Đề tài: Phân tích lợi thế cạnh tranh của gỗ và các sản phẩm có gỗ Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
lượt xem 81
download
Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỉ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vẫn có những bước phát triển rõ rệt, đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành gỗ còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các quốc gia khác. Trong đó cóTrung Quốc, một quốc gia lớn và mạnh trong ngành hàng này....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phân tích lợi thế cạnh tranh của gỗ và các sản phẩm có gỗ Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING MÔN MARKETING TOÀN CẦU ĐỀ TÀI SỐ 1. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. Khoá 34 Giảng đường Marketing GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2011
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam THÀNH VIÊN NHÓM 2B STT HỌ VÀ TÊN LỚP ĐÁNH GIÁ 1 Thái Kim Thanh Mar 1 2 Lê Ngọc Trâm Mar 1 3 Mai Hoàng Sơn Mar 2 4 Nguyễn Thị Hồng Hạnh Mar 2 5 Trần Thuý Quỳnh Ngân Mar 3 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NỘI DUNG NHIỆM VỤ Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Hạnh Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì Yếu tố thâm dụng của Việt Nam Lê Ngọc Trâm Yếu tố thâm dụng của Trung Quốc Thái Kim Thanh Yếu tố nhu cầu của Việt Nam và Trung Quốc Trần Thuý Quỳnh Ngân Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan của Việt Nam và Trung Quốc Mai Hoàng Sơn Chiến lược xuất khẩu quốc gia của ngành gỗ Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Hạnh Công ty đại diện cho Việt Nam Lê NgọcTrâm Thái Kim Thanh Công ty đại diện cho Trung Quốc Trần Thuý Quỳnh Ngân Mai Hoàng Sơn Sự tác động của cơ hội – nguy cơ của Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Hạnh Sự tác động của cơ hội – nguy cơ của Trung Quốc Thái Kim Thanh Tác động của chính phủ Việt Nam Mai Hoàng Sơn Tác động của chính phủ Trung Quốc Trần Thuý Quỳnh Ngân Tổng hợp, phân tích, bổ sung, chỉnh sửa file Word Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trần Thuý Quỳnh Ngân Tổng hợp nội dung cho Power Point Thái Kim Thanh Dàn Power Point Lê Ngọc Trâm Đại diện thuyết trình (nếu có)
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam 1 1.1 Tình hình xuất khẩu chung của ngành gỗ Việt Nam 1 1.2 Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam 3 1.3 Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam 4 2. Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 6 2.1. Quy mô thị trường gỗ tại Hoa Kì 6 2.2.Những luật định của thị trường Hoa Kì 6 2.2.1. Vấn đề chung về hải quan 6 2.2.2. Vấn đề chung về Thuế và thuế nhập khẩu 7 2.2.3. Vấn đề chung về Chứng chỉ/ tiêu chuẩn Mỹ và quy tắc dán nhãn 8 2.3.Thị hiếu tiêu dùng hàng gỗ của Hoa Kì 9 2.4.Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 11 3. Phân tích lợi thế cạnh tranh gỗ Việt Nam so với gỗ Trung Quốc tại thị trường Mỹ 13 3.1.Yếu tố thâm dụng 13 3.1.1 Yếu tố cơ bản 13 3.1.2 Yếu tố tăng cường 16 3.2 Yếu tố nhu cầu 20 3.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan 27 3.3.1 Mô tả các ngành công nghiệp hỗ trợ 27 3.3.2 Một số tiến bộ của ngành công nghiệp hỗ trợ của hai nước 27 3.4 Năng lực cạnh tranh của chiến lược quốc gia 30 3.4.1 Chiến lược xuất khẩu quốc gia của ngành gỗ Việt Nam 30 3.4.2 Các công ty điển hình có khả năng đại diện thị trường 31 3.4.2.1 Công ty đại diện cho Việt Nam 31 3.4.2.2 Công ty đại diện cho Trung Quốc 37 3.5 Các yếu tố từ môi trường bên ngoài 40 3.5.1 Sự tác động của các cơ hội – nguy cơ 40 3.5.2 Sự tác động của chính phủ 43 PHỤ LỤC 45
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỉ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vẫn có những bước phát triển rõ rệt, đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành gỗ còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các quốc gia khác. Trong đó cóTrung Quốc, một quốc gia lớn và mạnh trong ngành hàng này. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ hàng đầu thế giới. Năm 2010, giá trị nhập khẩu đạt trên 80 tỷ USD. Với đặc trưng là quy mô lớn, nhu cầu cao và những đòi hỏi khắt khe của thị trường này, liệu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế hay không? Nhóm nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, những đặc trưng của thị trường Hoa Kỳ. Qua đó, áp dụng mô hình kim cương của Micheal Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam so với Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ. Với lượng thông tin, phân tích, đánh giá còn hạn chế. Bên cạnh đó là áp lực về thời gian cũng như những khó khăn về mặt ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Nhóm hi vọng nhân được sự nhận xét và đóng góp từ cô để nhóm ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! .
