intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Trải nghiệm giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Trải nghiệm giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đề tài tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần giáo dục trải nghiệm di sản cho sinh viên Hà Nội hiện nay nhằm tăng thêm sự hiểu biết về giá trị của các di sản, qua đó giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hoá, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, hướng tới việc phát triển toàn diện cho sinh viên Hà Nội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Trải nghiệm giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRẢI NGHIỆM GIÁ TRỊ DI SẢN CHO SINH VIÊN HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.59 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Phương Anh Lớp : 2105QDLA Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Triệu Thế Việt Hà Nội, tháng 5 năm 2023
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRẢI NGHIỆM GIÁ TRỊ DI SẢN CHO SINH VIÊN HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.59 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Phương Anh Lớp : 2105QDLA Hà Nội, tháng 5 năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học với đề tài “Trải nghiệm giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực và chính xác. Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2023 Tác giả Nguyễn Phương Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Đề tài “Trải nghiệm giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội” là kết quả của quá trình tìm hiểu nghiêm túc và thể hiện sự đầu tư, tâm huyết của tác giả. Tác giả xin gửi lời cảm ơn BGH, các thầy (cô) giảng viên khoa Quản lý xã hội, Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện hành chính Quốc gia; Trung tâm Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội; Thư viện Quốc gia Việt Nam; BGH, thầy (cô) giáo cùng các bạn sinh viên các trường Học viện, Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài này. Tác giả gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS. Triệu Thế Việt - giảng viên khoa Quản lý xã hội – Cán bộ hướng dẫn đã tận tình theo sát, hướng dẫn tác giả thực hiện và hoàn thiện đề tài khoa học. Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2023 Tác giả Nguyễn Phương Anh ii
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI Bảng Nội dung Trang 1.1 Bảng các di sản văn hoá của Việt Nam đã được UNESCO công 9 nhận 1.2 Bảng các di sản, di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội 10 2.1 Bảng thống kê số lượng sinh viên, giảng viên các trường Học viện, 21 Đại học, Cao đẳng tham gia khảo sát đề tài 2.2 Bảng khảo sát sinh viên về vai trò của di sản văn hoá đối với 21 sinh viên Hà Nội hiện nay (Tỉ lệ %) 2.3 Bảng khảo sát giảng viên viên về vai trò của di sản văn hoá đối với 21 sinh viên Hà Nội hiện nay (Tỉ lệ %) 2.4 Bảng khảo sát sinh viên về mức độ cần thiết của việc trải nghiệm 22 di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Tỷ lệ %) 2.5 Bảng khảo sát giảng viên về mức độ cần thiết của việc trải nghiệm 23 di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Tỷ lệ %) 2.6 Bảng khảo sát thể hiện mức độ trải nghiệm di sản văn hoá đối với 23 sinh viên Hà Nội hiện nay (Tỷ lệ %) 2.7 Bảng khảo sát mức độ thực hiện hình thức tổ chức hoạt động trải 24 nghiệm di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát giảng viên - Tỷ lệ %) 2.8 Bảng khảo sát mức độ thực hiện hình thức tổ chức hoạt động trải 25 nghiệm di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát sinh viên - Tỷ lệ %) 2.9 Bảng khảo sát mức độ vận dụng các phương pháp giáo dục khi trải 27 nghiệm di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát giảng viên - Tỷ lệ %) 2.10 Bảng khảo sát mức độ vận dụng các phương pháp giáo dục khi trải 27 nghiệm di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát sinh viên - Tỷ lệ %) 2.11 Bảng khảo sát mức độ vận dụng các kĩ thuật dạy học khi trải 29 iii
  6. nghiệm di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát giảng viên - Tỷ lệ %) 2.12 Bảng khảo sát mức độ vận dụng các kĩ thuật dạy học khi trải 30 nghiệm di sản văn hoá đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát sinh viên - Tỷ lệ %) 2.13 Bảng khảo sát mức độ cần thiết của việc đưa trải nghiệm di sản 31 văn hoá vào trường học đối với sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát cả giảng viên và sinh viên - Tỷ lệ %) 2.14 Bảng 2.14: Bảng khảo sát nội dung trải nghiệm giá trị di sản văn 32 hoá cho sinh viên được áp dụng trong nhà trường (Khảo sát cả giảng viên và sinh viên) 2.15 Bảng khảo sát nội dung trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cụ thể 32 cho sinh viên Hà Nội hiện nay (Khảo sát sinh viên - Tỷ lệ %) iv
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 4 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ....................................................................... 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................................... 5 6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 5 7. Đóng góp mới của đề tài......................................................................................... 5 8. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 6 1.1. Vài nét về di sản và di sản văn hoá Việt Nam ..................................................... 7 1.1.1. Di sản ................................................................................................................ 7 1.1.2. Di sản văn hoá Việt Nam.................................................................................. 8 1.1.3. Các di sản văn hoá của Việt Nam đã được UNESCO công nhận .................... 9 1.1.4. Các di sản, di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội ...................... 10 1.2. Trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên............................................... 14 1.2.1. Khái quát về trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên ....................... 14 1.2.2. Nội dung trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên ............................. 14 1.2.3. Hình thức trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên ............................ 16 1.2.4. Nguyên tắc trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên.......................... 16 1.3. Vai trò, sự cần thiết trải nghiệm di sản văn hoá Việt Nam đối với sinh viên hiện nay ............................................................................................................................ 18 2.1. Tình hình thực trạng và một số đề pháp trải nghiệm......................................... 21 2.1.1. Khảo sát thực trạng trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay..................................................................................................................... 21 v
  8. 2.1.2. Đánh giá thực trạng trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay..................................................................................................................... 34 2.2. Giải pháp trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay .... 36 2.2.1. Đa dạng hoá hình thức trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay..................................................................................................................... 36 2.2.2. Xây dựng dự án trải nghiệm “Theo dòng lịch sử - văn hoá” và “Về miền di sản” cho sinh viên Hà Nội hiện nay ................................................................................. 39 2.2.3. Xây dựng mô hình trải nghiệm “Sống cùng di sản văn hoá” cho sinh viên Hà Nội hiện nay.............................................................................................................. 41 2.2.4. Trải nghiệm di sản văn hóa Việt Nam gắn với chuyển đổi số cho sinh viên Hà Nội hiện nay.............................................................................................................. 44 1. Kết luận................................................................................................................. 47 2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 47 2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục ....................................................................... 47 2.2. Đối với các trường đại học, học viện, cao đẳng ................................................ 47 2.3. Đối với giảng viên ............................................................................................. 48 2.4. Đối với sinh viên ............................................................................................... 48 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC.................................................... 49 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 50 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản là tài nguyên tri thức phong phú và vô tận để người học học tập suốt đời. Di sản không chỉ được coi là tài sản có giá trị để giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Di sản có vai trò to lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Việc đưa di sản đến với người học sẽ giúp bài học thêm sinh động, cảm xúc, có ý nghĩa và hướng người học đến những giá trị về chân, thiện, mỹ đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường học sử dụng. Luật di sản Văn hóa Việt Nam quy định: Công dân có nghĩa vụ “Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa” [29; tr.8]. Vì vậy, việc bảo vệ và giáo dục di sản có vai trò quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục di sản hiện không còn là khái niệm xa lạ với nhiều bạn trẻ nhưng thực sự trở thành một kênh quan trọng để xây dựng nền tảng văn hóa, kiến thức lịch sử cho thế hệ trẻ, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0. Thế nhưng, để giáo dục di sản đi vào chiều sâu, tạo hiệu quả thiết thực, trở thành một phần không thể thiếu trong hành trang vào đời của các thế hệ sinh viên vốn dĩ không hề đơn giản, đòi hỏi sự nỗ lực đổi mới từ nhiều phía. Ngày nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang thay đổi và mở rộng hơn để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới trước. Điều này đã tác động không nhỏ đến bộ mặt kinh tế của nước ta cũng như nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến vấn đề nhân cách đạo đức, đời sống thẩm mỹ của con người, việc bảo vệ các giá trị truyền thống trong đó có bảo vệ di sản của dân tộc. Sự thay đổi về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống của bộ phận giới trẻ, sinh viên là vô cùng mạnh mẽ, nhiều bạn không những không bảo vệ mà còn phá hoại di sản, “sống ảo” qua những hành động tiêu cực như: viết, vẽ lên bia đá, đầu rùa, ngồi lên khu vực cấm không được ngồi để chụp ảnh; thậm chí là xả rác bừa bãi ra các khu di sản, văng tục, chửi thề tại các khu di sản... Đây là tầng lớp đông đảo trong xã hội, sẽ bảo vệ, tiếp nối và phát huy các truyền thống đạo đức, giá trị thẩm mỹ tốt đẹp của thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, việc đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ đan xen nhau đặc biệt trong việc bảo vệ và giáo 1
  10. dục di sản cho sinh viên hiện nay đang trở thành một vấn đề được quan tâm. Vì thế, việc giáo dục di sản và trải nghiệm di sản cho sinh viên hiện nay là rất cần thiết. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung đông đảo lượng lớn sinh viên của cả nước đang học tập, nghiên cứu và làm việc. Việc giáo dục di sản và trải nghiệm di sản trong các trường Đại học, cao đẳng hiện nay là quan trọng và dễ dàng thực hiện. Các trường Đại học, cao đẳng có vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, các giá trị đạo đức, đời sống thẩm mỹ của người công dân Việt Nam. Việc lồng ghép, tích hợp, tổ chức các nội dung giáo dục di sản và trải nghiệm di sản bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục tích cực, hiện đại cho sinh viên hiện nay là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, đồng thời định hướng về nhận thức, tiếp nhận, sáng tạo thẩm mỹ và các giá trị tích cực cho sinh viên trước nhiều tác động phức tạp của đời sống thực tiễn hiện nay; giúp hình thành, phát triển ở các em phẩm chất và năng lực của người công dân Việt Nam trong thời đại mới. Xuất phát từ những lý do trên, đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn trong việc bảo vệ và giáo dục di sản, tác giả quyết định chọn đề tài: Trải nghiệm giá trị Di sản cho sinh viên Hà Nội làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tác giả Trần Thị Hà Giang, Nguyễn Hữu Quyết trong bài nghiên cứu “Một số phương pháp và kỹ thuật giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay” đã chỉ rõ: Vai trò, ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ trong việc định hướng thẩm mỹ, giáo dục cái hay, cái đẹp, giáo dục lối sống, đạo đức, văn hóa ứng xử, hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Bên cạnh đó, các tác giả đã khẳng định: “Giáo dục thẩm mỹ góp phần thôi thúc khát vọng sống, lý tưởng sống, hình thành động cơ, thái độ học tập, lối sống, tinh thần lao động, thúc đẩy các hoạt động thể chất, thể thao, hoạt động văn hóa - nghệ thuật, các hoạt động xã hội, của học sinh nhằm dạt tới giá trị chân - thiện - mỹ” [9; tr.92]. Tác giả Dương Quỳnh Phương và Đỗ Văn Hảo trong bài nghiên cứu “Di sản và vấn đề giáo dục di sản cho học sinh phổ thông” đã nhận định: “Việc giáo dục di sản có hiệu quả tùy điều kiện của từng địa phương và đặc thù của từng bậc học, cấp học mà mỗi trường cần có một cách tổ chức phù hợp, cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành ở địa phương trong việc lựa chọn các mô hình, chủ đề giáo dục di sản 2
  11. cho học sinh” [27, tr.68-tr.73]. Tài liệu hướng dẫn “Giáo dục di sản văn hóa phi vật thể trong trường phổ thông hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững” là kết quả hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Di sản Văn hóa Phi vật thể ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (IRCI), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (VME) và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES) trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu đa ngành về sự đóng góp của di sản văn hóa phi vật thể đối với phát triển bền vững: Tập trung vào giáo dục” đã chỉ rõ vai trò của di sản văn hóa phi vật thể và các nội dung, cách thức giáo dục cụ thể [1]. Đề tài: “Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng đã bản luận đến quan niệm về di sản văn hóa vật thể trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông và quan niệm về tài liệu di sản văn hóa vật thể và phân loại [5]. Trong nghiên cứu: “Quản lý hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa Tiếng Hàn Quốc, trường Đại học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Tô Vân đã chỉ rõ cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa Tiếng Hàn Quốc, trường Đại học Hà Nội hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả đã khẳng định vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sinh viên, đề xuất các nội dung trải nghiệm cho sinh viên hiện nay [49]. Tác giả Trương Nguyễn Tường Vy trong bài nghiên cứu “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động học tập của sinh viên trong thời đại công nghệ 4.0” đã nhấn mạnh “Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đặt lên vai ngành Giáo dục trọng trách nặng nề, buộc nhà quản lý phải chủ động xây dựng tầm nhìn, đổi mới chiến lược, phương pháp giảng dạy… để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại công nghệ 4.0. Trong thời đại số, giảng viên cần đổi mới phương pháp dạy học, linh hoạt kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học chủ động, đồng thời ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo học tập của sinh viên” [50; tr.1]. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau về di sản, giáo dục di sản. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục trải nghiệm di sản cho sinh viên chưa có nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là việc trải nghiệm giá trị di sản cho sinh 3
  12. viên Hà Nội hiện nay là chủ đề khá mới mẻ. Kế thừa những thành tựu của các công trình đi trước, tác giả cố gắng nghiên cứu một hướng sâu hơn, mới hơn, làm rõ hơn về vấn đề giáo dục trải nghiệm di sản trong giai đoạn hiện nay. Với hướng nghiên cứu và sự lựa chọn trên, đây sẽ là một hướng tìm hiểu và nghiên cứu mới về vấn đề giáo dục di sản và trải nghiệm di sản cho sinh viên hiện nay và hy vọng có đóng góp mới cho công tác giáo dục, tuyên truyền, phát triển và xây dựng về vấn đề giáo dục di sản cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đề tài tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần giáo dục trải nghiệm di sản cho sinh viên Hà Nội hiện nay nhằm tăng thêm sự hiểu biết về giá trị của các di sản, qua đó giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hoá, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, hướng tới việc phát triển toàn diện cho sinh viên Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, đề tài nghiên cứu tiến hành các nhiệm vụ sau: - Cơ sở lý luận về di sản, di sản văn hoá, các di sản văn hoá của Việt Nam, trải nghiệm giá trị di sản văn hoá. - Khảo sát và đánh giá thực trạng trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay. - Đề xuất giải pháp trải nghiệm giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu biểu hiện trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay. - Về địa bàn khảo sát: khảo sát tại 07 trường Học viện, Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 4
  13. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2022 đến tháng 05/2023. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu căn cứ pháp lý các vấn đề về di sản, di sản văn hoá, bảo vệ di sản văn hoá và giáo dục trải nghiệm di sản văn hoá của Đảng và Nhà nước đưa ra để vận dụng vào việc xây dựng nội dung trải nghiệm di sản văn hoá hiện nay. - Phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu liên quan đến di sản, di sản văn hoá, bảo vệ di sản văn hoá và giáo dục trải nghiệm di sản văn hoá để làm cơ sở cho quá trình xây dựng các giải pháp trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát: tiến hành thông qua hoạt động thiết kế câu hỏi, tiến hành khảo sát thực tế, phỏng vấn... giảng viên và sinh viên các trường Học viện, Đại học, Cao đẳng về thực trạng trải nghiệm giá trị di sản, nhận thức của giảng viên và sinh viên về vấn đề di sản, di sản văn hoá, bảo vệ di sản văn hoá và giáo dục trải nghiệm di sản văn hoá. - Thống kế - Toán học: Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lí các số liệu liên quan đến điều tra, khảo sát. Từ đó, làm cơ sở rút ra đánh giá, nhận xét cụ thể. 6. Giả thuyết nghiên cứu Trải nghiệm giá trị di sản cho sinh viên là đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đổi mới giáo dục và phát triển bền vững nước ta hiện nay. Con đường tìm hiểu về di sản có hiệu quả cần thông qua cơ chế trải nghiệm. Việc tổ chức các hoạt động, dự án giáo dục trải nghiệm di sản cũng như sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp kết hợp với đổi mới nội dung trải nghiệm di sản sẽ được nâng cao đồng thời mục tiêu giáo dục, hình thành nhân cách công dân cho sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được đáp ứng. 7. Đóng góp mới của đề tài Đề tài góp phần tìm hiểu, nghiên cứu và chỉ rõ về vấn đề trải nghiệm các giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội. Trên cơ sở đó với những kết quả đạt được, tác giả mong rằng đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các bạn sinh viên trong quá trình học tập, tìm tòi và nghiên cứu các vấn đề về giáo dục trải nghiệm di sản. Đề tài khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc trải nghiệm các giá trị di sản; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc trải nghiệm các giá trị di sản cho sinh viên Hà Nội hiện nay; góp phần định hướng, giáo dục trải nghiệm di sản 5
  14. và hình thành phẩm chất, nhân cách và phát triển năng lực toàn diện cho sinh viên Hà Nội. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình khoa học đã công bố, phụ lục, đề tài được kết cấu gồm 2 chương: Chương 1: Trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên – Một số vấn đề lý luận. Chương 2: Trải nghiệm giá trị di sản văn hoá cho sinh viên Hà Nội hiện nay – Thực trạng và giải pháp. 6
  15. Chương 1: TRẢI NGHIỆM GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Vài nét về di sản và di sản văn hoá Việt Nam 1.1.1. Di sản Di sản được hiểu là “di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, văn hoá dân tộc… có những giá trị về tự nhiên, những giá trị văn hoá vật thể hoặc phi vật thể được để lại từ xa xưa vả tồn tại cho tới ngày nay, đó chính là tài sản của mỗi quốc gia” [2, tr.3]. Dựa theo nhiều yếu tố khác nhau, người ta chia thành các loại di sản khác nhau nhưng ở bài nghiên cứu này, tác giả phân tích và cho rằng di sản được chia thành 3 loại: Di sản thiên nhiên, di sản văn hoá, di sản hỗn hợp. * Di sản thiên nhiên: Trong Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, những loại hình thuộc về di sản thiên nhiên bao gồm: “Các cấu tạo tự nhiên (natural features): bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà, xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu; Các thành tạo địa chất và địa văn (geological and physiographical formations) và các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe doạ mà, xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu; Các địa điểm tự nhiên (natural sites) hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có giá trị nổi tiếng toàn cầu” [38; tr.7]. Như vậy, những di sản thiên nhiên là “những tuyệt tác do thiên nhiên tạo ra cùng với quá trình thành tạo của Trái đất. Các đặc trưng tự nhiên bao gồm thành tạo hoặc các nhóm thành tạo vật lý hoặc sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; các thành tạo địa chất hoặc địa văn và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi sinh của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo toàn; các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới được xác định chính xác có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên” [24; tr.6]. * Di sản văn hoá: Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu 7
  16. truyền từ đời này sang đời khác. Theo Công ước di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thì di sản văn hóa là:  Các di tích: các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.  Các di chỉ: các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học. Ở Việt Nam, “di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối” [29; tr.7].  Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại.  Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; và tri thức dân gian. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (di tích); và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. * Di sản hỗn hợp: Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới mới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Nói cách khác, di sản hỗn hợp là một loại di sản kép, nó đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Một địa danh được công nhận là di sản hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên [24; tr7]. 1.1.2. Di sản văn hoá Việt Nam Di sản văn hoá là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 8
  17. Việt Nam” [29; tr.2]. Theo Điều 1, Luật Di sản văn hoá 2001 và Điều 2, Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hoá gồm 02 loại như sau: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. - Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: + Tiếng nói, chữ viết; + Ngữ văn dân gian; + Nghệ thuật trình diễn dân gian; + Tập quán xã hội và tín ngưỡng; + Lễ hội truyền thống; + Nghề thủ công truyền thống; + Tri thức dân gian. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Di sản văn hoá vật thể bao gồm: + Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; + Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 1.1.3. Các di sản văn hoá của Việt Nam đã được UNESCO công nhận Bảng 1.1: Bảng các di sản văn hoá của Việt Nam đã được UNESCO công nhận TT Tên di sản Năm Loại di sản công nhận 1 Quần thể di tích Cố đô Huế 1993 Vật thể 2 Phố cổ Hội An 1999 Vật thể 3 Thánh địa Mỹ Sơn 1999 Vật thể 4 Hoàng thành Thăng Long 2010 Vật thể 5 Thành Nhà Hồ 2011 Vật thể 6 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 2015 Vật thể 7 Quần thể danh thắng Tràng An 2014 Vật thể 9
  18. 8 Vịnh Hạ Long 2010 Vật thể 9 Nhã nhạc Cung đình Huế 2003 Phi vật thể 10 Không gian Văn hoá cồng chiêng Tây 2005 Phi vật thể Nguyên 11 Dân ca quan họ Bắc Ninh 2009 Phi vật thể 12 Nghệ thuật Ca trù 2009 Phi vật thể 13 Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc 2010 Phi vật thể 14 Nghệ thuật hát Xoan 2017 Phi vật thể 15 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 2012 Phi vật thể 16 Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ 2013 Phi vật thể 17 Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh 2014 Phi vật thể 18 Nghi lễ và Trò chơi kéo co 2015 Phi vật thể 19 Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ 2016 Phi vật thể của người Việt 20 Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ 2017 Phi vật thể 21 Hát Xoan 2017 Phi vật thể 22 Thực hành Then của người Tày, Nùng, 2019 Phi vật thể Thái 23 Nghệ thuật Xoè Thái 2021 Phi vật thể 24 Nghệ thuật làm gốm của người Chăm 2022 Phi vật thể 1.1.4. Các di sản, di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội Bảng 1.2: Bảng các di sản, di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội Di sản, di tích lịch sử, TT Mô tả văn hoá tiêu biểu 1. Văn Miếu – Quốc Tử Văn Miếu xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông Giám – Khuê Văn Các (1070), thờ Khổng Tử và các vị hiền nho. Sáu năm sau, Quốc Tử Giám được xây dựng ở phía sau Văn Miếu, đây là trường đại học đầu tiên của nước ta (thời Lê gọi là Nhà Thái học). Khuê Văn Các (gác Sao Khuê) tuy được xây dựng sau (đầu thế kỷ XIX), nhưng vẫn hài hoà với cảnh quan tổng thể của Văn 10
  19. Miếu – Quốc Tử Giám và đã trở thành biểu trưng cho Hà Nội ngàn năm văn hiến 2. Cột cờ Hà Nội Cột cờ được xây năm 1812 ở trước Điện Kính Thiên, cao hơn 40m. Ngày 10/10/1954 (giải phóng Thủ đô), quốc kì của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lần đầu tiên tung bay tại đây. 3. Chùa Một Cột Chùa Một Cột (Diên Hựu, Liên Hoa Đài) có từ thế kỷ XI (thời Lý). Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, thực dân Pháp đã phá huỷ ngôi chùa này, sau đó chùa được khôi phục lại vào đầu năm 1955. 4. Chùa Báo Ân hùa Báo Ân (còn gọi là chùa Quan Thượng) quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng, xây năm 1846, đã bị phá để xây các công sở thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX), nay chỉ còn lại tháp Hoà Phong bên đường Đinh Tiên Hoàng cạnh Hồ Gươm. 5. Đền Cổ Loa Đền Thục – An Dương Vương ở Thành ốc (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh), kinh đô nước Âu Lạc (Việt Nam) vào thế kỷ III TCN. Đền xây năm 1687 còn bia tạc năm 1606 (thời Lê). 6. Đền Bạch Mã Đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm), một trong Thăng Long tứ trấn, có từ thời Lý, thờ thành hoàng Thăng Long, thần trấn phía Đông thành. 7. Đền Quán Thánh Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) có từ thời Lý, một trong Thăng Long tứ trấn, nằm bên Hồ Tây, thờ thánh Trấn Vũ phương Bắc. Đền có pho tượng đồng đen nổi tiếng do phường Ngũ Xã đúc năm 1681. 8. Điện Kính Thiên Điện Kính Thiên là nơi vua ngự triều trong Hoàng Thành cho đến cuối thế kỷ XIX, nay đã thành hoang phế, chỉ còn lại bậc thềm cửa tạc rồng đá thời Lê (1467). 9. Gò Đống Đa Gò Đống Đa – nấm mồ chôn xác quân Thanh trong trận vua Quang Trung diệt đồn Khương Thượng, 11
  20. giải phóng Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), nay là công viên văn hoá Đống Đa với tượng đài người anh hùng áo vải Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Hàng năm tại đây, nhân dân địa phương mở hội “Rồng lửa” để kỷ niệm chiến thắng mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789. 10. Ngã ba đền Bà Kiệu Ngã ba đền Bà Kiệu - Hàng Dầu cuối thế kỷ XIX có một rạp chiếu phim câm. Ở đây có tượng đài “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, kỷ niệm Liên khu I anh dũng chiến đấu suốt 60 ngày đêm, mở đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp. 11. Lầu cửa Bắc Đây là lầu cửa duy nhất còn lại của thành phố Hà Nội (từ thời Nguyễn), vẫn giữ lại vết đại bác của quân xâm lược Pháp bắn năm 1882 dù đã được trùng tu. 12. Nhà Kèn Nhà kèn nằm trong vườn hoa PônBe trước đây, nay là vườn hoa I.Gandi bên bờ đông Hồ Gươm. Vào chủ nhật hoặc ngày lễ ở đây thường có hoà nhạc kèn đồng và ca nhạc phục vụ công chúng. 13. Nhà Hát Lớn hà hát lớn là công trình kiến trúc đẹp, khánh thành năm 1911 sau 10 năm xây dựng. Tại Quảng trường trước Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, hai mươi vạn đồng bào Thủ đô đã mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Việt Minh, sau biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền ở Hà Nội. 14. Nhà tù Hoả Lò Nhà tù Hoả Lò (1899) do thực dân Pháp xây làm nơi giam hãm, đàn áp các chiến sĩ cách mạng. Nay một phần chính diện là Bảo tàng Di tích Hoả Lò, còn phía trước là toà Tháp Hà Nội, một trong những tòa nhà cao nhất Thủ đô. 15. Ga Hàng Cỏ Ga Hàng Cỏ xây dựng năm 1859, phần chính giữa bị bom Mỹ phá huỷ ngày 21/12/1972, được xây lại 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2