intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu Khoa học xã hội về hành vi: Phương pháp điều chỉnh hành vi “ngôn ngữ @” của học sinh Trường THCS Hòa Trung trong thời đại công nghệ 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

269
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu cung cấp cái nhìn khách quan về tác dụng, ảnh hưởng của “ngôn ngữ @” trong giao tiếp tiếng việt và trong xã hội; vạch ra được mức độ chấp nhận “ngôn ngữ @” đối với nhà trường và xã hội; dự đoán được xu hướng phát triển của “ngôn ngữ @” trong tương lai được chấp nhận hay bị gạt bỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu Khoa học xã hội về hành vi: Phương pháp điều chỉnh hành vi “ngôn ngữ @” của học sinh Trường THCS Hòa Trung trong thời đại công nghệ 4.0

  1. MỤC LỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XàHỘI VỀ HÀNH VI :  PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI “NGÔN NGỮ @” CỦA HỌC  SINH TRƯỜNG THCS HÒA TRUNG TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0 MỤC LỤC……………………………………………………………...…………1 I. Phần mở đầu ………...……….………………………………..……………….2 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………..........2 2.  Mục đích nghiên cứu:………………………………………………….2 3. Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………...3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:: ……………...3 5.  Nhiệm vụ nghiên cứu……...…………………….………………..........3 6.  Phương pháp nghiên cứu:……………………………………………..3 7.  Đối tượng nghiên cứu:…………………………………………............4 8.  Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………...4 9.  Thời gian nghiên cứu:………………………………………………....4 II. Phần nội dung:………………………………………………………………....4 Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.  Nội dung nghiên cứu:……………………………………….…………4 2.  Những điểm mới của đề tài nghiên cứu: ………………………..........5 3.  Khái niệm hành vi “ngôn ngữ @” :…………………………………..5 Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1
  2. 1.   Kết quả Khảo sát thực trạng:………………………………. ………..6 2.  Thực trạng:………………………………………………………........8 3.  Phương pháp điều chỉnh hành vi ngôn ngữ @:……………………11 Chương III: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN  1. Giải pháp………...………...………...………...………...………..12 2. Kết luận …………………………………………………………..14 3. III. Tài liệu tham khảo …………………………………………..15 2
  3. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XàHỘI VỀ HÀNH VI : PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI “NGÔN NGỮ @” CỦA HỌC  SINH TRƯỜNG THCS HÒA TRUNG TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0 I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong sự phát triển không ngừng của xã hội theo xu thế hội nhập  thế  giới thì đòi hỏi ngôn ngữ phải có sự  thay đổi để  đáp úng nhu cầu giao tiếp.   Ngôn ngữ xuất hiện những cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo làm phong phú thêm  nền văn hóa dân tộc. Thế nhưng cùng với sự đổi mới tích cực của ngôn ngữ  thì   xuất hiện những mặt hạn chế của nó, học sinh sử dụng ngôn ngữ giao tiếp ngày  càng thay đổi và có nhiều vấn đề  bất cập, trong giao tiếp hàng ngày các bạn   thường xuyên sử dụng những từ  ngữ teen, ngôn ngữ  @, từ ngữ mới, tiếng lóng,  từ  ngữ  vay mượn… để  giao tiếp. Kèm với nó là thái độ  giao tiếp của học sinh   hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Chính vì vậy ngôn ngữ  giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.  Đứng trước thực trạng đó chúng em đã bắt tay vào quá trình nghiên cứu  khoa học về  hành vi “Phương pháp điều chỉnh hành vi “ ngôn ngữ  @” của  học sinh trường THCS Hòa Trung trong thời đại công nghệ 4.0”. Trong quá  trình nghiên cứu, thử  nghiệm và hoàn thiện dự  án, chúng em đã được Ban giám   3
  4. hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo và tập thể lớp 9A1 Trường THCS Hòa Trung   cùng gia đình đã cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện cho chúng em thực hiện  dự  án để  tham gia cuộc thi. Đặc biệt, chúng em xin trân trọng cảm  ơn cô Trần  Thị Hiền và cô Trần Thị Trâm Anh và đã trực tiếp hướng dẫn, tư vấn và giúp đỡ  chúng em từ khi thực hiện ý tưởng đến khi nghiệm thu kết quả.  2. Mục đích nghiên cứu Ngôn   ngữ là hệ   thống phức   tạp   được   con   người   sử   dụng   để liên  lạc hay giao tiếp với nhau. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một   cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, là cách thức, phong cách của một đoạn văn bản   hoặc lời nói. Con người có được ngôn ngữ thông qua hoạt động giao tiếp xã hội.   Việc sử dụng ngôn ngữ đã định hình sâu sắc trong nền văn hóa của con người. Vì  vậy, ngoài việc sử  dụng cho mục đích giao tiếp, ngôn ngữ  cũng có nhiều công  dụng trong xã hội và văn hóa. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng em hướng   đến những mục đích sau: ­ Cung cấp cái nhìn khách quan về  tác dụng,  ảnh hưởng của “ngôn ngữ  @” trong giao tiếp tiếng việt và trong xã hội. ­ Vạch ra được mức độ  chấp nhận “ngôn ngữ  @” đối với nhà trường và  xã hội… ­ Dự  đoán được xu hướng phát triển của “ngôn ngữ  @” trong tương lai:   được chấp nhận hay bị gạt bỏ… 3. Phạm vi nghiên cứu:  “ngôn ngữ  @” của học sinh trường THCS Hòa   Trung hiện nay. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp điều chỉnh hành vi “ngôn ngữ @” của  học sinh trường THCS Hòa Trung để các bạn nói, viết một cách có chuẩn mực,   có văn hóa là cần thiết và cấp bách nhằm giáo dục các bạn trẻ nói chung và các  bạn học sinh trường THCS Hòa Trung nói riêng biết trân trọng, giữ  gìn và phát  4
  5. huy sự  trong sáng của Tiếng Việt nhằm giữ  gìn một xã hội văn minh trong lời  ăn, tiếng nói. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ­ Nghiên cứu sự hình thành và các loại “ngôn ngữ @” đang hiện hành. ­ Nghiên cứu thực trạng sử  dụng “ngôn ngữ  @” của bộ  phận học sinh  trường THCS Hòa Trung. ­ Làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của “ngôn ngữ @”. ­ Đề  ra những giải pháp để  điều chỉnh “ngôn ngữ  @” một cách đúng đắn  nhất.  6. Phương pháp nghiên cứu:  * Nhóm phương pháp lí luận: bao gồm các khái niệm có liên quan đến  đề tài như khái niệm ngôn ngữ, hành vi, “ngôn ngữ @” là gì?... * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: ­ Phương pháp thu thập thông tin qua quan sát, phỏng vấn, điều tra. ­ Phương pháp miêu tả ngôn ngữ. ­ Phương pháp thống kê và phân tích số liệu. ­ Phương pháp khảo sát về  việc sử dụng “ngôn ngữ  @” của học sinh các  khối lớp 7, 8, 9 trong trường THCS Hòa Trung. 7. Đối tượng nghiên cứu: các bạn học sinh khối lớp 7, 8, 9 trong trường   THCS Hòa Trung. 8.  Phạm vi nghiên cứu:  Việc sử  dụng “ngôn ngữ  @” trong nói và viết  hàng ngày, trong các bài kiểm tra, trong vở ghi của các bạn học sinh khối lớp 7,  8, 9. 9. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020. II. Phần nội dung Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
  6. 1. Nội dung nghiên cứu Văn hóa ngôn ngữ  và giáo dục văn hóa ngôn ngữ  cho thế  hệ  trẻ, nhất là   cho học sinh ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường  hiện nay là một vấn  đề cần thiết và cấp bách. Như Bác Hồ đã nói: "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng   lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó,  làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp". Thế nhưng, lớp trẻ, đặc biệt là một  bộ phận các bạn học sinh trường THCS Hòa Trung hiện nay đang sử dụng tiếng   Việt một cách vô lối, tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm đã làm ảnh hưởng đến  văn hóa ngôn ngữ  tiếng Việt trong giao tiếp và  ảnh hưởng đến vẻ  đẹp trong   sáng của tiếng Việt, một nét đẹp văn hóa dân tộc. Đứng trước thực trạng văn  hóa sử  dụng tiếng Việt trong giao tiếp hiện nay của các bạn học sinh, trước   những hiện tượng “sính” chữ  mới, chữ  ngoại, “mốt” với ngôn ngữ  thời @ của  các bạn trẻ  đã vô tình làm mất đi sự  trong sáng của tiếng Việt. Là một trong  những học sinh rất quan tâm và nghiêm túc nhìn nhận vấn đề  về  văn hóa ngôn   ngữ  trong  giao  tiếp của   giới  trẻ.   Nhóm  nghiên cứu  của   chúng  em gồm bạn  Nguyễn Đình Hoán và em là Lưu Ngọc Phương Anh học sinh lớp 9A1 trường   THCS Hòa Trung, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Qua quá trình học tập và rèn  luyện trên lớp chúng em đã có cái nhìn đa chiều dưới góc độ  là những người   trong cuộc. Chúng em cảm thấy cần thiết và kịp thời có những giải pháp giáo  dục văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp cho giới trẻ ngày nay, đặc biệt là các bạn  học sinh trường THCS Hòa Trung trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Nhận ra được những diễn biến ngày càng phức tạp của “ngôn ngữ  @”   trong trường THCS nói chung và trường THCS Hòa Trung nói riêng, chúng em đã   và đang cùng thầy, cô giáo tìm ra những giải pháp để  điều chỉnh hành vi lệch  chuẩn trong ngôn ngữ  giao tiếp  ở  một bộ  phận học sinh trường THCS Hòa  Trung hiện nay. Dưới góc nhìn là những bạn học sinh THCS, chúng em đã đề  xuất nhiều giải pháp đối với cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt là  giáo dục trong nhà trường, cần có giải pháp như: giáo dục nét đẹp văn hóa ngôn   ngữ   trong  giao  tiếp,   giáo  dục   tự   nhận  thức   hành  vi,   tổ   chức   các   hoạt   động  chuyên đề, sinh hoạt chủ điểm trong và ngoài giờ  học, lồng ghép nội dung giáo  6
  7. dục trong các bài dạy, trong bài kiểm tra, không chỉ ở môn Ngữ văn và Giáo dục   công dân mà là ở tất cả các môn học.   Chúng em cho rằng: hiện tượng nói tục, chửi bậy, nói trống không xuất   hiện khá phổ biến trong giao tiếp ở không ít các bạn học sinh, đặc biệt là khi nói  với bạn bè cùng trang lứa. Theo các bạn, nguyên nhân chủ yếu của hành vi này là   do thói quen hàng ngày của  “khẩu miệng”,  do thiếu sự  cẩn trọng giao tiếp,   đồng thời cũng ít được ai nhắc nhở và uốn nắn kịp thời nên cứ tự do sử dụng và   cho đó là lối giao tiếp bình thường trong cuộc sống. Những lời nói thô tục, nói  trống không đã gây phản cảm, thiếu lịch sự, tế nhị … đồng thời còn làm mất đi  nét đẹp văn hóa trong giao tiếp vốn có của con người Việt Nam đã được hình   thành từ lâu đời. 2. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu: Hành vi “ngôn ngữ @” của giới trẻ hiện nay là một vấn đề không mới và  đã được xã hội quan tâm. Tuy nhiên trong đề  tài này, chúng em nghiên cứu vấn  đề  một cách có hệ  thống  ở  một môi trường nhất định và mong muốn đưa ra   những phương pháp cơ bản nhất, có tính khả thi cao để giúp các bạn nhận thức   và điều chỉnh hành vi “ngôn ngữ @” của mình. 3. Khái niệm hành vi “ngôn ngữ @” ( Ngôn ngữ teen) là gì?  “Ngôn ngữ  @” là những ngôn ngữ  không đúng với chuẩn mực ngôn ngữ  Tiếng Việt, ngôn ngữ này có sự  pha trộn, biến đổi lệch chuẩn so với ngôn ngữ  gốc của nó. Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát thực trạng sử  dụng “ngôn ngữ  @” của học sinh THCS   Hòa Trung các khối lớp 7, 8, 9  a. Khảo sát thực trạng: hiện tượng sử dụng “ngôn ngữ @” của các bạn  học sinh trường THCS Hòa Trung hiện nay. b. Đối tượng khảo sát: bao gồm 3 nhóm học sinh 7
  8. ­ Nhóm 1: 45 học sinh khối 9 ­ Nhóm 2: 44 học sinh khối 8 ­ Nhóm 3: 56 học sinh khối 7 c. Nội dung khảo sát: d. Kết quả khảo sát: * Thống kê 1: Lí do khiến các bạn học sinh  ở  trường THCS Hòa   Trung thích sử dụng ngôn ngữ @ (ngôn ngữ teen): ­ Tiết kiệm thời gian: 15% ­ Thể hiện sự độc đáo, cá tính tạo ra sự khác biệt cho bản thân: 54% ­ Đây là mốt của thời đại công nghệ 4.0: 25% ­ Đảm bảo riêng tư, bộc lộ cảm xúc dễ dàng: 6% 60 50 40 30 20 10 0 Tiết kiệm thời gian Thể hiện cá tính Mốt Bộc lộ c ảm xúc Biểu đồ thống kê lí do khiến các bạn học sinh ở trường THCS Hòa Trung thích   sử dụng ngôn ngữ teen 8
  9. * Thống kê 2: Bạn có hay sử  dụng ngôn ngữ  @ trong quá trình giao   tiếp và viết : ­ Thường xuyên: 33% ­ Đôi khi: 22% ­ Không sử dụng: 10% ­ Chỉ sử dụng khi giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa: 45% 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng Chỉ sử dụng giao tiếp với bạn bè   Biểu đồ thống kê  việc sử dụng ngôn ngữ @ trong quá trình giao tiếp và viết của   các bạn học sinh trường THCS Hòa Trung * Thống kê 3: Mức độ xuất hiện ngôn ngữ @ trong đời sống: ­ Có sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống: 74% ­ Không sử dụng: 26% 9
  10. 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Sử dụng trong mọi Không sử dụng lĩnh vực   Biểu đồ thống kê mức độ xuất hiện ngôn ngữ @ trong đời sống của các bạn học   sinh trường THCS Hòa Trung * Thống kê 4: Thái độ của các bạn học sinh trường THCS Hòa Trung   về việc tiếp nhận ngôn ngữ @: ­ Có thể dùng nhưng không nên quá lạm dụng: 45% ­ Không đáng quan tâm: 12% ­ Nên dùng càng nhiều càng tốt: 3% ­ Không nên dùng: 40% 10
  11. 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Dùng không lạm Không đáng quan Nên dùng nhiều Không nên dùng dụng tâm càng tốt   Biểu đồ thống kê thái độ của các bạn học sinh trường THCS Hòa Trung về việc   tiếp nhận ngôn ngữ @ 2. Thực trạng văn hóa “ngôn ngữ  @” trong giao tiếp của giới trẻ nói   chung và học sinh trường THCS Hòa Trung nói riêng: Qua khảo sát, chúng em thu được kết quả  là hầu hết các bạn trẻ  thường  sử  dụng “ngôn ngữ  @” trên mạng và tin nhắn điện thoại. Các bạn thường lựa   chọn mạng xã hội làm không gian giao tiếp, chia sẻ  với bạn bè. Việc sử  dụng   những ngôn ngữ “lệch chuẩn” đôi khi cũng là giải pháp giúp các bạn giải phóng   năng lượng, giải thoát bức xúc cá nhân, thể hiện bản thân một cách dễ dàng hơn.   Bản thân các bạn sử  dụng loại ngôn ngữ  này tự  hình thành cho mình một thói   quen đọc và hiểu được những biến đổi ngôn ngữ  khi thực hiện hành vi “chat”  hay nhắn tin một cách linh hoạt. Từ đó, họ tự tạo ra sự tiện lợi cho quá trình giao   tiếp, trao đổi với những thông điệp ngôn ngữ chuyển tải riêng. Đặc biệt nhất là  từ  thói quen sử dụng ngôn ngữ  @ trong sinh hoạt hàng ngày cũng  ảnh hưởng ít   nhiều đến quá trình học tập của các bạn cả khi nói và viết. 11
  12. Cũng qua khảo sát chúng em thu được kết quả là “ngôn ngữ @” được   các bạn học sinh trường THCS Hòa Trung sử dụng dưới các dạng sau:  Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương như: thay vì nói “được rồi”  thì sử dụng từ “ ok”; thay cho từ “ tạm biệt nhé!” thì sử dụng từ “ bye nhé!”; gọi  đơn vị tiền bằng “ k” ( ví dụ : 50 nghìn thì nói là 50k…); chê người khác là “ cùi   bắp”; “ tiền” thành “ xiền, xèng…”; “ tình yêu” thành “ tềnh iu”; hình thành các   câu thành ngữ như: “ ghét như con bọ chét”, “ chuyện nhỏ như con thỏ”, “ buồn  như con chuồn chuồn”, “ chạy mất dép”…; gọi những bạn đeo kính cận là “ đít   chai”; “ chúc ngủ ngon” thành “ G9”; “ thích” thành “ thik”; “ không biết” thành “  hok bik”;  “ rồi” thành “ roài”; “ biết chết liền” thành “ bít chít lìn”; “chị” thành “  chụy”…     Lại còn có kiểu ghép từ  nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: thay vì nói  “xấu hổ”   thì lại nói “Ugly tiger”, thay vì nói “tạm biệt” thì lại nói “bye nhé”,   thay vì nói “cho bạn” thì lại nói “4U hoặc For you”, thay vì nói “tối nay” thì lại   nói “2NT hoặc Tonight”, thay vì nói “ không sai” thì lại nói “ never sai”, thay vì  nói “không bao giờ” thì lại nói “ never và never”… 12
  13.     Không những thế, các bạn học sinh còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn   cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m   wen no tu bjo”,… Bên cạnh đó, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo  động. Các bạn lợi dụng những từ ngữ mới để  trêu đùa hay xúc phạm nhau một  cách quá đáng. Chẳng hạn như “đm”, “v*”, “đm*”, “ vãi”, “ xml”,” mịa”, “sm*”,   “tđ*”,… Hàm nghĩa của từ mới này chưa được xác nhận nên việc hiểu nó đối với  người khác khá hạn chế. 13
  14.   Khiến người đọc, người nghe dường như không hiểu ngôn ngữ đó là ngôn  ngữ gì và càng đau lòng, xót xa hơn nữa cho những người yêu tiếng tiếng mẹ đẻ  khi thấy Tiếng Việt đang bị méo mó đi rất nhiều. Tiếng Việt đã đánh mất đi sức   mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ  ngữ  tốt đẹp không còn được sử  dụng nữa,  thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu lỏng lẻo, ý nghĩa thiếu trong sang và rõ  ràng và cách sử  dụng ngôn ngữ  cẩu thả, tùy tiện không phù hợp với hình thức   giao tiếp. Đáng buồn hơn là việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp  làm nảy sinh bạo lực. Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều  cuộc xung đột quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. 3. Nguyên nhân của việc sử  dụng ngôn ngữ  @ của các bạn học sinh   trường THCS Hòa Trung. Qua kết quả khảo sát chúng em nhận thấy lý do dẫn đến việc các bạn học  sinh trường THCS Hòa Trung sử dụng ngôn ngữ @ là: Do các bạn bắt chước theo các nhạc phẩm của các ban nhạc nổi tiếng, lời   của các bài hát hot  hit, các bài quảng cáo bán hàng, các tiểu phẩm hài … Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ  @   để  giao tiếp trở  thành yếu tố  để  muốn tự  khẳng định đẳng cấp của mình.  Thể  hiện sự độc đáo, cá tính tạo ra sự khác biệt cho bản thân. 14
  15. Sự  buông lỏng, thiếu sự  quản lý chặt chẽ  các trang báo mạng xã hội và   các thông tin quảng cáo khiến cho việc tiếp nhận ngôn ngữ  của học sinh ngày  càng lệch lạc hơn. Người tham gia không cần biết người đối thoại là ai. Họ sẵn   sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác. Sự  bùng nổ  của công nghệ  thông tin là mảnh đất để  lệch chuẩn văn hóa  ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên  người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng  mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng. Mặt khác, một số bạn còn cho rằng sử dụng ngôn ngữ @ cho nhanh, ngắn  gọn, xúc tích, đỡ mất thời gian, lôi thôi rườm rà. Chương III: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN 1. Phương pháp điều chỉnh hành vi lệch chuẩn  ngôn ngữ @) về ngôn   ngữ:  Từ kết quả của việc khảo sát chúng em đã đề ra những phương pháp điều  chình việc sử dụng “ngôn ngữ @” như sau: 1.1. Đối với mỗi học sinh Mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó   tiếp thu tiếng nước ngoài để  có vốn từ  phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực.  Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao  tiếp của chính mình. Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương   tiện giao tiếp để  bảo vệ  sự  trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa   tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo   những chuẩn mực tốt đẹp. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái. Có thái độ  kiên quyết trong việc nhắc nhở, thậm chí là lên án những bạn  học sinh cố  chấp sử  dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao  tiếp. Xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường,thường  xuyên  vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa trong giao tiếp.  15
  16. 1.2. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội Trước hết, bố  mẹ  phải làm gương trong việc sử  dụng ngôn ngữ  mẹ  đẻ  cũng như  tiếng nước ngoài. Những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ  khiến các  bạn tiếp thu, bắt chước rất nhanh. Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ  sự  trong sáng tiếng Việt khi   giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội. dạy học đúng chuẩn tiếng Việt. ­ Giáo viên cần nhắc nhở để học sinh viết đúng chính tả. Nên kiểm tra các   môn học, nhất là môn học xã hội, bằng phương pháp tự luận để giáo viên có cơ  hội sửa lỗi chính tả thường xuyên cho các em.  ­ Khi chấm bài phải bắt lỗi chính tả  một cách nghiêm túc, yêu cầu học  sinh phải dùng Tiếng Việt toàn dân.  ­ Giáo viên cần phân tích cho học sinh, sinh viên thấy lợi, hại khi dùng   hình thức này trong học đường, động viên học sinh hạn chế sử dụng “ngôn ngữ  @”.  ­ Nhà trường cần có quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ  học.  ­ Không cho phép sử  dụng từ  viết tắt trong bài thi, bài kiểm tra, sử dụng   hạn chế khi ghi chép.  Ngoài ra, để giúp học sinh ý thức hơn về sự trong sáng của tiếng Việt, em   thiết nghĩ, các thầy cô khi giảng bài, viết bảng không được nói tắt, viết tắt. Việc   phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trong toàn trường  từng học kì cũng là một biện pháp hay tạo điều kiện để học sinh giúp nhau cùng  tiến. Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ  sự trong sáng của tiếng Việt. Cơ quan quản lý văn hóa phải kiên quyết loại bỏ  những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái  với thuần phong mỹ  tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ  thông tin mạng, sàng   lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận. 16
  17. Ở tầm vĩ mô, nhà nước cần ban hành Luật ngôn ngữ. Nhiều nước trên thế  giới đã có Luật ngôn ngữ: Luật ngôn ngữ của Ba Lan (1999), Luật ngôn ngữ của   Latvia, Luật ngôn ngữ  Liên bang Nga, Luật ngôn ngữ  của Pháp, Luật ngôn ngữ  của Trung Quốc… trong đó có quy định chức năng, phạm vi sử dụng, việc bảo   vệ  và phát triển của ngôn ngữ  quốc gia. Quy định xử  phạt đối với hành vi vi   phạm luật ngôn ngữ. Việt Nam từ một nước chiến tranh, bị chia cắt nay đã đạt   được sự   ổn định về  chính trị  ­ xã hội. Từ  ngày giải phóng, tiếng Việt là ngôn  ngữ  được thống nhất sử  dụng trong cả  nước và chữ  Quốc ngữ  là phương tiện  giao tiếp chính thức với các nước trên văn bản. Tuy nhiên,vẫn còn nhiều chỗ bất  cập, chưa thống nhất giữa các cơ quan, ban – ngành về mặt chính tả, phiên âm,  chuyển tự, về  mặt xác định ngôn ngữ  chuẩn... Không có một lí do gì cùng một   địa danh, một tổ  chức xã hội nhưng các cơ  quan hành chính viết kiểu này, các  ban ngành giáo dục lại viết một kiểu khác; cùng một từ, người này viết kiểu này   nhưng người kia lại viết kiểu khác… Việc luật hóa ngôn ngữ  tiếng Việt là cơ  sở vững chắc cho mọi dạng thực hành ngôn ngữ trong đời sống, học tập, nghiên   cứu, tạo một môi trường lành mạnh, trong sáng về  ngôn ngữ  giữa các ban ­   ngành, các lĩnh vực hoạt động xã hội để  học sinh có thể  noi theo và học tập. Ít  nhất phải có sự thống nhất ngôn ngữ  giữa những người lớn tuổi thì mới có thể  giáo dục cách dùng ngôn ngữ cho con cháu được. Luật hóa ngôn ngữ còn là một  yêu cầu bức thiết để đưa hình ảnh văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam ra thế giới trong   thời kì hội nhập toàn cầu.  Tóm lại, trong học đường, việc sửa chữa hiện tượng  “ ngôn ngữ @” phải  được tiến hành nghiêm túc, không chỉ được tiến hành ở  một giờ  trong một môn  học cố định nào đó mà phải được tiến hành thường xuyên và được sự phối hợp   của tất cả  các thầy cô  ở  các môn học, không chỉ  sửa chữa bằng lí trí dựa trên  nguyên tắc mà sửa bằng cả ý thức, trách nhiệm, và tình cảm đối với quê hương,  đất nước. Việc kiểm soát “ ngôn ngữ @” không chỉ được tiến hành ở học sinh  mà còn được thực hiện ở cả thầy cô giáo. Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng   về sử dụng ngôn từ để các bạn học sinh noi theo.  2. Phần kết luận 17
  18. Sự xuất hiện của hiện tượng “ ngôn ngữ @” có nguyên nhân khách quan  và chủ  quan, cần được xem xét một cách nghiêm túc với cái nhìn biện chứng,   toàn cục, phải xuất phát từ quan điểm toàn diện. Ngôn ngữ như một cơ thể sống   luôn biết tự nó điều chỉnh. Không thể nghiêm cấm mà chỉ có thể kiểm soát, điều   chỉnh, hướng dẫn. Việc làm này không hề  đơn giản, phải được tiến hành từ  nhiều cấp độ. Ở tầm vĩ mô là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu chính sách ngôn  ngữ, các nhà quản lí giáo dục, ở tầm vi mô là nhiệm vụ của các thầy cô giáo, các   đoàn thể, gia đình và bản thân học sinh chúng em.  Trên đây chỉ  là một số   ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cũng như  một số  phương pháp để  điều chỉnh hành vi ngôn ngữ  @ đã được nhìn thấy và cũng đã   được đề  cập khá nhiều. còn rất nhiều những biện pháp khác đòi hỏi những  nghiên cứu toàn diện hơn và sâu sắc hơn nhằm phát huy những tiềm năng và hạn   chế khắc phục những mặt tiêu cực của việc sử dụng nhôn ngữ @ góp phần gìn  giữ và phát huy sự trong sang của tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Khánh Thế, 2012, Sự cần thiết về bộ luật ngôn ngữ trong tình hình giao   tiếp ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay, Tc Ngôn ngữ và đời sống, số 5­ 2012.  2. Nguyễn Văn Khang, 2012, Những vấn đề về  luật ngôn ngữ  và kinh nghiệm  xây dựng luật ngôn ngữ của một số quốc gia, Tc Ngôn ngữ số 8 + 9 – 2012.  3. Hồng Ánh, Nói không với chat, 2011 4. Một số trang mạng xã hội : Zalo; Face book; báo dân trí; báo tuổi trẻ;… 5. Luật ngôn ngữ của các nước trên thế giới, 2012. 6. Đặng Thai Mai “ Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân   tộc” 7. Kiều Nga, Hiện tượng chệch chuẩn trong một số câu ca dao, tục ngữ  “chế”   hiện nay, vanhoanghean.vn, 2012.  18
  19. 8. Ngô Thị Minh, Khi giới trẻ biến hóa tiếng Việt, baokhanhhoa.com.vn, 2012.  9. Văn hóa thanh niên, Chuyên đề tốt nghiệp. TRƯỜNG THCS HÒA TRUNG NHÓM HỌC SINH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ HÀNH VI 1. Lưu Ngọc Phương Anh   –  Học sinh lớp 9 A1 2. Nguyễn Đình Hoán   –  Học sinh lớp 9 A1 Các bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Giới tính:............................................... Tuổi:.................................................... Học lớp :....................................... PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ SỬ DỤNG “NGÔN NGỮ @” CỦA HỌC  SINH TRƯỜNG THCS HÒA TRUNG Câu 1: Theo bạn, lí do nào khiến các bạn học sinh  ở trường thích sử  dụng  ngôn ngữ @ ( ngô ngữ teen) ? a. Tiết kiệm thời gian,tiền bạc. b. Thể hiện sự độc đáo,cá tính tạo ra sự khác biệt của bản thân. c. Đây là mốt ngôn ngữ của thời đại công nghệ 4.0. d. Đảm bảo riêng tư, bộc lộ cảm xúc dễ dàng. 19
  20. Câu 2: Bạn có hay sử dụng ngôn ngữ @ trong quá trình giao tiếp và viết hay   không? a. Thường xuyên.       b. Đôi khi. c. Không sử dụng.      d. Chỉ sử dụng khi giao tiếp với bạn bè đồng trang  lứa. Câu 3: Mức độ xuất hiện của ngôn ngữ @ trong đời sống: Những trường hợp sử dụng ngôn ngữ @ Có sử dụng Không sử dụng Nói chuyện qua mạng, tin nhắn và điện thoại. Nói chuyện ở trường lớp và nơi công cộng Viết văn, viết blog, nhật ký, viết trên các  trang Web... Trong các bài Tập làm văn, làm bài tập, viết  bài. Trong mọi trường hợp Câu 4: Thái độ của các bạn học sinh THCS về việc tiếp nhận ngôn ngữ @: Thái độ Đồng ý Không đồng ý Có thể dùng nhưng không nên quá lạm dụng Không đáng quan tâm Nên dùng càng nhiều càng tốt Không nên dùng  Câu 5: Theo các bạn, việc sử dụng ngôn ngữ @ có những mặt tích cực và  tiêu cực nào? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2