Đề tài: Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực
Chia sẻ: Loilamthuocveem Loilamthuocveem | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11
lượt xem 115
download
Đề tài "Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực" trình bày nội dung về: một số lý luận về hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của Việt Nam khi hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, một số chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực
- PHẦN MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất, do phân công lao động quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Từ đó dẫn đễn sự hình thành một nền kinh tế thống nhất. Và nền kinh tế ấy đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, chính trị của các nước nói riêng và thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi. Từ đó đã dẫn đến sự ra đời của rất nhiều các tổ chức như: WTO, EU, AFTA, IMF, EMS,… Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Đây không phải là một mục tiêu hay nhiệm vụ nhất thời mà nó là một vấn đề mang tính chất sống còn của Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi chỉ cần một bước đi ngược với xu hướng chung của thời đại thì sẽ trở nên lạc hậu và cô lập, và sớm hay muộn thì nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Đặc biệt hơn là đối với một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh khốc liệt thì chủ động hội nhập lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập, nội lực dồi dào cùng với ngoại lực sẽ tạo ra được nhiều lợi thế cho Việt Nam. Nhưng vấn đề nào thì cũng có hai mặt, hội nhập đem lại nhiều lợi thế nhưng cũng không ít khó khăn và thử thách. Nhưng theo chủ trương của Đảng “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” thì chúng ta sẽ khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành sứ mệnh. Và trong bài tiểu luận này em xin chọn đề tài “ Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào hội nhập nền kinh
- tế thế giới và khu vực”. Đây là một đề tài sâu rộng và có tính thời sự. Đã có rất nhiều nhà kinh tế đề cập đến vấn đề này. Và bản thân em, một sinh viên năm thứ hai, khi chọn lựa đề tài này cũng thấy rất hứng thú. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn hạn hẹp, nên em chỉ xin đóng góp một phần ý kiến nhỏ của mình. Bài viết chắc chắn còn có những thiếu sót, em kính mong thầy giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Em xin chân trọng cảm ơn thầy! PHẦN NỘI DUNG I. Một số lý luận về hội nhập kinh tế thế giới và khu vực Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là quá trình gắn bó một cách hữu cơ nền kinh tế quốc gia đó với nền kinh tế thế giới hay khu vực góp phần khai thác các nguồn lực bên trong có hiệu quả. Chúng ta cũng cần phải biết khi tham gia hội nhập thì cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định như: Tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng, hợp tác, các bên tham gia đều có lợi thông qua các hợp đồng kinh tế với sự thoả thuận của các bên; quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự chi phối của các quan hệ chính trị quốc tế, do đó cần sử dụng kết hợp để chúng làm tiền đề và thúc đẩy nhau cùng phát triển,… Việt Nam cũng đang trên con đường hội nhập với bản chất là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá, sau lần đổi mới năm 1986, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế
- thị trường, từ một nền kinh tế tự cấp tự túc nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúc với nền kinh tế thị trường rộng lớn đầy rẫy những sức ép và khó khăn. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ cuộc. Đại hội Đảng lần VII đã đề ra chiến lược “ Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại”. Đến Đại hội Đảng lần VIII nghị quyết TW4 đã đề ra nhiệm vụ “ Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mới, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới”. Chính vì thế mà khi chúng ta nhận thức được những khó khăn, thử thách bên cạnh những lợi thế nhưng chúng ta đã không lùi bước, ngược lại còn khẳng định một điều rằng chỉ có hội nhập mới khai thác tốt những nội lực bên trong để tạo ra được lợi thế phát triển kinh tế. II. Những lợi thế của Việt Nam khi hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực Tham gia hội nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực đã tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng. Những cơ hội của hội nhập mang lại mà Việt Nam tận dụng một cách triệt để sẽ làm bàn đạp để nền kinh tế sánh vai với các cường quốc năm châu. 1.Việt Nam có thể tìm được một vị thế thuận lợi trong việc tham gia vào phân công lao động quốc tế. Đó là do Việt Nam có những nguồn lực to lớn về con người, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý: Nguồn nhân lực: Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào; tư chất con người thông minh, cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh ngành nghề và khoa học công nghệ, có khả năng ứng xử linh hoạt; mặt khác giá
- nhân công lại rẻ. Chính vì thế có khă năng tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng bao gồm tài nguyên đất, rừng, biển, khoáng sản, khí hậu,…Tuy vậy nhưng chưa được khai thác hoặc khai thác ở mức thấp, chưa hiệu quả. Vì thế đây là nguồn lưc to lớn bên trong để phát triển kinh tế cũng như là một nguồn đầu tư to lớn của các Tư bản nước ngoài. Vị trí địa lý: Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi tạo ra một lợi thế so sánh. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực được coi là có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Do đó Việt Nam có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước được coi là “ Con rồng Châu Á”. Ngoài ra Việt Nam nằm trên các đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng vì thế tạo điều kiện Việt Nam phát triển hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hoá qua các nước lân cận. 2. Việt Nam có thể mở rộng quan hệ ngoại giao và buôn bán với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng. Từ khi hội nhập, kinh tế nước ta đã thu được những kết quả to lớn. Kim ngạch ngoại thương nói chung và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta đã và đang hướng vào thị trường khu vực và các mảng thị trường quan trọng của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Năm 2000, thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm có 5%, nhưng đến 2002 đã chiếm 14,5%, năm 2003 chiếm 20,2% và đến 2006 chiếm 20,6%. Hay tính trong khu vực mậu dịch tự do
- ASEAN (AFTA) thì kim ngạch xuất khẩu của nước ta cũng tăng đáng kể. Năm 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 348,6triệu USD, nhưng đến năm 1998 đạt 2349 triệu USD…Ngoài ra nước ta có thể nhập khẩu hàng hoá công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, liên hệ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao. Và thế giới đang tiến tới xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Như thế lại càng kích thích mở rộng xuất khẩu ở nước ta. Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. Việt Nam đã và đang từng bước chuyển dịch cho phù hợp với điều kiện của các nguồn lực, với xu thế phát triển chung. Trước mắt để phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước và đáp ứng cho thị trường thế giới thì cơ cấu kinh tế Việt Nam cần tập trung vào các ngành sản xuất có lợi thế so sánh như sản xuất nông nghiệp, kinh tế dịch vụ. Riêng công nghiệp thì cần phải tập trung vào lĩnh vực sử dụng nhièu lao động sống vốn đầu tư ít. Sau này phát triển thì sẽ tập trung vào các ngành đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật công nghệ cao. Đặc biệt là hiện nay nước ta rất có lợi thế đối với ngành dệt may và giày da. 3. Hội nhập giúp Việt Nam có thể thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế khu vực cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng. Từ đó tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức, cũng như giải quyết nợ quốc tế. Việt Nam nằm trong khu vự kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Ngoài ra chủ thể tham gia hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nếu có đủ điều kiện quy định theo pháp luật đều được tham gia vào hoạt động xuất - nhập khẩu. Điều này đã giúp cho Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế. Hiện nay
- Việt Nam có quan hệ kinh tê, thương mại với hơn 220 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, đã ký kết hiệp định thương mại với trên 80 quốc gia, lãnh thố. Hội nhập kinh tế cũng là cơ hội của nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Kể từ khi Việt Nam ban hành luật Đầu tư nước ngoài vào 12/1987 cho đến 12/2006, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước ta đạt 76,44 tỷ USD với trên 6.300 dự án đầu tư. Ngoài ra tổng vốn viện trợ phát triển ODA tính đến năm 1999 là 13,04 tỷ USD. Hội nhập kinh tế cũng góp phần giải quyết nợ quốc tế cho nước ta. Trong những năm qua, nhờ phát triển tốt các mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương, các khoản nợ cũ của Việt Nam đã được giải quyết nhờ các câu lạc bộ Paris, London, và đàm phán song phương. 4. Là một nước đi sau, Việt Nam có điều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm của các quốc gia đi trước. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm về mô hình phát triển của các nước NICs, các nước ASEAN cũng như của Trung Quốc, Nhật Bản,…Ví dụ như: Học hỏi từ NICs: Vào những năm 1950-1960 những nước này có nền kinh tế lạc hậu, GDP đầu người thấp, các nước này đều nghèo tài nguyên, nhưng có lợi thế về biển và giá nhân công rẻ. Đến nay nhờ chính sách thu hút vốn đầu tư phù hợp, các nước này đã vươn lên trở thành “4 con rồng Châu Á”. Kinh nghiệm của Thái Lan: Trong 30 năm qua, nhờ có chương trình phát triển kinh tế đúng đắn và có chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý được ghi trong Luật (1962), nên Thái Lan đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 7,1% đến 10,5%.
- Kinh nghiệm của Singapore: Chính phủ đã thực hiện 6 biện pháp để thu hút đầu tư FDI: Chính sách đàu tư tự do, khuyến khích đầu tư, Một số khuyến khích tích cực hơn đối với đầu tư, Đảm bảo sự ổn định về chính trị và sự hoàn chỉnh về dịch vụ, hướng cơ cấu hạ tầng phục vụ cho kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện. 5. Tham gia hội nhập tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Với sự ổn định về chính trị, ổn định tương đối về kinh tế vĩ mô, sự nhất quán trong đường lối chính sách mơi của Đảng và Nhà nước, sự tích cực trong cải cách nền hành chính quốc gia, sự cởi mở trong đường lối đối ngoại…đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế đối ngoại, giao lưu với các nước. II. Những khó khăn của Việt Nam khi hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực Mở cửa hội nhập không chỉ mang lại lợi ích mà còn đặt nước ta trước nhiều khó khăn, thử thách. Nếu chúng ta có được những chiến lược thông minh, khôn khéo thì chúng ta sẽ hạn chế được những thua thiệt đó và đem lại được nhiều lợi ích hơn cho xã hội. 1. Các nguồn lực kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng còn bị hạn chế, hay khó khai thác. Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên: Như vừa trình bày ở trên, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam vô cùng phong phú nhưng chưa được khai thác, hay khai thác không có hiệu quả. Đặc biệt là tài nguyên biển, khoáng sản, rừng,…
- Nguồn nhân lực: Nguồn lao động nước ta dồi dào nhưng chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Mặt khác lại do trình độ tay nghề của nhân công lại thấp, chưa đáp ứng tối nhu cầu của hội nhập. 2. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng còn yếu. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF thì năng lực cạnh tranh của VN rất thấp và cải thiện rất chậm. Năm 2004 xếp hạng thứ 77/104; năm 2005 xếp thứ 81/117. Sự yếu kém này không những thể hiện qua chất lượng, giá cả, mẫu mã, mà còn ở phương thức thanh toán, dịch vụ sau bán hàng, khả năng phân phối và uy tín của doanh nghiệp. Về chất lượng: Mặc dù chất lượng sản phẩm qua những năm qua đã được cải tiến ngày càng tăng, nhiều sản phẩm có chất lượng không thua kém gì các nước bạn. Nhưng nhìn chung chất lượng sản phẩm Việt Nam chưa cao. Bằng chứng là những sản phẩm đạt chứng chỉ ISO 9000, 9001, 9002 còn quá ít. Nếu xét theo tiêu chuẩn ISO 13960, 14001 và SA8000 lại còn ít hơn. Về mẫu mã và tính đa dạng: Phải thừa nhận rằng trong những năm qua sản phẩm Việt Nam có nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, nhưng sự cải tiến còn chậm nên không có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Về giá cả: Có thể nói đây là điểm yếu nhất của các doanh nghiệp VN. Phần lớn giá cả của các hang hoá VN sản xuất ra đều có giá cả cao hơn của các nước bạn, nên đã làm cho năng lực cạnh tranh hàng hoá của VN thấp hơn các nước khác. 3. Trình độ công nghệ, quản lý và năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
- Ta thấy thiết bị khoa học công nghệ của nước ta rất yếu kém, thường đi chậm so với các nước từ 10 đến 30 năm. Cộng thêm sự yếu kém, thiếu hiểu biết về luật của các nhà quản lý. Đặc biệt là sự thiếu thốn về tài chính của các doanh nghiệp nước nhà, vì thế có sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một tất yếu. Nhưng như thế thì chúng ta lại ở thế bị động trong kinh tế quốc tế. 4. Nguy cơ về sự tụt hậu nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và thế giới là một thách thức. Đó là do tính toán chỉ tiêu GDP/đầu người/năm không cao, lại có khoa học công nghệ còn thấp, tiếp thu chậm so với thời đại, mặt khác cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, tuy có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn khá chậm. Ngoài ra hệ thống pháp luật của Nhà nước và bộ phận hành chính kém hiệu quả,…Chính vì thế nguy cơ trên được coi là một thách thức của nền kinh tế nước ta. 5. Việt Nam chịu sức ép của quá trình hội nhập quốc tế. Bởi là một nước đi sau, nên Việt Nam vừa phải chịu rất nhiều sức ép của quá trình hội nhập cũng như của việc mở cửa tham gia vào các tổ chức quốc tế đa phương với sự cạnh tranh gay gắt; vừa phải đối phó với hàng rào bảo hộ mậu dịch tinh vi thông qua những tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước phát triển. Điều này đã làm cho việc gia nhập các tổ chức thương mại đa phương trở thành thách thức lớn đối với các nước đang phát triển như Vịêt Nam. 6. Hội nhập kinh tế gây khó khăn cho việc chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, lựa chọn những mô hình và chính sách phát triển của nước ta. Với sự mất ổn định của môi trường kinh tế - tài chính - tiền tệ của khu vực và toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các cường quốc và trung tâm kinh tế
- quốc tế lớn, sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tư từ nước ngoài, đã gây khó khăn cho chúng ta rất nhiều. III. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát huy những lợi thế của mình và khắc phục những khó khăn thì Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập: Nhà nước ban hành hệ thống luật: Luật đầu tư, luật thương mại, luật ngân hàng, luật hải quan, luật bưu chính viễn thông, luật tài nguyên,.. Đối với những chính sách: Nhà nước ban hành chính sách thương mại, đầu tư, tiền tệ, tài chính,…kích thích mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp… PHẦN KẾT LUẬN Thế kỷ 21 đang bước đi những bước đi đầu tiên. Quá trình hội nhập của Việt Nam trong thế kỷ 21- thế kỷ của công nghệ thông tin cũng đang được mở rộng. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thực sự là điều kiện tiên quyết để nước ta “ Sánh vai với các cường quốc năm châu”. Bởi Việt Nam không chỉ đi theo xu hướng chung của thời đại mà còn tìm những thời cơ riêng cho riêng mình. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều lợi thế cho đất nước. Nó không đơn thuần chỉ là mở rộng giao lưu với các nước mà còn là cơ hội để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
- Tuy nhiên hội nhập cũng mang lại một số khó khăn cho đất nước: Đe doạ sự tồn tại của một số doanh nghiệp, ảnh hưởng đến văn hoá chính trị của một quốc gia,… Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ đi thời cơ của mình. Trái lại chúng ta “Hoà nhập chứ không hoà tan”. Các doanh nghiệp Việt Nam không tự chôn mình mà phải tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chủ động hội nhập hơn nữa. Chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước, phải nhận thức được vấn đề này, từ đó thực hiện tốt trách nhiệm của mình để góp phần xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ"
36 p | 439 | 167
-
Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình ”
88 p | 435 | 161
-
Đề tài: Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philipines
47 p | 342 | 111
-
Đề tài triết học " NHỮNG SUY TƯ TRIẾT HỌC CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH TRONG VIỆC XÁC LẬP LẠI ĐƯỜNG LỐI TƯ TƯỞNG CHỦ NGHĨA MÁC "
18 p | 172 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty VNPT Thừa Thiên Huế trong dịch vụ viễn thông
111 p | 136 | 27
-
Đề tài triết học " XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN "
13 p | 135 | 26
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Xác định lợi thế cạnh tranh của Công ty TNHH bia Huế thông qua việc phân tích chuỗi giá trị bia Huda
138 p | 116 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ
211 p | 91 | 18
-
Đề tài khoa học cấp bộ: Xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ trong tiến trình hình thành khu vực tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc
158 p | 109 | 16
-
ĐỀ TÀI : THI PHÁP LỜI THƠ ĐỐI ĐÁP TRONG CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA
5 p | 148 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
24 p | 76 | 11
-
Đề tài triết học " CHÂN LÝ LÀ ĐẤT KHÔNG CÓ LỐI VÀO (MẤY SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC LỜI NÓI ĐẦU “SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI” CỦA TRẦN ĐỨC THẢO) "
12 p | 107 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam
122 p | 28 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của VNPT mảng viễn thông đến 2010
124 p | 26 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng lý thuyết năng lực động nâng cao lợi thế cạnh tranh đối với dịch vụ văn phòng chia sẻ của SPT
114 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO
107 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn