intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia" được thực hiện với mục đích nhằm nghiên cứu được thực trạng trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Mã số: ĐTSV.2024.14 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Hùng Lớp: 2005QTNE Khoa: Quản trị nhân lực Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Trần Tuấn Phong HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2024
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Mã số: ĐTSV.2024.14 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Văn Hùng Thành viên tham gia: Lê Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Thu Hƣơng Trần Thị Hƣơng Nguyễn Ngọc Quỳnh Lớp : 2005QTNE Khoa : Quản trị nhân lực Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Trần Tuấn Phong HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình dày công nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên Thạc sĩ Trần Tuấn Phong. Những nội dung được trình bày dưới đây là hoàn toàn trung thực, không sao chép kết quả nghiên cứu của công trình nào khác đã được công bố. Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2024 Chủ nhiệm đề tài
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, không chỉ có sự nỗ lực, cố gắng của các thành viên trong nhóm nghiên cứu mà sự dẫn dắt, chỉ bảo, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy và các bạn sinh viên là điều kiện quan trọng giúp nhóm nghiên cứu có thêm kiến thức và động lực để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, để đề tài nghiên cứu khoa hoc đạt kết quả tốt nhất cũng cần sự tham khảo thông tin và học hỏi kinh nghiệm từ các nguồn tài liệu, giáo trình liên quan, các công trình nghiên cứu trước đó của nhiều cá nhân và tập thể. Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc Gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin chân thành gửi lời cảm ơn tới giảng viên Thạc sĩ Trần Tuấn Phong đã luôn sát sao và nhiệt tình hướng dẫn, đưa ra những góp ý quý báu và định hướng đúng đắn giúp nhóm hoàn thành bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia đã hợp tác và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình khảo sát thực trạng và các vấn đề liên quan. Mặc dù các thành viên trong nhóm đã tâm huyết và cố gắng nỗ lực hoàn thiện đề tài, nhưng bài nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót. Vì vậy, nhóm tác giả rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ thầy cô và các bạn sinh viên để công trình nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2024 Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Hùng
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 6 7. Bố cục đề tài .........................................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN .............................................................................8 1.1. Một số khái niệm liên quan ...............................................................................8 1.1.1. Khái niệm “Mạng xã hội” ...............................................................................8 1.1.2. Khái niệm “sử dụng mạng xã hội” .................................................................8 1.1.3. Khái niệm “sinh viên” ....................................................................................9 1.1.4. Khái niệm “trách nhiệm” ..............................................................................10 1.1.5. Khái niệm “trách nhiệm của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội” ............10 1.2. Tổng quan về mạng xã hội...............................................................................11 1.2.1. Khái quát về một số mạng xã hội tiêu biểu ..................................................11 1.2.2. Ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên .................................................... 13 1.3. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ...........................................................................................................17 1.3.1. Vai trò của trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ..............17 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên...18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành trách nhiệm của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội ....................................................................................... 21 1.4.1 Trách nhiệm của sinh viên về tuân thủ pháp luật nói chung , lụật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng ..........21 1.4.2 Trách nhiệm của sinh viên về xây dựng một xã hội học tập, rèn luyện, phát triển lành mạnh trên mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội ........................................................................................................................... 23 1.4.3. Trách nhiệm của sinh viên trong việc nâng cao văn hóa ứng xử và phát huy những truyền thống, hành động tốt đẹp khi sử dụng mạng xã hội. ........................ 23 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................24
  6. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ....................................................................................................25 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Học viện Hành chính Quốc gia .............25 2.2. Đặc điểm của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viên Hành chính Quốc gia............................................................................................................................ 26 2.3. Thực trạng sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. .....................................26 2.3.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ...................................................................................... 26 2.3.2. Ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia .............................................................................................. 34 2.4. Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia........................................................................37 2.4.1. Trách nhiệm của sinh viên về tuân thủ pháp luật nói chung, luật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng. ...................................................................................................................... 37 2.4.2. Trách nhiệm của sinh viên về xây dựng một xã hội học tập, rèn luyện, phát triển lành mạnh trên mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội ........................................................................................................................... 41 2.4.3. Trách nhiệm của sinh viên trong việc nâng cao văn hóa ứng xử và phát huy những truyền thống, hành động tốt đẹp khi sử dụng mạng xã hội. ........................ 45 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia .............................. 51 2.5.1. Nhân tố chủ quan .......................................................................................... 51 2.5.2. Nhân tố khách quan ...................................................................................... 52 2.6. Đánh giá trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia........................................................................54 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................56 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM TRRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ..........................................57 3.1. Định hướng xây dựng và phát triển mạng xã hội trong giáo dục, học tập ......57 3.2. Giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. .................................................................59 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................70 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................73 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Danh mục bảng Bảng 2.1: Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG ........27 Bảng 2.2. Nội dung chia sẻ trên mạng xã hội................................................................ 29 Bảng 2.3. Nội dung đăng tải trên mạng xã hội .............................................................. 31 Bảng 2.4. Nhận thức về sử dụng mạng xã hội của sinh viên ........................................33 Bảng 2.5: Thực trạng các hoạt động học hỏi, trau dồi hiểu biết về quy định pháp luật của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội .........................................................................39 Bảng 2.6. Khảo sát các hoạt động của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG về trách nhiệm xây dựng một xã hội học tập, rèn luyện, phát triển lành mạnh trên mạng xã hội hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội ......................................................... 41 Bảng 2.7. Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội ............46 Bảng 2.8. Khảo sát các hoạt động của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong việc phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp khi sử dụng mạng xã hội ......................... 47 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG .........................................................................................................28 Biểu đồ 2.2. Ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội tới sinh viên ngành QTNL, HVHCQG ...................................................................................................................... 34 Biểu đồ 2.3. Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới sinh viên ngành QTNL, HVHCQG ...................................................................................................................... 35 Biểu đồ 2.4. Nhận thức của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG về tầm quan trọng của việc học tập, trau dồi hiểu biết về pháp luật khi tham gia không gian mạng ................38 Biểu đồ 2.5. Nhận thức của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG về việc nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng ......................................................... 40 Biểu đồ. 2.6. Nhận thức của sinh viên ngành QTNL về trách nhiệm xây dựng xã hội học tập tích cực ..............................................................................................................44 Biểu đồ 2.7. Nhận thức của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG về tầm quan trọng của văn hoá ứng xử khi sử dụng mạng xã hội......................................................................45
  8. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT QTNL Quản trị nhân lực HVHCQG Học viện Hành chính Quốc gia
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn bùng nổ của khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Bên cạnh sự ra đời của hàng loạt những thiết bị công nghệ hiện đại với nhiều tính năng, công dụng tác động tích cực nên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa... là sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng mạng xã hội như: Yahoo, Facebook, Zalo, Youtube, Twitter… Mạng xã hội chứa rất nhiều tính năng đem lại lợi ích cho người sử dụng đó là kết nối, chia sẻ, cập nhật thông tin nhanh chóng bất kể thời gian và địa điểm; cung cấp nhiều tiện ích học tập và giải trí…chỉ thông qua một chiếc điện thoại thông minh, laptop, máy tính có kết nối Internet. Mạng xã hội là một kênh hoạt động và giao lưu mạnh mẽ cho tất cả mọi người trên thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả người dùng, đặc biệt là giới trẻ - người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất hiện nay, trong đó có sinh viên. Mạng xã hội ảnh hưởng tích cực tới sinh viên như: tạo môi trường kết nối bạn bè, dễ dàng tiếp thu thông tin và học hỏi được nhiều kiến thức đa dạng, mở ra một môi trường học tập, giải trí … đồng thời mạng xã hội có thể tác động tiêu cực tới sinh viên như: làm giảm tương tác thực tế ngoài cuộc sống thực, lãng phí thời gian để sống trong thế giới ảo, nguy cơ mắc các bệnh tâm lý, stress… Vậy người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là người trẻ tuổi – sinh viên hiện nay cần phải có trách nhiệm gì khi sống trong môi trường ảo của mạng xã hội để có thể phát triển tích cực bản thân và tránh được những tiêu cực mà mạng xã hội tác động? Qua khảo sát cách thức và hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG, nhóm tác giả nhận thấy các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG có mục đích và cách thức sử dụng mạng xã hội không giống nhau nên họ chịu tác động và ảnh hưởng từ mạng xã hội theo nhiều chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực cũng khác nhau. Môi trường mạng xã hội bao trùm tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó chi phối đến mọi mặt đời sống của con người. Vì vậy, nếu không sử dụng mạng xã hội cách đúng đắn, thông minh và có chọn lọc thì sinh viên ngành QTNL, HVHCQG sẽ khó có thể phát triển toàn diện bản thân và phát huy được những giá trị tích cực mà mạng xã hội mang lại. Để sử dụng mạng xã hội hiệu quả, các bạn sinh viên cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội. Đây chính yếu tố quan trọng để sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trở thành một người sử dụng mạng xã hội thông minh và đem đến nhiều giá trị tốt đẹp cho bản thân, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, để làm rõ trách nhiệm cần có của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” làm đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm. 1
  10. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua đã có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu về các đề tài liên quan đến mạng xã hội và trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội. Trong quá trình tìm kiếm thông tin, thu thập tài liệu, nhóm tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước như sau: * Tình hình nghiên cứu trong nước: Tạ Khánh Vân (2023) “Trách nhiệm của người trẻ khi tham gia mạng xã hội”, Báo Tuyên Quang đăng ngày 01/02/2023. Bài viết đã đề cập đến những tiện ích lớn mà mạng xã hội mang lại đi kèm với những hệ lụy có tác động xấu đến nhận thức, hành xử của người trẻ. Tác giả tổng hợp những ý kiến của các giáo viên, lãnh đạo... để từ đó đưa ra lời khuyên cho giới trẻ nhìn nhận về trách nhiệm của mình. Thế hệ trẻ cần chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng nhận diện những nguy cơ, thách thức từ mạng xã hội để từ đó thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong sử dụng mạng xã hội, có ý thức cao trong việc chủ động tạo ra ảnh hưởng tích cực, truyền cảm hứng tới mọi người trên không gian mạng, góp phần hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội đến bản thân và cộng đồng. [17] Nguyễn Hoàng Giáp (2022) “Mạng xã hội và trách nghiệm của người sử dụng mạng xã hội”, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị đăng ngày 14/11/2022. Tác giả đã chỉ ra sự phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống tỷ lệ thuận với những nguy cơ mà không gian mạng có thể gây ra cho người dùng. Vì vậy, để mạng xã hội phát huy đúng vai trò và giảm thiểu những tác động tiêu cực thì không những cần nâng cao ý thức của mỗi người mà còn phải có các biện pháp cụ thể. Các cơ quan quản lý chuyên ngành cần sát sao hơn trong việc duy trì thực hiện và bổ sung hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật. Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng cần được giám sát chặt chẽ để xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bổ ích. [7] Phúc Hằng (2022) “Sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm đúng luật và văn hóa” đăng trên Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương ngày 5/4/2022. Bài báo đã đề cập đến những lợi ích và tác hại của mạng xã hội mang lại cho người dùng. Để giảm thiểu những tác hại đó ở mức tối đa nhất, đòi hỏi mỗi người dùng phải tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân. Cần phải tuân thủ đúng pháp luật, ứng xử văn minh và tôn trọng người khác khi sử dụng mạng xã hội. Muốn ngăn chặn những tác hại của con dao hai lưỡi này, điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để nâng cao ý thức trách nhiệm của những người sử dụng nó. Từ đó, tác giả khuyên mỗi người hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn góp phần xây dựng nên trách nhiệm của cộng đồng bằng việc tham gia không gian mạng xã hội đúng pháp luật, văn minh lịch sự để loại bỏ những vấn đề tiêu cực xảy ra. [14] 2
  11. Đỗ Thị Anh Phương (2021) “Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ”, Tạp chí Công thương điện tử đăng ngày 26/3/2021. Bài viết này đã chỉ ra hiện trạng sử dụng mạng xã hội của các bạn trẻ hiện nay và những ảnh hưởng của chúng mang lại. Qua đó, tác giả đề xuất các định hướng nhằm nâng cao mặt tích cực và ngăn chặn tiêu cực của mạng xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn người dân Việt Nam đều dùng mạng xã hội (khoảng hơn 68,17 triệu người). Mạng xã hội đã và đang trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều người. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại hai mặt. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, mạng xã hội cũng có thể gây ra những hậu quả cho người dùng nếu không được sử dụng đúng mục đích, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Cùng chung tay tạo nên mạng xã hội văn minh là trách nhiệm chung đòi hỏi tất cả chúng ta cần đoàn kết thực hiện. [2] Bộ Thông tin và Truyền thông (2020) “An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội”, Nxb Thông tin và truyền thông Hà Nội. Nội dung cuốn sách cho rằng việc truy cập vào một mạng xã hội đang trở thành một hoạt động hàng ngày không thể thiếu với nhiều người dùng đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, thói quen này cũng đặt ra vô số những thách thức về mặt an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người dùng. Nhất là hiện nay, mỗi ngày đều xảy ra những vụ lộ lọt thông tin hay tấn công lừa đảo thông qua mạng xã hội. Qua đó, cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về mạng xã hội, đặc biệt là những kỹ năng sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, hiệu quả, tự bảo vệ bản thân khỏi những vấn nạn đang xuất hiện trên mạng xã hội. [1] Hoàng Phú Hưng (2019) “Ảnh hưởng mạng xã hộiđến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Nội vụ Hà Nội. Hoàng Phú Hưng (2019) “Ảnh hưởng mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Nội vụ Hà Nội. Nhóm tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Từ đó khai thác và tìm ra những nguyên nhân gây nên những tác động, ảnh hưởng đó để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đến sinh viên. [4] Nguyễn Thị Bắc (2018), “Hành vi sử dụng mạng xã hộicủa sinh viên trường Đại học Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội. Trong luận văn, biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của các sinh viên trường Đại học Hải Dương đã được tác giả quan tâm nghiên cứu và phân tích rất cụ thể. Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên tại đây có tần suất sử dụng mạng xã hội khá cao thậm chí mạng xã hội đã chiếm hết thời gian của một số bạn sinh viên khiến họ không còn đủ thời gian để làm những việc khác. Những nội dung mà sinh viên đăng tải lên mạng xã hội cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là để thể hiện bản thân và câu like. Qua khảo sát, hầu hết các sinh viên trong trường đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản 3
  12. thân trong sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên vẫn có một số sinh viên còn mơ hồ về vấn đề này dẫn đến những hành vi lệch lạc. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị đối với gia đình, nhà trường, nhà quản lý mạng và bản thân sinh viên để giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý hơn. [11] * Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Ảnh hưởng của mạng xã hội và trách nhiệm của người dùng mạng xã hội cũng là vấn đề được các học giả quốc tế đặc biệt quan tâm. Imran Rashid và Soren Kenner (2021) “Offline - Giải Phóng Tâm Trí Bạn Khỏi Điện Thoại Thông Minh Và Mạng xã hội” (người dịch: Trần Ngọc Hà), Nxb Dân trí. Cuốn sách đã làm dấy lên cuộc tranh luận mang tính quốc tế sau khi tiết lộ những "chiêu trò" mà Facebook, Apple, Google và Instagram đã dùng để lôi kéo người dùng sử dụng đến nghiệp ngập các trang mạng xã hội của họ. Cuốn sách đưa bạn đọc đi đến với những kết luận được xây dựng từ những nghiên cứu khoa học, tiếp cận với quan điểm của những người đứng đầu trong ngành số hóa về các ứng dụng mạng xã hội cách những ứng dụng này thao túng tâm lý của người dùng. Qua đó chúng ta sẽ thấy được cách các thiết bị điện tử đã thay đổi từng cá nhân và toàn xã hội theo chiều hướng cả tốt đẹp lên lẫn xấu đi. Cuốn sách này cũng giúp độc giả biết cách tự vệ trước sự ô nhiễm kĩ thuật số và hình thành thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh. [19] Guy Kawasaki và Peg Fitzpatrick (2018) “Lên mạng cũng là một nghệ thuật” (do Hoàng Long dịch), Nxb Lao động. Các tác giả đã cho người đọc những lời khuyên về việc sử dụng truyền thông xã hội cho mục đích quảng cáo. Cuốn sách đã đưa ra cho độc giả hơn 100 bí kíp để mỗi người dùng biết cách làm sao để xuất hiện trên mạng xã hội với một hình tượng cuốn hút và độc đáo nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ những trách nhiệm cá nhân trong sử dụng mạng xã hội. Cụ thể, cuốn sách hướng dẫn bạn đọc chi tiết các bước tối ưu hóa hồ sơ cá nhân, cách tiếp cận những người dùng khác để thu lại nhiều lượt tương tác và cách viết blog hiệu quả. [18] Louie Stowell (2018) “An toàn khi online” (người dịch: Nguyễn Minh), Nhà xuất bản Thế giới. Cuốn sách đã cho thấy thực trạng sử dụng mạng xã hội với tần suất khá thường xuyên và ngày càng gia tăng của người dùng hiện nay. Thế giới mạng xã hội muôn màu muôn vẻ, mang lại cho chúng ta nguồn tri thức bất tận tuy nhiên nó cũng ẩn chứa những nguy cơ và cạm bẫy. Từ đó, tác giả đã đưa ra cho người đọc những mẹo nhỏ để có thể thỏa sức hòa mình vào thế giới ảo một cách an toàn. [20] Như vậy, các nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài đều đã chứng minh ảnh hưởng của mạng xã hội đến cuộc sống của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ và sự cần thiết phải xây dựng, hình thành trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội của con người. Tuy nhiên, các đề tài và công trình nghiên cứu trên thực hiện nghiên cứu trên phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu ở mỗi đề tài, công trình là khác nhau do đó đề tài “Trách 4
  13. nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu trên trong việc làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên, đồng thời nghiên cứu sâu và đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội, cùng những trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục đích nhằm nghiên cứu được thực trạng trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhóm tác giả đã thực hiện các nhiệm vụ như sau: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Hai là, khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội và các tác động ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên ngành QTNL, HVHCQG từ đó tổng hợp, nghiên cứu trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội và vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. Ba là, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội và trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG, đưa ra được định hướng xây dựng mạng xã hội học tập, rèn luyện cho sinh viên và đề xuất được một số giải pháp nhằm hình thành và phát huy tốt trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. Về thời gian: từ năm 2022 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhóm tác giá đã tìm hiểu, nghiên cứu sách, báo, giáo trình, bài viết, bài báo cáo khoa học đã được công bố, các thông tin trên Internet về các chủ đề có liên quan nhằm ghi chép, sàng lọc, tổng hợp những thông tin 5
  14. quan trọng phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa vào các tài liệu tìm hiểu được, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích để xây dựng được cơ sở lí luận về mạng xã hội và trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội và phân tích những trách nhiệm cần có của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội hiện nay. Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội. Phương pháp quan sát: Nhóm tác giả tiến hành quan sát quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. Quan sát thực tiễn quá trình sử dụng mạng xã hội của họ trong mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội với việc học tập, rèn luyện từ đó nghiên cứu được trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên để họ có thể sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả. Phương pháp phỏng vấn: Nhóm tác giả đã trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên ngành QTNL, HVHCQG từ đó lắng nghe được các ý kiến, quan điểm của các bạn sinh viên về các vấn đề có liên quan đến thực trạng sử dụng mạng xã hội của các bạn cùng các tác động ảnh hưởng của mạng xã hội tới các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, cũng giúp tác giả hiểu được nhận thức của các bạn về những trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay. Phương pháp khảo sát thông tin: Nhóm tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho sinh viên ngành QTNL, HVHCQG. Thông qua hệ thống câu hỏi nhóm tác giả đã thu thập các số liệu thực tế liên quan đến thực tiễn sử dụng mạng xã hội và những nhận định, quan điểm và đánh giá của các bạn sinh viên về trách nhiệm của họ trong sử dụng mạng xã hội hiện nay. Sau khi thu thập được dữ liệu cụ thể sẽ tiến hành đánh giá, nhân xét nhằm nâng cao tính thuyết phục cho đề tài. 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 01: Hiện nay, nhiều sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sống cần phải thay đổi và điều chỉnh. Giả thuyết 02: Nhiều sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa nhận thức được những trách nhiệm cần có và sự cần thiết phải hình thành nên trách nhiệm của mình trong việc sử dụng mạng xã hội hiện nay. Giả thuyết 03: Một bộ phận sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đã biết cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả và bước đầu hình thành được cho mình những trách nhiệm cần có khi sử dụng mạng xã hội. Do đó cần phải cố gắng phát huy nhiều hơn nữa. Giả thuyết 04: Hiện nay, trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa có quy chuẩn chung, còn phụ thuộc vào từng cá nhân 6
  15. các bạn sinh viên. Vì vậy, dựa trên việc nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội và trách nhiệm cần có của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội cần phải xây dựng được những giải pháp và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhằm phát huy trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội hiện nay. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Chương 2: Thực trạng trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia. 7
  16. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm “Mạng xã hội” Mạng xã hội là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa và diễn giải ở nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau, chưa có một định nghĩa chung chính thức. Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.” [13] Theo Trần Hữu Luyến và Đặng Hoàng Ngân (2014), "Mạng xã hội: Khái niệm, đặc điểm, tính năng, áp lực và ý nghĩa trong thực tiễn và nghiên cứu", Tạp chí tâm lý học, Số 7 (184), 7-2014 đã đưa ra định nghĩa: “Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau tạo nên một mạng lưới xã hội thông qua các phương tiện truyển thông”. [16;19] Theo Nguyễn Lan Nguyên (2020), “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã định nghĩa: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên internet với nhau thành những cụm bạn nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian”. [9;10] Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm và định nghĩa về mạng xã hội của các tác giả, nhóm nghiên cứu đã thống nhất đưa ra đặc điểm chung về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là một website mở trong đó cho phép người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của mạng xã hội. 1.1.2. Khái niệm “sử dụng mạng xã hội” Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, các mạng xã hội trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người dùng truy cập vào các mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho công việc của mình. Một bộ phận người dùng sử dụng mạng xã hội với mục đích để học tập, làm việc và giải trí và họ rất có trách nhiệm trong phát hiện và đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, vi phạm chuẩn mực trên mạng xã hội … Tuy nhiên, vẫn còn một bộ 8
  17. phận người dùng sử dụng mạng xã hội với hành vi và ý đồ xấu, làm hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội, và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục … Như vậy, sử dụng mạng xã hội là hoạt động của mỗi chủ thể dùng mạng xã hội làm công cụ, phương tiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu, mục đích khác nhau trong cuộc sống. Đối với sinh viên: Sử dụng mạng xã hội của sinh viên là hoạt động mà mỗi sinh viên dùng mạng xã hội làm công cụ, phương tiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu, mục đích khác nhau trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Sử dụng mạng xã hội của sinh viên được thể hiện qua một số đặc điểm hành vi như: dành nhiều thời gian cho mạng xã hội; chia sẻ các nội dung trên mạng xã hội; đăng tải thông tin lên mạng xã hội; bày tỏ cảm xúc thông qua các icon hay comment … Mỗi một sinh viên sẽ có một mục đích khi sử dụng mạng xã hội và nó thể hiện thông qua từng đặc điểm hành vi nhất định. Hành vi đó có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực mà qua đó có thể thấy được cách ứng xử, sở thích, mục tiêu cá nhân và nhu cầu tương tác trên mạng xã hội của họ. Điều này thể hiện sự đa dạng và linh hoạt trong cách sinh viên khai thác sử dụng mạng xã hội. 1.1.3. Khái niệm “sinh viên” Theo Hoàng Phê (2000), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng định nghĩa: “Sinh viên được dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc Đại học” [6;860].. Khái niệm sinh viên được hiểu ở các khía cạnh khác nhau nhưng đều có những điểm chung là những người ở độ tuổi khoảng 18 – 25; trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý và đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học. Thứ nhất, đặc điểm về thể chất của sinh viên: Thể chất là một nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của sinh viên. Sinh viên là người đến độ tuổi mà tất cả các cơ quan hệ thần kinh, não bộ, cơ bắp, xương, các giác quan trên cơ thể phát triển hoàn chỉnh. Từ đó họ có được các đặc điểm về thể chất là sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, linh hoạt… Đây là tiền đề quan trọng nhất để sinh viên có thể thực hiện được những hoạt động trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống đời thực và ngay cả trên mạng xã hội. Thứ hai, đặc điểm về tâm lý của sinh viên: Ở lứa tuổi này, sinh viên luôn mang trong mình tâm lý học hỏi và tìm tòi những điều mới mẻ, từ đó khả năng thích nghi với những điều mới ở sinh viên là rất cao. Các hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên sẽ có rất nhiều thay đổi nên đòi hỏi sinh viên phải tự thích nghi để bắt kịp với sự thay đổi đó. Nhất là sự thay đổi không ngừng của các thông tin trên những trang mạng xã hội hiện nay. Những thông tin, xu hướng và trào lưu không ngừng được cập nhật một cách nhanh chóng, để có thể nắm bắt kịp thời những thông tin đó đòi hỏi sự nhanh nhạy thích ứng của sinh viên. Thứ ba, sự hình thành phẩm chất và nhân cách của sinh viên: Sự tự đánh giá, 9
  18. tự ý thức của sinh viên. Tự đánh giá của sinh viên là quá trình sinh viên thu thập, xử lý các thông tin về bản thân, xem xét về trình độ của mình, từ đó tự hoàn thiện, giáo dục và điều chỉnh thái độ hành vi và hành động. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có định hướng phát triển trong tương lai như: xây dựng cuộc sống gia đình ổn đỉnh, có công việc thu nhập cao, nghề nghiệp phù hợp với sức khỏe, trình độ, sở thích của mình hay các dự định trong học tập như thi chứng chỉ tiếng anh. tin học, những môn học cần hoàn thành để ra trường… Những định hướng này bị ảnh hưởng và thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đều thế hiện được mong muốn, mục tiêu, khát vọng và kế hoạch phấn đấu của sinh viên trong tương lai. Thứ tư, tâm lý tiêu cực ở sinh viên: Sinh viên là độ tuổi có khả năng dễ bị xa vào tệ nạn xã hội cao, do nhận thức còn chưa hoàn thiện đầy đủ, hạn chế về kinh nghiệm sống hay do ảnh hưởng của một số yếu tố khác lôi kéo. Ngoài ra, sinh viên còn ham mê, thích thú các cuộc vui, việc giao tiếp, tiếp xúc với những người trong nhiều trường hợp còn không tốt. Khả năng mất cân bằng cuộc sống cao, nhiều bạn không cân đối được giữa việc học và kiếm tiền … Việc tiếp thu và chọn lọc thông tin của sinh viên cũng hạn chế nên rất dễ bị ảnh hưởng và tác động của các thông tin tiêu cực làm cho tâm lý bị ảnh hưởng, xao nhãng việc học. 1.1.4. Khái niệm “trách nhiệm” Theo Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa (2005) “Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4”, Nxb Từ điển Bách Khoa, định nghĩa: “Trách nhiệm là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp luật, nói lên nhân cách con người trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đặt ra cho con người”. [5;740] Tiếp cận quan điểm tâm lí học, trách nhiệm là sự kiểm soát được thực hiện dưới các hình thức khác nhau đối với hoạt động của chủ thể xét từ góc độ thực hiện các chuẩn mực và nguyên tắc thông thường. Đặc trưng của trách nhiệm là việc tuân thủ có ý thức các nguyên tắc đạo đức và các chuẩn mực pháp luật. Trách nhiệm là nét nhân cách đặc biệt. Trong quá trình hoạt động chung, trách nhiệm được hình thành và là kết quả của sự hướng đến các giá trị, chuẩn mực và quy tắc xã hội. Trách nhiệm bao giờ cũng gắn liền với con người, bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người, phản ánh nhận thức và hoạt động của chủ thể về những bổn phận đạo đức và quy định của pháp luật bắt buộc mọi người cần phải thực hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, vì sự phát triển lành mạnh và bền vững của toàn xã hội. 1.1.5. Khái niệm “trách nhiệm của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội” Căn cứ trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích những khái niệm trên, nhóm tác giả đã thống nhất đưa ra đặc điểm trách nhiệm của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội: Trách nhiệm của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội được hiểu là yêu cầu 10
