intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC”

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

345
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử; Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC”

  1. Đề tài NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ QÚA TRÌNH GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM .. 4 1.1 Những nét chính về WTO .................................................................................... 4 1.2 Vai trò của WTO ................................................................................................. 5 1.3 Các nguyên tắc của WTO .................................................................................... 6 1.4. Những lý do của tự do hoá thương mại ............................................................... 6 1.5. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam .............................................. 9 1.5.1 Cam kết đa phương ....................................................................................... 9 1.5.2 Cam kết về thuế nhập khẩu ......................................................................... 11 1.5.3 Cam kết về mở của thị trường dịch vụ ................................ ......................... 11 CHƯƠNG II: HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM ................................................................. 13 2.1. Tình hình nông sản xuất khẩu của Việt Nam. ................................ .................... 13 2.2. Các cam kết và Lộ trình cắt giảm thuế hàng nông sản của Việt Nam ................. 15 CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM....... 16 3.1 Thách thức ......................................................................................................... 16 3.1.1.Thách thức của việc cắt giảm thuế và mở cửa thị trưởng đối với sản xuất nông nghiệp.................................................................................................................. 16 3.1.2 Thách thức đối với việc xoá bỏ trợ cấp đối với hàng nông sản ..................... 17 3.2 Biện Pháp tháo gỡ................................................................ .............................. 17 3.2.1 Đối với chính phủ - những biện pháp mang tầm vĩ mô ................................ 17 3.2.2 Đối với doanh nghiệp .................................................................................. 19 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 19 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Ngày 7/11/2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) diễn ra Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương m ại Thế giới (WTO). Vào n gày 28/11, Quốc hội đã thông qua Ngh ị định thư gia nh ập WTO của VN. Và Theo quy đ ịnh của WTO, 30 ngày sau khi tổ chức này nhận được thư phê chuẩn Hiệp đ ịnh gia nhập WTO của Quốc hội Việt Nam, nước ta sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức n ày. Tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nước ta đứng trước những cơ hội lớn như sau: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và d ịch vụ ở tất cả các nước th ành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành d ịch vụ m à các nước mở cửa theo các Ngh ị định thư gia nhập của các nước này, không b ị phân biệt đối xử; Với việc ho àn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ ch ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nư ớc ta ngày càng được cải thiện. Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế b ình đ ẳn g như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách th ể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào n ền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn; Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo ph ương châm: Việt Nam mong muốn là b ạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, h ợp tác và phát triển. Tuy nhiên, đối tư ợng chịu tác động mạnh nhất khi Việt Nam gia nhập WTO là nông dân vì có đến h ơn 2/3 h ộ gia đ ình làm nông nghiệp. Nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nư ớc ta có thể sẽ gặp không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng phần lớn người dân nước ta nh ưng cùng với đó sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển. 3
  4. Với mục đích làm rõ h ơn những thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO từ đó đề ra những giải pháp cụ thể. Vì lý do trên nên tôi chọn đề tài: “NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC” CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ QÚA TRÌNH GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM 1 .1 Những nét chính về WTO Tổ chức Thương m ại Thế giới (WTO) ra đời từ các cuộc đàm phán; tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đ àm phán. WTO được th ành lập vào năm 1995 nhưng hệ thống th ương mại của nó thì đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ nay. Năm 1948, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương m ại (GATT: General Agreement on Tarrifs and Trade”) đ ã đ ề ra hàng lo ạt các quy đ ịnh cho hệ thống th ương mại. Vào tháng năm 1998, tại Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ hai tổ chức tại Gienevơ, hệ thống này đ ã kỷ niệm 50 năm ngày ra đ ời của m ình Nói một cách đơn giản, WTO là nơi đề ra những quy tắc thương m ại giữa các quốc gia trên quy mô th ế giới hoặc gần như toàn thế giới. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả... Có nhiều cách nhìn nh ận khác nhau về WTO. Nó là một tổ chức để tự do hoá thương mại; là diễn đàn để các chính phủ đàm phán các hiệp định thương mại; là n ơi để họ giải quyết tranh chấp thương m ại. Nó điều h ành hệ thống các quy tắc thương m ại. Trước tiên, WTO là một khuôn khổ để đàm phán: WTO là diễn đ àn, nơi các quốc gia th ành viên thương lượng giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương m ại giữa họ. Bước giải quyết tranh chấp đầu tiên là th ảo luận. WTO ra đời từ các cuộc đ àm phán và tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua còn đường đ àm phán. Các hoạt động mà WTO đang xúc tiến hiện nay chủ yếu xuất phát từ những cuộc đàm phán diễn ra từ năm 1986 đến 1994, mang tên Vòng đàm phán Urugoay, và từ những cuộc đ àm phán trước đó trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương m ại (GATT). Hiện nay, WTO đang tổ chức các cuộc đàm phán mới trong khuôn khổ “chương trình phát triển Doha” được khởi xư ớng từ năm 2001. Đối với những nước phải đối mặt với những rào cản trong thương mại và muốn hạ th ấp các rào cản n ày, thì đ àm phán góp phần thúc đẩy tự do hoá thương m ại. Tuy 4
  5. nhiên, WTO không ch ỉ tập trung vào mục tiêu tự do hoá thương mại, trong một số trường hợp, WTO còn đ ề ra những quy đ ịnh ủng hộ việc duy trì rào cản th ương mại, ví dụ như trong trư ờng hợp bảo vệ ngư ời tiêu dùng hay ngăn chặn sự lan tràn của một dịch bệnh nào đó. Th ứ hai WTO là tập hợp các quy tắc: Nòng cốt của tổ chức là các hiệp định WTO đư ợc phần lớn các quốc gia thương m ại trên th ế giới đ àm phán và ký kết. Những văn bản này tạo th ành quy tắc pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế. Đó chủ yếu là nh ững cam kết cơ bản ràng buộc các chính phủ thực thi chính sách thương m ại trong khuôn khổ đ ã thoả thuận. Mặc dù do các chính phủ đàm phán và ký kết, song mục tiêu của những cam kết này là giúp các nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ cũng như các nhà xuất, nhập khẩu triển khai các hoạt động của mình, đồng thời vẫn cho phép chính phủ các nư ớc đáp ứng được những mục tiêu xã hộ i và môi trư ờng. Mục tiêu trọng tâm của hệ thống là giúp trao đổi thương mại đư ợc tự do nhất trong khi vẫn tránh được những tác động không mong muốn. Đó một phần là xoá bỏ những rào cản. Đó còn là việc đảm bảo cho các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ hiểu biết về những quy định thương mại hiện hành trên thế giới và cho họ lòng tin là sẽ không có sự thay đổi chính sách đột ngột. Nói cách khác, các qui định phải “minh bạch” và dự đoán trư ớc được. WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp: Đây chính là ho ạt động quan trọng thứ ba của WTO. Quan hệ thương mại thường làm n ảy sinh những lợi ích mâu thuẫn nhau. Tất cả các hiệp định, kể cả những hiệp đ ịnh đ ã được các nước th ành viên WTO đàm phán một cách kỹ lưỡng đều cần phải được diễn giải. Cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đưa ra một thủ tục trung gian dựa trên cơ sở pháp lí đã thoả thuận. Đây chính là mục tiêu của quá trình giải quyết tranh chấp nêu trong các Hiệp định của WTO. 1 .2 Vai trò của WTO Hiện nay, WTO có 150 th ành viên và 29 thành viên đan g đàm phán (trong đó có Việt Nam). WTO là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Liên hợp quốc có 192 thành viên. WTO là 179 thành viên. Số th ành viên của WTO hầu như đã là thành viên của Liên hợp quốc. Ðây là sân chơi mà cả thế giới ch ơi. Nếu chúng ta đứng n goài thì chúng ta sẽ không tham gia đư ợc vào sân chơi điều tiết toàn bộ ngành thương mại thế giới, chiếm 85% thương m ại h àng hóa, 90% thương m ại dịch vụ toàn cầu. WTO quyết định hoạt động kinh tế, thương m ại, đầu tư của toàn cầu. WTO có m ột bộ nguyên tắc khổng lồ điều tiết to àn bộ hoạt động kinh tế, thương m ại, trong đó có năm nguyên tắc lớn: minh bạch hóa chính sách (rõ ràng, minh 5
  6. b ạch, cụ thể, dễ dự đoán để giúp các nhà doanh nghiệp nắm được, thực hiện kinh doanh. Nếu nói thông thoáng (không có luật) thì không phải, luật phải rõ ràng, minh b ạch, trước khi ra luật mới phải thông báo cho các doanh nghiệp biết và dự đoán được, chuẩn bị làm ăn). Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (đối xử cho nư ớc này không kém hơn đối xử của nước thứ ba). Không phân biệt đối xử. Ðối xử quốc gia (dành cho doanh nghiệp nước ngoài đối xử không kém h ơn đối xử doanh nghiệp trong nước). Mở cửa thị trường h àng hóa, dịch vụ giúp cho thương mại toàn cầu phát triển, kinh tế phát triển. WTO có khoảng 18 hiệp định lớn và 1 bộ quy tắc. 18 h iệp định: hiệp định về thuế quan (GATT), dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, trị giá hải quan, hiệp định về vấn đề hàng nông nghiệp, chống bán phá giá, chống trợ cấp, hiệp đ ịnh về cấp phép nhập khẩu, kiểm tra hàng trước khi xếp, kiểm dịch động thực vật, quy tắc xu ất xứ, một số hiệp định khác; rào cản th ương m ại (TBT). To àn bộ quy tắc gói gọn trong 30 vạn trang. Ðây là b ộ quy tắc khổng lồ, giúp điều tiết toàn bộ thương m ại toàn cầu. 1 .3 Các nguyên tắc của WTO * Không phân biệt đối xử: không một n ước nào đư ợc có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác thương m ại của mình (nghĩa là phải d ành cho họ một cách công bằng qui chế “đối xử tối huệ quốc” hay còn gọi là quy chế MFN) cũng nh ư không đư ợc phân b iệt đối xử giữa h àng hoá, dịch vụ và người nước ngo ài (ngh ĩa là ph ải d ành cho họ quy chế “đối xử quốc gia”); * Tự do h ơn: xoá bỏ rào cản thông qua con đường đ àm phán. * Dự đoán trước đ ược: phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngo ài rằng sẽ không áp dụng một cách tuỳ tiện các rào cản thương mại (gồm h àng rào thuế quan và phi thuế quan); mức thuế quan và các cam kết mở cửa thị trường được “ràng buộc” tại WTO. * Cạnh tranh hơn: hạn chế những biện pháp thương m ại không lành m ạnh như trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá, nghĩa là bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm nhằm mục đích chiếm thị phần; * Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển: cho họ một thời hạn dài và linh động h ơn, cùng một số đặc quyền thương mại. 1 .4. Những lý do của tự do hoá thương mại Quan điểm kinh tế về một hệ thống thương m ại mở trên cơ sở những nguyên tắc được thoả thuận đa biên tương đối đơn giản và chủ yếu xuất phát từ xu hướng chung của thương mại. Không những thế, nó còn được ủng hộ bởi thực tiễn thương m ại thế giới và sự tăng trư ởng kinh tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thuế quan đối với hàng công nghiệp đã giảm nhanh chóng và hiện nay trung b ình ở dư ới mức 6
  7. 5% tại các nước phát triển. Trong vòng 25 n ăm sau chiến tranh thế giới thứ hai, tăng trưởng kinh tế thế giới đạt mức bình quân 5%/năm, một phần là nhờ việc giảm bớt các rào cản thương m ại. Thương mại thế giới tăng trưởng với tốc độ nhanh h ơn, với tỷ lệ trung bình kho ảng 8% trong giai đoạn nói trên. Số liệu thống kê cho th ấy có một mối liên hệ không thể phủ nhận giữa tự do hoá thương m ại và tăng trưởng kinh tế. Theo học thuyết kinh tế, mối liên hệ này được lý giải một cách hết sức khoa học. Tất cả các nước, kể cả các nước ngh èo đ ều có những nguồn lực như nhân lực, công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, tài chính mà họ có thể khai thác để sản xuất hàng hoá và d ịch vụ phục vụ thị trường nội địa hoặc nước ngoài. Khoa học kinh tế cho thấy chúng ta có thể thu lợi khi hàng hoá và dịch vụ được thương mại hoá. Nói m ột cách đ ơn giản, nguyên tắc “lợi thế so sánh” chỉ ra rằng các n ước làm giàu trước tiên bằng cách tận dụng các nguồn lực sẵn có đ ể tập trung sức lực vào những lĩnh vực mà họ có điều kiện sản xuất tốt nhất, tiếp đến bằng cách trao đổi những sản phẩm này lấy những sản phẩm m à những nước khác có thể sản xuất với những điều kiện tốt nhất. Nói cách khác, chính sách thương m ại tự do hay chính sách đảm bảo cho h àng hoá và d ịch vụ tự do lưu thông là làm gia tăng cạnh tranh, khuyến khích khả năng sáng tạo và tạo ra thành công. Chính sách thương m ại tự do này giúp người ta thu đư ợc thêm nhiều lợi nhuận từ việc sản xuất ở điều kiện tốt nh ất, với kế haọch hoàn hảo nhất và giá thành th ấp nhất. Tuy nhiên, thành công trong thương m ại không phải là một hiện tượng tĩnh. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hoàn hảo đối với một sản phẩm nào đó có thể trở nên kém cạnh tranh hơn một doanh nghiệp khác khi th ị trường phát triển hay khi công ngh ệ mới cho phép tạo ra những sản phẩm với giá rẻ hơn và chất lượng tốt h ơn. Nhà sản xuất đ ược khuyến khích thay đổi để tự thích nghi từng bước và tránh b ị tổn thất. Họ có thể tạo ra các sản phẩm mới, tìm thấy cơ hội làm ăn mới trong lĩnh vực hoạt động sẵn có của mình hay lao vào một lĩnh vực ho àn toàn m ới mẻ. Kinh nghiệm cho thấy khả năng cạnh tranh cũng có thể chuyển từ nước này sang nước khác. Một nước có nhiều điều kiện thuận lợi nhờ giá nhân công rẻ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có th ể bị mất khả năng cạnh tranh đối với một số h àng hoá và d ịch vụ với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhờ tác dụng khuyến khích của việc mở cửa nền kinh tế, nước này có thể lại trở nên cạnh tranh đối với h àng hoá hay dịch vụ khác. Nói chung, đây là một quá trình d ần dần. Tuy nhiên, ý định từ chối đương đ ầu với thách thức m à các mặt hàng nh ập khẩu có khả năng cạnh tranh đặt ra vẫn tồn tại dai dẳng. Và chính phủ các nước giàu có th ể 7
  8. b ị cám dỗ bởi các biện pháp b ảo hộ nhằm có được lợi thế về mặt chính trị ngắn hạn thông qua việc trợ cấp, đề ra những thủ tục hành chính rắc rối, viện cớ vì các mục đ ích chung hợp pháp như gìn giữ môi trường hay bảo vệ người tiêu dùng nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước Bảo hộ làm cho các nhà sản xuất trong nước trở n ên cồng kềnh, không hiệu quả, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm lỗi thời hoặc kém hấp dẫn. Và cuối cùng, m ặc dù được nh à nước bảo hộ và trợ cấp, các nh à máy vẫn phải đóng cửa và cắt giảm việc làm. Nếu chính phủ các nước khác trên thế giới cũng áp dụng những chính sách tương tự th ì thị trư ờng sẽ bị thu hẹp và ho ạt động kinh tế thế giới sẽ trở n ên trì trệ. Một trong những mục tiêu mà chính phủ các nước theo đuổi tại các cuộc đ àm phán WTO là ngăn chặn để không bị trượt vào vòng xoáy bảo hộ, vốn được xem là một biện pháp đi ngược lại với mục đích m à các quốc gia thành viên đang tìm kiếm Lợi thế so sánh Giả sử rằng nước A giỏi hơn nước B về chế tạo ô tô và nước B làm bánh mì ngon h ơn nước A (các nhà lý lu ận cho rằng so sánh như vậy là kh ập khiễng). Rõ ràng, vì lợi ích của mình, A sẽ chuyên vào việc sản xuất ô tô còn B chuyên vào việc làm b ánh mì, sau đó hai bên trao đổi sản phẩm với nhau. Đây là ví dụ về lợi thế tuyệt đối. Nhưng điều gì xảy ra nếu một nước không có thế mạnh trong bất cứ một lĩnh vực n ào? Vậy thì thương m ại có gạt bỏ tất cả các nhà sản xuất của nư ớc này ra khỏi thị trường không? Theo Ricardo thì không. Điều n ày được lý giải bằng nguyên tắc lợi th ế so sánh. Theo nguyên tắc n ày, các nước A và B luôn luôn mong muốn trao đổi thương m ại với nhau, ngay cả khi A giỏi về mọi mặt. Nếu A là một nước sản xuất ô tô rất giỏi và chỉ là một nước sản xuất bành mì tương đối giỏi, A sẽ luôn mong muốn đầu tư vào lĩnh vực mà mình giỏi hơn cả - nghĩa là sản xuất ô tô - và xuất khẩu ô tô sang B, nước tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực m à mình nắm rõ nh ất - n ghĩa là làm bánh mì - và bán sản phẩm đó sang A, cho dù B làm bánh không giỏi bằng A. Như vậy thương mại vẫn có lợi cho cả hai bên. Một nước không cần phải giỏi trong lĩnh vực n ào mới có thể tận dụng đư ợc thương m ại. Đó là lợi thế so sánh. Học thuyết này do nhà kinh tế học Đavi Ricardo tìm ra. Đây là một trong những học thuyết được nhiều nh à kinh tế chấp nhận nhất. Học thuyết n ày cũng gây ra nhiều nhầm lẫn nhất đối với giới kinh tế không chuyên vì họ luôn nhầm học thuyết này với lợi thế tuyệt đối. Chẳng hạn chúng ta thường nghe nói rằng một số nước chẳng có lợi thế so sánh nào cả. Thực tế, điều này không bao giờ xảy ra. 8
  9. 1.5. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 1 .5.1 Cam kết đa phương Theo kết quả đ àm phán, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy đ ịnh mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đ ang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh. Các cam kết chính trong vấn đề đa phương là: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn 31/12/2018. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh đư ợc với đối tác n ào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ ch ế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ ch ế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta b ị coi là nền kinh tế phi thị trường. Về dệt may, các th ành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO (riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp b ị cấm đối với h àng d ệt may thì một số nư ớc có thể có biện pháp trã đũa nhất định). Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng d ệt may của nước ta. Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nh ập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may). Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hư ởng một số quy đ ịnh riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với lo ại hỗ trợ m à WTO quy đ ịnh phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì đư ợc ở mức không quá 10% giá trị sản lư ợng. Ngoài m ức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào kho ảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp đư ợc WTO cho phép nên ta đư ợc áp dụng không hạn chế. Về quyền kinh doanh (quyền xuất nhập khẩu h àng hóa): Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngo ài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như n gười Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương m ại 9
  10. nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt h àng nh ạy cảm khác mà ta ch ỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm). Cam kết của Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nư ớc ngo ài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ kh ai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, DN và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm nh ư dư ợc phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí… Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, các thành viên WTO đồng ý cho ta th ời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc b iệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO. Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phấn trăm. Đối với bia, sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm. Đối với doanh nghiệp nhà nư ớc (DNNN), doanh nghiệp thương m ại nhà nư ớc, cam kết trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt dộng DNNN. Tuy nhiên, nhà nư ớc với tư cách là một cổ đông được can thiệp b ình đ ẳng vào hoạt động của DN như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của DNNN không phải là mua sắm Chính phủ. Về tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại DN: Điều 52 và 104 của Luật DN quy đ ịnh một số vấn đề quan trọng có liên quan đ ến hoạt động của công ty TNHH và Công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại diện ít nhất là 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có th ể vô hiệu hóa quyền của bên góp đ a số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này tro ng điều lệ công ty Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một DN nhà nư ớc được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đ àm phán được cho hai mặt h àng này là rất cao. Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm. Về cam kết thực hiện minh bạch hóa, n gay từ khi gia nhập Việt Nam sẽ công bố dự th ảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành đ ể lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc góp ý và sửa 10
  11. đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí, trang tin điện tử của bộ, ngành. Một số cam kết liên quan khác: thu ế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản ph ẩm khác. Về đa phương, Việt Nam còn đ àm phán một số vấn dề đa phương khác như b ảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đ ến thương m ại, các biện pháp hàng rào k ỹ thuật trong thương mại… Với nội dung n ày, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập. 1 .5.2 Cam kết về thuế nhập khẩu Mức cam kết chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế b ình quân toàn biểu đư ợc giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện h ành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 n ăm. Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng h ơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các m ặt h àng trọng yếu, nhạy cảm đối với n ền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy… vẫn duy trì được m ức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng ch ế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Bên cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng d ầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải. Cam kết của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO (giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp). Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia mộ t số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 n ăm đối với ngành thiết bị máy b ay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Về hạn ngạch thuế quan, bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. 1 .5.3 Cam kết về mở của thị trường dịch vụ Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành kho ảng 110 ngành. Về mức độ cam 11
  12. kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo h iểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân h àng và ch ứng khoán, để sớm kết thúc đ àm phán, ta đ ã có một số bước tiến nhưng nh ìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều ph ù hợp với đ ịnh hướng phát triển đ ã được ph ê duyệt cho các ngành này. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước n goài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngo ài ra, công ty nư ớc ngoài tuy đư ợc phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngo ài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta ch ỉ cho phép n gân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần. Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các ty thăm dò, khai thác tài n guyên. Bảo lưu được một danh mục các dịch vụ d ành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa b ờ… Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đ ăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dịch vụ viễn thông, Việt Nam có thêm một số nhận nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngo ài đ ể cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với h ạ tầng mạng (phải thu ê m ạng do DN Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và n ới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các các doanh nghiệp nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đ ã đ ược cấp phép). Dịch vụ phân phối, về cơ b ản giữ được như BTA, tức là khá ch ặt só với các nước m ới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập DN 100% vốn nước n goài là như BTA (1/1/2009). Th ứ hai, tương tự như BTA, ta không m ở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dư ợc phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm nh ư sắt thép, xi m ăng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. DN có vốn đầu tư nước 12
  13. ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ th ể. Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa K ỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập. Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngo ài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngo ài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 n ăm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân h àng Việt Nam (không quá 30%). Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước n goài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều so với BTA. Ngoài ra không m ở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản. CHƯƠNG II HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2 .1. Tình hình nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam là nước đất chật, người đông, bình quân đ ất canh tác chỉ có 0,3 ha/hộ. Nhưng, nước ta có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đ ược xếp hạng trên th ế giới: gạo (có lúc xếp thứ 2, có lúc thứ 3 thế giới); cà phê (đứng thứ 2 thế giới), tiêu (số 1 th ế giới), điều (số 2 thế giới), chè chúng ta có sản lượng đứng thứ 8 thế giới, hải sản, thủy sản cũng được xếp thứ 8, 9 thế giới. Tuy nhiên các m ặt hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng trong h àng xu ất khẩu đạt thấp. Ví d ụ cụ thể như sau: Chất lư ợng trái cây ngoại nhiều khi không ngon bằng trái cây Việt Nam, nhưng vẫn được chấp nhận và lấn lướt trái cây nội địa. Chẳng hạn cam sành Bến Tre hương và vị thơm ngon không thua kém cam Mỹ, giá chỉ 25.000 đồng/kg, trong khi đó cam Mỹ giá 45.000 đồng/kg, nhưng không phải ai cũng dùng cam sành. Tương tự, trên 13
  14. các qu ầy trái cây, sầu riêng Thái Lan vẫn chiếm giữ số lư ợng lớn mặc dù giá và vị n gon vẫn không hơn sầu riêng Cái Mơn. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng nhì thế giới, nhưng theo biểu giá của Australian Commodity Statistics 2005, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 6 nước xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá 218USD, trong khi đó, Thái Lan vừa đứng đầu về số lượng, vừa có giá cao hơn Việt Nam 60,33 USD/tấn. Cao nhất là Úc xu ất với giá 509,9 USD/tấn. Sở dĩ Chất lượng hàng nông sản Việt Nam bị như trên là do các lý do sau: Cây và giống cây chất lượng kém Nếu nói về sự thế yếu của trái cây, ngo ài năng lực hạn chế trong việc xây dựng thương hiệu, làm marketing, kh ả n ăng xúc tiến xuất khẩu… thì nguyên do nữa là bị th ả nổi về cây giống. Nhà nước không có chính sách rõ ràng và không có hệ thống sản xuất và cung ứng giống. Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã tạo ra nhiều giống lúa tốt, hạt gạo Việt Nam sản xuất ra không thua kém gạo các nước, th ành công của Việt Nam là đã tạo được giống lúa cực sớm, và thành công lớn nhất là đã tạo thành công giống lúa cao sản. Th ế nhưng thị trường gạo chất lượng cao trên thế giới vẫn do Thái Lan, Úc nắm giữ. Nguyên do, theo chính các nhà khoa học thừa nhận, các chủng lúa sản xuất ra cứ được mặt này thì mất mặt kia: cao sản thì thân yếu dễ ngã, dễ rụng, còn chất lượng thơm ngon th ì nhiều lép, cuống dai, kháng bệnh kém, dễ bị sâu rầy, b à bên cạnh đó là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến. Thói quen chỉ thấy cái lợi trước mắt đã khiến người người sản xuất không chịu tuân thủ quy trình sản xuất và sử dụng cây giống. Một cây giống sản xuất ra theo đúng quy trình trong nhà lưới, lồng kính có giá thành đắt gấp đôi, gấp ba cây nhân nhân thông thường ngoài trời, khiến người sản xuất giống thấy lợi đã làm, mà người mua thì ham rẻ mặc dù vẫn biết rằng chất lượng kém. Chính vì vậy mà lâu ngày cây thoái hóa, nhiễm bệnh, chất lượng quả ngày càng sụt giảm, thua trái cây ngoại là đương nhiên, những nguyên nhân khác như công tác nhân giống không được đồng lo ạt, dẫn đến chậm trễ việc nhân rộng diện tích cây trồng. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa tới với người nông dân. Nông dân chưa hưởng đ ược chính sách ưu đ ãi, mà phải mua giống với giá cao, nhưng lúa thu hoạch bán ra vẫn theo giá lúa b ình thường. Vì vậy người trồng đã không m ặn mà với chương trình giống mới. Kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch yếu kém Công nghệ sau thu hoạch không được coi trọng nên việc thất thoát rất lớn, khiến giá thành của sản phẩm không thể hạ thấp. Cây lúa là thế mạnh của nông sản xuất khẩu, 14
  15. nhưng hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, lúa chín rục mới được thu hoạch. Thu hoạch xong ph ơi luôn ngoài đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, th ất thoát sau thu hoạch của lúa Việt Nam từ 10% đến 17%, có khi lên đến đến 30%! Chưa có đầu tàu để dẫn dắt người nông dân Có một điều dễ thấy, là hiện nay, những chủng loại trái cây nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long nh ư sầu riêng Chín hóa, Bưởi da xanh Hai Hoa, xoài cát Thanh Sơn… hầu hết đ ều do người nông dân tự mày mò, rồi tự nhân giống lấy, chứ không phải của các viện nghiên cứu hay các nhà khoa h ọc tạo ra. Những thành quả đó là đ áng ghi nhận, nhưng nếu thiếu sự tác động của Nh à nước là đã bỏ qua cơ hội để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đó là điều lý giải vì sao ch ỉ với 260.000ha, nhưng trái cây Thái Lan đi kh ắp thế giới, Tóm lại trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập, Việt Nam chỉ có con đư ờng duy nhất là đầu tư công ngh ệ cho nông dân, bên cạnh đó là có một chiến lược b ài bản và bàn tay tổ chức của Nh à nước. Chiến lược trong sản xuất và xuất khẩu nông sản tốt nhất nên b ắt đầu từ chính sách từ trên xuống. Chỉ có cách n ày mới tạo ra một nền công nghiệp thực sự trong nông n ghiệp. Chính vì sự thiếu chiến lược tổng thể đó mà nền sản xuất nông nghiệp vẫn cứ manh mún, nhỏ lẻ và rời rạc như những mảnh vườn của ngư ời nông dân. Những m ảnh vư ờn muôn màu sắc đem lắp ghép lại không thể thành bức tranh muôn màu, m à chỉ làm nổi rõ hơn sự pha tạp. 2.2. Các cam kết và Lộ trình cắt g iảm thuế hàng nông sản của Việt Nam - Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hư ởng một số quy định riêng của WTO d ành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ m à WTO quy đ ịnh phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì đư ợc ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4 .000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép n ên ta đư ợc áp dụng không h ạn chế. - Thu ế suất cam kết cuối cùng đối với các mặt hàng của ta trong WTO là 13,4%, giảm so với mức hiện hành là 23%. Lộ trình giảm thuế này của ta là 3-5 năm, có m ặt hàng 7 -11 năm. 15
  16. - Đối với hàng nông sản, thuế suất cam kết cuối cùng là 21%, m ức cắt giảm so với h iện h ành là 10,6%. So với tổng thể mức thuế tôi nói ở trên là 23%, nông sản là 10,6%, chứng tỏ đã có một sự quan tâm nhất định về bảo hộ h àng nông sản. - Mặt h àng nông sản nào hiện có thuế suất 40 -50%, ví dụ một số mặt h àng nông sản chế biến thì sẽ phải giảm xuống, có mặt hàng cắt giảm ngay. Ví d ụ thuế hiện hành của cá và sản phẩm cá là 29,3% thì thuế tại thời điểm gia nhập là 29,1%, còn thuế suất cam kết cuối cùng là 18 ,1% và thời hạn cắt giảm kéo dài tới 5 năm. Hay th ịt bò giảm từ 20% xuống 14% sau 5 năm, thịt lợn từ 30% xuống 15% sau 5 năm, sữa nguyên liệu giảm khi gia nhập là 20%, nhưng thuế cuối cùng là 18% sau 2 năm, sữa th ành ph ẩm giảm 30% xuống 25% sau 5 năm.. CHƯƠNG 3 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 3 .1 Thách thức 3 .1.1.Thách thức của việc cắt giảm thuế và m ở cửa thị trưởng đối với sản xuất nông nghiệp - Việc giảm thuế nhập khẩu h àng nông sản theo thỏa thuận với Mỹ mà trước hết là th ịt bò, thịt heo, thì sản phẩm trong nước cạnh tranh sẽ rất khó khăn, bởi giá thành chăn nuôi trong nước hiện rất cao. Chưa kể hàng loạt mặt h àng nông sản chế biến từ 16
  17. nhiều nước khác, nhất là từ Trung Quốc sẽ khiến nông sản nước ta cũng khó "địch" nổi ngay trên sân nhà. Trong lĩnh vực sản phẩm chăn nuôi có thể gặp khó khăn, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong nước sẽ khó cạnh tranh lại với các sản phẩm cao cấp của Mỹ. Riêng đối với thịt gà của các doanh nghiệp trong nước sẽ thua lớn, bởi vì vì ưu th ế lớn nh ất của Mỹ là chỉ tiêu thụ phần ức gà, còn lại là xuất khẩu nên giá thành rẻ. Ngư ời nuôi bò, heo thì có th ể "sống" cầm chừng vì ngư ời tiêu dùng hiện chưa quen với việc sử dụng thịt heo, bò đông lạnh. Tuy nhiên, không phải bây giờ chúng ta mới mở cửa thị trường, cạnh tranh. Ta đ ã tham gia AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN từ năm 1996; đã ký BTA - Hiệp đ ịnh thương m ại Việt-Mỹ) với Mỹ; tham gia Hiệp định tự do hóa thương m ại ASEAN-Trung Quốc, đặc biệt trong hiệp định này ta có những cam kết song phương với Trung Quốc để giảm thuế rất nhiều mặt h àng nông sản chưa chế biến xuống 0%. Th ực tế, chưa tính đến hội nhập thì nhiều mặt hàng nông sản của các nư ớc đ ã sang VN, nông sản VN cũng đã cạnh tranh được và nông sản "ngoại" chưa lấn át được. Vấn đề là giúp cho nông dân phát triển được những vùng sản xuất h àng hóa để nâng cao sức cạnh tranh, tìm thị trường cho họ, giảm chi phí khác hay giúp họ công nghệ sau thu ho ạch 3 .1.2 Thách thức đối với việc xoá bỏ trợ cấp đối với hàng nông sản Theo cam kết đa phương của VN trong các phiên đàm phán gia nhập WTO, các trợ cấp xuất khẩu đối với h àng nông sản sẽ phải được bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên, với cam kết này, các mặt hàng nông sản Việt Nam cũng hầu như không có ảnh hưởng vì các hỗ trợ từ phía Nhà nư ớc để giữ giá, trữ h àng đều đã được bỏ từ nhiều năm trư ớc. Hình thức hỗ trợ xuất khẩu còn lại hiện nay là thưởng xuất khẩu nhằm khuyến khích doanh nghiệp tìm được thị trường mới, mặt hàng m ới... cũng được Bộ Thương m ại thông báo xóa bỏ trong năm nay do vậy việc cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu thật ra không ảnh hưởng nhiều đến các loại h àng nông sản. 3 .2 Biện Pháp tháo g ỡ 3 .2.1 Đối với chính phủ - những biện pháp mang tầm vĩ mô Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và d ễ bị tổn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế nông sản. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Đo àn đàm phán đ ã kiên trì và th ận trọng trong việc mở cửa thị trường nông sản. Mặc dầu vậy, nông n ghiệp vẫn là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh khá lớn, nhất là trong điều kiện nông n ghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất 17
  18. kém, ch ất lượng sản phẩm không cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động th ấp. Để giải quyết vấn đề này ph ải thực hiện theo 2 hướng: Một là: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ; đưa các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, yêu cầu đ ào tạo không cao về nông thôn; phát triển các làng nghề sản xuất tiểu thủ công n ghiệp và dịch vụ; hình thành các th ị trấn, thị tứ mới ở nông thôn. Đây là hướng phát triển quan trọng nhất. Hai là: Tăng ngân sách đ ầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trư ớc đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đ ầu tư phát triển thuỷ lợi, giao thông nông thôn. Nh à nước hỗ trợ việc xây dựng h ệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, tạo điều kiện điều tiết lượng hàng hoá lưu thông trên th ị trường nhằm ổn định giá cả, phát triển chợ nông thôn. Đầu tư m ạnh vào việc phát triển, cải tạo các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nông dân có sự hỗ trợ giá từ ngân sách nh à nước. Phát triển và tổ chức lại hệ thống khuyến nông trên cả 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã và h ợp tác xã. Phát triển các doanh nghiệp, các hợp tác xã cổ phần sản xuất nông nghiệp và kinh doanh d ịch vụ ở nông thôn, thông qua đó mà thúc đẩy quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, bảo đảm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư cho nông dân. Khuyến khích nông dân trở thành cổ đông của các doanh n ghiệp và các hợp tác xã cổ phần, là đồng sở hữu các nhà máy chế biến nông sản, b ảo đảm thu nhập của nông dân và cung cấp ổn định nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hỗ trợ phù hợp với quy tắc WTO Để hội nhập WTO một cách hiệu quả, trước hết, Nhà nước cần có ngay chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Hỗ trợ theo lối mới, phù hợp với quy tắc chung của WTO. Cụ thể, Nh à nước cần chăm lo phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn (như đư ờng sá, điện, thủy lợi), ứn g dụng công nghệ mới, cung cấp thông tin thị trường, phát triển nguồn nhân lực... Một trong những tín hiệu khá lạc quan là đang có nhiều doanh nghiệp lập chương trình tiếp sức cho nông dân. Hệ thống siêu thị bán sỉ Metro đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm củ a 12 nhà sản xuất nông sản ở TP.HCM. Đây là kết quả từ đ ơn đặt hàng của UBND TP.HCM trong việc hỗ trợ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông 18
  19. nghiệp th ành phố. Cục Bảo vệ thực vật cũng phối hợp với Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGGPS) triển khai chương trình huấn luyện nông dân sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất tốt (GAP) dành cho nông dân 22 tỉnh thành phía Nam, nh ằm giúp nông dân nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Hội Nông dân VN tổ chức chương trình tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo cơ hội cho nông dân nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong đó giải thưởng "Trâu vàng đất Việt" lần đầu tiên được xây dựng trên tất cả các lĩnh vực, sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp được xem là bước tiến lớn trong việc tạo thương hiệu cho nông sản VN. 3 .2.2 Đối với doanh nghiệp Theo lý thuyết của lợi thế sơ sánh, Các Doanh nghiệp Việt Nam nên tập chung vào các ngành có th ế mạnh như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo...tiếp tục phát huy tác dụng do khả năng tiếp cận thị trường mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở đó, mà là chúng ta phải chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay chúng ta đang ph ải đối mặt lao động d ư thừa, ứ đọng trong nông thôn. Giải quyết vấn đề này b ản thân một m ình nông nghiệp không làm được, m à đòi hỏi cả khu vực công nghiệp và d ịch vụ phát triển để hút lao động ra, tạo thuận lợi cho tích tụ đất đai, sản xuất hàng hoá lúc đó nông nghiệp mới có thể tăng được năng lực cạnh tranh và có lợi nhuận cao. KẾT LUẬN Tóm lại, toàn cầu hoá là một tất yếu khách quan và Việt Nam không phải là ngo ại lệ. Khi VN gia nh ập WTO, những lợi ích tiềm năng bao gồm nh ư mở rộng thị trường cho những mặt h àng xu ất khẩu truyền thống nh ư nông nghiệp và thu ỷ sản, 19
  20. đồng thời VN có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những xử kiện vô lý như là cá ba sa giữa Việt Nam và M ỹ. Khi là thành viên của WTO, VN sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài đồng thời cũng có tiếng nói cùng với 149 nước khác khi WTO thảo luận các quy chế mới của WTO. Tuy nhiên thách thức đối với nông nghiệp và phát triển n ông thôn, đặc biệt là đối với xoá đói giảm ngh èo là rất lớn. VN vẫn là một nước 69% lực lượng lao động vẫn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 45% dân số sống tại nông thôn sống dưới mức n ghèo. Những thách thức lớn nh ư là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của VN thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc VN không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi... là những điểm không thể một sớm một chiều giải quyết được mà cần thời gian và hỗ trợ của các b ên để giảm thiểu những rủi ro n ày. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ mong muốn bày tỏ những hiểu biết một cách khái quát nhất về tổ chức thương mại thế giới WTO và những thách thức m à hàng nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tham gia từ đó chúng ta có những giải pháp thích hợp để khắc phục và chủ động hơn khi tham gia vào thị trường toàn cầu này. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2