intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Trương thị Thùy Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:36

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học" Chương 1: Tổng quan về khoa học và nghiên cứu khoa học, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu khoa học; đề tài nghiên cứu khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Trương thị Thùy Dung

  1. Chương 1 Tổng quan về khoa học và nghiên cứu khoa học Ths. Trương thị Thùy Dung, dungttt@buh.edu.vn
  2. Tài liệu nghiên cứu và học tập  Tài liêu tham khảo: 1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Lê Huy Bá (2007), NXB TP. HCM. 2. Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học Vũ Cao Đàm (2003), Hà Nội, NXB KHKT
  3. 3. Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu kinh tế, Nguyễn Thị Cành (2004), NXB ĐHQG TP. HCM.
  4. I. Một số khái niệm 1. Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học. 1.1 Khoa học 1.1.1 khái niệm: Khoa học là những kiến thức mới, học thuyết mới,… về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần cái cũ, không còn phù hợp. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất; những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. (UNESCO)
  5. Khoa học  Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn.  Phân biệt: tri thức khoa học và tri thức kinh nghệm. 1. Tri thức kinh nghiệm: được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mqh giữa con người – con người, con người – thiên nhiên. Tri thức kinh nghiệm được áp dụng và có ý nghĩa trong hoạt động sống nhưng chưa đi sâu vào bản chất, chưa thấy được các thuộc tính và mqh bên trong của sự vật và con người.
  6. Khoa học 2. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy có hệ thống nhờ hoạt động NCKH. Tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập qua những thí nghiệm và các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động XH, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học: Triết học, toán học, hóa học, kinh tế học,…
  7. Đặc trưng của tri thức khoa học  Tri thức khoa học có tính hệ thống  Tri thức khoa học có tính khách quan.  Tri thức khoa học có tính phổ biến  Tri thức khoa học là tri thức tất yếu  Tri thức khoa học có tính phi giai cấp.
  8. 1.1.2 phân loại khoa học a. Phân loại khoa học theo đối tượng nghiên cứu, bao gồm: - Khoa học tự nhiên: toán học, vật lý học, hóa học, sinh học,…liên quan đến thế giới vật thể và vật chất. - Khoa học xã hội: nhân chủng học, chính trị học, tâm lý học, xã hội học,…liên quan đến nghiên cứu con người, hành vi,… b. Phân loại theo tính chất công trình nghiên cứu: - Khoa học lý thuyết: nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu lý thuyết. - Khoa học ứng dụng: dựa trên nghiên cứu thực nghiệm
  9. 1.1.3 Giả thuyết khoa học a. Khái niệm: giả thuyết khoa học còn gọi là giả thuyết nghiên cứu là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật do nhà nghiên cứu đưa ra. Ví dụ: đề tài “Hiệu quả thực hành quản trị tài chính có khả năng sinh lời của doanh nghiệp” có thể kiểm chứng bằng những giả thuyết: - GT1: “Hiệu quả quản trị vốn lưu động có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời”.
  10. Ví dụ (ttheo)  GT2: “Hiệu quả quản trị hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời”.  GT3: “Khả năng thanh khoản có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời”.
  11. Ví dụ: xây dựng giả thuyết cho đề tài: “tác động của KHCN vào phát triển kinh tế”  Phát triển công nghệ thúc đẩy tăng GDP  Dịch chuyển cơ cấu ngành  Tăng giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp  Cải thiện chất lượng cuộc sống  Bảo vệ môi trường
  12. b. Thuộc tính của giả thuyết - Tính giả định: có thể đúng, sai hoặc đúng một phần. - Tính đa phương án: lựa chọn hay bác bỏ giả thuyết. - Tính dị biến: giả thuyết có thể dễ dàng bị thay đổi do nhận thức của Nhà nghiên cứu thay đổi.
  13. c. Phân loại giả thuyết  Giả thuyết mô tả: ví dụ “Đào đường, lô cốt mọc lên gây tắc đường, kẹt xe ở TP. HCM”.  Giả thuyết giải thích: GS Tôn Thất Tùng đưa ra GT “Nguyên nhân gây bệnh viêm phù tụy cấp ở xứ Đông Dương là do con giun”.  Giả Thuyết dự báo: Ví dụ: Biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nhiệt độ trái đất cao hơn, băng tan nhiều hơn, gây ngập lụt nhiều hơn.  Giả thuyết giải pháp: Tăng đầu tư kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển Nông nghiệp sạch TP.HCM
  14. 1.2. Nghiên cứu khoa học 1.2.1 Nghiên cứu là gì? Nghiên cứu là một hệ thống quy trình thu thập và phân tích dữ liệu để giúp trả lời một câu hỏi, xem xét một ý tưởng hay hiện tượng hoặc đề nghị những kỹ thuật mới.
  15. Nghiên cứu là ….  Trả lời một câu hỏi Ví dụ:  Các nhà tuyển dụng có xem lại những site mạng lưới xã hội như là một phần của quá trình trình tuyển dụng một ứng viên không? Nếu có, những thông tin tại các site này ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng đến mức nào?
  16. Nghiên cứu là….  Đề nghị những kỹ thuật mới Ví dụ:  Công nghệ đã tạo ra cuộc cách mạng như thế nào trong giáo dục tiểu học và trung học đối với học sinh ở các nước ĐPT?  Tìm hiểu những ảnh hưởng lâu dài của giải phẫu mắt bằng kỹ thuật lasik
  17. Quá trình nghiên cứu (7 bước) 1. Hiểu vấn đề 2. Nhận diện những câu hỏi và lập một giả số thuyết 3. Chọn một thiết kế hay lập kế hoạch nghiên cứu. 4. Thu thập dữ liệu, tài liệu 5. Phân tích số liệu thu thập 6. Giải thích, đưa ra kết luận 7. Trình bày công trình nghiên cứu
  18. Nghiên cứu khoa học  Tóm lại, Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về tự nhiên, xã hội và để sáng tạo ra phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
  19. 1.2.2 phân loại nghiên cứu khoa học a. Phân loại theo chức năng nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả: mô tả trạng thái, động thái, tương tác. - Nghiên cứu giải thích: làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. - Nghiên cứu giải pháp - Nghiên cứu dự báo
  20. b. Phân loại theo theo các giai đoạn nghiên cứu  Nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu bước đầu tạo ra những sản phẩm: khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến hình thành một hệ thống lí thuyết có giá trị tổng quát.  Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng những quy luật được phát hiện ra từ nghiên cứu cơ bản để tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống.  Nghiên cứu triển khai: sự vận dụng các lí thuyết để đưa ra các hình mẫu với tham số khả thi về kỹ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2