu hút phục vụ khách tham quan và nghiên cứu. Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh có 03 di tích của đồng bào dân tộc thiểu số được xếp hạng di tích cấp quốc gia (không có di tích cấp tỉnh) trong đó có di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Xvayton của dân tộc Khmer. Các di tích trên nằm trong tổng số 79 di tích của tỉnh, luôn nhận được sự quan tâm kịp thời của các ngành chức năng, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 15
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 Thành lập và củng cố các Ban quản lý di tích theo chỉ đạo của Cục Di sản Văn hoá, hầu hết các ban quản lý di tích được củng cố và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đi vào hoạt động có nề nếp. Các lễ hội truyền thống tại các di tích của các dân tộc trong đó có đồng bào dân tộc Khmer diễn ra long trọng theo nghi thức cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc. Hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kết hợp với các ban ngành duy trì tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang theo định kỳ 2 năm 1 lần; Lễ hội đua Bò Bảy Núi của đồng bào dân tộc Khmer duy trì tổ chức mỗi năm một lần, đã tổ chức hội thảo cấp quốc gia về Lễ hội đua bò Bảy Núi đề nghị nâng lên thành Lễ hội cấp quốc gia; tổ chức đưa đội văn nghệ Khmer tham dự liên hoan Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2012 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô – Hà Nội). Đối với đồng bào dân tộc Khmer Tỉnh đã tổ chức Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer Bảy Núi như Lễ hội Chol-Chnăm-Thmây ( tết chúc tuổi của đồng bào Khmer ) được tổ chức 2 năm 1 lần vào tuần thứ 2 của tháng 4 hàng năm, lễ hội Dolta ( lễ báo hiếu đồng bào Khmer ) được tổ chức vào giữa tháng 9, Lễ hội đua bò Bảy Núi ( đến nay tổ chức được 17 lần ). Trong năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Liên hoan nghệ thuật Dù Kê đồng bằng sông Cửu Long cho đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là dịp để phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer đó là loại hình hát Dù Kê. Hiện nay, tỉnh có một đội văn nghệ hát Dì Kê đang hoạt động tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, sẽ được cử đi tham dự Liên hoan lần này. 2.2.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lƣu văn hóa ở địa bàn có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, vùng biên giới: Hằng năm, ngành duy trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm, văn hóa văn nghệ, chiếu phim phục vụ đồng bào dân tộc Khmer cụ thể như: GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 16
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 - Chiếu phim phục vụ đồng bào dân tộc Khmer tại các huyện với các chủ đề: Kỷ niệm các ngày lễ kỷ niệm, tết; Tết Chol chnam Thmây của đồng bào dân tộc Khmer; ...bình quân mỗi năm 8-10 suất - Duy trì tổ chức triển lãm ảnh và trưng bày hiện vật giới thiệu về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc Khmer trong Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các bộ ảnh “ Thành tự kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc Khmer, An Giang” qua các năm, thu hút đông đảo đồng bào Kinh, dân tộc thiểu số tham gia xem. - Trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa quan trọng đối với đồng bào dân tộc Khmer điển hình như đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần V trong năm 2011 tại huyện Tịnh Biên, tổ chức Ngày hội giao lưu văn hóa các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia trong năm 2012 cũng tại huyện Tịnh Biên...Những sự kiện văn hóa lớn như thế này không chỉ là dịp hết sức quan trọng để đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh An Giang có cơ hội giao lưu văn hóa với đồng bao dân tộc Khmer các tỉnh bạn, đặc biệt hơn là có thể học hỏi, giao lưu văn hóa với nước bạn Campuchia mà còn là hoạt động văn hóa có ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. 2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển văn hóa dân tộc: Hằng năm ngành duy trì tổ chức lớp tập huấn cán bộ quản lý văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cho cán bộ các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Khmer nói riêng để nâng cao chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ địa phương, trong đó có cán bộ là người dân tộc Khmer đang công tác trong lĩnh vực văn hóa, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer. 2.2.6. Nguyên nhân thành tựu đạt đƣợc: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, thông qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn đề ra các GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 17
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và của đồng bào Khmer nói riêng. Những định hướng của Đảng ta và của cấp ủy, chính quyền địa phương ở mỗi thời kỳ, trọng tâm là tập trung hướng nhiệm vụ vào phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ và hiệu quả. Nhưng cũng có sự xem xét đặc thù của địa phương, cái riêng của từng dân tộc Trong những năm qua, thực hiện chỉ thị số 68/CTTW, ngày 14/8/1989 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chỉ thị số 39/TTg – 1998 của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình hành động của Tỉnh ủy An Giang về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chương trình dân tộc của Ủy ban nhân dân Tỉnh, kết hợp với các chương trình mục tiêu của Bộ văn hóa – thông tin, An giang đã có nhiều cố gắng chăm lo cho vùng đồng bào dân tộc Khmer. 2.3. Một số hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang. 2.3.1. Hạn chế, khó khăn: - Hạn chế, khó khăn nhất trong việc bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể trong một số đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, đặc biệt do điều kiện trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, người dân chưa có ý thức bảo lưu, truyền bá văn hóa của dân tộc mình cho lớp kế tiếp, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng nét đẹp văn hóa trong cộng đồng dân tộc. - Việc điều tra, khôi phục văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số đang sinh sống trên số địa bàn huyện khó có thể thực hiện được vì số lượng ít, nằm xen kẽ trong nhiều khu dân cư. Một số nghề truyền thống dân tộc, như: Đan lát, dệt vải, thổ cẩm, thêu thùa… đang dần mất đi vì không tìm được thị trường tiêu thụ và GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 18
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 các loại trang phục dân tộc cầu kỳ, không được giới trẻ ưa chuộng và phù hợp với thực tế… - Nhiều giá trị và di sản văn hóa trong đồng bào dân tộc Khmer chưa được sưu tầm, bảo tồn, khai thác tốt, các loại hình văn hóa văn nghệ truyền thống đặc sắc như chơi hát Di kê, múa cung đình Khmer… dần đần mai một do nghệ nhân đã lớn tuổi, chưa có điều kiện truyền thụ, kế thừa, lớp trẻ ngày càng chạy theo hiện đại quay lưng với cái cũ. - Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, bên cạnh các nghi thức tôn giáo (phần lễ), các sinh hoạt văn hóa thể thao (phần hội) chưa được đầu tư nghiên cứu để phát triển, nâng cao đáp ứng cho từng giới, từng độ tuổi, tạo ra sức thu hút mới được nhiều người tham gia. - Thiết chế văn hóa, thiết bị nhạc cụ dân tộc không đảm bảo yêu cầu sinh hoạt, cán bộ người dân tộc năng lực tổ chức hoạt động yếu nên phong trào phát triển không đều, thiết chế văn hóa ở các Phum, Sóc còn rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết chế quảng bá văn hóa tộc người còn nhiều hạn chế. - Đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung, cán bộ đảng viên là người Khmer làm công tác văn hóa nói riêng còn ít, chưa tương xứng, trình độ kiến thức về văn hóa còn thấp, thiếu ổn định do thay đổi liên tục. Từ đó chưa ngang tầm và đáp ứng tốt cho việc lãnh đạo và thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang - Các làng nghề truyền thống dân tộc sản phẩm làm ra chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Nguồn vốn hạn chế, không đảm bảo đầu tư phát triển sản xuất. Thu nhập từ sản xuất còn thấp, một số lao động không gắn với sản xuất, bỏ nghề nên có nguy cơ mai một. Một số dự án hỗ trợ chậm được triển khai thực tế, hiệu quả thực hiện các dự án chưa cao. - Tình hình an ninh trật tự vùng biên giới giáp với nước bạn Campuchia còn phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý, phát triển văn hóa cơ sở cũng như công tác văn hóa đối với đồng bào dân tộc Khmer. GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 19
- HVTH: Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC – B67 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế: - Tuy có nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhưng một số cấp ủy Đảng và đảng viên cơ sở còn lúng túng trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện; Đa số các xã có đông đồng bào dân tộc lại nghèo, nên tập trung trước nhất là nhắm vào sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất (phần xác), chưa quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần (phần hồn). - Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên một số chương trình đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc còn chậm, thiếu đồng bộ, phát huy hiệu quả chưa cao, một số vấn đề vướng mắc thuộc về kiến thức nghiệp vụ chưa được các ngành chủ quản hướng dẫn tháo gỡ và hỗ trợ kịp thời. - Phần đông đồng bào dân tộc Khmer cuộc sống còn khó khăn chỉ chú tâm vào lao động sản xuất, một bộ phận không nhỏ lại có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào chính sách của Đảng và Nhà nước, thiếu tinh thần tự lực vươn lên, do vậy rất khó thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa. - Do kết hôn với dân tộc khác nên đã theo phong tục, tập quán, ăn mặc, sinh hoạt nhiều nơi đã gần như mất hẳn nét sinh hoạt độc đáo, trang phục, lễ hội của dân tộc mình. Người già biết về văn hóa truyền thống dân tộc còn ít, chưa được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền cơ sở. Có nơi cấp chính quyền chưa thực sự tạo điều kiện, vận động, tuyên truyền người già, người có uy tín truyền dạy văn hóa của dân tộc mình; Các làng nghề quy mô nhỏ lẻ, việc sử dụng máy móc thiết bị còn ít, trình độ tay nghề chưa cao và theo kịp yêu cầu phát triển. 2.4. Vấn đề đặt ra Từ những thành tựu và hạn chế nêu trên, vấn đề đạt ra là phải giải quyết tốt các chính sách phát triển văn hóa theo đúng với quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta: Xây dựng nền văn hóa nước ta tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Khmer cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, của các cấp chính quyền và nhất là phát GVHD: ThS Nguyễn Thuận Thảo 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2195 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 925 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1946 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Những bài toán chứng minh bằng phương pháp phản chứng trong phổ thông
27 p | 971 | 165
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1698 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 420 | 100
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam
92 p | 394 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 520 | 74
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 332 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn