Đề Tài: Phân tích chiến lược tiếp thị cho game CrossFire (CF) của VTC Intecom trong giai đoạn năm 2011-2012
lượt xem 60
download
CrossFire, được gọi tắt là CF. Đây là Game thuộc thể loại game thông thường (Casual Game), không dựa trên cốt truyện sẵn có, được phát triển từ game Counter Stike 1.6 – 1 trong 5 game E-sports. Được sản xuất và phát triển bởi NEOWIZ (Hàn Quốc). Là một trò chơi trực tuyến mang tính chiến thuật đồng đội rất cao. Game được tung ra thị trường Việt Nam vào năm 2008.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Tài: Phân tích chiến lược tiếp thị cho game CrossFire (CF) của VTC Intecom trong giai đoạn năm 2011-2012
- BỘ VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH *** Đề Tài: Phân tích chiến lược tiếp thị cho game CrossFire (CF) của VTC Intecom trong giai đoạn năm 2011-2012 TP. HỒ CHÍ MINH 2012
- *MỤC LỤC* Trang Mục lục Các thuật ngữ và chữ viết tắt Tài liệu Tham Khảo Chương I: Giới thiệu về Công Ty VTC Intecom và sản phẩm game CrossFire(CF)………………………………………………………………..4 Giới thiệu về Công ty VTC 1.1 Intecom………………………………….4 Các lĩnh vực kinh doanh chủ 1.2 lực……………………………………...5 Giới thiệu về Game CF.... 1.3 …………………………………………….5 Chương II: Tình hình Công ty VTC Intecom……………………………......6 Tình hình bên trong…………………………………………………...6 2.1 2.1.1 Tình hình bên ngoài……………………………………………...……7 2.1.2 Đối thủ cạnh tranh…………………………………………………….7 Chương III: Chiến lược tiếp thị……………………………………………...8 3.1 Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu………………………...8 3.1.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu………………………………………...8 3.1.2 Khách hàng mục tiêu…………………………………………………8 3.2 Mục tiêu tiếp thị……………………………………………………… 8 3.3 Các chiến lược tiếp thị………………………………………………..8 3.3.1 Sản phẩm……………………………………………………………...9 3.3.2 Định giá……………………………………………………………….9 3.3.3 Phân phối……………………………………………………………...9 3.3.4 Khuyến mãi……………………... …………………………………..10
- Chuương IV: Một số chiến lược tiếp thị của VTC Game 4.1 Chiến lược truyền thông……………………………………………..11 4.1.1 Quảng cáo trên Internet……………………………………………...11 4.1.2 Quảng cáo trên tivi…………………………………………………..11 4.2 Chiến lược PR……………………………………………………….12 4.2.1 Tổ chức các giải đấu thường niên…………………………………...12 4.2.2 Tổ chức các sự kiện………………………………………………….12 4.2.3 Cập nhật các phiên bản mới………………………………………… 13 4.2.4 Tổ chức buổi offline………………………………………………… 13 4.2.5 Tổ chức các phòng máy chơi game miễn phí……………………….14 Chương V: Tổng Kết……………………………………………………...14 Phiếu nhận xét CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT - Game thủ: người chơi game chuyên nghiệp, gắn bó thân thiết với game. - MTV: một thành viên. - CCU: số người online cùng 1 lúc trên 1 server. - CĐ: cao đẳng. - ĐH: đại học. - MMORPG: trò chơi nhập vai trực tuyến. - CF: crossfire.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Cơ Cấu Ngành của VTC; www.intecom.vtc.vn - Tình hình game Việt năm 2011; www.diendan.zing.vn - Chỗ đứng cho game 3D năm 2011; http://game.genk.vn - Lịch sử hình thành và phát triển của VTC Intecom; - www.intecom.vtc.vn - Thông tin game CF; www.cf.vtc.vn - Tổng hợp về Marketing; www.tailieu.vn - Nguyễn Minh Tuấn(2011); Phân Tích Đánh Giá Chiến Lược Doanh Nghiệp Tập Đoàn Viễn Thông VTC; www.tainguyenso.vnu.edu.vn; CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VTC INTECOM VÀ GAME CROSSFIRE 1.1 Giới thiệu về công ty VTC Intecom 1.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Công nghệ và nội dung số (tên viết tắt VTC Intecom). Công ty TNHH MTV VTC Công nghệ và Nội dung số với tên gọi ban đầu là Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin được thành lập và chính thức đi vào hoạt động tháng 1 năm 2006.
- Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ thông tin là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)- được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV VTC công nghệ và nội dung số theo quyết định số 809/QĐ-VTC ngày 13/7/2011 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty VTC. Công ty TNHH MTV VTC Công nghệ và nội dung số hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và nội dung số, cung cấp các dịch vụ nội dung số trên hạ tầng internet, viễn thông- là một trong những đơn vị đi đầu và đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển nền công nghiệp nội dung số Việt Nam, góp phần thực hiện Đề án của Chính phủ “ Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông”. 1.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chủ lực 1.2 Giới thiệu về game CrossFire(CF) CrossFire, được gọi tắt là CF. Đây là Game thuộc thể loại game thông thường (Casual Game), không dựa trên cốt truyện sẵn có, được phát triển từ game Counter Stike 1.6 – 1 trong 5 game E-sports. Được sản xuất và phát triển bởi NEOWIZ (Hàn Quốc). Là một trò chơi trực tuyến mang tính chiến thuật đồng đội rất cao. Game được tung ra thị trường Việt Nam vào năm 2008.
- Tham gia chơi CrossFire, người chơi trong cùng một bản đồ sẽ chia ra làm hai nhóm, để thi đấu với nhau cho đến khi tìm ra đội chiến thắng, tùy vào điều kiện mà bản đồ đó đề ra, có thể thực hiện một nhiệm vụ nào đó hoặc tìm cách chiến thắng nhóm đối phương. Phần thưởng cho mỗi ván đấu là điểm GP (đơn vị tiền tệ trong Game) mà nhờ đó người chơi có thể sử dụng để thuê hoặc mua trang thiết bị cho nhân vật của mình tùy theo số lượng GP mà người đó kiếm được trong các trận đấu. Ngoài ra sau mỗi ván đấu, người chơi còn nhận được một số điểm kinh nghiệm tương ứng với số điểm đạt được trong ván cũng như dựa vào đội của người chơi thắng hay thua để tăng cấp bậc. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH CÔNG TY VTC INTECOM 2.1 Tình hình bên trong * Thuận lợi: Từ khi thành lập vào cuối năm 2006, VTC Intecom liên tục đạt mức tăng trưởng 300% mỗi năm. Đến năm 2015, ông Cường cho biết VTC Intecom đặt mục tiêu sẽ đạt mốc 2 tỷ USD, có 10.000 nhân viên, trong đó sẽ có khoảng 1.000 triệu phú USD sau khi công ty cổ phần hóa. Với VTC Game, năm 2009 được đánh giá là năm thành công. Ở thể loại webgame, VTC Game nổi bật ở tựa game Linh Vương, Vua Pháp Thuật; đồng thời đưa về thị trường 2 game hay là Atlantica Online và BoomSpeed… VTC Game đã tập trung nguồn lực cho việc nghiên cứu – phát triển, thông qua mối liên hệ với các nhà phát triển game lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận công nghệ… Sau hơn một tháng ra mắt tại Hàn Quốc, webgame Linh Vương đã có những thành công bước đầu, với 2 cụm máy chủ thu hút trên 100.000 tài khoản, xét về doanh số lẫn CCU thậm chí còn tốt hơn tại Việt Nam. Đối với một thị trường khó tính như Hàn Quốc, đây là sự khởi đầu khả quan.
- Được sự đỡ đầu của công ty mẹ là Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam. * Khó khăn: Trang thiết bị vật chất, công nghệ và trình độ con người còn thấp. Chưa theo kịp với nước ngoài nên khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý. Bị lệ thuộc vào nhà cung cấp từ nước ngoài, game bị lỗi và tình trang hack tràn lan. Chưa đáp ứng được nhu cầu của người chơi, dịch vụ chăm sóc khách hàng yếu kém. 2.2 Tình hình bên ngoài Năm 2009, thị trường game online Việt Nam để lại nhiều dấu ấn quan trọng: số lượng game ra mắt nhiều hơn các năm, thể loại phong phú hơn (bao gồm webgame, MMORPG và casual game); thêm doanh nghiệp tham gia thị trường; bắt đầu có sự xuất hiện của game do doanh nghiệp trong nước phát triển; và nhà phát hành Việt Nam tham gia thị trường quốc tế (VTC Game phát hành game online tại Hàn Quốc, Campuchia và Lào)… Ngành game vẫn tiếp tục tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010 với tỷ lệ khoảng 60%. Trong số khoảng 50 game đang có mặt tại thị trường Việt Nam, gần 50% được đưa ra trong 2010 chứng tỏ mức độ thu hút của thị trường. Game đã được xã hội dần dần chấp nhận như là một hình thức giải trí phổ biến, ít bị chỉ trích và phê phán như khoảng thời gian 2-3 năm trước. Năm 2011 là năm đã được dự đoán sẽ khá khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh game lẫn các game thủ, khi ngay từ nửa cuối 2010 việc phát hành game mới đã phải ngừng lại. Trong suốt năm 2011 hầu như chúng ta không đón nhận thêm game chính thống nào ra mắt. Tuy nhiên, doanh thu của thị trường nước nhà lại không hề sụt giảm. Theo thống kê
- cuối năm của đơn vị uy tín Niko Partners, ngành game Việt vẫn giữ vững vị trí là thị trường lớn nhất Đông Nam Á với doanh thu cao hơn tất cả các nước khác trong khu vực. Game 3D sẽ thống lĩnh thị trường trong năm 2011 so với game 2D sau một thời gian thống lĩnh thị trường khá dài từ năm 2009 đến cuối năm 2010. CF hiện đang thống lĩnh thi trường game thể loại bắn sung tại Việt Nam sau sự sụp đỗ của game cùng loại là Biệt Đội Thần Tốc do VinaGame phát hành. Cầu hơn Cung không chỉ trong nước mà cả thị trường trong khu vực. 2.3 Đối thủ cạnh tranh: Trong thị trường game Việt Nam hiện tại thì đối thủ cạnh tranh của VTC Game không ai khác là Vinagame. VTC Game và Vinagame đã chiếm 80% thị trường game Việt Nam. Trong tương lai thì VTC Game sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các game nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam tiêu biểu là game Sudden Attack – chơi cùng với cộng đồng game thủ Đông Nam Á của DzoGame CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ 3.1 Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu 3.1.1 Mục tiêu tiếp thị Việc thực hiện nghiên cứu chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện những yếu điểm của việc tiếp thị hiện tại, giúp gia tăng lợi nhuận và đồng thời mở rộng thị trường. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Game CroosFire(CF) của VTC Intecom trên lĩnh vực tiếp thị trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012. 3.1.1 Thị trường mục tiêu: Tập trung vào khách hàng ở các thành thị, các khu đông dân cư có thu nhập ổn định trên toàn quốc. 3.1.2 Khách hàng mục tiêu: Đối với các nhà phân phối, tiệm internet thì cần có chính sách khuyến mãi, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí,… Đối với người chơi cần tạo điều kiện thuận lợi để chơi game. 3.3 Các chiến lược tiếp thị Chiến lược tiếp thị là chiến lược được sử dụng để đưa hàng ra thị trường và tiêu thụ một cách tốt nhất. 3.3.1 Product (Sản phẩm hàng hóa): Sản phẩm gồm những thứ hữu hình có thể sờ được như điện thoại hoặc vô hình không sờ được như là dịch vụ. Diện mạo của sản phẩm tiếp thị bao gồm các chi tiết đặc điểm của một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt và làm cách nào nó có liên quan đến nhu cầu và sự cần thiết đến người dùng cuối cùng. Phạm vi của một sản phẩm thường bao gồm cung cấp các thành phần cộng thêm như bảo hành, và các dịch vụ khác. Đối với game online cụ thể hơn là game CF thì sản phẩm ở đây là loại hình dịch vụ. Dịch vụ giải trí thế giới ảo này giúp cho người chơi có cảm nhận khác biệt về 1 thế giới mới mà ở đó họ có thể nhập vai vào 1 nhân vật, cầm những vũ khi trên tay như thật ở ngoài đời và bắn vào đối phương là người chơi khác. Nó mang đến cảm giác thụ vị cho người chơi và làm họ say mê vào nhân vật ảo này. Và khi nhân vật này đã trở thành 1 thói quen trong cuộc sống của họ thì những game thủ này khó có thể bỏ game. Sản phẩm game chú trọng tới: - Công dụng: nâng cao giái trị chơi game để giải trí sảng khoái tinh thần.
- - Chất lượng: game không bị lỗi, hack; an toàn với máy tính người chơi. - Đồ họa, thiết kế: bắt mắt, đẹp; dễ thao tác tùy chọn trong game. - Dung lượng: gọn nhẹ, dễ cài đặt và cập nhật. Có 1 sản phẩm hữu hình đi theo game dịch vụ vô hình đó là thẻ nạp tiền vcoin. - Thẻ vcoin cần dễ mua, nhiều mệnh giá lựa chọn. 3.3.2 Pricing (Định giá): là tiến trình để đi đến việc định giá cho một sản phẩm, gồm cả việc bán giảm giá, hạ giá. Không nhất thiết phải là tiền mặt, nó có thể là bất kỳ thứ gì có thể đem ra trao đổi cho một sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: thời gian hay sự quan tâm. - Thẻ nạp tiền vcoin đa dạng về mênh giá: 20.000đ; 50.000đ; 100.000đ; 200.000đ; 300.000đ và 500.000đ. - Tiền vcoin trong game sẽ được dùng để mua các trang thiết bị hỗ trợ như: súng, giáp,đồ phụ trợ,…Các sản phẩm trong game sẽ được định giá 1 cách hợp lý dựa theo chi phí, thu nhập của người dân và đối thủ cạnh tranh. 3.3.3 Placement hay distribution (Vị trí - Phân phối): là việc làm sao cho sản phẩm đến được với khách hàng. Ví dụ như vị trí điểm bán có thuận lợi cho khách mua hàng hay không, vị trí sản phẩm có thuận tiện lọt vào tầm mắt của khách hay không... Đôi khi nó còn có nghĩa là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa được bán ra. Ví dụ bán trên mạng hay bán ở các cửa hàng sỉ, cửa hàng lẻ... bán ở tỉnh hay thành phố bán cho nhóm đối tượng nào (thanh niên, gia đình, hay thương nhân). - Hiện nay ở các tiệm nét hầu hết đều có game CF của VTC game trừ một số nơi cấm các game bạo lực như: Tp. HCM,…cho thấy game CF được rất nhiều người chơi. - Game CF cũng được tải về máy 1 cách dễ dàng tại trang: http://www.go.vn/download
- - Thẻ nạp tiền vcoin cho người chơi cũng rất dễ mua tại các tiệm net. Đồng thời các kênh phân phối thẻ nạp chính thức của VTC cũng đã có mặt khắp các tỉnh thành. Không những thế để tạo tối đa cho người chơi game ở nhà và công sở vào những giờ giải lao thì VTC đã liên kết với các ngần hàng như: Sacombank, Vietcombank, Vietinbank,…và các nhà cung cấp viễn thông khác như: Viettel, mobifone, vinafone để khách hàng dễ dàng hơn trong việc nạp thẻ vcoin. 3.3.4 Promotion (Khuyến mãi): Bao gồm cả quảng cáo, bán giá khuyến khích, làm cho mọi người chú ý đến, bán riêng cho khách và liên hệ đến nhiều phương pháp trong việc đánh bóng sản phẩm, thương hiệu hoặc công ty. - VTC Game đã rất chú trọng đến việc quảng cáo trên các thông tin đại chúng như: Internet, tivi,…để giới thiệu đến người chơi. - Đối với các người chơi mới thì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như: điểm kinh nghiệm, vũ khí,… - Vào các dịp lễ như: 30/4; 1/5; 2/9;… thì VTC đã có những chính sách khuyến mãi vcoin, giảm giá vcoin khi mua đồ trong game để thu hút mọi người sử đụng thẻ vcoin. CHƯƠNG IV MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ CỦA VTC GAME 4.1 Chiến lược truyền thông 4.1.1 Quảng cáo trên Internet: Internet đã trở thành phương tiện giúp việc truyền đạt, trao đổi thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp hành tinh diễn ra nhanh chóng và cực kỳ tiện ích vì vậy việc quảng cáo trên Internet cực kỳ quan trọng. Mọi thông tin về game cũng như nhà phân phối, nhà sản xuất đều được đăng tải lên đây đầy đủ. Các thông báo, chương trình khuyến mãi đều được nhà phân phối đưa lên trang chủ để truyền tới người đọc. Các trang mà VTC Game đang đăng quảng cáo về game CF: VTC New, VTC ebank, VTC Intecom.
- * Điểm mạnh: Quảng cáo trên Internet chi phí thấp. Đa dạng nội dụng, hình ảnh sống động. Dễ dàng thay đổi quảng cáo, thông tin. * Điểm yếu: Chỉ quảng cáo ở 1 số trang nhất định làm cho những khách hàng tiềm năng khó biết tới. Quảng cáo có thể bị xâm hại. Khách hàng dễ hiểu nhầm nếu thông tin không được rõ. 4.1.2 Quảng cáo trên tivi: Là phương tiện truyền thông đã có từ rất lâu và rất phổ biến trong nhân dân. Hầu hết nhà nào cũng đều có. Đây chỉ là 1 chiến lược quảng cáo trong 1 thời gian ngắn. * Điểm mạnh: Đây được xem là một lợi thế vì VTC Game là công ty con của Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam-VTC. Phát song trên các kênh như: VTC1, VTC2, VTC3,… Thông tin có thể được truyền tải đến nhiều người cùng 1 lúc. * Điểm yếu: Chi phí cao, chỉ thực hiện trong 1 thời gian ngắn. 4.2 Chiến lược PR 4.2.1 Tổ chức các giải đấu thường niên: Thi đấu là yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ môn thể thao cũng như game nào. Tại các giải đấu các game thủ có dịp so tài khả năng điêu luyện của mình trong game. Cũng như chứng tỏ thực lực bản thân. Tùy vào địa điểm tổ chức giải đấu mà ta sẽ quyết định quy mô của giải đấu. Nên tổ chức ở nơi đông dân cư, gần các trương đại học.
- * Điểm mạnh: Thu hút được nhiều game thủ từ các nơi đến tranh tài. Tạo sự hấp dẫn quyết liệt trong game. Có thể đánh giá tạm thời sự thu hút của game trong thời gian hiện tại. * Điểm yếu: Chi phí cho 1 lần tổ chức khá cao. Không tổ chức rộng rãi ở nhiều nơi. 4.2.2 Tổ chức các sự kiện trong game: Sự kiện sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người trong khoảng thời gian nhất định vì thế phải thường xuyên tổ chức các sự kiện để người chơi cảm thấy thú vị khi chơi game. * Điểm mạnh: Các sự kiện được tổ chức thường xuyên. Đông đảo game thủ quan tâm. * Điểm yếu: Nội dung của sự kiện chưa thật sự đa dạng. Còn nhiều bất cập về giải thưởng. 4.2.3 Cập nhật các phiên bản mới: Cập nhật phiên bản giúp sửa lỗi các vấn đề trong game cũng như chống hack đồng thời tạo các tính năng, vũ khí, map và các thể loại mới để người chơi không thấy chán. * Điểm mạnh: Các tính năng, vũ khí và thê loại đáp ứng được nhu cầu của người chơi. Tình trạng hack được khống chế. * Điểm yếu: Người chơi phải update thường xuyên.
- Các phiên bản không được đảm bảo. Hay bị lỗi Chương trình chống hack chỉ được trong 1 thời gian ngắn. 4.2.4 Tổ chức buổi offline: Hằng năm nên tổ chức 1 buổi offline để các game thủ có thể gặp mặt, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm game. Thông qua các buổi offline ta còn có thể phổ biến các thông tin từ VTC game đến người chơi. Làm cho họ hiểu và yêu quý VTC game hơn. * Điểm mạnh: Thu hút được sự quan tâm của nhiều người. * Điêm yếu: Hình thức chưa đa dạng. Địa điểm không thay đổi. 4.2.5 Tổ chức các phòng máy chơi game miễn phí: Là cách tiếp cận khách hàng 1 cách thực tế và hiệu quả nhất. Người chơi có thể cảm nhận game hoàn toàn miễn phí và được sự tư vấn giúp đỡ tận tình của các nhân viên. * Điểm mạnh: Tổ chức tại những nơi đông dân cư, làng sinh viên hoặc gần khu tập trung nhiều phòng trọ. Nên tận dụng cơ sở có sẵn như các quán net hay trung tâm tin học, phòng học vi tính của trường cấp 2,3, CĐ hoặc ĐH. * Điểm yếu: Đội ngũ nhân viên chưa nhiệt tình. Trang thiết bị chưa hài lòng với người chơi. Chương V KẾT LUẬN
- VTC Intecom là 1 công ty lớn mạnh trong lĩnh vực game và chiếm được thị phần lớn trên thị trường game Việt Nam. Với sản phẩm game CF sau bao nhiêu năm vẫn có thể đứng vững trước sự sụp đỗ của các game bắn súng khác cho thấy chiến lược tiếp thị của VTC game được thực hiện tốt. Tuy nhiên, công ty cần có chiến lược mới đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng để có thể đạt kết quả cao và đứng vững trong thời gian sắp tới. PHIẾU CHẤM ĐIỂM Điểm nhóm 1:…… Nhận xét: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Họ và tên Điểm Nhận xét Lê Quốc Trọng Nguyễn Văn Quang Trần Thịnh Dương Tiến Vũ Trần Quang Nghĩa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược marketing của Cocacola
21 p | 4738 | 376
-
Đề tài " Phân tích chiến lược tăng trưởng tập trung tại công ty viễn thông quân đội Viettel "
30 p | 724 | 300
-
Đề tài Quản lý chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty Thời trang Việt - Ninomaxx
30 p | 1063 | 288
-
Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Big C
31 p | 673 | 205
-
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES
68 p | 1317 | 189
-
Đề tài: Phân tích chiến lược chiêu thị bia Saigon Special của Tổng công ty Cổ phần bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn tại thị trường Việt Nam
48 p | 573 | 116
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của công ty đa quốc gia IKEA
35 p | 616 | 113
-
Đề tài: Đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Cư và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược đến năm 2015 - GVHD. Ngô Quý Nhâm
56 p | 318 | 107
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược kinh doanh của Viettel
18 p | 518 | 81
-
Đề tài: Hoạch định chiến lược phân phối cho sản phẩm thép và xi măng tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
20 p | 250 | 55
-
Đề tài: Phân tích chiến lược chiêu thị nửa đầu năm 2014 của Vinacafe tại Việt Nam
43 p | 280 | 39
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của L’oréal
25 p | 89 | 30
-
Đề tài: Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
18 p | 115 | 23
-
Đề tài Phân tích chiến lược định vị của một sản phẩm trong thực tế: Phân tích chiến lược định vị của sản phẩm kem đánh răng closeup
12 p | 212 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích chiến lược kinh doanh tại siêu thị Điện máy Xanh chi nhánh số 10
76 p | 30 | 16
-
Bài tiểu luận: Phân tích chiến lược kinh doanh và chiến lược thành phần của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket
40 p | 44 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chiến lược cạnh tranh nguồn nhân lực của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình
75 p | 88 | 13
-
Đề tà: Phân tích chiến lược 3P của sản phẩm bột giặt OMO tại Việt Nam
12 p | 112 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn