intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài "Nghiên cứu việc đem trồng và nhân giống Sâm Ngọc Linh Tại huyện Chư Păh – Gia Lai"

Chia sẻ: Nguyễn Tài Năng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

274
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sâm Ngọc Linh là một loại sâm quý có giá trị kinh tế cao, là loài đặc hữu tài Việt Nam, Sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn Sâm Triều Tiên nhiều lần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài "Nghiên cứu việc đem trồng và nhân giống Sâm Ngọc Linh Tại huyện Chư Păh – Gia Lai"

  1. Đại học Nông Lâm TPHCM Khoa Lâm Nghiệp Lớp DH07QR Nghiên cứu việc đem trồng và nhân giống Sâm Ngọc Linh Tại huyện Chư Păh – Gia Lai GVHD : Phan Triều Giang SVTH : Nguyễn Hoàng Lâm MSSV : 07147043 I/ Đặt vấn đề II/ Tổng quan tài liệu III/ Phương pháp nghiên cứu IV/ Địa điểm nghiên cứu V/ Thời gian dự kiến Tháng 11/2009
  2. Nghiên cứu việc đem trồng và nhân giống Sâm Ngọc Linh Tại huyện Chư Păh – Gia Lai I/ Đặt vấn đề : Sâm Ngọc Linh là một loại sâm quí có giá trị kinh tế cao, là loài đặc hữu tại Việt Nam, Sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Nhưng do việc khai thác bừa bãi nên hiện nay Sâm Ngọc Linh đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. ( http://vi.wikipedia.org). Sâm Ngọc Linh đang là mặt hàng hiếm vì ngoài hàm lượng saponin thì nó còn chứa nhiều acid amin, 14 acid béo, 20 chất khoáng... Giá bán của sâm Ngọc Linh trên thị trường hiện dao động từ 36 triệu đồng đến hơn 70 triệu đồng một kg, tùy thuộc vào chất lượng và tuổi của sâm.( báo Đất Việt 11/6/2009). Cây sâm chỉ mọc ở độ cao từ 1200 m trở lên. Cho tới nay chỉ có 2 tỉnh Kontum và Quảng Nam là có cây sâm này mọc tập trung ở chân núi Ngọc Linh cao 2578 m, do đó mà được đặt tên là sâm Ngọc Linh. Sâm mọc ở độ cao khoảng 1.200 – 1.500m, dưới tán rừng già, ít ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho sâm phát triển nằm trong khoảng 20-250C. Phân bón sâm là mùn của các lá, cây rừng đã hoai mục.( thanh niên 2009 ) Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC. Sâm Ngọc Linh mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 15°C-18°C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá chậm. Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Chính căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu tuổi, phải ít nhất 3 năm tuổi tức trên củ có một sẹo (sau 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá) mới có thể khai thác, khuyến cáo là trên 5 năm tuổi. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm.( thanh niên 2009 ) Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu loại Sâm này có thích hợp với điều kiện tự nhiên ở Gia Lai hay không và đem cây Sâm Ngọc Linh nhân giống phát triển và bảo tồn tại đây. SVTH Nguyễn Hoàng Lâm 2
  3. II/ Tổng quan tài liệu: Năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm quốc tế hiện nay sẽ phải là Panax articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985). Sâm Ngọc Linh được đồng bào dân tộc dùng như một loại thuốc cầm máu, làm lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét, đau bụng... Theo các nghiên cứu khoa học, sâm Ngọc Linh có tác dụng chống trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan, tăng thị lực, sức đề kháng, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp... ( báo Đất Việt 11/6/2009). Chưa có công trình nghiên cứu nào của các nhà khoa học được công khai về các điều kiện để trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh ở các vùng đất khác. Viện Nghiên cứu nhiệt đới đã thử nghiệm thành công trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp cấy mô, nhưng khi đem ra trồng lại không phát triển, kể cả việc trồng ở Đà Lạt, nơi có khí hậu khá tốt. (http://vi.wikipedia.org). Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp. Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Tính đến tháng 4 năm 1987, trại đã thu được 53,3kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm và đến tháng 9 nǎm 1992 trại đã có 100.000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống. Từ tháng 1 năm 1995, công việc nghiên cứu gieo trồng sâm Ngọc Linh được tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc thiểu số trong vùng nhận giống về nuôi. Kết quả của những nỗ lực từ Trại Dược liệu đã giúp tăng số lượng hạt đậu trên cây, tỷ lệ nảy mầu của hạt cao đến 75% khi gieo trồng và tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà lên tới 95%. Đặc biệt, với việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây nhân bản vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm và năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt. SVTH Nguyễn Hoàng Lâm 3
  4. Đến nay, trại Trà Linh đã quản lý điểm trồng sâm trên 3ha với hơn 270.000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo ươm 50-70 ngàn cây giống mỗi năm. Trong khi đó, tại Kon Tum, lâm trường Ngọc Linh đang lưu giữ 4.000 mét vuông cây sâm ở xã Măng Ri (huyện Đăk Tô) nhưng trồng chưa đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên trước mắt còn chưa sản xuất được giống. Điểm hạn chế là với diện tích sâm nói trên, mỗi năm trung tâm chỉ thu hoạch hạt, gieo trồng và phát triển được thêm khoảng 0,5 ha. Ông Lê Tiến Chinh, cán bộ quản lý của dự án sâm Ngọc Linh, cho biết: “Quy trình gieo hạt gặp nhiều khó khăn khi tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 60%. Bởi vậy, để giống sâm của trung tâm có mặt trên thị trường vẫn cần thêm nhiều thời gian”. (thanh niên 9/6/09) Nhằm giữ nguồn gien quý và phát triển loại cây trồng đặc biệt quý hiếm này, Trung tâm sâm Ngọc Linh lập dự án và đã trồng được hơn 3 ha sâm, trong đó có hơn 1 ha sâm trên 10 năm tuổi, số còn lại từ 2 - 7 năm. Theo kế hoạch, từ năm 2010 – 2012, trung tâm sẽ bán giống sâm với giá ưu đãi so với giá thị trường. (thanh niên 9/6/09) III/ Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện việc trồng thí điểm ở 3 khu vực có độ che phủ tán rừng khác nhau mỗi khu vực có diện tích khoảng 0,5 – 1 ha. Sau 3 tháng, tập trung thu thâp số liệu, kiểm tra tính phù hợp của cây trồng đối với địa phương và so sánh kết quả của 3 khu vực này về tốc độ nảy mầm, phát triển của cây con … So sánh sự phát triển của cây được trồng tại 3 khu vực thí điểm và cây sâm phát triển tự nhiên tại vùng núi Ngọc Linh về các chỉ tiểu về chất lượng của cây sâm. IV/ Địa điểm nghiên cứu: Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC. Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ. thực vật ở đây cũng không khá phong phú lắm, nhiều nhất là tiêu, chè, điều, lúa, v.v. và một số cây hoa màu nhưng với số lượng không nhiều. Thông, tùng, cà phê, cao su, với số lượng nhiều. Chúng tôi tập trung điều tra tại huyện Chư Păh là huyện trực tiếp giáp ranh với tỉnh KonTum ( nơi phát hiện Sâm Ngọc Linh).Chư Păh giáp với huyện Sa Thầy ở phía Tây và phía Tây Bắc, thị xã Kon Tum ở phía Bắc, huyện Kon Rẫy ở phía Đông SVTH Nguyễn Hoàng Lâm 4
  5. Bắc, huyện Đăk Đoa ở phía Đông, thành phố Pleiku và huyện Ia Grai ở phía Nam. Chảy dọc theo ranh giới huyện Chư Păh với huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum là con sông Ia Krông Bơ Lan, phụ lưu của sông SêSan, tại đây có nhà máy thủy điện Yaly. Huyện này còn có chung hồ Biển Hồ với thành phố Pleiku, hồ này nằm trên địa phận các xã Nghĩa Hưng, Chư Jôr.Toàn huyện rộng 981,3 km² và có 70,9 nghìn nhân khẩu (năm 2009). V/ Thời gian dự kiến: TT Công việc Phân bố thời gian 1 Lên kế hoạch, rà soát nội dung và hậu cần (liên 10 – 15 ngày đầu lạc người hướng dẫn, chỗ ăn ở, làm việc ở địa phương) 2 Thu thập số liệu và trồng thử giống 3 tháng 3 Phân tích, kiểm tra tính đầy đủ, tin cậy của số 1 tháng liệu và viết sơ khởi 4 Viết hoàn chỉnh báo cáo 6 tuần cuối Tài liệu tham khảo: http://vi.wikipedia.org http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0_P%C4%83h http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=310124&ChannelID=89 Báo Đất Việt 11/6/2009 http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Sam-Ngoc-Linh- cho-thu-hoach-sau-bon-thang/20096/44885.datviet http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200924/20090609001636.aspx SVTH Nguyễn Hoàng Lâm 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2