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam 1.Tình hình chung ngành gỗ xuất khẩu của thị trường Việt Nam 1.1 Tình hình xuất khẩu chung của ngành gỗ Việt Nam Gỗ và các mặt hàng từ gỗ Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỉ trọng xuất khẩu gỗ so với tổng sản lượng xuất khẩu(%) 72,191,879 62,685,130 57,096,274 48,561,354 3,435,574 2,829,283 2,597,649 2,404,097 4.76 4.55 4.51 4.95 T12/2010 T12/2009 T12/2008 T12/2007 Biểu đồ: Tổng sản lượng gỗ và các mặt hàng từ gỗ xuất khẩu thời kì 2008 – 2010 Không riêng gì với các ngành khác, ngành gỗ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoang kinh tế cuối năm 2007 đầu 2008. Trước khủng hoảng này, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ có dấu hiệu sụt giảm tương đối, từ 4,95% cuối năm 2007 giảm còn 4,51% cuôi năm 2008. Tuy nhiên, trong thời kì nội và hậu khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu vẫn có bước phát triển rõ rệt sau từng năm. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy tỉ trọng xuất khẩu của ngành gỗ so với tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2008 đến 2010 trong khoảng 4,5 – 5% và có xu hướng tăng dần qua các năm, bất chấp sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu toàn quốc trong năm 2010. Sự tăng trưởng về tỉ trọng xuất khẩu của gỗ và các mặt hàng từ gỗ phần nào thể hiện rằng ngành gỗ và đồ gỗ đóng vai trò không nhỏ trong chiến lược gia tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Theo chiến lược Quốc gia 2006 – 2015, ngành gỗ và đồ gỗ sẽ là 1 trong 10 ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn này. Chiến lược của ngành 1
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam cũng đưa ra mục tiêu phát triển: năm 2015, giá trị xuất khẩu sẽ đạt 5,4 tỉ USD và năm 2020 là 7 tỉ USD. Năm 2010, với kim ngạch hơn 3,4 tỷ USD đã đưa ngành gỗ bước lên vị trí thứ 6 trong top 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với các quốc gia xuất khẩu gỗ khá lớn trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia,… thì giá trị xuất khẩu gỗ và các mặt hàng từ gỗ của Việt Nam chỉ mới đạt vị trí thứ 4 t trong khu vực (theo báo cáo năm 2010 của ASEAN Furniture Industries Council) Năm 2007 Đức Năm 2008 Hàn Quốc Anh Trung Quốc Năm 2009 Nhật Bản Mỹ Năm 2010 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,0001,200,0001,400,0001,600,000 Biểu đồ: So sánh 5 thị trường nhập khẩu gỗ - mặt hàng từ gỗ lớn nhất (đơn vị: USD) Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Tỉ lệ bình quân 1.392.557 1.100.184 1.063.990 948.473 39,99 Mỹ 454.576 355.366 378.839 307.086 13,27 Nhật Bản 404.909 197.904 145.633 167.703 7,88 Trung Quốc 189.601 162.748 197.651 196.372 6,73 Anh 138.476 95.130 101.457 84.444 3,70 Hàn Quốc 116.856 106.047 152.002 98.294 4,24 Đức 3.435.574 2.597.649 2.829.283 2.404.097 Tổng Không riêng gì với các mặt hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm, Mỹ còn là thị trường xuất khẩu gỗ và các mặt hàng từ gỗ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam, với tỉ lệ bình quân gần 40% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Đứng ở vi trí thứ 2, Nhật Bản cũng nhập khẩu với tỉ lệ không nhỏ - 13,27%. Thị trường Trung Quốc, năm 2008 nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 1/2 so với Nhật Bản, nhưng từ năm 2010 trở đi tỉ lệ đã thay đổi bất ngờ, bắt kịp tỉ lệ nhập khẩu của thị trường Nhật Bản với giá trị nhập khẩu năm 2010 trên 400 triệu USD/ năm. 2
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Ngoài 3 thị trường, Mỹ, Nhật và Trung Quốc, gỗ và đồ gỗ của Việt Nam còn khá đựoc thị trường các nước Châu Âu chấp nhận, tiêu biểu là Anh và Đức với giá trị nhập khẩu đều không dưới 100 triệu USD mỗi năm. 1.2. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam Theo định nghĩa của hiệp hội Lâm sản và gỗ Việt Nam thì gỗ và các mặt hàng từ gỗ nói chung và dành cho xuất khẩu nói riêng được phân loại thành sản phẩm gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ thành phẩm. Gỗ nguyên liệu là những sản phẩm gỗ được xuất khẩu dưới hình thức: Gỗ tròn đặc: là cây gỗ tự nhiên được bóc tách lớp vỏ cây và lớp gần bên ngoài, vẫn còn ‐ giữ được hình trụ tròn của khối gỗ. Gỗ xẻ đặc: là gỗ tự nhiên sau khi bóc tách lớp vỏ cây thì được xẻ thành dạng thanh dài, ‐ mặt cắt hình vuông hay chữ nhật và có thể có độ dày mỏng khác nhau. Gỗ ghép: được sản xuất bằng cách tận thu gỗ vụn thải ra trong quá trình chế biến gỗ tự ‐ nhiên, trên bề mặt có thể được dán lớp ván Veneer thì kiểu dáng và chất lượng có thể tương đương gỗ đặc nhưng giá thành có thể rẻ hơn đến 40% Ván lạng Veneer: sản xuất từ cây gỗ tròn (gỗ địa phương hay các dòng gỗ tròn cao cấp ‐ nhập khẩu) bằng phương pháp lạng mỏng, độ dày chỉ khoảng vài dem (1 dem = 0,1mm) nhưng vẫn giữ lại được những đường nét vân gỗ tự nhiên. Ván nhân tạo/ ván ép: có cái loại phổ biến như: ván MDF – sử dụng cây cao su nghiền ra, ‐ tẩm sấy và ép lại thành tấm; ván HDF cao cấp hơn, nguồn gốc từ gỗ tạp nghiền, độ ép chặt hơn, gáy tấm ván trông mịn hơn so với ván MDF; ván Okal – sử dụng dăm gỗ tạp và mạt cưa ép thành tấm nhưng kết cấu xốp chứ không kết chặt như 2 loại trên. Tát cả các loại ván trên thường được dán lớp Veneer lên bề mặt để có được bề mặt gỗ tự nhiên. Việt Nam có thể tự sản xuất hay nhập những loại ván nhân tạo này từ Trung Quốc (giá rẻ và chất lượng cũng kém bền do lớp Veneer quá mỏng), hay Thái, Malaysia (giá đắt hơn 40% với lớp Veneer dày hơn từ 3 – 6 lần) Trong khi đó, gỗ thành phẩm là gỗ đã qua quá trình gia công: tẩm, sấy, trang trí bề mặt (chạm, khắc, khảm…) Do đó, các sản phẩm gỗ thành phẩm khi xuất khẩu sẽ đem lại giá trị cao hơn do gia trị gia tăng từ công nghệ và lao động. Các mặt hàng gỗ thành phẩm được chia là 4 nhóm mặt hàng chính: Nhóm thứ nhất: nhóm sản phẩm đồ mộc sử dụng ngoài trời. VD như: bàn ghế vườn, ghế ‐ băng, ghế xích đu… được làm hoàn toàn từ gỗ hoặc có sự kết hợp với các vật liệu khác. Nhóm thứ 2: nhóm sản phẩm đồ mộc dùng trong nhà. Bao gồm: các loại bàn ghế, giường ‐ tủ, giá kệ sách, đồ chơi, ván sàn… thuần gỗ hay kết hợp với da, vải. Nhóm thứ 3: nhóm đồ gỗ mỹ nghệ, chủ yếu được làm từ gỗ rừng tự nhiên và được áp ‐ dụng các kĩ thuật chạm, khắc, khảm… 3
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Nhóm thứ 4: sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ Keo, Bạch ‐ đàn… 1.3. Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam Trước đây, Việt Nam chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ phục vụ cho xuất khẩu là gỗ rừng tự nhiên, bởi diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên đã bị sụt giảm nghiêm trọng (chỉ còn 9,44 triệu ha, trữ lượng 720,9 triệu m3 gỗ) đã khiến Việt Nam phải chuyển sang sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 250.000 - 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận cùng với tăng cường chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu của Việt Nam đến từ các nước: Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia: các loại gỗ lớn, gỗ cứng rừng tự nhiên, gỗ rừng ‐ trồng và ván nhân tạo. Các nước từ Châu Đại Dương: Úc, New Zealand – là nguồn nhập gỗ rừng trồng như Keo, ‐ Bạch Đàn. Các nước từ Châu Phi: Nam Phi – cung cấp gỗ rừng trồng, trong khi Ghana, Camerun ‐ cung cấp gỗ rừng tự nhiên. Các nước Nam Mỹ: có Brazil, Chile cung cấp gỗ rừng trồng là Bạch Đàn. ‐ Trung Quốc: là nguồn chính cung cấp Ván nhân tạo cho Việt Nam. ‐ Từ các nước Bắc Mỹ, chúng ta nhập được nguồn gỗ có giá trị và chất lượng cao như Sồi, ‐ Anh Đào. Nguồn:http://www.vietnamforestry.org.vn/LinkedFiles/NFP/VIFOREST/90209%20Bao %20cao%%20cong%20nghiep%20che%20bien%20go%20thach%20thuc%20va%20co% 20hoi%5B1%5D.pdf Hiện nay, tại Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó tại các thị trường khó tính như Châu Âu hay Mỹ lại ngày càng khắt khe về nguồn gốc sản phẩm cũng như đặt ra yêu cầu phải đảm bảo trách nhiệm với môi trường tự nhiên khi muốn nhập khẩu vào. Do đó, xu hướng nguyên liệu trong tương lai của Việt Nam sẽ chủ yếu là gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế. Gỗ tại Việt Nam được phân thành 8 nhóm (từ nhóm I đến nhóm VIII) với gần 400 chủng loại gỗ khác nhau. Với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có cách riêng để phân loại gỗ khác nhau. Tại Việt Nam, gỗ được phân theo chất lượng và độ quý hiếm của gỗ, ví dụ: gỗ nhóm 1, 2 là nhóm gỗ quý như Cẩm Lai, Giáng Hương, Gõ, Căm Xe… nhóm 3, 4, 5 là nhóm gỗ thường và từ nhóm 6 trở đi là những nhóm gỗ tạp như gỗ cây mít, cao su, bạch đàn. Trong đó, những loại gỗ thường được sử dụng để phục vụ cho xuất khẩu hoặc chế biến xuất khẩu gần hơn 100 chủng loại. Có thể tham khảo tại trang web sau đây: 4
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam http://www.ecvn.com/ROOTSYS/book/anyone/xuakhaudogo/PhanLoaiHomGoTaiVN.html# để biết thêm các chủng loài gỗ tại Việt Nam được và không được phép khai thác xuất khẩu. 5
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam 2. Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì 2.1 Quy mô thị trường gỗ tại Hoa Kì Mỹ là nước nhập khẩu gỗ và hàng nội thất hàng đầu thế giới. Năm 2010 vừa rồi, Mỹ đã nhập khẩu trên 80 tỷ USD gỗ nói chung. Chỉ tiêu cho đồ gỗ và nội thất tại Mỹ đã gia tăng đáng kể, trong đó các bang miền Tây luôn giữa vị trí hàng đầu. Hiện tại, bang Califonia là thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất nước Mỹ, ngoài ra còn có các bang như Texas, Florida. Ở phía Đông Bắc, bang Washington, Nevada, Utah, Arizona và Colorado được dự báo là có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai. Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Mỹ lên tới 86.000 công ty, trong đo có khoảng 19.000 công ty sản xuất gỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất. Oregon là bang sản xuất đồ gỗ lớn nhất của Mỹ, trong khi bang North Caronia là gang sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất. Ngành công nghiệp gỗ của Mỹ rất chủ động trong việc xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 5-6 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hóa Mỹ bị đội giá do giá lao động cao và tỉ giá đô la Mỹ ngày càng cao so với nhiều đồng tiền khác (trừ Euro sau chiến tranh Iraq đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ). Phân tích nhập khẩu của Mỹ cho tháy những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94), phụ kiện ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8%), bàn ghế văn phòng (7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu).Phần lớn nhóm hàng gỗ và ché biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu. Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt, cụ thể như sự cạnh tranh đến từ những quốc gia có truyền thống nhập khẩu gỗ vào thị trường Mỹ từ trước đến nay: Brazil, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… 2.2 Những luật định của thị trường Hoa Kì 2.2.1 Vấn đề chung về hải quan Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nói chung được phân thành 3 loại chủ yếu: hàng hóa để sử dụng ngay, hàng hóa được lưu giữ trong kho hàng và hàng quá cảnh. Yêu cầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này như nhau, nhưng thời gian để hoàn tất các thủ tục hải quan cho mỗi loại khác nhau. 6
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Để nhập khẩu hàng hóa, nhà nhập khẩu (thường là người mua hàng hay nhà môi giới hải quan) ngoài việc phải trả một khoản lệ phí hải quan, phải trình những giấy tờ khác, gồm: Vận đơn, hóa đơn thương mại của nhà xuất khẩu, bản kê khai hàng hóa chở trên tàu (mẫu hải quan số 7533) hoặc đơn xin và giấy phép đặc biệt cho giao hàng ngay (mẫu hải quan số 3461), phiếu đóng gói. Theo quy định của Hải quan Mỹ, sau khi xuất trình các chứng từ trên, hàng hóa sẽ được thông quan nếu không có vi phạm gì về pháp luật hoặc hành chính. Hồ sơ nhập khẩu sẽ được lưu và thuế nhập khẩu ước tính phải được thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ lúc giải phóng hàng hóa ở trạm hải quan được chỉ định. Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (HST44), các thủ tục rời bến được cho là quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Hải quan Mỹ đã thay đổi phân loại gỗ dán (HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8%. Còn với hàng gỗ nội thất (HS 94), thủ tục hải quan không quá khó khăn. Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhập khẩu – 19 CRF 141; điều tra Hải quan – 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR – 159). Tất cả hàng hóa được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ. Hải quan Mỹ có một yêu cầu chung cho việc ghi nước xuất xứ vào tất cả các mặt hàng ngoại nhập vào Mỹ. Các mặt hàng này phải được dán nhãn dễ đọc với tên tiếng Anh của nước xuất xứ trừ phi pháp luật có quy định khác. Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ. Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và phải dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xóa và lâu bền cùng sản phẩm. Tuy nhiên bất kỳ một biện pháp hợp lý trong dãn nhãn đều được chấp nhận kể cả mác dính. Chỉ có một điều kiện duy nhất đó là mác dính luôn phải dính trên sản phẩm và chỉ có thể bị phá hủy bởi các hành động có chủ ý. Các hàng hóa được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếu nhập vào Mỹ mà không có nhãn mác xuất xứ sẽ phảỉ nộp thuế phụ thu hoặc bị phá hủy theo yêu cầu điều tra của hải quan trước khi đưa vào Mỹ. Các nhà xuất khẩu nên dán nhãn xuất xứ vào sản phẩm một cách chính xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ sung tại Hải quan. Thông thường, trong các trường hợp này mức phạt vào khoảng 10%. 2.2.2 Vấn đề chung về Thuế và thuế nhập khẩu: Mức thuế ở Mỹ nói chung là thấp. Đối với đồ gỗ thuộc mã HS 44, thuế quan thay đổi từ 0 đến 10,7%. Trên thực tế, thuế đánh vào gỗ dán cao nhất (8 và 10,7%). Thuế suất được áp dụng cho hàng gỗ nội thất (mã HS94) đa số là 0% và có một số mặt hàng đệm giường bằng lông vịt có mức thuế 9 và 13% (HST 94043080 và 94049085 và 13%). 7
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Một số công ty sản xuất gỗ lâm sản nhà đã phàn nàn về gánh nặng thuế phụ thu đánh vào các nhà nhập khẩu, điều này sẽ làm tăng mức thuế nhập khẩu. Cụ thể: Phí xử lý hàng hóa (MPF) (0,21%) theo giá FOB, trị giá từ 25 USD đến 485 USD. Phí này do Hải quan Mỹ và Puerto Rico thu. Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) (0,125%) giá FOB Loại khác: phí thanh quản và tiền đặt cọc (bond) nộp cho Hải quan Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ được đăng trên mạng của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ là: www.usitc.gov 2.2.3 Vấn đề chung về Chứng chỉ/ tiêu chuẩn Mỹ và quy tắc dán nhãn: Chứng nhận vệ sinh dịch tễ: Rơm hay đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ. Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp. Giấy chứng nhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Quy định này do Văn phòng điều tra sức khỏe động thực vật ban hành tại các điều khoản của 7 CFR 300 và 7 CFR 319. Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ. Một số đạo luật đặc biệt được Mỹ áp dụng nhằm thúc đẩy chương trình khai thác tài nguyên rừng bền vững trên khắp thế giới, như: chứng chỉ FSC – CoC và đạo luật Lacey. Chứng chỉ FSC – CoC là chứng chỉ quốc tế về chuỗi hành trình sản phẩm, do Hội đồng quản trị rừng thế giới xác nhận. nhằm thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế. Hiện nay đã có khoảng 55% doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng chỉ này. Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ quy định doanh nghiệp khi xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản vào Hoa Kì thì cần phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của nguồn nguyên liệu làm ra sản phẩm đó. Cho đến nay thì các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đều vượt qua “rào cản” này khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Quy định về việc dán nhãn: Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý -15 CFR, mục 500-503. Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý yêu cầu mỗi kiện hàng hóa tiêu dùng dành cho hộ gia đình (mặt hàng mà được đưa vào đạo luật) phải mang nhãn hiệu hàng hóa, theo đó: 1. Tuyên bố xác định hàng hóa. 2. Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối. 3. Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước hay số đém (kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm) Ngoài ra: Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ còn yêu cầu như sau: 8
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam HTS 44: Gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ vụn, mạt gỗ, gỗ làm đường ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ, gỗ làm khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng… và các đồ dùng dụng cụ bằng gỗ, như mắc áo, đồ gỗ nhà bếp… Đối với danh mục này, việc nhập khẩu phải: 1. Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về giám định tại cảng đến. 2. Phù hợp với Luật liên bang về sâu bệnh ở cây. 3. Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại Liên bang (FTC) và Hội đồng an toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng. 4. Phù hợp với các quy định về lập hóa đơn (đối với một số hàng gỗ). 5. Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phếp nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi (nếu là gỗ quý hiếm). 6. Nhập vào cửa khẩu/cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp với các quy định của FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu thuộc loại quý hiếm). 7. Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA. 8. Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bê ngoài container tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng loại gỗ. HTS 94: Đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh viện; các đồ đạc trong nhà, văn phòng, giường tủ, bàn ghế, đệm; đèn và các tám ngăn xây dựng làm sẵn… Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ, nhựa, hay làm khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác. Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu phải: 1. Phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban an toàn tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng 2. Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn Underwriter’s Laboratory (UL), do CPSC quản lý. 3. Các đồ có thành phần là vải dệt phải ghi theo các quy định TFPLA về xác định nguồn gốc vải. 2.3 Thị hiếu tiêu dùng hàng gỗ của Hoa Kì: Gỗ nguyên liệu tại Mỹ được phân loại như sau: • Gỗ cứng: là gỗ từ các cây hạt kín, hoặc loài cây lá rộng. Vd: Gỗ Thích, gỗ Mun, gỗ Sồi, gỗ Dương, Tếch, Phi Lao… • Gỗ mềm: là gỗ từ các cây hạt trần, hoặc loài cây lá kim. Vd như Thông, Bách Hương, Bạch Quả • Trong đó, gỗ nguyên liệu được sử dụng cùng là các loại gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ép, ván ép nhân tạo và ván Veneer. 9
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Các chủng loại gỗ nguyên liệu được thị trường Hoa Kì nhập khẩu nhiều nhất lần lượt là Gỗ xẻ bản lớn thuộc dòng gỗ cứng (Hardwood lumber/ sandwood), gỗ tròn thuộc dòng gỗ mềm (Softwood log/ roundwood), kế đến là gỗ tròn thuộc cả dòng gỗ cứng và mềm. Ngoài ra còn các sản phẩm từ gỗ: ván ép nhân tạo(Vaneer) và cả dăm gỗ (woodchips) để chế biến ván ép nhân tạo. Năm 2010, nhu cầu đối với gỗ xẻ mềm tại Mỹ tăng 18% sau khi đạt mức thấp nhất trong vòng 50 năm vào năm 2009. Sư gia tăng nhu cầu đã đẩy giá gỗ ở tại Mỹ, Châu Á và Châu Âu tăng lên cao và tiếp tục cao hơn cho đến năm 2011. Thêm vào đó, giá thông màu vàng ở miền Nam nước Mỹ đã cao hơn 24% kể từ tháng 3/2011 so với mùa hè năm 2010. Xu hướng tương tự cũng được thấy đối với loại gỗ Linh sam (Douglas) tại Tây Hoa Kì, và gỗ Vân sam (Spruce – pine), gỗ thông ở Tây giáp Canada. Đối với sản phẩm từ gỗ người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay không, họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bả lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng. Phong cách trang trí đong một vai trò hết sức quan trọng để họ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải được giảm thêỉu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay câm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương… Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6 ngăn) có tay cầm hình tròn, khung ảnh và khung gương to bản. Nói chung thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩm đã cũ kỹ đối với bang này nhưng lại rất bán chạy khi chuyển đến bang khác. Ngoài ra, cách phân phối hàng thường kết hợp giữa việc bán hàng trên mạng và phân phối tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nên các nhà nhập khẩu thường yêu cầu đối tác có khả năng cung cấp số lượng lớn và rút ngắn thời gian giao hàng. Nếu một lô hàng sản xuất mất hai thang, thì thời gian từ khi đặt hàng đến tay người nhận và tung ra thị trường mất khoảng từ 4-5 tháng là quá lâu, nhiều doanh nhân Mỹ yêu cầu rút ngắn thời gian sản xuất một lô hàng xuống còn 20-25 ngày. Người tiêu dùng Mỹ cũng thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn đồ gỗ được làm từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam thì người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không thích “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà ngược lại “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”. Họ không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu đâu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp, bắt mắt và kiểu dáng phải đẹp. 10
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Để đạt được nước sơn phủ lên các sản phẩm đồ gỗ xuất sang Mỹ khá phức tạp, khó hơn nhiều so với yêu cầu của các thị trường EU, thường để hoàn tất chu trình sơn một sản phẩm hoàn hảo cho thị trường Mỹ có khi phải sơn đến 10 lần. 2.4 Tình hình nhập khẩu gỗ của Hoa Kì: (Đơn vị tính: USD) Rate Country 8/2009 – 7/2010 8/2008 – 7/2009 Change (%) 238,155,180 204,183,322 16,64 1 Brazil 142,627,876 147,700,381 -3,43 2 Chile 3 China 106,476,741 119,457,017 -10,87 93,248,302 102,361,643 -8,9 4 Canada 45,478,798 40,412,812 12,54 5 Mexico 26,737,254 22,406,598 19,33 6 New Zealand 26,100,147 26,427,420 -1,41 7 Malaysia 20,856,523 16,937,802 23,14 8 Argentina 11,408,507 11,676,800 -2,3 9 Indonesia 10 Vietnam 9,100,590 4,700,911 93,59 7,768,792 8,723,028 -10,94 11 Italy 6,585,073 5,665,737 16,23 12 Peru 3,510, 782 1,159,435 202,8 13 Ecuador 3,092,575 4,205,983 -26,47 14 Paraguay 2,939,987 6,729,616 -53,18 15 Netherlands 2,406,211 4,829,938 -50,18 16 Taiwan 2,258,186 3,385,672 -33,3 17 Bolivia 1,357,541 1,918,214 -29,23 18 Spain 1,219,682 872,108 39,69 19 Colombia 1,056,490 1,795,822 -41,17 20 Honduras 770,738 1,900,383 -59,43 21 Germany 734,119 844,038 -13,02 22 Nicaragua 706,786 162,174 335,82 23 Finland 689,077 2,588,610 -73,38 24 France 677,488 1,351,289 -49,86 25 Belgium 5,405,080 11,601,018 -53,41 Other Top 25 quốc gia cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu lớn nhất của Hoa Kì Nguồn: Wood Import Report – www.Zepol.com Mỹ nhập khẩu gỗ nhiều nhất từ Brazil – quốc gia ngay trong khu vực Châu Mỹ gần kề và có trữ lượng tài nguyên gỗ tự nhiên cực lớn từ rừng Amazon. Giá trị nhập khẩu gỗ từ Việt Nam của Hoa Kì chỉ mới đạt đến mức 9,1 triệu USD/năm. Hiện Việt Nam có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trong Khu vực, như: Malaysia, Indonesia và năng ký nhất là Trung Quốc. 11
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam có sức tăng trưởng khá mạnh so với những đối thủ trong cùng khu vực nói trên. Chỉ trong vòng 1 năm, Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu gần 100%. Đây là dấu hiệu khả quan, thể hiện sức bật của ngành gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kì trong những năm sắp tới. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Hoa Kì từ Việt Nam là 1,2 tỷ USD (trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nói từ Việt Nam là 1,7 tỷ USD), chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Theo môt báo cáo của International Trade Administration (http://ita.doc.gov/)về tình hình nhập khẩu gỗ và các đồ dùng bằng gỗ của Hoa Kỳ năm 2007, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu gỗ và đồ dùng gỗ vào Hoa Kì lớn nhất – chiếm 54,4% kim ngạch nhập khẩu của ngành. Các quốc gia tiếp theo sau là Canada, Mexico, Việt Nam và Italy, cùng nhau chiếm 26,4% tổng kim ngạch. Trong năm quốc gia cung ứng gỗ lớn nhất nói trên thì chỉ có Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2008 có sự tăng trưởng nhập khẩu mạnh mẽ tới 20,3%. Báo cáo trên cũng nêu lên rằng: lý do để Việt Nam có mức xuất khẩu sang Hoa Kì tăng trưởng mạnh như vậy là bởi thời gian đó Việt Nam vừa trở thành thành viên của WTO. 12
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam 3 Phân tích lợi thế cạnh tranh của gỗ Việt Nam so với gỗ Trung Quốc tại thị trường Mỹ. 3.2 Yếu tố thâm dụng: 3.1.1 Yếu tố cơ bản: Việt Nam Trung Quốc Điều kiện tự nhiên Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, với diện tích Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới, 327.500 km2, diện tích rừng bao phủ khoảng 30% với số gấp 29 lần so với Việt Nam, khoảng 233,97 triệu km2. liệu thống kê được là khoảng 9,5 triệu km2. Với các trữ lượng rừng được thống kê như sau (2008): Địa hình Trung Quốc bao gồm nửa phía Đông là vùng bình nguyên phì nhiêu, đồi núi, sa mạc và các thảo nguyên cận nhiệt đới. Cùng với nửa phía Tây là một vùng rộng lớn các 104,322,4 lưu vực chìm trong các cao nguyên, khối núi. Khí hậu Trung mét khối 24 Quốc phức tạp , đa dạng, đa số nằm trong khu vực bắc ôn 41,931,99 đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn 7 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực. Do đất 9,447,065 560,155 2,787,150 nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo. Từ Nam lên Bắc lần lượt là các Rừng non Rừng gỗ + Rừng lá Rừng ngập Rừng núi đá Tre nứa rộng + lá mặn vùng Nhiệt đới, Á nhiệt đới, Trung ôn đới, Hàn ôn đới. kim Trung Quốc hiện có tổng cộng 233,97 triệu ha rừng, chiếm 16,55% tổng diện tích đất quốc gia. Vùng rừng chủ yếu của Trung Quốc là: Vùng rừng miền đông bắc, gồm Núi Đại Địa hình Việt Nam đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, Hưng An, Núi Tiểu Hưng An và vùng rừng Trường Bạch bờ biển và thềm lục địa. Có môi trường khí hậu nhiệt đới Sơn, là vùng rừng thiên nhiên lớn nhất Trung Quốc. Vùng gió mùa nóng ẩm, độ ẩm thường trên 80%, lương mưa hàng rừng ở miền tây nam, gồm vùng núi Hoành Đoạn, chân núi năm vào khoảng 1200 – 3000mm. Vị trí trải dài từ vĩ độ 23 Hy-ma-lay-a, vùng rừng ở chỗ ngoặt sông Ya-lu-chang-pu, đến vĩ độ 8 của Bắc bán cầu nên khí hậu có sự khác biệt là vùng rừng thiên nhiên lớn thứ hai Trung Quốc. Vùng theo từng vùng. Có thể chia khí hậu Việt Nam thành 2 đới rừng ở miền đông nam, gồm vùng đồi núi ở phía nam dải lớn, miền Bắc – khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt; núi Tần Lĩnh-sông Hoài Hà và phía đông vùng cao nguyên miền Nam do ít bị ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt Vân Quý, là vùng rừng nhân tạo chủ yếu nhất Trung Quốc. đới khá điều hòa với 2 mùa khô và mùa mưa. Bên cạnh đó, Sự trải dài qua các đới khí hậu cộng với các khu vực rừng do cấu tạo địa hình bị chia cắt nên Việt Nam còn nhiều có diện tích rộng lớn đã khiến cho Trung Quốc có một ưu vùng tiểu đới khí hậu có khí hậu ôn đới như Sapa, Lào Cai, thế tuyệt đối để trồng trọt các giống cây sống trong khí hậu Lâm Đông, vùng khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La. Với từ Hàn đới đến Nhiệt đới với sản lượng khá lớn hàng năm. một tổng thể điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều Tuy nhiên ngành gỗ Trung Quốc cũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều thảm họa do thiên tai. Theo thông tin của khu vực rừng có trữ lượng cao và chất lượng quý như : ‐ Vùng rừng Tây Bắc: với các loại cây Du, Thông 3 hãng đánh giá rủi ro Maple, Trung Quốc nằm trong top 3 những những có rủi ro và vô cùng nhạy cảm trước thiên tai. lá, Pơmu, Chò chỉ… 13
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Nhìn sơ qua lịch sử những trận thiên tai của Trung Quốc, Vùng rừng Trung Tâm: với Keo, Bồ đề, Bạch đàn, ‐ như bão lũ ở miền Trung và Nam Trung Quốc, hạn hán ở Luồng… miền Bắc, động đất ở khu vực phía Tây Nam đều để lại ‐ Vùng rừng Đông Bắc: với Lim xanh, Dẻ, Nghiến, những hậu quả nặng nề cả về con người, kinh tế và đặc biệt Thông nhựa, Vầu… làm ảnh hưởng đến các cánh rừng cũng như ngành công ‐ Vùng rừng Bắc Trung Bộ: với các loài Lim, Sến, nghiệp gỗ của Trung Quốc. Cụ thể như thảm họa tuyết vào Trai, Nghiến, mun, Thông nhựa… năm 2008 tại phía Nam Trung quốc đã khiến cho 279 triệu ‐ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: với đất đai nghèo mẫu rừng ở 19 tỉnh, huyện, thành phố (Hồ Nam, Quý Châu, dinh dưỡng thích hợp với các khu rừng cao su, Giang Tây, Hồ Bắc, An Huy, Quảng Tây và Triết Giang…) ‐ Vùng rừng Tây Nguyên với các loài Thông, Dẻ, bị ảnh hưởng, 1781 trang trại bị phá hủy nghiêm trọng, hầu Bằng Lăng, các cây họ Dầu hết các rừng trẻ và trung niên trong khu vực bị phá hủy. ‐ Vùng rừng Đông Nam bộ: với Cao su, Bạch đàn ‐ Vùng đồng bằng song Cửu Long với đặc trưng các khu rừng ngập mặn và đặc biệt giàu có những rừng Tràm. Việt Nam cũng thường xuyên đối mặt với các đợt thiên tai từ nhẹ đến nghiêm trọng hàng năm. Nhưng loại thiên tai ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành lâm nghiệp Việt Nam chính là hạn hán. Hạn hán là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cháy rừng. Trong khi theo thống kê, Việt Nam có 6 triệu hecta rừng dễ cháy như rừng Thông, Bạch đàn, Tràm…, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi 16.000 ha rừng do cháy. Nguồn lao động Hiện nay, tình hình lao động của ngành là một vấn đề cần có biện pháp tăng cả chất lượng và số lượng. Thời báo kinh tế Việt Nam cho biết, trong khoảng 170 000 lao động ngành gỗ, lao động trình độ đại học chỉ chiếm 3% công nhân kỹ thuật chiếm 30%, còn lại là lao động phổ thông (Số liệu từ Khoa chế biến lâm sản, trường Đại học Lâm Nghiệp). Các trường đại học và cao đẳng chỉ có thể cung cấp một phần nhỏ nguồn nhân lực cần thiết cho ngành chế biến gỗ. Các cơ sở đào tạo dạy nghề chế biến gỗ cũng không thoả mãn được nhu cầu của các doanh nghiêp vì vậy ngành công nghiệp gỗ đang đứng trước hiện trạng thiếu trầm trọng nguồn lao động lành nghề. Biểu đồ phân bố dân cư của Trung Quốc Thống kê năm 2010 – Tổng cục thống kê cho biết dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, phân Dân số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,331 tỷ người (năm bố chủ yếu ở nông thôn 70.4%, thành thị 29.6%. Đối với ngành 2009-nguồn Ngân hàng Thế Giới). kinh tế Nông Lâm Nghiệp, năng suất lao động xã hội đạt 34.7%. Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều, tập trung chủ 14
- L i th c nh tranh G và các s n ph m g Vi t Nam Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 yếu ở Phía Đông Trung Quốc. Nhìn vào bảng phân bố mật hàng năm phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế, ngành độ dân cư cho thấy phần lớn người dân Trung Quốc tập Nông Lâm nghiệp chiếm 48.2% khoảng 23 022 nghìn người. trung sinh sống nhiều ở khu vực Đông Bắc, Đông Nam và (Nguồn: Tổng cục thống kê, số liệu hết năm 2009) Tây Nam. Năng suất của các doanh nghiệp được tìm hiểu khá thấp. So sánh ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng 70.000 USD/công nhân/năm). Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp trong cơ cấu thu nhập của hộ nông dân còn thấp: toàn quốc là 4,8%, vùng Đông Bắc 11,7%, Tây Bắc 23%, Bắc Trung bộ 7,2%, Nam Trung bộ 5,2%, Tây Nguyên 7,4%, Đông Nam bộ 2%, Đồng bằng sông Cửu Long 2,1% và Đồng bằng sông Hồng 0,2%. Hình vẽ thể hiện sự phân bố các doanh nghiệp lâm sản của Trung Quốc Nhìn vào hình vẽ trên có thể thấy các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ Trung Quốc có xu hướng phân bố tương tự với tình trạng phân bố dân cư: tập trung chủ yếu ở phía Đông Trung Quốc, nơi có mật độ dân cư và nguồn lao động đông đúc. Do đó có thể nói, khu vực có dân cư đông sẽ khiến cho hoạt động của ngành gỗ trở nên sôi động và phát triển mạnh. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông "
61 p | 1482 | 622
-
ĐỀ TÀI: Phân Tích Ma Trận BCG của VINAMILK
28 p | 1846 | 395
-
Tiểu luận: Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Trung Nguyên và phân tích SBU
14 p | 1598 | 366
-
Đề tài " Phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân sách với lạm phát "
8 p | 1150 | 315
-
Đề tài: Phân tích môi trường vi mô của Pepsi
24 p | 3365 | 153
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
70 p | 254 | 134
-
Đề tài: Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philipines
47 p | 343 | 111
-
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị
49 p | 347 | 75
-
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES
35 p | 293 | 55
-
Tiểu luận: Phân tích lợi ích, khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện ISO trong dịch vụ hành chính công
16 p | 349 | 40
-
Đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tân Bảo Vũ”
53 p | 135 | 40
-
Đề tài: Phân tích lợi thế cạnh tranh của gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
50 p | 176 | 35
-
Đề tài: Phân tích sản lượng và doanh thu ngành bưu chính viễn thông (giai đoạn 1995-2011).
36 p | 156 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích lợi nhuận của Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh dịch vụ và xuất nhập khẩu Quận 1
76 p | 88 | 26
-
Đề tài: Phân tích cách xác định và quy chế pháp lí của một vùng biển theo quy định Công ước Luật biển 1982, từ đó làm rõ sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia tại vùng biển đó
11 p | 192 | 21
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU
77 p | 58 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích sự phù hợp của chiến lược phát triển kinh tế với lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế - Trường hợp tỉnh Tiền Giang
71 p | 38 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn