intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: "Nhu cầu lao động trong ngành công nghệ may thời kỳ sau khủng hoảng 2009"

Chia sẻ: Nguyễn Như Tiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

341
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đảo lộn nhiều hoạt động kinh tế – xã hội; lao động, việc làm, thu nhập và ổn định đời sống đã trở thành mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của toàn nhân loại. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam. Đặc biệt là sự biến động là động trong ngành công nghiệp may mặc. Biến động lao động (BĐLĐ) là một khó khăn rất lớn của ngành may hiện nay theo nhìn nhận từ nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: "Nhu cầu lao động trong ngành công nghệ may thời kỳ sau khủng hoảng 2009"

  1. Tiểu luận Đề tài: "Nhu cầu lao động trong ngành công nghệ may thời kỳ sau khủng hoảng 2009"
  2. Mục lục Lời mở đầu....................................................3 1. Tổng quan về khủng hoảng kinh tế 2008- 2009. .............................................................4 2. Ngành may và nhu cầu lao động thời kỳ sau khủng hoảng...........................................4 3. Giải pháp giữ chân người lao động. .........7 4. Thành công trong việc thu hút lao động may mặc xuất khẩu.......................................9 TỔNG KẾT ...................................................11
  3. Lời mở đầu Khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đảo lộn nhiều hoạt động kinh tế – xã hội; lao động, việc làm, thu nhập và ổn định đời sống đã trở thành mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của toàn nhân loại. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam. Đặc biệt là sự biến động là động trong ngành công nghiệp may mặc. Biến động lao động (BĐLĐ) là một khó khăn rất lớn của ngành may hiện nay theo nhìn nhận từ nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này. Thực tế, việc thiếu hụt nguồn lao động (LĐ) là nỗi lo chung của nhiều DN, tuy nhiên với tính chất sản xuất sử dụng nhiều LĐ, ngành dệt may đang phải đối mặt trước khó khăn này với áp lực cao hơn. Để giải quyết bài toán khá nan giải này, nhiều DN đã có những cách thức để giữ chân người LĐ, nhằm bảo đảm ổn định sản xuất...Vậy hiện trạng nhu cầu lao động trong ngành may hiện nay ra sao. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
  4. 1. Tổng quan về khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 – 2009 là cuộc khủng hoảng kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Nó có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Cuộc khủng hoảng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của toàn thế giới. Trong đó các nước phát triển nói chung bắt đầu suy giảm tốc độ tăng trưởng từ quý III năm 2007 và GDP bắt đầu giảm từ quý III năm 2008. Quý IV năm 2008 ghi nhận mức thu hẹp GDP của các nước phát triển nói chung lên đến 7,97%. Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đó. Việt Nam vốn có mức tăng trưởng trên dưới 6% trong các năm 2007 và 2008, sang năm 2009 chỉ còn tăng trưởng trên dưới 3%. Tuy nhiên tại VN đã có dấu hiệu phục hồi kinh tế từ giữa năm 2009. Một trong những vấn đề đagn quan tâm ở VN là thực trạng nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp trước và sau cuộc khủng hoảng 2008-2009 ra sao? Ở đây ta xét đến nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp may. 2. Ngành may và nhu cầu lao động thời kỳ sau khủng hoảng. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008 đã ảnh hưởng tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều nước, nhiều ngành trên thế giới. Trong bối cảnh đó, sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của hầu hết các nước trên thế giới được dự báo năm 2009 sẽ tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên riêng với ngành may mặc tại Việt Nam đi ngược lại với xu thế đó. Hàng dệt may xuất khẩu (XK) của Việt Nam vào Mỹ trong những tháng đầu năm 2008 đã vượt qua Mexico, Ấn Độ, vươn lên vị trí thứ 2, sau Trung Quốc. Xu hướng chuyển dịch sản xuất mặt hàng này từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng thể hiện rõ. Doanh nghiệp (DN) dệt may VN đã có “quyền” từ chối những đơn hàng có giá trị thấp. Theo số liệu thống kê, sáu tháng đầu năm 2009, số lượng nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ (thị trường tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới) giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập từ Trung Quốc giảm 6,05%, từ In-đô-nê-xi-a giảm 11,3%, từ Ấn Ðộ giảm 3%, từ Pa-ki-xtan giảm 6,8%, từ Thái-lan giảm 16,94%, từ khối Trung Mỹ giảm 24,59%... Ngành Dệt May Việt Nam nói chung, Vinatex nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong việc giữ khách hàng đã có, chủ động tìm đơn hàng mới, và đặc biệt là xúc tiến vào các thị trường ít chịu ảnh hưởng của suy thoái, cho nên về cơ bản đã giữ vững được sản xuất, bảo đảm việc làm và đời sống cho người lao động. Ðến hết tháng 7-2009.
  5. Ngành Dệt May Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD, giảm 1% so cùng kỳ và trở thành ngành kinh tế đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng 23,59% về số lượng và 1,5% về giá trị, vào thị trường Nhật Bản tăng gần 20%, vào thị trường Ðài Loan (Trung Quốc) tăng 34%, vào Hàn Quốc tăng 18%, vào khối ASEAN tăng 14% về giá trị... Dự kiến năm 2009, toàn ngành có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 9,1-9,3 tỷ USD. Tuy đạt được những thành tựu như vậy. Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng, trong khi các ngành công nghiệp khác đang phải lao đao vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Nhưng những khó khăn đối với DN dệt may lúc này lại đến từ phía khác, thiếu nguồn lao động. Dù đã được cảnh báo từ lâu nhưng các DN vẫn chưa có cách nào cưỡng lại được tình trạng này. Một nghịch lý đó là: “Trong khi có ngày càng nhiều đơn đặt hàng nhưng doanh nghiệp vẫn phải tìm cách giữ chân người lao động”. Vậy nguyên nhân ở đây là do đâu?. Ảnh hưởng chung từ nền kinh tế toàn cầu, từ cuối năm 2007, các nước XK hàng dệt may lớn ở châu Á đều gặp khó khăn trong sản xuất và XK, khi chi phí đầu vào tăng cao. Ngành dệt may VN cũng đang ở trong tình thế tương tự. Nhưng lại có lợi thế, đang trở thành điểm đến của xu hướng chuyển dịch sản xuất từ các nước, trong đó có Trung Quốc. DN dệt may VN đã có thể lựa chọn những hợp đồng đặt hàng tốt nhất. Theo số liệu thống kê từ Mỹ, lượng hàng XK của Trung Quốc (thị trường cung ứng hàng may mặc lớn của Mỹ) vào Mỹ đã giảm gần 10% trong những tháng đầu năm nay. Ngược lại, hàng XK Việt Nam đã tăng mạnh lên 31% (giá trị) trong quý 1-2008. XK dệt may trong năm 2008 của VN có thể đạt 10 tỷ USD. Nhưng nỗi lo của nhiều DN dệt may là việc phải từ chối nhiều đơn hàng vì thiếu lao động. Theo Công đoàn dệt may VN, ở các DN lớn, có chính sách đãi ngộ người lao động thì tỷ lệ biến động lao động khoảng 15%-20%, còn ở các DN nhỏ hơn thì tỷ lệ này là 20%-30%. Ở nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài, con số này lên đến 40%. Thực tế, XK hàng dệt may chưa mang lại nhiều giá trị kinh tế, nhưng đã giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động. Việc lao động ngành may ngày càng “quay lưng” với DN không nằm ngoài lý do: thu nhập thấp, không đảm bảo trang trải đời sống. DN đăng tuyển lao động thường xuyên, với số lượng lên đến 1.000- 2.000 lao động, nhưng lớp này vào, lại có lớp khác bỏ đi. Lao động ngành may thiếu vẫn thiếu! Tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, tỷ lệ lao động ngành may chiếm khá lớn (60% DN dệt may ở TPHCM và các tỉnh lân cận) nhưng biến động cũng khá cao. Việc biến động này có tác động lớn từ việc người lao động có nhiều công việc để lựa chọn, thay đổi. Mức lương của người lao động mới được tăng thêm chút ít, nhưng gặp kinh tế lạm phát, giá cả sinh hoạt lại tăng cao, việc tăng lương xem như vô nghĩa! Đây là bài toán nan giải của các DN, đặc biệt với DN dệt may. Hiện nay, các DN phải cạnh tranh nhau
  6. để giữ lao động. Nhiều người cho rằng, lao động ngành dệt may không giảm đi mà chỉ là chuyển từ DN này sang DN khác. Trên thực tế, không ít lao động ngành may trước đây đã chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác. Dễ thấy nhất là làm việc ở các siêu thị. Với mức lương trung bình 1,2-1,5 triệu đồng/tháng, làm việc ở siêu thị sẽ khỏe và nhàn hơn rất nhiều so với làm việc tại nhiều nhà máy. Ở Đồng Nai, Bình Dương, nhiều DN dệt may đã “làm lơ” khi nhận những “hồ sơ giả” của những lao động chưa đủ tuổi vào làm việc. Với những lao động này, khi có đoàn kiểm tra, sẽ được đặc cách nghỉ sớm để tránh phiền phức. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các DN trong nước mà ngay cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Một nguyên nhân khác đó là thiếu người quản lý. Lao động phổ thông ngày một thiếu, lao động được đào tạo có tay nghề lại càng hiếm. Doanh nghiệp (DN) dệt may đang chịu nhiều áp lực lớn vì vẫn chưa tìm được tiếng nói chung từ phía nhà trường. Dệt may đã vượt qua dầu khí, dẫn đầu về kim ngạch XK, với tốc độ tăng trưởng trên 30%, đạt khoảng 7,5 tỷ USD trong năm 2007. Con số này sẽ tăng lên trong năm 2008, với mục tiêu XK đạt 9,45 tỷ USD, gần chạm đến ngưỡng 10 tỷ USD đặt ra cho năm 2010. Điều này đang đặt ra cho các DN DM nhiều áp lực, trong đó, bức xúc nhất là vấn đề lao động. Nhiều DN DM ở TP.HCM cho biết thời điểm hiện nay, DN không sợ thiếu đơn hàng mà lo nhất là thiếu lao động và người quản lý giỏi. Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch thường trực Hội Dệt may - thêu đan TP.HCM, nhận xét nếu DN có những người quản lý giỏi thì năng suất mới có thể cao, đáp ứng được tốc độ tăng trưởng XK. Với cương vị là tổng giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, ông Hồng cho biết thêm để gia tăng XK trong thời gian tới, DN chỉ có thể đầu tư trang thiết bị hiện đại cho dây chuyền sản xuất và chiêu mộ người quản lý giỏi. Việc đầu tư, xây dựng thêm nhà xưởng chưa phải là quyết định đúng trong thời điểm hiện nay, vì còn phải tính đến việc thiếu lao động và sản xuất lâu dài. Hiện nay, nhiều DN đã đầu tư các dây chuyền hiện đại vào sản xuất. Hệ thống máy tính hiện đại sẽ phát hiện, cho biết các sản phẩm may bị lỗi, hỏng do bộ phận nào sản xuất và cụ thể cả tên của người may. Từ đó, lao động có trách nhiệm hơn với sản phẩm mình đã may. Và đây cũng là cơ sở để chấm điểm thi đua, khen thưởng cho lao động. Trước đây, để giải quyết áp lực khi lao động nông thôn tràn về các TP lớn, nhiều DN DM TP.HCM đã có hướng di dời, xây dựng nhà máy tại các tỉnh, với mong muốn tận dụng được nguồn lao động dồi dào ở đây. Tuy nhiên, trên thực tế, năng suất lao động bị thấp vì công nhân thiếu tác phong công nghiệp và tay nghề còn yếu. Đó là chưa kể đến việc ngành may đã không còn thu hút lao động, ngay cả ở nông thôn. Đã thành điệp khúc, cứ vào cuối năm, các DN DM TP.HCM lại phập phồng trước tình trạng thiếu lao động vì công nhân bỏ đi hàng loạt sau Tết Nguyên đán.
  7. 3. Giải pháp giữ chân người lao động. Theo các chuyên gia, có nhiều dấu hiệu cho thấy các DN chuyên kinh doanh sản xuất mặt hàng dệt may trên địa bàn TP.HCM đang có sự chuyển dịch về các tỉnh để có nhiều lao động với chi phí thấp hơn. Có DN ra miền Trung hoặc xuống phía Nam, thậm chí lên cả Tây nguyên như Công ty cổ phần May Nhà Bè, Công ty Scavi…Một số DN còn đa dạng ngành nghề kinh doanh như Công ty cổ phần dệt may Thành Công, Garmex Saigon đã khai thác mặt bằng hiện hữu xây dựng các trung tâm thương mại phức hợp... Tuy nhiên tình trạng phải níu giữ lao động vẫn xảy ra.Như vậy, nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành may trước đây thường được đề cao là tạo công ăn việc làm cho xã hội sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Mà bây giờ bài toán cho ngành may và lao động ngành may nói riêng, cho xuất khẩu của TP nói chung sẽ được là giải quyết thế nào khi các DN chọn giải pháp di dời, đa dạng kinh doanh hoặc thậm chí tạm ngưng hoạt động sẽ dẫn đến việc đào thải hàng loạt lao động trong thời gian tới? Điều này đã từng xảy ra ở Đài Loan, Thái Lan cách đây nhiều năm. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải có các giải pháp, có thể học tập kinh nghiệm của các nước. Để “giữ chân” lao động, Công ty CP May Bình Minh (TPHCM) đã xây dựng nhà ở cho người lao động. Về vấn đề này, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may- Thêu đan TPHCM, nhận xét, lao động đã trở thành hàng hóa đặc biệt. DN muốn có hàng hóa tốt phải có chính sách tốt đi kèm. Việc DN xây nhà cho công nhân ở là một trong những chính sách tốt. Đó cũng là cách thể hiện cái tâm của DN với người lao động. Nhưng chưa đủ. Vì sao? Nhìn chung mức lương của lao động ngành may hiện nay vẫn còn thấp so với chi phí sinh hoạt, chỉ có một số ít DN lớn có mức lương trung bình cho lao động DM ở khoảng 2,3-2,7 triệu đồng/tháng. Ở các DN vừa và nhỏ, mức lương thường dưới 1 triệu đồng/tháng. Trong đợt tăng giá vừa qua, để giữ lao động, các DN này có tăng thêm chút ít, lên khoảng 1,1-1,4 triệu đồng/tháng. Các DN dệt may tại TPHCM cho biết đã phải tăng thêm 10% lương cho người lao động, nhưng xem ra cũng chẳng “thấm béo” vào đâu so với mức tăng giá. Vì vậy, cũng chẳng có tác động lớn để giữ chân người lao động. Hiện nay, DN vừa phải bảo vệ môi trường nơi sản xuất, vừa phải bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu. Do vậy, ngành đang khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp (KCN) dệt nhuộm và xử lý môi trường trong các cơ sở này; đồng thời xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái về ngành dệt để các tổ chức nước ngoài cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.Sau này, sản phẩm của các DN dệt trong nước trước khi xuất khẩu đều phải qua phòng này kiểm tra. Ngoài kiểm soát hàng rào bảo vệ các DN xuất khẩu thì cơ quan hữu quan cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn về môi trường để cảnh báo người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm may mặc nhập khẩu. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong những năm tới, các DN cần có giải pháp ký các thoả ước lao động tập thể nhằm giải quyết hài hoà quyền lợi của người sử dụng và người lao động, tập trung đào tạo cán bộ về quản trị kinh doanh, quản lý thị
  8. trường. Bên cạnh đó, chuyển dịch sản xuất về các địa phương, ưu tiên chọn những nơi có đường giao thông thuận lợi đi về các cảng lớn. Hiện Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đang xây dựng những điển hình về năng suất lao động, áp dụng thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Một điều đáng lưu ý nữa là hiện nay, mức lương cơ bản của người lao động theo luật ở khoảng 930.000 đồng/người/tháng (50-60 USD). Chính việc áp dụng mức lương cơ bản quá “khô cứng” của các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến số vụ đình công xảy ra ở khu vực này cao hơn hẳn. Và số người lao động bỏ việc ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Trên thực tế, đầu năm 2008, khi Trung Quốc áp dụng Luật Lao động với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động nước họ thì hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển hướng sang VN để tận dụng nguồn lao động rẻ. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, khi cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, các ngành chức năng cần lưu ý họ rằng hiện nay, để giữ lao động, DN phải đưa ra một mức lương cạnh tranh và lao động VN không còn rẻ như trước đây. Trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi toàn ngành và các doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực hơn nữa mới có hy vọng nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên con số 9,2 tỷ USD, thấp hơn kế hoạch đề ra là 9,5 tỷ USD, tương đương năm 2008. Trên thực tế, tình hình đơn hàng đã được cải thiện nhiều trong quý 2 và quý 3 năm nay. Thậm chí, nhiều DN, đặc biệt là các DN lớn đã có đơn hàng ổn định tới tháng 10, 11. Nhiều DN phải đi gia công tại các DN vệ tinh. Tuy nhiên, để giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động, đảm bảo hoàn thành tối đa chỉ tiêu xuất khẩu năm, Bộ Công Thương cho rằng ngành dệt may vẫn cần tiếp tục tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu ở những thị trường khác như Nam Mỹ, Châu Phi; đồng thời, cơ cấu lại tổ chức, rà soát và tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp nhằm đón đầu và phát triển bền vững trong các năm tiếp theo sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay. Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam: Sang năm 2010, dự báo ngành dệt may sẽ có thuận lợi hơn nên xây dựng kế hoạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với mức thực hiện năm nay. Và càng những năm về sau, tốc độ tăng trưởng mặt hàng này sẽ càng cao hơn. Với số lao động dự kiến tăng bình quân 4%/năm, toàn ngành sẽ lấy năng suất và giá trị là thước đo chính. Có 4 vấn đề lớn đang được đặt ra đối với ngành dệt may. Trước tiên, ngành dệt may sẽ không thể thu hút lao động dồi dào như trước do mức thu nhập thấp và tranh chấp lao động ngày càng lớn. Việc đầu tư nước ngoài vào ngành này cũng là một giải pháp đáng lưu ý. Chúng ta sẽ có thể giải quyết được vấn đề tiền lường thấp cho người lao động.
  9. 4. Thành công trong việc thu hút lao động may mặc xuất khẩu. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đang trên đà tăng trưởng cuối năm, xuất khẩu dệt may trong tháng 10/2010 tiếp tục đạt trên 1 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2010, dệt may đã đạt gần 9,17 tỷ USD. Như vậy, chắc chắn xuất khẩu dệt may cả năm 2010 sẽ đạt hơn 11 tỷ USD và dệt may cũng đã vượt qua dầu khí trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam trong tháng qua. Các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may đều tăng. Tại thị trường EU, nơi chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã có mức tăng tốt hơn vào những tháng cuối năm 2010. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của dệt may Việt Nam, chiếm khoảng 55% thị phần, tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng cao hơn 20% trong những tháng qua. Ngoài ra, tận dụng tốt các hiệp định thương mại song phương và khu vực, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục có tăng trưởng ngoạn mục trong năm nay. Tại thời điểm hiện nay, hầu hết các DN dệt may tại TPHCM đã có đơn hàng cho năm 2011. Công ty May Mạnh Tiến (quận 12), đơn vị xuất khẩu 100% đơn hàng đi Mỹ đã được đối tác đặt hàng đến quý 2/2011. Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex Saigon) có kế hoạch sản xuất cho các đối tác “ruột” kín cả năm 2011, không dám nhận thêm đơn hàng. Ông Nguyễn Ân, Tổng Giám đốc Garmex Saigon cho biết, đây là lần đầu tiên đơn vị có được kế hoạch ngoài dự kiến. Thường vào thời điểm cuối năm, DN mới có được kế hoạch sản xuất đến quý 2 năm sau nhưng năm nay các đối tác đã mạnh dạn “xí chỗ” trước. Nhãn hàng Decathlon của Tập đoàn Oxylane (Pháp) vừa ký kết thỏa thuận với Garmex Saigon để kéo dài thời gian đặt hàng. Theo đó, Oxylane cam kết đặt các đơn hàng may mặc thể thao xuất đi thị trường EU tại Garmex Saigon với số lượng tăng dần từ năm 2011 đến 2013, theo phương thức kinh doanh FOB (mua đứt, bán đoạn). Điều này cho thấy lợi thế rõ rệt của ngành dệt may Việt Nam trong xu thế đang có rất nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài đã dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác. Và Việt Nam là điểm đến được các nhà nhập khẩu ưu tiên lựa chọn vì Việt Nam có đầy đủ thuận lợi trong vận chuyển bằng đường biển, hàng không. Hơn nữa, tay nghề của lao động dệt may Việt Nam được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao. Mức thưởng cao hơn Trong năm 2010, tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của DN Việt Nam có nhiều thuận lợi về thị trường. Rõ ràng, nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài đang rất cần nhà sản xuất Việt Nam. Có thể nói, DN dệt may Việt Nam hiện nay “được giá” hơn trước! Vì vậy, mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà sản xuất cũng đã nhích lại gần nhau hơn, với mục tiêu cả 2 cùng có lợi. Năm qua, dù cho chi phí đầu vào tăng cao, nguyên liệu vải tăng do biến động lớn của giá sợi… nhưng nhà sản xuất vẫn đạt được những thỏa thuận tốt về giá bán để đảm bảo sản xuất và thu nhập đời sống người lao động.
  10. Trong nhiều năm qua, chưa bao giờ người lao động ngành dệt may được các ông chủ kỳ vọng nhiều như thời điểm gần đây. Trong năm 2009, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng các DN dệt may vẫn cố gắng duy trì sản xuất để lao động có việc làm và người lao động vẫn được tăng lương. Để bù chi phí sinh hoạt tăng cao, trong năm nay, các DN dệt may đã tăng 20%-35% lương cho người lao động. Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Tổng Giám đốc Công ty May Mạnh Tiến cho biết, trong năm nay, mức lương cho lao động tại DN đã được điều chỉnh tăng 20%-25%. Hiện nay mức lương bình quân của mỗi công nhân may tại đơn vị ở khoảng 2,6 triệu đồng/tháng, nhiều công nhân làm giỏi nhận lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, công nhân còn được hỗ trợ tiền nhà 300.000đồng/tháng. Cũng như những năm trước, DN cũng sẽ có quà và tháng lương 13 cho người lao động. Những công ty lớn, có hoạt động kinh doanh tốt, năng suất lao động cao hơn như May Sài Gòn 3, Garmex Saigon… mức thưởng tết cho người lao động ở khoảng 2 tháng lương 13. Mức lương bình quân của công nhân tại Garmex Saigon năm 2009 khoảng 2,9 triệu đồng, năm nay đã tăng lên 3,9 triệu đồng/tháng. Tại Sài Gòn 3, mức lương bình quân hiện nay 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Và nhiều lao động giỏi sẽ có mức lương khá cao, khoảng 7 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Việc được thưởng 2 tháng lương 13 trong năm nay, nhiều lao động dệt may sẽ nhận được mức thưởng khá cao. Nhiều DN dệt may chia sẻ, hoạt động kinh doanh của DN tiến triển tốt như hiện nay có sự đóng góp rất lớn và rất quan trọng của đội ngũ công nhân. Người lao động xứng đáng nhận được thành quả đã đóng góp. Đây cũng là chiến lược để DN giữ được người lao động ở lại với mình, nhất là khi thị trường lao động dệt may đang có nhiều biến động giảm như hiện nay. Với dự báo của thị trường năm tới, nhiều DN muốn mở rộng hoạt động sản xuất, tăng thêm lao động.
  11. TỔNG KẾT Ngành dệt may là ngành sản xuất quan trọng của đất nước, hiện nay được coi là ngành đi đầu, mũi nhọn cho XK, đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Vì vậy nhiện nay nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp may là rất lớn. Người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm hơn. Nhưng theo như hiện nay thì ngành còn tồn tại nghịch lý là: Đơn hàng nhiều, nhu cầu lao động lớn, nhưng người lao động vẫn ngoảnh mặt lại với ngành may. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế đang trên đà phát tiển của Việt Nam. Vì vậy, để phát triển toàn diện nền kinh tế nói chung và của ngành may nói riêng, nên chăng những nhà quản lý, những nhà doanh nghiệp nên chú trọng tới những giải pháp trên đặc biệt là cần quan tâm hơn nữa tới đời sống của người lao động dệt may, một ngành có tới 70% lao động là nữ giới. Trên đây là phần trình bày về thực trạng nhu cầu lao động trong ngành may thời kỳ sau khủng hoảng 2008-2009. Tuy nhiên bài viết còn thô sơ và có nhiều sai sót mong thầy cô giáo tham khảo và bổ sung thêm. Em xin chân thành cảm ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2