  19. hay nghĩa vụ của sinh viên phải thực hiện hoặc phải hoàn thành khi sử dụng mạng xã hội. Đây được xem như là bổn phận của của sinh viên phải làm để ngăn ngừa những tác động tiêu cực mà mạng xã hội mang lại, đồng thời nó cũng là động lực quan trọng để sinh viên hoàn thiện và phát triển bản thân tốt hơn nữa trong học tập, cuộc sống. Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên là tính tự giác của sinh viên trong việc sử dụng và phát huy tối đa những giá trị tích cực mà mạng xã hội mang lại và đẩy lùi những tác động tiêu cực mà mạng xã hội ảnh hưởng xấu đến xã hội. Trách nhiệm sử dụng mạng xã hội sẽ giúp sinh viên điều chỉnh và thay đổi lại các giá trị, nhận thức, thái độ và hành động của mình theo hướng tích cực trên không gian mạng. Với tư cách là một người sử dụng mạng xã hội, sinh viên cần nhận thức, thấu hiểu và sử dụng mạng xã hội một cách phù hợp từ đó có trách nhiệm hơn khi tham gia không gian mạng để đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng xã hội. 1.2. Tổng quan về mạng xã hội 1.2.1. Khái quát về một số mạng xã hội tiêu biểu * Facebook - Nguồn gốc: Năm 2004, Mark Zuckerber đã ra quyết định sáng lập Facebook với tên khai sinh là thefacebook.com. Kể từ năm 2005 đến nay, thefacebook.com được đổi tên thành Facebook và cái tên này đã đồng hành với người dùng xuyên suốt 19 năm. Đến thời điểm hiện tại, Facebook luôn là ứng dụng mạng xã hội xếp vị trí hàng đầu đối với người dùng. - Tính năng, công dụng: Facebook cung cấp một số tính năng như: tích hợp các chức năng như trò chuyện; call video, nhắn tin qua messenger và livestream; chia sẻ thông tin, hình ảnh, video, story. Gắn thẻ, tìm kiếm kết bạn với những người thân, bạn bè, người người quen. Đồng thời, tìm kiếm được các nội dung, fanpage phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ở Facebook có 3 tính năng nổi bật và phổ biến là: + Nút “like”: Đây là một trong những tính năng giúp người ta sử dụng đưa ra những phản hồi bày tỏ cảm xúc của mình đồng ý hoặc không đồng ý. + Nút “share”: Đây là tính năng cho phép người dùng chia sẻ thông tin, tài liệu, các hình ảnh về trang cá nhân, hội nhóm nhằm mục đích nào đó. + Tính năng comment (bình luận): Đây là tính năng cho phép người dùng bình luận vào các bài viết, đây là hoạt động tương tác mà người dùng thực hiện bằng cách viết và gửi những ý kiến, nhận xét hoặc phản hồi văn bản trực tiếp trên bài viết, ảnh, video hoặc bất kỳ nội dung nào được đăng trên Facebook. * Instagram - Nguồn gốc: Năm 2010, Instagram được sáng lập bởi Kavin Systrom và Mike Krieger với tên gọi ban đầu là burbn. Đây là một ứng dụng sử dụng nên tảng HTML5 với tính năng hỗ trợ người check in ngay tại các địa điểm mà người dùng đặt chân qua. Qua nhiều giai đoạn nghiên cứu và phát triển, họ cùng cộng sự huy động khoảng 500 11
  20. nghìn USD đầu tư từ quỹ Andreessen Horowitz và quỹ Baseline Ventures. Và cuối cùng đã phát triển thành công ứng dụng đó chính là instagram. - Tính năng, công dụng: Instagram cung cấp một số tính năng chính như xem và chia sẻ ảnh, video; công cụ tạo ảnh, video sống động; tìm kiếm và khám phá nhiều nội dung từ cộng đồng; tích hợp công cụ nhắn tin, call video và phát live stream dễ dàng. Người dùng có thể xem và chia sẻ những hình ảnh, video trên ứng dụng Instagram. Bên cạnh đó công cụ tạo ảnh, video của instagram còn giúp chỉnh sửa bức ảnh, video như: các bộ lọc, hiệu ứng, bóng mờ, làm rõ nét, chỉnh sửa màu sắc sẽ cho ra được bức ảnh, video đẹp đăng lên mạng xã hội. Tính năng tìm kiếm: tính năng này giúp người có thể tìm kiếm người dùng hoặc tìm kiếm bất kì nội dung nào chúng ta muốn xem, tìm hiểu. Tính năng tích hợp công cụ nhắn tin, call video, tính năng này giúp mọi người được kết nối với nhau gần hơn thông qua việc nhắn tin, call video trực tuyến cùng với bạn bè và người thân. Tính năng trao đổi, kết nối mọi người cùng tham gia nói chuyện trực tiếp và nhìn thấy mặt những người mà mình muốn gặp. * Tik tok - Nguồn gốc: Tiktok được ra mắt vào năm 2017 bởi Trương Nhất Minh, hay được mọi người biết đến là Douyin tại Trung Quốc. Ứng dụng này được biết đến để tạo ra các video ngắn có ghép nhạc. - Tính năng, công dụng: Tính năng quan trọng của tiktok là xem và tạo video ngắn. Tiktok cho phép người dùng xem những video khác nhau trên những tài khoản người dùng khác nhau và có tính năng giúp người dùng tạo ra những video ngắn có độ dài từ 15 đến 60 giây hoặc hơn tùy vào mục đích của người dùng. Ngoài ra, tiktok còn có tính năng tạo hiệu ứng cho camera. Đây cũng là tính năng giúp người dùng thể hiện sự sáng tạo và tính độc đáo trong việc tạo nội dung video. Các hiệu ứng đa dạng hỗ trợ người dùng trong việc làm nổi bật và phong phú nội dung của họ. Bên cạnh đó, tiktok có tính năng lưu video, tính năng này giúp người dùng có thể lưu trữ video của họ trực tiếp trên ứng dụng Tiktok, giúp bảo quản những khoảnh khắc quan trọng và dễ dàng. * Zalo - Nguồn gốc: Tháng 8 năm 2012, Zalo được ra mắt với phiên bản để thử nghiệm. Đến tháng 12 năm 2012, Zalo chính thức được ra mắt trên thị trường. Trải qua 12 năm với các tính năng được tích hợp như nhắn tin, call video và hơn hết là sự bảo mật thông tin của Zalo là một trong những tính năng giúp Zalo lôi kéo người dùng. - Tính năng, công dụng: Zalo cung cấp một số tính năng phổ biến như: Chia sẻ thông tin, hình ảnh, tin lên trang cá nhân mà chỉ những bạn bè mới thể nhìn thấy, Zalo còn có những tính năng nhắn tin, gọi điện (thoại và video). Ngoài ra Zalo còn tích hợp một số tính năng như gửi tin nhắn thoại, có thể lưu trữ thông tin quan trọng trong “cloud của tôi” , và gửi vị trí qua cho bạn bè, người quen để dễ dàng di chuyển. Ứng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2