intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ" được nghiên cứu với mục tiêu xác định các cấu phần và mức độ ảnh hưởng của các cấu phần đó tới lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------- NGUYỄN BÁ ĐÔNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------- NGUYỄN BÁ ĐÔNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ SƠN TÙNG HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc & hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện & không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Bá Đông
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 7 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh .................................................. 7 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh bền vững .................................. 8 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp................... 11 1.2. Tổng quan nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 18 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài 20 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 20 1.3.2. Cách tiếp cận của đề tài ................................................................................ 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ....................................................................................................................... 24 2.1. Lợi thế cạnh tranh bền vững 24 2.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh......................................................................... 24 2.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững......................................................... 25 2.1.3. Yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững ....................................... 28 2.2. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản 33 2.2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp bất động sản ........................................... 33 2.2.2. Khái niệm kết quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................... 35 2.2.3. Phân loại kết quả hoạt động .......................................................................... 39 2.2.4. Đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp ............................................ 40 2.3. Các lý thuyết nền tảng 45 2.3.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực........................................................................ 45 2.3.2. Học thuyết cạnh tranh của Porter ................................................................. 47
  5. iii 2.3.3. Lý thuyết về sự khan hiếm nguồn cung ........................................................ 49 2.3.4. Lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................... 51 2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết 52 2.4.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 52 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 62 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ ................... 63 GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ .. 63 3.1. Thiết kế nghiên cứu 63 3.2 Phương pháp định tính 65 3.2.1. Mục đích của phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính .......................................................................................................................... 66 3.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ......................................................................... 66 3.2.3. Thang đo nghiên cứu .................................................................................... 72 3.3. Phương pháp định lượng 78 3.3.1. Mẫu nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu ............................................. 79 3.3.2. Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 84 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 85 4.1. Thống kê mô tả, kiểm định T-Test & Anova 85 4.1.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 85 4.1.2. Kiểm định T-Test & Anova .......................................................................... 88 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Reliability Statistics) 93 4.2.1. Nhóm nhân tố tác động lên lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) .................. 94 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng lên Kết quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................................................................... 97 4.3. Kiểm định kết quả của mô hình 99 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ................ 99 4.3.2. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) ......... 106 4.3.3. Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling).............................................................................................................. 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 114 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 115
  6. iv 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 115 5.1.1. Thảo luận về các nhân tố cấu thành lên lợi thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp bất động sản khu vực Bắc Trung Bộ .............................................. 115 5.1.2. Thảo luận về mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản khu vực Bắc Trung Bộ .............................. 118 5.1.3. Thảo luận về các biến điều tiết ................................................................... 119 5.2. Khuyến nghị 120 5.2.1. Đối với doanh nghiệp ................................................................................. 120 5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ....................................................... 125 5.3. Đóng góp của đề tài 128 5.3.1. Đóng góp về mặt lý luận ............................................................................. 128 5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.......................................................................... 128 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 129 5.4.1 Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 129 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 129 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 131 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 134 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 155
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt Analysis of Moment 1 AMOS Phân tích cấu trúc mô măng Structures 2 BSC The Balanced Scorecard Mô hình điểm cân bằng 3 CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định Corporate social Trách nhiệm xã hội của doanh 4 CSR responsibility nghiệp 5 DN Doanh nghiệp 6 DS Tài sản trí tuệ 7 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá 8 FC Financial Capability Khả năng tài chính 9 FP Firm Performance Kết quả hoạt động 10 IC Innovation Capability Khả năng đổi mới 11 RBV Resource-Based View Quan điểm dựa trên nguồn lực 12 RG Relational governance Quản trị quan hệ Sustainable Competitve 13 SCA Lợi thế cạnh tranh bền vững Advantage 14 SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính Statistical Package for the Giải pháp sản phẩm & dịch vụ 15 SPSS Social Sciences thống kê
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp cách đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên số liệu kế toán của Al-Matari & cộng sự (2014)....................................................................... 42 Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của Al-Matari & cộng sự (2014) ........................................................ 44 Bảng 2.3. Thang đo khả năng tài chính ......................................................................... 53 Bảng 2.4. Thang đo khả năng đổi mới .......................................................................... 54 Bảng 2.5. Thang đo Tài sản trí tuệ ................................................................................ 55 Bảng 2.6. Thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................... 57 Bảng 2.7. Thang đo lợi thế cạnh tranh bền vững .......................................................... 59 Bảng 2.8. Thang đo quản trị quan hệ............................................................................. 60 Bảng 3.1. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 65 Bảng 3.2. Thang đo về khả năng tài chính .................................................................... 73 Bảng 3.3. Thang đo về khả năng đổi mới ...................................................................... 73 Bảng 3.4. Thang đo về Tài sản trí tuệ............................................................................ 74 Bảng 3.5. Thang đo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................... 75 Bảng 3.6. Thang đo về lợi thế cạnh tranh bền vững...................................................... 76 Bảng 3.7. Thang đo về quản trị mối quan hệ ................................................................ 77 Bảng 3.8. Thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................ 78 Bảng 4.1. Thống kê mô tả theo “Số loại hình của doanh nghiệp bất động sản” ........... 85 Bảng 4.2. Thống kê mô tả theo “Loại hình bất động sản của doanh nghiệp” ............... 86 Bảng 4.3. Thống kê mô tả theo “Chức vụ” ................................................................... 86 Bảng 4.4.Thống kê mô tả theo “Vị trí trụ sở chính” ..................................................... 87 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Welch của Quy mô doanh nghiệp .................................. 88 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh theo quy mô doanh nghiệp.. 89 Bảng 4.7. Kiểm định Welch của Quy mô doanh nghiệp ............................................... 90 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động theo quy mô doanh nghiệp . 90 Bảng 4.9. Kiểm định Anova “Thời gian hoạt động của doanh nghiệp”........................ 91 Bảng 4.10.Kết quả kiểm định sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh theo thời gian hoạt động.. 92 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động theo thời gian hoạt động 92 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động theo thời gian hoạt động 93 Bảng 4.13. Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhân tố Khả năng tài chính .................. 94 Bảng 4.14. Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhân tố Khả năng đổi mới .................... 94 Bảng 4.15. Kiểm định Cronbach’s Alpha của “Tài sản trí tuệ” .................................... 95
  9. vii Bảng 4.16. Kiểm định Cronbach’s Alpha của Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp . 96 Bảng 4.17. Kiểm định Cronbach’s Alpha của Lợi thế cạnh tranh bền vững ................ 97 Bảng 4.18. Kiểm định Cronbach’s Alpha “Quản trị quan hệ” ...................................... 98 Bảng 4.19. Kiểm định Cronbach’s Alpha của Kết quả hoạt động của doanh nghiệp ... 98 Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ......... 99 Bảng 4.21. Kết quả EFA cho nhóm biến độc lập tác động lên Lợi thế cạnh tranh bền vững......................................................................................................... 100 Bảng 4.22. Kết quả EFA (lần 2) cho nhóm biến độc lập tác động lên Lợi thế cạnh tranh bền vững ...................................................................................................................... 102 Bảng 4.23. Kết quả EFA cho biến Lợi thế cạnh tranh bền vững ................................ 104 Bảng 4.24. Kết quả EFA cho biến Quản trị quan hệ ................................................... 105 Bảng 4.25. Kết quả EFA cho biến Quản trị quan hệ ................................................... 106 Bảng 4.26. Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................... 107 Bảng 4.27. Kết quả độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích của các nhân tố .......... 108 Bảng 4.28. Kết quả chỉ tiêu phù hợp mô hình cấu trúc tuyến tính .............................. 111 Bảng 4.29. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................ 112
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 52 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................ 63
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp có nhiều khía cạnh, từ bên trong và bên ngoài. Trong hướng nghiên cứu tìm hiểu về những tác động đó, có một xu hướng nổi lên nhằm giải thích: đối với những ngành khác nhau tại sao lại có kết quả hoạt động khác nhau? Bản thân trong cùng một ngành nhưng hoạt động ở các khu vực khác nhau với những thể chế khác nhau cũng đưa ra kết quả hoạt động không giống nhau. Một trong những câu trả lời của vấn đề này là lợi thế cạnh tranh bền vững - một nhánh nghiên cứu mới được phát triển trong giai đoạn hiện nay. Các nhánh nghiên cứu về vấn đề này được chú trọng nhằm trả lời cho các câu hỏi: bản thân các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực và từng khu vực có thể tận dụng các lợi thế này hay không, và ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ra sao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh bền vững có tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Barney, 1991; Cantele & Zardini, 2018; Nguyễn Đức Khương & Phạm Trường Thi, 2022). Những yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh bền vững như thương hiệu, quy mô doanh nghiệp, đổi mới... đều có thể mang lại những ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Các nghiên cứu này tập trung vào các khu vực của các nước phát triển, không nghiên cứu vào các lĩnh vực khác nhau của các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Về mặt lí thuyết, các nghiên cứu phát triển từ lí thuyết gốc bao gồm lý thuyết phát triển dựa trên nguồn lực và lí thuyết cạnh tranh – và sau đó là một số lí thuyết khác như khan hiếm nguồn lực - đã chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh được cấu thành bởi các nhân tố như khả năng tài chính, khả năng đổi mới… Tuy nhiên, trong bối cảnh của các nước có nền kinh tế có đặc điểm của nước đang chuyển đổi mô hình, lại vừa mới nổi, vấn đề quản trị quan hệ (với các cơ quan quản lý nhà nước hoặc khách hàng) cũng cần xem xét. Liệu nó có phải là nhân tố cấu thành đến lợi thế cạnh tranh bền vững không, hay có tác động đến kết quả kinh doanh hay không? Đây là một trong những khoảng trống nghiên cứu cần được đề cập đến. Một mặt khác, vấn đề trách nhiệm xã hội cũng là khía cạnh được thảo luận đến. Những nghiên cứu gần đây cho rằng nó là lí thuyết gốc, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng nó góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo xu hướng bảo vệ môi trường. Vậy trách nhiệm xã hội có cấu thành nên lợi thế cạnh
  12. 2 tranh và sau đó tác động đến kết quả kinh doanh hay không cũng là một khoảng trống cần tìm hiểu. Bên cạnh đó, nhánh các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trở thành động lực phát triển của nhiều quốc gia. Chuyển đổi các mô hình kinh doanh cũng như phát triển lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển cho nhóm doanh nghiệp này nhận được nhiều sự quan tâm của các nghiên cứu (Porter, 1990; Teece & Pisano, 1994; Newbert, 2007; Marques & Ferreira, 2009; Fonseka & cộng sự, 2013). Những nghiên cứu này đánh giá trên nhiều khía cạnh như xây dựng cơ bản, thực phẩm, vận chuyển… và đã đưa ra nhiều hàm ý chính sách để hỗ trợ chính doanh nghiệp trên. Theo hiểu biết của tác giả, các nhánh nghiên cứu về từng ngành đang để lại một khoảng trống đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản – do thị trường bất động sản các nước phát triển có nhiều thông tin hơn. Những vấn đề cần được đánh giá về ảnh hưởng của lợi thế theo quy mô, thời gian hoạt động hay quản trị mối quan hệ - vốn được cho là có ảnh hưởng lớn đến nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản – chưa được kiểm chứng. Như vậy, đây là khía cạnh thứ hai về mặt lí thuyết – xem xét những đóng góp về lí thuyết nguồn lực hay lý thuyết khan hiếm. Về khía cạnh thực tiễn, khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam bao gồm 6 tỉnh ven biển với đường ven biển dài tới 670km từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có những lợi thế về vị trí địa lý cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực đáng kể để phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành thủy sản, du lịch, logistics, bất động sản... Các nhân tố then chốt, đột phá để phát triển nền kinh tế khu vực bao gồm: là cầu nối miền Bắc và miền Nam với các trục đường Bắc Nam chạy qua, phía Tây giáp Lào thuận tiện buôn bán qua các cửa khẩu, vùng biển rộng lớn, dân cư đông đúc,... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế trên, Bắc Trung Bộ còn có nhiều thử thách. Đó là thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, nạn cát bay cát chảy ven biển & chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề môi trường biển gần đây. Bắc Trung Bộ chiếm 15% dân số toàn quốc nhưng số doanh nghiệp chỉ chiếm 5,5% (Lê Vũ Sao Mai, 2017). Thêm vào đó, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021 riêng tại Nghệ An, trong số 16.300 doanh nghiệp thì có đến hơn 10 nghìn doanh nghiệp giải thể. Điều này cho thấy, doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn về các yếu tố nguồn nhân lực, công nghệ cốt lõi, vốn huy động... ảnh hưởng không tích cực đến với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ còn đối mặt với những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực trong khi các điều kiện tự nhiên khá giống nhau (Phạm Việt Bình & Phạm Tấn Phát, 2020).
  13. 3 Thị trường bất động sản ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; khi nó góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa hiện đại hóa, thu hút nhiều vốn đầu tư cũng như tạo ra nhiều cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống của người dân. Mặc dù thị trường bất động sản tại Bắc Trung Bộ mới được hình thành & còn non trẻ so với các thị trường bất động sản trong khu vực & thế giới nhưng thị trường bất động sản tại Bắc Trung Bộ lại được đánh giá là có tiềm năng với các điều kiện thuận về mặt tự nhiên & đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung toàn khu vực. Bản thân khu vực Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế đệm, có năng lực cạnh tranh không mạnh như các vùng khác (như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh) về vốn, về nhân lực nhưng lại có lợi thế cạnh tranh về du lịch biển. Tổng số doanh nghiệp bất động sản của khu vực này chỉ chiếm 1/12 tổng số doanh nghiệp bất động sản cả nước, nhưng số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này thì lại chiếm đến 42% tổng số doanh nghiệp (Đậu Vĩnh Phúc & Bùi Ngọc Quỳnh, 2021; Nguyễn Hải Dương & Hoàng Văn Hoa, 2021; Phạm Việt Bình & Phạm Tấn Phát, 2020). Đối diện với những mặt tích cực thì thị trường bất động sản Bắc Trung Bộ cũng gặp không ít những thử thách như nhu cầu về nhà ở sinh hoạt của nhân dân phức tạp; sự mất cân đối cung – cầu dẫn đến tâm lý nhà đầu tư hay thay đổi; các chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước... Điều đó cũng dẫn tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản Bắc Trung Bộ tồn tại khá ít các doanh nghiệp, quy mô chỉ tập trung vào mức vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy rất ít các doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể duy trì lâu dài hay phát triển lên thành quy mô vừa và lớn hơn. Một phần các doanh nghiệp này phải đối mặt với nhiều khó khăn nói trên. Một phần tác động nữa bởi nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng một lúc, các doanh nghiệp này yêu cầu cần có những yếu tố đặc biệt để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường Xuất phát từ những cơ sở mang tính thực tiễn và lý luận nói trên, đề tài: “Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ” đã được lựa chọn để nghiên cứu. Mụ cứ hỏ cứ 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mụ cứ 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các cấu phần và mức độ ảnh hưởng của các cấu phần đó tới lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.
  14. 4 Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, tổng quan lý thuyết về lợi thế cạnh tranh bền vững, kết quả hoạt động, và xác định các nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Thứ hai, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao những nhân tố tác động tích cực và hạn chế những nhân tố tác động tiêu cựu đến đến kết quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh bền vững, đồng thời cải thiện hệ thống quản lý trong các doanh nghiệp BĐS khu vực Bắc Trung Bộ. hỏ cứ 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau được thiết lập: Câu hỏi 1: Lý thuyết nền tảng nào sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ? Câu hỏi 3: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện như thế nào trong các doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ? Câu hỏi 4: Hàm ý chính sách nào cần được đưa ra để tạo lập và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp BĐS tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ? Đố tượ phạ cứ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đố tượ cứ 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ. Cũng chính vì đối tượng nghiên cứu này nên luận án không nghiên cứu các thông tin chung về sản phẩm BĐS, đặc điểm thị trường, qui luật cung cầu, xu hướng tiêu dùng, các đặc điểm kết quả hoạt động của doanh nghiệp: số lượng doanh nghiệp có lãi/thua lỗ, tình hình hàng tồn kho, tỷ lệ lợi nhuận, năng suất lao đông chung, các vấn đề về môi trường, các kết quả đổi mới sáng tạo….
  15. 5 Phạ cứ 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, nghiên cứu tại 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Lý do lựa chọn khu vực này: (1) đây là khu vực có lợi thế không quá lớn tại Việt Nam. Khu vực này chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, đồng thời có lượng di dân nông thôn lớn (ra các thành phố lớn ở miền Bắc và miền Nam) nên các lợi thế bị giảm đi nhiều. Tuy vậy, vùng Bắc Trung Bộ có chi phí thuê mặt bằng khá rẻ, và có lợi thế về đường giao thông, đặc biệt là đường biển rất lớn. (2) khu vực Bắc Trung Bộ nhận được nhiều ưu đãi về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ - mà ngành bất động sản lại là một trong những ngành kinh doanh đột phá của nhiều nền kinh tế. Khu vực này cũng chịu ảnh hưởng ít nhất của dân nhập cư, đồng thời các chính sách về phát triển kinh tế cũng được đẩy mạnh. Vì vậy, đây là khu vực sẽ thể hiện những lợi thế cạnh tranh lớn, không giống với các khu vực khác tại Việt Nam. Về mặt thời gian, nghiên cứu sinh nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2021. Năm 2011 là năm các doanh nghiệp không còn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước (trong gói kích cầu 1 tỷ đô la của chính phủ Việt Nam). Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải tự tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình và của khu vực để tồn tại và phát triển. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà chính phủ Việt Nam bắt đầu đưa ra những chính sách đặc thù cho lĩnh vực bất động sản. Lĩnh vực này được tiếp cận với nhiều nguồn vốn và đầu tư khác nhau (các ngân hàng thương mại, đầu tư tư nhân, đầu tư nhà nước, vốn FDI. Kế cấ củ đề 4. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 3 phần chính với kết cấu như sau: Phần mở đầu gồm: Tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu, câu hỏi cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của Luận án. Phần nội dung gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương này sẽ trình bày các nhóm công trình nghiên cứu trước về phạm vi nghiên cứu của luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Các khái niệm; cơ sở lý thuyết gốc; mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Chương này trình bày hệ thống các khái niệm và cơ sở lý luận về các nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cũng đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
  16. 6 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày nội dung cơ bản về thiết kế; quy trình nghiên cứu, giải thích các bước nghiên cứu; cũng thang đo và bảng hỏi, mẫu điều tra và cách thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày các kết quả phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Chương 5: Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách. Trong chương này sẽ trình bày các thảo luận về kết quả nghiên cứu cũng như đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cũng trình bày những đóng góp và hạn chế của đề tài Phần kết luận: Tổng kết lại kết quả của nghiên cứu và các phụ lục, trích dẫn.
  17. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh Tính chất của lợi thế cạnh tranh đã phát triển theo thời gian từ lợi thế so sánh (comparative) đến độc quyền (monopolistic) và khác biệt (differential). Teece và cộng sự (1997) đã xây dựng ba mô hình làm sáng tỏ vấn đề làm thế nào để các doanh nghiệp đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh. Mô hình đầu tiên về cách tiếp cận của áp lực cạnh tranh đã được phổ biến rộng rãi bởi Porter (1985) nhưng thực sự bắt nguồn từ mô hình cấu trúc – vận hành – kết quả hoạt động của ngành. Mô hình thứ hai sử dụng các công cụ lý thuyết trò chơi và nhìn nhận kết quả cạnh tranh như là một chức năng giữ cân bằng trong đầu tư chiến lược, chiến lược giá cả, tín hiệu và kiểm soát thông tin (Teece & cộng sự, 1997). Cách tiếp cận thứ ba được gọi là quan điểm dựa vào nguồn lực. Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ tạo ra kết quả hoạt động ở cấp độ doanh nghiệp cho chủ sở hữu. Trong nghiên cứu này đề cập đến cách tiếp cận thứ ba, doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh các nguồn lực thỏa mãn tiêu chí VRIN (Eisenhardt & Martin, 2000). O’Shannassy (2008), Azeem & cộng sự (2021) cho rằng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là việc doanh nghiệp đó có thể duy trì được một vị thế bền vững đối với các đối thủ trong cùng ngành hoặc là doanh nghiệp đó có thể triển khai một chiến lược tạo lập giá trị mà đối thủ cạnh tranh hiện tại hay trong tương lai gần không thực hiện hay bắt chước được. Quan điểm này khẳng định rằng nếu một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ đương nhiên mang lại cho doanh nghiệp kết quả hoạt động vượt trội nhưng điều ngược lại thì không phải lúc nào cũng đúng (Newbert, 2008; Yasa & cộng sự, 2020). Và như vậy, kết quả hoạt động của doanh nghiệp nên được xem như là kết quả của việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tạo lập lợi thế cạnh tranh. Hay nói cách khác, lợi thế cạnh tranh chính là tiền tố của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (O’Shannassy, 2008). Từ những quan điểm nêu trên về lợi thế cạnh tranh, có thể thấy có những cách tiếp cận khác nhau về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Dù vậy, cốt lõi từ các định nghĩa trên cho thấy một doanh nghiệp khi sở hữu những nguồn lực nhất định mà từ đó có thể giúp doanh nghiệp xây dựng nên các chiến lược, các phương cách hoạt động hay các giá trị mà các đối thủ cạnh tranh trong ngành không thể hay rất khó để bắt chước để từ nền tảng đó tìm kiếm lợi thế trên thị trường tức là doanh nghiệp đó đã sở hữu những lợi thế cạnh tranh nhất định (Singh & cộng sự, 2019).
  18. 8 Trên góc độ về trách nhiệm xã hội, có nhiều nghiên cứu lại cho rằng lợi thế cạnh tranh của công ty có thể là các thuộc tính mang lại giá trị trực tiếp cho khách hàng, từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, tính năng... cho tới các giá trị gián tiếp như quy trình sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo hệ sinh thái, không làm hại môi trường (Gonzalez-Benito, 2005) hay hoặc đảm bảo sự phát triển bền vững của khách hàng trong thời gian trới (Ceglinski và cộng sự, 2017). Lợi thế cạnh tranh có thể “tĩnh” (không thay đổi) theo thời gian (Chaharbaghi và Lynch, 1999); nhưng cũng có thể là “động” (là sự đổi mới trong môi trường kinh doanh đầy biến động và là điều kiện tiên quyết quyết định lợi thế cạnh tranh) (Burns, 2008, Miotto & cộng sự, 2020) và bao gồm cả các yếu tố cả bên trong và bên ngoài (Barney, 1991). Các học giả và nhà quản lý kinh doanh thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh như một bước chiến lược quan trọng trong việc tạo ra kết quả hoạt động vượt trội của công ty (Kaleka, 2017). Như vậy, có thể cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là các giá trị mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng – từ giá trị trực tiếp đến gián tiếp – khiến khách hàng mua hàng của doanh nghiệp thay vì mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Trong lợi thế cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình hoặc các nguồn lực được tạo ra (như lợi thế về đất đai, địa điểm, nhân lực…) để tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại tận dụng vị thế cạnh tranh về độc quyền hoặc về giá để tạo ra lợi thế cho riêng mình, và vì thế ảnh hưởng đến sự bình đẳng của các doanh nghiệp trong ngành (Teece và cộng sự, 1997; Bowonder và cộng sự, 2010). Điều này hình thành nên quan điểm lợi thế cạnh tranh bền vững. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh bền vững Từ những năm 90 của thế kỷ 20, lợi thế cạnh tranh bền vững đã được các nhà nghiên cứu chiến lược xem như là một phương pháp tối ưu hoá thế mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường & duy trì kết quả hoạt động trong thời gian dài. Định nghĩa & các nhân tố cấu thành lợi thế cạnh tranh bền vững ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. • Tổng quan về lợi thế cạnh tranh bền vững Khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững đã được thảo luận rộng rãi bởi nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu điều tra các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và tác động đến lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) của một công ty, chẳng hạn như trình độ trí tuệ (Hsu & Wang, 2012), đổi mới (Barrett & Sexton, 2006) hoặc năng lực năng động (Bow- man & Ambrosini, 2003; Easterby-Smith & Prieto, 2008; Macher
  19. 9 & Mowery, 2009; Pandza & Thorpe, 2009; Arsawan & cộng sự, 2022). Tuy nhiên, những nghiên cứu này hiếm khi đi sâu phân tích mức độ tác động cũng như thang đo cụ thể của từng nhân tố tác động lên lợi thế cạnh tranh bền vững. Ở một khía cạnh khác, Ma (2000) lại cho rằng “thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững là một thuật ngữ quan hệ”. Nó thể hiện sự tương quan giữa các nhân tố tác động lên lợi thế cạnh tranh bền vững và lợi thế cạnh tranh xuất phát từ các nguồn lực chính của doanh nghiệp thì mới được gọi là bền vững (Tracey & cộng sự, 1999; Teece, 2016; Maury & cộng sự, 2018; Pei & cộng sự, 2020). • Tổng quan về yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững Wernerfelt (1984), Dierickx & Cool (1989); Mahoney & Pandian (1992); Amit & Schoemaker (1993) khi tiến hành những nghiên cứu về quản trị chiến lược đã nhận thấy khả năng & nguồn lực của công ty cho phép họ tạo ra tỷ suất lợi nhuận vượt trội & tích luỹ để tối ưu lợi nhuận so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững. Cùng bảo vệ quan điểm đó, trong nghiên cứu của mình Barney (1991) đề xuất ý kiến rằng các nhà quản trị chiến lược nên xác định và đưa ra chiến lược quản lý các tiềm năng của doanh nghiệp hiệu quả để duy trì lợi thế cạnh tranh khó sao chép và mang lại lợi nhuận siêu thường trong thời gian dài. Mặc dù, kết quả của các nghiên cứu khác nhau tuy nhiên, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp & khả năng đổi mới là các nhân tố được chứng minh có sự tác động đến lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Các nghiên cứu về quản trị chiến lược khác cũng đã ghi nhận sự đóng góp đáng kể của các nhóm nhân tố như: trách nhiệm xã hội (Javed & cộng sự, 2017; Rivera, Muñoz & Moneva, 2017; Pei & cộng sự, 2020), khả năng tài chính và đổi mới (Čater & Čater, 2009; Ling, 2013; Monteiro & cộng sự, 2017; Arsawan & cộng sự, 2022). Nghiên cứu thực nghiệm khảo sát tại nhiều doanh nghiệp cho thấy tồn tại sự khác nhau giữa các nhóm nhân tố cấu thành lợi thế cạnh tranh bền vững phụ thuộc mỗi khu vực kinh tế và thuộc từng nhóm ngành khác nhau được đưa vào nghiên cứu. Biện minh cho những lập luận trên, Penrose (1959); Barney (1991, 1994) chứng minh rằng sự khác biệt của các nhóm nhân tố tác động là sự không đồng nhất giữa khả năng và nguồn lực được tích luỹ tại các công ty. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng việc thực hiện những chiến lược tập trung vào các nhóm nhân tố cấu thành sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị không trùng lặp, nổi trội hơn đối thủ trên cùng phân khúc thị trường và có khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài.
  20. 10 Bernal & de Nieves (2018); Azeem & cộng sự (2021) đi sâu hơn vào việc phân tích các nhóm nhân tố cấu thành đến lợi thế cạnh tranh bền vững, tác giả đề cập đến việc đầu tư đáng kể vào hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một xu thế thu hút và thúc đẩy các nguồn lực vô hình bên trong doanh nghiệp như: sự đổi mới, văn hoá doanh nghiệp… và nguồn lực vô hình bên ngoài doanh nghiệp như: thương hiệu, công chúng… từ đó tạo dựng được lợi thế riêng biệt và độc nhất trên thị trường. Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một nhân tố mới có cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững đó là sự đổi mới. Kianto & cộng sự (2013); Ling (2013), Miotto & cộng sự, (2020) cho rằng khả năng đổi mới là nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh vượt trội của doanh nghiệp. Thêm vào đó, bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm rằng đổi mới dẫn đến lợi thế cạnh tranh (hiệu suất mạnh hơn) đã được chỉ ra bởi Lengnick (1992) & Rothwell (1992). Người ta đã lập luận rằng khả năng đổi mới phân biệt thành công hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển kém thành công hơn (Thống kê Canada, 1994). Theo Calantone & cộng sự (2002), Hult & cộng sự (2004), Isobe & cộng sự (2004), Pratono & cộng sự (2019) thì khả năng đổi mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với hoạt động của một tổ chức. Đổi mới được coi là tài sản chiến lược vì nó cấu thành nên lợi thế cạnh tranh và giúp cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Kalmuk & Acar, 2015). Do vậy, khả năng đổi mới thường được coi là phương tiện quan trọng để đạt được hiệu suất vượt trội trong các môi trường rất cạnh tranh (Lyon & Ferrier, 2002). Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sự đổi mới, lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những khái niệm và quá trình được kết nối với nhau, mối quan hệ qua lại của chúng đã được nghiên cứu và phân tích rộng rãi (Marques & Ferreira, 2009; Yasa & cộng sự, 2020; Azeem & coohj sự, 2021; Arsawan & cộng sự, 2022). Fonseka & cộng sự (2013) đề cập đến khả năng tài chính như là một tài sản vô hình nhưng ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh và là nhân tố chính định hình lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Một khả năng tài chính được quản lý tốt hỗ trợ các công ty huy động đủ vốn từ các nguồn trong nước hoặc bên ngoài để quản lý chi phí hoạt động đầu tư của họ, đáp ứng các kỳ vọng đa dạng của nhiều bên liên quan bao gồm nhân viên, cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp và môi trường (Fonseka & cộng sự, 2013; Freeman, 1984; Zou & cộng sự, 2010; Na & cộng sự, 2019, Mahdi & cộng sự, 2019). Các nghiên cứu thực nghiệm khác về dựa trên nguồn lực cũng đã đã lập luận rằng lợi thế cạnh tranh bền vững dựa trên sự khác biệt hoá sản phẩm và dẫn đạo chi phí có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2