intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu dự báo cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm: Tiếp cận từ phía doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là ước lượng được cầu lao động của các doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bằng cách tiếp cận đối ngẫu. Dự báo được nhu cầu sử dụng lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu dự báo cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm: Tiếp cận từ phía doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ______________________________ LÂM VĂN SƠN SỬ DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐỐI NGẪU DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM: TIẾP CẬN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ______________________________ LÂM VĂN SƠN SỬ DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐỐI NGẪU DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM: TIẾP CẬN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TOÁN KINH TẾ MÃ SỐ: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. CAO XUÂN HÒA 2. PGS.TS. TỪ THUÝ ANH HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, luận án: “Sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu dự báo cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm: Tiếp cận từ phía doanh nghiệp” do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Lâm Văn Sơn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Cao Xuân Hòa, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo công tác trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giúp tác giả hoàn thiện luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Toán kinh tế và các đồng nghiệp thuộc Bộ môn Toán cơ bản – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và cán bộ Viện Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Lâm Văn Sơn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 1.1 Các nghiên cứu lý thuyết liên quan ....................................................................6 1.2 Cách tiếp cận dự báo cầu lao động .....................................................................7 1.3 Một số mô hình dự báo cầu lao động được sử dụng trong nước ...................22 1.4 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................28 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẦU LAO ĐỘNG ....................................30 2.1. Cầu lao động và các yếu tố ảnh hưởng ............................................................... 30 2.1.1. Cầu lao động ...................................................................................................30 2.1.2. Các yếu tố tác động đến cầu lao động .......................................................... 30 2.2 Cơ sở lý thuyết đối ngẫu cho hàm cầu lao động .................................................37 2.2.1 Bài toán cực đại lợi nhuận và hàm cầu nhân tố lao động ........................... 37 2.2.2 Bài toán cực tiểu chi phí và hàm cầu có điều kiện đối với lao động ...........43 2.2.3. Vấn đề ước lượng giá nhân tố .......................................................................46 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................48 3.1 Khung phân tích ....................................................................................................50 3.2. Mô hình cầu lao động ........................................................................................... 53 3.2.1. Mô hình cầu lao động của các doanh nghiệp dựa trên số liệu mảng.........53 3.2.2 Mô hình kinh tế lượng không gian về cầu lao động .....................................55 3.3. Số liệu sử dụng ......................................................................................................60 3.4. Phương pháp ước lượng và dự báo .....................................................................60 3.4.1 Phương pháp ước lượng .................................................................................60 3.4.2 Phương pháp dự báo cầu lao động ................................................................ 66 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN ......71 THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2019 ...........................................71 4.1 Tổng quan ngành công nghiệp chế biến thực phẩm giai đoạn 2012-2019 ....71 4.1.1. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm ............71
  6. iv 4.1.2. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP ........................................................................................................75 4.1.3. Doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP ..........80 4.2. Thực trạng sử dụng lao động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm ...86 4.2.1 Số lao động trong ngành chế biến thực phẩm ...............................................86 4.2.2 Tiền lương của người lao động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm ...92 CHƯƠNG 5. DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM .................................................................................................95 5.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và cầu lao động ..................................95 5.2 Bối cảnh dự báo cầu lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm .....99 5.2.1 Bối cảnh phát triển kinh tế .............................................................................99 5.2.2 Xu hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm .....................101 5.3 Ước lượng mô hình dự báo cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu .......104 5.3.1 Dự báo cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu ở cấp Tỉnh .....................104 5.3.2 Dự báo cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu ở cấp doanh nghiệp .......115 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................124 6.1. Một số kết luận ................................................................................................124 6.2 Đề xuất một số kiến nghị .................................................................................129 6.3 Hạn chế của luận án .........................................................................................131 6.4 Đề xuất một số hướng nghiên cứu mở rộng...................................................131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................133 PHỤ LỤC ...................................................................................................................142
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích Tiếng Anh Giải thích Tiếng Việt ASEAN Association of South East Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Asian Nations CCKT Cơ cấu kinh tế CCLĐ Cơ cấu lao động CNCB Công nghiệp chế biến CN-DV Công nghiệp-dịch vụ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed effect model Mô hình tác động cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa GLS Generalized least squares Bình phương nhỏ nhất tổng quát SXNN Sản xuất nông nghiệp KTTĐ Kinh tế trọng điểm MLE Maximum Likelihood Ước lượng hợp lý tối đa Estimation LĐNN Lao động nông nghiệp OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất PCI Provincial Competitiveness Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh Index cấp, thành phố POLS Pool Ordinary Least Square Bình phương nhỏ nhất gộp QML Quasi-Maximum Likelihood Tựa hợp lý tối đa RE Random effect model Tác động ngẫu nhiên SAC Spatial autocorrelation Tự hồi quy sai số không gian SAR Spatial autoregressive Tự hồi quy không gian SDM Spatial durbin model Mô hình Durbin không gian SEM Spatial Error Model Mô hình sai số không gian TFP Total factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp VA Value added Giá trị gia tăng VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công nghiệp Commerce and Industry Việt Nam VHLSS Vietnam Household Living Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Standard Survey Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng quan một số mô hình tổ chức dự báo....................................................15 Bảng 4.1: Cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong ngành CBTP ....................................74 theo vùng kinh tế (%) ....................................................................................................74 Bảng 4.2 Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành thuộc nhóm CNCB thực phẩm .................75 Bảng 4.3 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ngành CNCB thực phẩm ....................78 theo quy mô (%) ............................................................................................................78 Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP theo vùng kinh tế (%) ....................................................................................................79 Bảng 4.5 Cơ cấu vốn theo ngành thuộc ngành CBTP ...................................................80 Bảng 4.6: Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP theo vùng kinh tế (%) ....................................................................................................83 Bảng 4.7 Cơ cấu doanh thu theo nhóm ngành thuộc ngành CNCB TP ........................84 Bảng 4.8 Chỉ số hiểu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp .............................................85 Bảng 4.9 Số lao động theo quy mô doanh nghiệp .........................................................89 Bảng 4.10: Cơ cấu lao động đang làm việc trong ngành sản xuất CBTP .....................91 theo vùng kinh tế ...........................................................................................................91 Bảng 4.11 Cơ cấu lao động theo nhóm ngành thuộc CNCB thực phẩm .......................92 Bảng 4.12 Tiền lương bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp .........94 Bảng 5.1 Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình ............................................95 Bảng 5.2 Tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình ........................................96 Bảng 5.3 Hệ số VIF của các biến trong mô hình .......................................................... 96 Bảng 5.4 Dự báo các biến độc lập dựa trên phương pháp xu thế ................................103 Bảng 5.5 Ước lượng cầu lao động ngành chế biến thực phẩm bằng GMM ................105 Bảng 5.6 Số lao động làm việc đến 2025 theo 3 kịch bản ..........................................108 Bảng 5.7 Kiểm định về sự tự tương quan không gian .................................................111 Bảng 5.8 Tổng hợp các tác động của mô hình SDM...................................................112 Bảng 4.12 Kết quả dự báo cầu lao động từ mô hình SDM .........................................114 Bảng 5.9 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình.........................................................117 Bảng 5.10. Kết quả ước lượng mô hình cầu lao động bằng phương pháp GMM .......120 Bảng 5.11 Dự báo lao động theo nhóm ngành CNCB thực phẩm ..............................122
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Khung dự báo cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu ............................... 50 Hình 4.1: Số lượng và tốc độ tăng doanh nghiệp hoạt động trong ngành CBTP ..........71 Hình 4.2: Cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong ngành CBTP .....................................72 theo loại hình sở hữu .....................................................................................................72 Hình 3.3. Cơ cấu doanh nghiệp ngành CNCB thực phẩm theo quy mô .......................73 Hình 4.4: Nguồn vốn và tốc độ tăng nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP ...............................................................................................................76 Hình 4.5: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP theo loại hình sở hữu .....................................................................................................77 Hình 4.6: Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP ...............................................................................................................81 Hình 4.7: Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP theo loại hình sở hữu .....................................................................................................82 Hình 4.8 Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp ngành CNCB thực phẩm theo quy mô .82 Hình 4.9: Số lượng và tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành sản xuất CBTP........88 Hình 4.10: Cơ cấu lao động đang làm việc trong ngành sản xuất CBTP theo giới tính .......................................................................................................................................88 Hình 4.11: Cơ cấu lao động đang làm việc trong ngành sản xuất CBTP ......................90 theo loại hình sở hữu .....................................................................................................90 Hình 4.12 Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong ngành sản xuất CBTP ...............................................................................................................93 Hình 5.1 Quan hệ giữa giá trị gia tăng, vốn và số lượng lao động................................ 97 Hình 5.2 Quan hệ giữa giá lao động và số lượng lao động ...........................................98 Hình 5.3 Quan hệ giữa giá vốn và số lượng lao động ...................................................98 Hình 5.4 Quan hệ giữa TFP và số lượng lao động ........................................................99 Hình 5.5 Kết quả dự báo cầu lao động theo 3 kịch bản ..............................................108 Hình 4.6 Xu hướng lao động trong ngành CNCB thực phẩm .....................................114
  10. 1 GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Theo Stephanie C. Vereen và cộng sự (2016), việc dự báo nhu cầu lao động là rất quan trọng để đảm bảo một lực lượng lao động được đào tạo bài bản và có đủ năng lực. Kết quả dự báo sẽ giúp các bên liên quan trong ngành, bao gồm các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, người thực thi, chủ sở hữu, nhà nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và giáo dục thường xuyên, và các cơ quan chính phủ có thể chủ động trong việc lập kế hoạch và hoạch định chính sách vì liên quan đến việc đảm bảo một lực lượng lao động có kỹ năng trong tương lai. Hiện tại có khá nhiều cách tiếp cận để dự báo cầu lao động như các phương pháp mô hình kinh tế lượng, mô hình cân bằng (CGE, Input-Output), tuy nhiên các mô hình dự báo này thường tập trung vào dự báo vĩ mô, cấp quốc gia hoặc ngành trong tổng thể của nền kinh tế, có rất ít nghiên cứu dự báo ở một ngành cụ thể. Wong và cộng sự (2006) cho thấy nếu dự báo việc làm được sử dụng để cảnh báo về thiếu hụt lao động, thì các nhà cung cấp khóa đào tạo sẽ có thể đẩy mạnh hơn các kỹ năng đáp ứng và do đó sẽ giảm thiểu sự thiếu hụt về lao động. Wong và cộng sự (2007) sau đó đã sử dụng một kỹ thuật mô hình hóa khác, mô hình hóa hiệu chỉnh vector, để tạo ra một mô hình dự báo nhu cầu nhân lực cho ngành xây dựng Hồng Kông. Qua đó, họ kết luận rằng sản lượng xây dựng và năng suất lao động là những yếu tố quan trọng nhất để xác định cầu lao động cho ngành xây dựng trong tương lai. Nhu cầu đối với thông tin dự báo cầu lao động là rất lớn, song thực tế hiện nay ở Việt Nam việc tính toán và chia sẻ thông tin dự báo giữa các cơ quan/tổ chức, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các cơ quan thống kê, dự báo chuyên môn chưa đưa ra phương pháp, mô hình tối ưu và do vậy chưa có kết quả dự báo thuyết phục. Các nhà quản lý/hoạch định chính sách thiếu các thông tin dự báo có độ tin cậy cao đề xây dựng các chính sách/chiến lược liên quan đến lao động-việc làm-thị trường lao động- đào tạo cả trong ngắn, trung và dài hạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và/hoặc tỉnh/thành phố. Các cơ sở đào tạo vẫn chưa có được các thông tin dự báo về cầu lao động để xác lập các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, qua đó giảm thiểu tình trạng mất cân đối trên thị trường lao động; các cơ sở dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động và bản thân người lao động còn mất nhiều thời gian, chi phí để có thể “gặp gỡ” được nhau trên thị trường lao động. Việc xây dựng một hàm cầu lao động chính xác sẽ là căn cứ để giúp phân tích và dự báo cầu lao động theo các nhóm ngành trong nền kinh tế. Về cách tiếp cận, có nhiều cách khác nhau để dự báo cầu lao động, các nghiên cứu trong nước và quốc tế hầu hết
  11. 2 khi ước lượng hàm cầu lao động đều bài toán cực đại lợi nhuận (bài toán gốc) để tìm được hàm cầu lao động phụ thuộc vào giá đầu vào và giá đầu ra, còn cách tiếp từ bài toán cực tiểu chi phí (tiếp cận đối ngẫu) sẽ được hàm cầu có điều kiện của lao động phụ thuộc vào đầu ra và giá nhân tố. Cả hai cách tiếp cận đều phải tìm cách xấp xỉ giá đầu vào, còn riêng tiếp cận từ bài toán cực đại lợi nhuận thì phải xấp xỉ thêm giá đầu ra. Do đó về mắt thực nghiệm thì ước lượng hàm cầu từ bài toán cực tiểu sẽ khả thi hơn. Ở Việt Nam hầu hết các nghiên cứu về hàm cầu lao động đều tiếp cận từ bài toán cực đại lợi nhuận từ số liệu điều tra doanh nghiệp, tuy nhiên các nghiên cứu không chỉ rõ được điều kiện ước lượng mô hình cầu, không xác định được giá đầu ra hoặc thường giả định nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm đầu ra không thay đổi. Nghiên cứu này sẽ sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu, từ bài toán cực tiểu chi phí để ước lượng hàm cầu lao động, với đặc điểm cách tiếp cận đối ngẫu cho phép nghiên cứu không cần phải xác định giá đầu ra mà chỉ cần xác định quy mô đầu ra, giá các nhân tố sản xuất là có thể xác định được hàm cầu lao động. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam là những ngành sử dụng nhiều lao động trong tổng lao động đang làm việc sẽ chịu nhiều tác động từ thay đổi công nghệ, hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã từng bước thay đổi phương thức sản xuất với dây chuyền sản xuất tự động hóa, hệ thống robot từ khâu chế biến đến đóng gói, vận chuyển đến quản lý sản phẩm. Điều này sẽ có những tác động nhất định đến lao động - việc làm, việc làm giản đơn ngành này có ”xu hướng” bị thay thế bởi robot và nhu cầu lao động kỹ thuật về vận hành, bảo trì, sửa chữa các máy móc, thiết bị của hệ thống tự động hóa và kỹ sư công nghệ thông tin về lập trình và điều khiển các phần mềm quản lý tự động hóa... sẽ gia tăng. Mặt khác xu hướng thay đổi công nghệ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển, từ đó đem lại cơ hội việc làm tốt hơn người lao động. Trong thực nghiệm ước lượng hàm cầu lao động nói chung và cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng, với giả thiết thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì chỉ có hàm cầu có điều kiện các nhân tố vừa đúng về lý thuyết và khả thi trong thực nghiệm. Do đó nghiên cứu này sử dụng hàm cầu có điều kiện các nhân tố của lao động có dạng suy ra từ bài toán đối ngẫu (cực tiểu chi phí) mà không dùng hàm cầu nhân tố của lao động suy ra từ bài toán cực đại lợi nhuận để ước lượng mô hình phân tích và dự báo cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
  12. 3 Dự báo được nhu cầu lao động trong ngành chế biến thực phẩm thông qua cách tiếp đối ngẫu. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Ước lượng được cầu lao động của các doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bằng cách tiếp cận đối ngẫu - Dự báo được nhu cầu sử dụng lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nghiên cứu phương pháp đối ngẫu. - Các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Dự báo cầu lao động trong các doanh nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Theo phân loại của Tổng cục thống kê thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm 8 ngành nhỏ: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật; Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; Xay xát và sản xuất bột; Sản xuất thực phẩm khác; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước - Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2019 và dự báo 2025 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với cách tiếp cận từ cách tiếp cận đối ngẫu để xây dựng mô hình cầu lao động từ bài toán cực tiểu chi phí để dự báo cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Một số kỹ thuật sử dụng: Phân tích thống kê để xem xét quy mô và xu hướng lao động, lao động có kỹ năng trong các ngành từ các nguồn số liệu của Tổng Cục thống kê.
  13. 4 Mô hình cầu lao động được xây dựng từ cách tiếp cận đối ngẫu sẽ được sử dụng để ước lượng mô hình cầu lao động. Phương pháp ước lượng được lựa chọn là phương pháp mô men tổng quát GMM và hồi quy không gian với số liệu mảng sẽ giúp nghiên cứu ước lượng mô hình cầu lao động tốt hơn. 5. Những đóng góp mới của luận án Phân tích và dự báo cầu lao động có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị, lập kế hoạch về nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay cách tiếp cận để ước lượng mô hình phù hợp với số liệu thực tiễn ở Việt Nam còn hạn chế. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu và sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của TCTK để xây dựng mô hình và ước lượng mô hình cầu lao động cho các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam bằng phương pháp mô men tổng quát GMM và hồi quy không gian. Kết quả của nghiên cứu đã có một số đóng góp như sau: 5.1. Những đóng góp về lý luận 1) Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu thông qua cực tiểu chi phí đã giải quyết được vấn đề không có giá đầu ra trong bải toán cực đại lợi nhuận để đưa ra mô hình cầu lao động trong doanh nghiệp. 2) Phương pháp ước lượng mô hình mô men tổng quát GMM và mô hình hồi quy không gian Durbin với các biến trễ để khắc phục vấn đề nội sinh cũng như giải thích ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của các yếu tố đến cầu lao động. 3) Phương pháp dự báo dựa vào mô hình cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu và khác với các dự báo trước đây, báo cáo này sử dụng giá trị dự báo sai số trong quá khứ để cải thiện độ chính xác của dự báo. 5.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu 1) Kết quả ước lượng mô hình cho thấy việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp có quán tính, nghĩa là việc quyết định sử dụng lao động năm sau phụ thuộc vào số lao động đang sử dụng năm hiện tại, khác so với các nghiên cứu trước kia khi không xem xét biến trễ về lao động. 2) Giá của vốn và cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có quan hệ cùng chiều, nghĩa là khi giá của vốn tăng thì cầu lao động ngành này sẽ tăng. 3) Cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm không chỉ chịu tác
  14. 5 động trực tiếp từ nội tại các doanh nghiệp trong cùng tỉnh mà còn chịu tác động gián tiếp từ các tỉnh lân cận như chi phí lao động, giá của vốn, thay đổi công nghệ hay sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 6. Bố cục của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cầu lao động Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Chương 5: Dự báo cầu lao động ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam Chương 6: Kết luận và hàm ý chính sách
  15. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu lý thuyết liên quan Lý thuyết sản xuất đưa ra nhiều mô hình thay thế khác nhau để đại diện cho các khả năng sản xuất. Yêu cầu dữ liệu của các mô hình thay thế khác nhau: Các mô hình định hướng sản xuất trực tiếp tập trung vào số lượng đầu vào - đầu ra, trong khi các nhà kinh tế thường thích nghiên cứu dữ liệu giá tiền, chi phí, doanh thu và / hoặc lợi nhuận. Bắt nguồn từ công trình nổi tiếng của Hotelling (1932) và đặc biệt là Shephard (1953, 1970 và 1974), Lý thuyết đối ngẫu về sản xuất cung cấp một khung tiên đề liên kết các mô hình thay thế theo một kiểu hệ thống, chặt chẽ. Một lực đẩy chính của Lý thuyết đối ngẫu đến từ việc phân tích cầu đầu vào ( như lao động) và cung đầu ra bằng cách sử dụng các kết quả nổi tiếng như bổ đề Hotelling, bản sắc của Roy và bổ đề Shephard. Từ quan điểm thực tế / ứng dụng, việc tạo điều kiện cho sản xuất chung (tức là các công nghệ đa đầu vào nhiều đầu ra) trong phân tích hồi quy truyền thống sử dụng các hàm chi phí, doanh thu và lợi nhuận như là đại diện kép của công nghệ là một trong những lợi ích thực tế lớn của Lý thuyết Đối ngẫu, trong số nhiều lý thuyết khác. Lịch sử hàm chi phí đối ngẫu của hàm sản xuất. Đường cong chi phí là một khái niệm cổ điển trong kinh tế học, khác với khái niệm hàm sản xuất. Tuy nhiên, việc phân tích một cách hệ thống các thuộc tính của các đạo hàm giá cả của hàm chi phí dường như bắt nguồn từ một bài báo của Hotelling (1932) về bài toán tương đương về mặt toán học của việc giảm thiểu chi tiêu của người tiêu dùng với giới hạn mức độ tiện ích. Các thuộc tính của hàm chi tiêu tiêu dùng được Roy (1942) và Khan, M., & Schlee, E (2016) phát triển thêm. Khan, M., & Schlee, E dường như đã lưu ý đầu tiên rằng các thuộc tính của hàm chi tiêu có thể nhận được là kết quả của việc tối ưu hóa bằng cách sử dụng lý thuyết toán học về hàm lồi với các giả thiết yếu hơn nhiều so với các tác giả trước đó. Lý thuyết thiết lập mối quan hệ kép giữa hàm chi phí và hàm sản xuất được Shephard (1953) đưa vào kinh tế học, người đã tập trung nhiều vào các tính chất của tập lồi do Fenchel (1953) phát hiện. Những đóng góp bổ sung cho các ứng dụng kinh tế của lý thuyết đối ngẫu đã được thực hiện bởi Uzawa (1964), McFadden (1962), Hanoch (1975) và Lau (1976a). Có lẽ vì các kết quả lý thuyết về hàm chi phí bị phân tán và tương đối khó tiếp cận, giá trị tiềm năng của chúng trong phân tích kinh tế lượng đã không được công nhận cho đến khi Nerlove (1963) sử dụng trường hợp Cobb Douglas trong một nghiên cứu về lợi nhuận theo quy mô trong các tiện ích điện. Kể từ giữa những năm 1960, một loạt các nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm các bài báo của Diewert (1992), và Jorgenson và Lau (1974a), đã sử dụng một cách có hệ thống các khái niệm đối ngẫu. Từ tiếp toán kinh tế, người ta đã đi đến ước lượng và dự báo cầu lao động.
  16. 7 1.2 Cách tiếp cận dự báo cầu lao động Cách tiếp cận đối ngẫu sử dụng hàm cực tiểu chi phí để xây dựng hàm cầu lao động. Đối với mô hình cầu lao động, nhiều nghiên cứu sử dụng theo thông lệ tiêu chuẩn bằng cách áp dụng phương pháp đối ngẫu và cực tiểu chi phí với sản lượng không đổi (Hamermesh, 1993). Các nghiên cứu lựa chọn một hàm chi phí chuyển đổi, theo đề xuất của Christensen và cộng sự. (1973), là một phép tương ứng tuyến tính, bậc hai với một hàm chi phí tùy ý. Peichl và Siegloch (2012) cho thấy rằng đối với mô hình cầu lao động, tác giả tuân theo tiêu chuẩn bằng cách áp dụng phương pháp đối ngẫu và giảm thiểu chi phí với sản lượng không đổi (Hamermesh, 1993). Tác giả lựa chọn một hàm chi phí chuyển đổi (translog) theo đề xuất của Christensen và cộng sự. (1973). Theo đề xuất của Diewert và Wales (1987) và tính toán chi phí C của một doanh nghiệp, cho trước đầu ra Y, hàm chi phí như sau: 𝑛 𝑛 𝑛 𝑛 𝑙𝑛𝐶 (𝑤𝑖 , 𝑌) = 𝛼0 ∑ 𝛼𝑖 𝑙𝑛𝑤𝑖 + 0.5 ∑ ∑ 𝛼𝑖𝑗 𝑙𝑛𝑤𝑖 𝑙𝑛𝑤𝑗 + 𝛽𝑖 𝑙𝑛𝑌 + ∑ 𝛽𝑖𝑌 𝑙𝑛𝑤𝑖 𝑙𝑛𝑌 𝑖=1 𝑖=1 𝑗=1 𝑖=1 𝑛 + 0.5𝛽𝑌𝑌 (𝑙𝑛𝑌)2 + 𝛿𝑡 𝑡 + ∑ 𝛿𝑖𝑡 𝑡𝑙𝑛𝑤𝑖 + 0.5𝛿𝑡𝑡 𝑡 2 + 𝛿𝑡𝑌 𝑡𝑙𝑛𝑌 𝑖=1 trong đó wi, i = 1, .., I, biểu thị chi phí đơn vị (tức là tiền lương) của đầu vào lao động thứ i và t là chỉ số thời gian. Bên cạnh điều kiện aij = aji, một số hạn chế khác đối với các tham số được giữ lại, đảm bảo tính đồng nhất tuyến tính trong giá nhân tố và cho phép lợi nhuận không đổi theo tỷ lệ: 𝑛 𝑛 𝑛 𝑛 𝑛 ∑ 𝛼𝑖 = 1 ∑ 𝛼𝑖𝑗 = ∑ 𝛼𝑖𝑗 = 0 ∑ 𝛽𝑖𝑌 = 0 ∑ 𝛿𝑖𝑡 = 0 𝑖=1 𝑖=1 𝑗=1 𝑖=1 𝑖=1 Các tác giả sử dụng Bổ đề Shephard (Shephard,1970) để đưa ra hàm cầu lao động. Yoshimi Kuroda (1987) đã phân tích mối quan hệ các yếu tố của nông nghiệp Nhật Bản thời hậu chiến để xác định các yếu tố giải thích sự sụt giảm đáng kể lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tác giả ước lượng hàm chi phí và kết quả phân tích dựa trên các ước lượng cho thấy những thay đổi thiên lệch về kỹ thuật và sự thay thế yếu tố giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Nhật Bản trong những năm sau chiến tranh đã kéo theo sự chuyển dịch lao động đáng kể từ nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Tỷ lệ giảm lao động trong nông nghiệp giảm bình
  17. 8 quân là 3,3% mỗi năm. Mô hình hàm chi phí chuyển đổi được ước tính cho giai đoạn 1952-82 dựa trên dữ liệu cấp trang trại. Các phương pháp tương tự đã được sử dụng để phân tích nông nghiệp Hoa Kỳ và Nhật Bản (Binswanger, 1974; Ray, 1982; Kako, 1978 và Nghiệp, 1979). Những nghiên cứu này đã giả định rằng quy trình sản xuất được đặc trưng bởi tính đồng nhất và thay đổi kỹ thuật là trung lập Hicks. Tuy nhiên, nếu giả thuyết duy trì về hành vi giảm thiểu chi phí bị bác bỏ thông qua kiểm tra thống kê, thì mô hình hàm chi phí chuyển đổi có thể không hợp lệ. Ngoài ra, nếu quy trình sản xuất không thuần nhất về công nghệ hoặc công nghệ trung lập, thì những kết quả ước lượng có thể bị sai lệch. Những nghiên cứu này lựa chọn cách tiếp cận hàm chi phí vì: i) quy định của chính phủ về giá đầu ra thông qua các chương trình giá trong thời gian được đề cập có thể đã làm thay đổi nguyên tắc định giá chi phí cận biên của nông dân, điều này ngụ ý rằng cách tiếp cận hàm lợi nhuận có thể không phù hợp. Hơn nữa, vào cuối những năm 1970, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một tỷ lệ phân bổ cho sản xuất gạo để cân bằng cung với cầu. Mức sản lượng sau đó có thể được coi là ngoại sinh; ii) cách tiếp cận hàm chi phí đưa ra các ước tính trực tiếp về các độ co giãn từng phần Allen khác nhau của sự thay thế; iii) cách tiếp cận hàm chi phí cho phép chúng ta khai thác lý thuyết đối ngẫu mà không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với lợi nhuận theo quy mô trong công nghệ cơ bản. James M. W. Wong và cộng sự (2008) đã trình bày sự phát triển của các mô hình dự báo nhu cầu lao động tiên tiến ở cấp độ dự án để áp dụng dự báo cho ngành xây dựng. Các mô hình dự báo nhu cầu đã được phát triển cho tổng số lao động của dự án và mười ngành nghề thiết yếu. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu của 54 dự án xây dựng. Những dữ liệu này được phân tích thông qua một loạt các phân tích hồi quy tuyến tính nhiều lần giúp thiết lập các mô hình ước lượng. Kết quả chỉ ra rằng nhu cầu lao động của dự án không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố đơn lẻ, mà là một nhóm các biến số liên quan đến các đặc điểm của dự án, bao gồm chi phí xây dựng, các thuộc tính phức tạp của dự án, tình trạng địa điểm thực tế và loại dự án. Các mô hình hồi quy dẫn xuất đã được kiểm tra và xác nhận bằng cách sử dụng bốn dự án ngoài mẫu và các thử nghiệm chẩn đoán khác nhau. Kết luận rằng các mô hình là mạnh mẽ và đáng tin cậy, điều này có ích cho các nhà đầu tư và Chính phủ trong việc dự đoán lao động cần thiết cho một dự án xây dựng mới và tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch và ngân sách nguồn nhân lực, đồng thời phương pháp luận được sử dụng có thể được áp dụng để phát triển các mô hình hữu ích như nhau các phân ngành khác, và ở các nước khác. Rana Hasan và cộng sự (2003) đã xem xét bài toán tối thiểu hóa chi phí của các doanh nghiệp như sau:
  18. 9 MinK , L,M rK + wL + mM tùy theo Q = F (K , L, M ) trong đó r, w và m là chi phí sử dụng vốn, tiền lương và giá nguyên vật liệu tương ứng, trong khi K, L và M đại diện cho vốn, lao động và nguyên vật liệu và Q là sản lượng. Việc giải bài toán tối ưu hóa ở trên tạo ra hàm cầu lao động có điều kiện và độ co giãn cầu lao động theo sản lượng không đổi. Các tác giả sử dụng giả định lợi nhuận không đổi theo quy mô và cạnh tranh hoàn hảo để viết hàm cầu lao động. Theo Hanan Nazier (2019) cho thấy lý thuyết cầu lao động nhấn mạnh cách doanh nghiệp chọn lượng lao động được sử dụng trong sản xuất và sự thay đổi của cầu đối với sản phẩm và giá của các yếu tố sản xuất. Cơ sở của lý thuyết cầu lao động là dựa vào mục đích tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí để điều chỉnh lượng lao động đầu vào. Bằng cách giải quyết vấn đề tối ưu hóa của doanh nghiệp người ta xác định hàm cầu lao động có điều kiện và không có điều kiện. Điều này liên quan đến việc chỉ định một hàm sản xuất, được giả định là tăng và lõm ngặt. Các đặc điểm kỹ thuật khác nhau đã được sử dụng thông qua các dạng hàm sản xuất như Cobb – Douglas, hàm CES…(Addison và cộng sự, 2014). Nghiên cứu thực hiện theo thông lệ nhằm ước tính nhu cầu không đồng nhất lao động bằng cách áp dụng cách tiếp cận đối ngẫu với hàm tối chi phí có điều kiện dựa trên sản lượng (Hamermesh 1993; 2012). Cách tiếp cận này giả định giảm thiểu chi phí và đặc tả của hàm chi phí. Tính đối ngẫu giữa sản xuất và chi phí cho phép suy ra các hàm cầu lao động có điều kiện, điều kiện về sản lượng, với đặc điểm kỹ thuật của một ngành công nghiệp. Nói cách khác, nhu cầu có điều kiện các phương trình cho các loại lao động khác nhau được suy ra từ một hàm chi phí tồn tại nếu hàm sản xuất thỏa mãn một số điều kiện để hàm chi phí cực tiểu (Freier và Steiner, 2010). Andreas Lichter và cộng sự (2012) đã xem xét nhu cầu lao động ở Đức trong hai mươi năm qua. Đối với mô hình nhu cầu dài hạn tĩnh, các tác giả tuân theo thông lệ tiêu chuẩn bằng cách áp dụng cách tiếp cận đối ngẫu với tối thiểu chi phí với sản lượng không đổi theo cách tiếp cận của Hamermesh (1993). Các tác giả lựa chọn một hàm chi phí Translog, theo đề xuất của Christensen, Jorgenson và Lau (1973), là một phép gần đúng tuyến tính, bậc hai cho một hàm chi phí tùy ý. Hàm chi phí Translog thuộc loại hàm chi phí linh hoạt, có chức năng không hạn chế độ co giãn thay thế của các yếu tố đầu vào, và do đó thích hợp hơn đến các hàm Cobb-Douglas hoặc CES. Các tác giả tuân theo đề xuất của Diewert and Wales (1987) để đưa ra hàm chi phí. Các tác giả ước tính lượng lao động ngắn hạn và dài hạn bằng cách sử dụng dữ liệu vi mô. Kết quả từ mô hình động cho thấy rằng tác động tiêu cực của việc tăng tiền lương lên cầu lao động trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn. Từ kết quả này, các tác giả cũng suy ra rằng các
  19. 10 doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí điều chỉnh đáng kể khi thay đổi mức độ việc làm của họ. Trong ngắn hạn, mức độ co giãn của tiền lương riêng đối với cầu lao động phổ thông cao hơn về mặt tuyệt đối (-0,54) so với hệ số co giãn của tiền lương đối với lao động có kỹ năng trung bình (-0,30) và cao (-0,32). Mô hình này cũng được tìm thấy trong các ước lượng dài hạn. Có thể thấy trong thực nghiệm phần lớn các nghiên cứu không sử dụng ước lượng hàm cầu lao động rút ra từ bài toán cực đại lợi nhuận. Vi đối với bài toán cực đai lợi nhuận, trên thực tế không xác định được giá đầu ra do vậy thông thường các nghiên cứu phải giả định doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, khi đó giá đầu ra, giá đầu vào được giả định là không đổi. Trong thực nghiệm, các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu, đó là bài toán cực tiểu chi phí để đưa ra hàm cầu lao động, khi đó cầu lao động không còn bị phụ thuộc vào giá của đầu ra. Bên cạnh phương pháp tiếp cận đối ngẫu, còn có nhiều cách tiếp cận khác để xây dựng mô hình dự báo cầu lao động. Cụ thể như sau: Dự báo thị trường lao động ở các nước OECD đã có một lịch sử lâu đời. Một trong những “Dự án Lập kế hoạch nguồn nhân lực” đầu tiên là Dự án Khu vực Địa Trung Hải do OECD khởi xướng vào đầu những năm 1960 (Parnes, 1962). Trong dự án này, “phương pháp tiếp cận yêu cầu nguồn nhân lực” đã được phát triển. Vào những ngày đó, ý tưởng là sử dụng dự báo cho mục đích lập kế hoạch. Với các mục tiêu kinh tế, chẳng hạn như đường tăng trưởng của nền kinh tế, các yêu cầu lao động về các ngành nghề và trình độ khác nhau đã được đặt ra. So với những dự báo khá đơn giản về cung của nền kinh tế, cách tiếp cận này nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xác định các chính sách giáo dục và đào tạo cần thiết để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Những phương pháp tiếp cận này đã bị phê phán rộng rãi (Ahamad và Blaug, 1973), một phần vì các khía cạnh của phương pháp được sử dụng, nhưng cũng vì các mục tiêu kinh tế. Nhiều học giả cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ gây bất lợi cho môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên gây thiệt hại cho thế hệ tương lai. Đối với vấn đề về phương pháp, tồn tại tranh luận rằng việc thiếu dữ liệu tốt và các mô hình xây dựng kém sẽ không thể dự báo trong dài hạn. Các mô hình được coi là mang tính máy móc bởi không tính đến các quá trình thay thế trên thị trường lao động giữa các ngành và nghề. Các hệ số cố định được sử dụng để xem xét mối tương quan giữa tăng trưởng ngành với cầu lao động được cho là công cụ thiếu linh hoạt để phác họa bức tranh đáng tin cậy về nhu cầu lao động trong tương lai. Nhiều người cũng cho rằng những mô hình sơ khai này không xem xét đến mối quan hệ giữa cung và cầu. Những phê phán dẫn đến kết luận rằng các mô hình này không thể đưa ra các dự báo hữu ích. Hơn nữa, một dự
  20. 11 báo đơn thuần về cầu lao động trong một số ngành nghề nhất định sẽ không nói lên nhiều điều về nội dung cần thiết cho các chính sách giáo dục đào tạo. Những phê phán trên đã dẫn tới một cuộc thảo luận về tính linh hoạt và “các kỹ năng chính”, đồng thời thúc đẩy việc sửa đổi mục tiêu đạt được thông qua phương pháp lập kế hoạch nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với khía cạnh các kết quả sẽ được sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, trái với những ý kiến phê bình, các chính phủ vẫn quan tâm đến các vấn đề dự báo nguồn nhân lực. Các học giả xây dựng mô hình đã khắc phục bằng cách giảm thời gian dự báo từ dài hạn xuống trung hạn và chuyển trọng tâm của các dự báo từ lập kế hoạch đào tạo sang cung cấp các hướng dẫn chiến lược mang tính tổng quát hơn. Đối với những nghiên cứu hiện nay, các nhà dự báo nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của các dự báo là nêu bật những tác động của xu hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin cho chính phủ và các nhà hoạch định chính sách về những thay đổi có thể xảy ra trong việc làm của lực lượng lao động, cũng như tác động đáng kể của những thay đổi này đối với các chính sách giáo dục đào tạo và việc làm; và cung cấp thông tin thúc đẩy việc lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội nói chung. Bên cạnh dự báo dựa trên mô hình, nhiều công cụ khác đã được thử nghiệm và áp dụng để dự đoán diễn biến của thị trường lao động. Một trong những công cụ đó là phỏng vấn các nhà tuyển dụng, quản lý nhân sự và các cơ quan đại diện cho người lao động. Chắc chắn rằng, tất cả các cách tiếp cận khác này cũng có những thiếu sót. Trong các cuộc khảo sát, người sử dụng lao động có thể phóng đại quá mức về nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ để ngầm báo hiệu sự cấp thiết của các doanh nghiệp cho các nhà hoạch định chính sách. Điều này xảy ra ở Đức gần đây, khi diễn ra cuộc tranh luận về việc cấp giấy phép làm việc cho các chuyên gia CNTT và Chính phủ Đức cũng không chắc chắc trong việc nên phát hành bao nhiêu giấy phép. Cũng có thể có vấn đề mâu thuẫn giả định xảy ra ngay trong các câu trả lời của các doanh nghiệp. Chắc chắn rằng, tất cả các doanh nghiệp đều có một số dự báo về tăng trưởng thị phần khi xác định nhu cầu lao động của họ, nghiên cứu giả định rằng tất cả doanh nghiệp đều có kế hoạch tăng thị phần của họ. Dự báo thị trường lao động dựa trên các mô hình kinh tế lượng vĩ mô không đem lại kết quả chính xác cao, tuy nhiên sẽ là thiếu sót nếu loại trừ kết quả từ các dự báo khác để đánh giá xu hướng thị trường lao động trong tương lai. Các phương pháp tiếp cận khác nhau có thể được sử dụng để kiểm định. Neugart và Schömann (2002) đưa ra các dự báo cho một số quốc gia OECD với mục đích có được những thực tiễn tốt nhất về phương pháp tiếp cận mô hình, phương pháp mô hình sẽ được sử dụng và những đặc trưng trong quá trình sử dụng và thực hành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2