Đề tài " "Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005"
lượt xem 33
download
Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Chúng ta thấy được thành tựu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhưng cũng thấy ra được rằng khi mọi thứ phát triển thì tiềm ẩn sau nó sẽ là những rủi ro và nhu cầu phải có một biện pháp để có thể góp phần ngăn chặn, hạn chế và chia sẻ rủi ro đó chính là bảo hiểm. Bảo hiểm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực bảo hiểm mới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " "Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005"
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN Đề tài "Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005" 1
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN MỤCLỤC Trang Lời nói đầu ........................................................................................................ 1 Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. ................................................................................................... 6 I. Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới. .. 6 1. Khái niệm bảo hiểm thương mại và bảo hiể m trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. ................................................................................................... 6 1.1. Khái niệ m về bảo hiểm thương mại. ................................................ 6 1.2. Khái niệ m về bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới. ...... 7 2. Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. ............. 8 3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. ............ 10 II. Những vấn đề chung về phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới. .................................................................. 11 1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới. .............................................................. 11 1.1. Tại sao phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê............................ 11 1.2. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu. ......................................... 13 1.3. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu. ............................................................ 14 2. Lựa chọn các phương pháp phân tích:................................................... 21 2.1. Tại sao phải lựa chọn các phương pháp phân tích:........................ 21 2.2. Các phương pháp phân tích ......................................................... 21 Chương II:Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm hà nội thời kỳ 2000 - 2005 25 I. Khái quát Công ty bảo hiể m Hà Nội.......................................................... 25 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm Hà Nội ......... 25 2. Chức năng và nhiệ m vụ của công ty Bảo hiê m Hà Nội. ........................ 27 2.1. Chức năng của công ty Bảo hiể m Hà Nội. .................................... 27 2.2. Nhiệ m vụ của công ty Bảo hiểm Hà Nội . ................................... 28 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiể m Hà Nội. ...................................... 29 4. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 33 4.1. Đặc điểm tình hình: ....................................................................... 33 4.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác nă m 2005: ....................... 34 2
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN II. Vận dụng một số phương pháp thống kêđể phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ................................................................ 41 1. Hướng phân tích. .................................................................................. 41 1.1. Chỉ tiêu về quy mô. ........................................................................ 41 1.2. Chỉ tiêu cơ cấu. .............................................................................. 41 1.3. Chỉ tiêu biến động. ........................................................................ 42 1.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. ....................................................... 42 2. Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ................................ 42 2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiể m trách nhiệm dân sự. ...................................................................... 42 2.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu ........................................... 49 2.3. Phân tích số vụ tai nạn và tình hình giải quyết bồi thường ............. 65 Chương III:Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội trong thời gian qua. ................................................................................. 72 I. Đánh giá chung về nghiệp vụ bảo hiể m TRáCH NHIệM DâN Sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005 ........................ 72 1. Những mặt đã làm được. ...................................................................... 72 1.1. Về công tác khai thác ................................................................... 72 1.2. Về công tác giá m định và bồi thường tổn thất. ............................. 73 1.3. Về tổ chức hoạt động.................................................................... 73 2. Những hạn chế...................................................................................... 73 II. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới. ........................................... 74 III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiệp vụ bảo hiể m TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Hà Nội. ......... 75 1. Với công tác khai thác .......................................................................... 75 2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. ................................................. 78 3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất ........................................... 78 4. Công tác tổ chức nhân sự ...................................................................... 80 5. Những kiến nghị trong việc hoàn thiện công tác thống kê bảo hiểm . ... 81 Kết luận........................................................................................................... 82 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 83 3
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN LỜINÓIĐẦU Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Chúng ta thấy được thành tựu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhưng cũng thấy ra được rằng khi mọi thứ phát triển thì tiềm ẩn sau nó sẽ là những rủi ro và nhu cầu phải có một biện pháp để có thể góp phần ngăn chặn, hạn chế và chia sẻ rủi ro đó chính là bảo hiểm. Bảo hiểm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực bảo hiểm mới chỉ hình thành và hoạt động từ nă m 1965, trong những ngày gian khổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua một quá trình vừa phát triển vừa rút kinh nghiệ m và không ngừng hoàn thiện, bảo hiểm Việt Nam đã xây dựng nên một nền tảng khá vững chắc. Thị trường bảo hiểm ở nước ta đang phát triển sôi động, nóđã tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm cóđược những cơ hội và thời cơ rõ nét nhưng đồng thời cũng hình thành nên những thử thách to lớn mà nếu như những doanh nghiệp nào không bắt kịp được thì sẽ nhanh chóng bịđào thải. Chính những vận hội và thách thức đóđã giúp cho bảo hiểm ở nước ta phát triển và bắt kịp với thế giới. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, cóđối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh của người được bảo hiểm đối với người bị thiệt hại sau khi xảy ra tai nạn xe cơ giới. Khi xảy ra tai nạn nhà bảo hiể m sẽđứng ra thay mặt đối đối tượng bảo hiể m để bồi thường cũng như truy đòi trách nhiệ m của người thứ ba có lỗi. Hầu hết các quy tắc và luật lệ của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới cóđược là do kế thừa và hoàn thiện các luật lệ và quy tắc của thế giới. Điều này tạo cho thấy những khó khăn trong việc đào tạo cán bộ bảo hiể m cóđủ trình độ nghiệp vụ khi mà các luật lệ phát triển không ngừng. Do vậy trong thời gian thực tập tại công ty bảo hiể m Hà Nội em đã chọn đề tài: "Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005". 4
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN Kết cấu luận văn tốt nghiệp ngoài lời nói đầu, kết luận,danh mục tàI liệu tham khảo gồ m 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới. Chương II: Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiể m trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 1997 - 2005. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp mở rộng quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội trong thời gian tới. 5
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN CHƯƠNG I NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBẢOHIỂMTRÁCHNHIỆMDÂNSỰCỦA CHỦXECƠGIỚIVÀPHÂNTÍCHTHỐNGKÊNGHIỆPVỤBẢOHIỂM TRÁCHNHIỆMDÂNSỰCỦACHỦXECƠGIỚI. I. NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBẢOHIỂMTRÁCHNHIỆMDÂNSỰCỦACH ỦXECƠGIỚI. 1. Khái niệm bảo hiểm thương mại và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 1.1. Khái niệm về bảo hiểm thương mại. Bảo hiể m thương mại còn được gọi là bảo hiể m rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý rủi ro. Bảo hiểm thương mại có từ rất lâu trước cả bảo hiể m xã hội và bảo hiể m y tế, manh nha của hoạt động này có từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại, khi con người săn bắn tìm kiếm thức ăn cái mặc đã biết tích trữ phòng khi không kiế m được hoặc có chiến tranh. Cuộc sống của con người ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều rủi ro nên đồng thời nhu cầu về an toàn cũng trở nên lớn hơn. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một khai niệ m thống nhất và chính xác về bảo hiể m thương mại, mà mới chỉ có thểđưa ra các quan niệm khác nhau về bảo hiểm thương mại theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Theo tập đoàn bảo hiể m lớn của Mỹ A.I.A cho rằng: "Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiể m, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạ m vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiể m". Dựa trên góc độ kỹ thuật bảo hiểm ta có thể hiểu bảo hiểm thương mại là biện pháp chia sẻ rủi ro của một hay một sốít người có cùng khả năng rủi ro bằng cách đóng góp tiền vào một quỹ chung là công ty bảo hiể m. Lẽ ra tổn thất sẽ là rất lớn và rất nghiêm trọng đối với một hoặc một sốít người nhưng với bảo 6
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN hiể m thương mại tổn thất đó sẽđược gánh chịu bởi cả một cộng đồng người tham gia bảo hiể m. Vì vậy người tham gia bảo hiểm bị tổn thất có thể dễ dàng khắc phục hậu quả. Chính vì lí do này mà ta có thể nói rằng trong một phạm vi nhất định, bảo hiểm cũng có thể coi là một hoạt động tiết kiệm. Tuy nhiên tựu chung lại ta thấy khái niệm của người Pháp về bảo hiể m thương mại có thể nói là toàn diện và chính xác nhất, theo họ thì: " Bảo hiểm là một hoạt động, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả nếu rủi ro xảy ra nhờ vào khoản đóng góp cho mình hay cho người khác. Khoản bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệ m trước các rủi ro và bù trừ chúng theo đúng quy luật thống kê". 1.2. Khái niệm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Giao thông được coi như là huyết mạch của bất kỳ một nền kinh tế nào nhất là của một nền kinh tếđang phát triển nhưđất nước ta. Giao thông đường bộ với những ưu điể m là tính cơđộng cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối nhanh và giá cả hợp lý luôn chiếm một vị trí quan trọng trong giao thông vận tải nước ta. Nhưng giao thông đường bộở nước ta cũng tiề m ẩn khá nhiều những khó khăn và nguy hiể m mang tính đặc thù như: - Sự bùng nổ ngày càng nhiều phương tiện giao thông với nhiều chủng loại và phân phối đa dạng. Số lượng xe tham gia giao thông ở nước ta tăng lên với tốc độ chóng mặt, nhất là xe máy. Bên cạnh đó là sự chưa kiể m duyệt một cách kỹ càng của nhà sản xuất và các cơ quan có thẩm quyền nên rất dễ xảy ra tai nạn. - Do điều kiện địa hình nước ta rất phức tạp, với 3/4 diện tích làđồi núi đan xen nhau với nhiều sông suối, đèo dốc và vực sâu nguy hiểm. - Do hệ thống đường xáở nước ta chưa tốt và chất lượng chưa cao, dùđã có sự nâng cấp nhưng vẫn không theo kịp sự gia tăng về số lượng của các phương tiện cơ giới. Sự thiếu về cả chất lượng lẫn số lượng cơ sở hạ tầng như vậy luôn là những hiểm hoạ cho các phương tiện tham gia giao thông. 7
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN - Ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn nhiều hạn chế do đa phần dân trí nước ta chưa cao cộng với thói quen tự do, coi thường của người dân. Tai nạn giao thông là một tồn tại khách quan, ta chỉ có thể hạn chế và giả m bớt chứ không thể ngăn cho nó không xảy ra được. Chính vì vậy, bảo hiể m trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới luôn là một nghiệp vụ cần thiết vàích lợi cho xã hội. Vậy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là gì? Đó chính là phần trách nhiệ m được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của toàán mà chủ xe phải gánh chịu do việc lưu hành xe gây tai nạn cho người thứ ba (bảo hiể m không chịu trách nhiệ m về mặt hình sự của lái xe). Để tham gia được bảo hiểm trách nhiệ m dân sự chủ xe cơ giới, các chủ phương tiện phải đóng góp một khoảng tiền nhỏ gọi là phí bảo hiểm để lập quỹ bảo hiể m đặt tại công ty bảo hiể m, quỹ này sẽ dùng tiền thanh toán cho bất kỳ một thành viên nào tham gia quỹ bị tai nạn. Do đó, nghiệp vụ bảo hiểm này cóý nghĩa rất lớn đối với xã hội. Ngoài vấn đề nộp thuế cho nhà nước để cho nhà nươc dùng tiền ấy để tái đầu tư cho các vấn đề khác, ngoài ra công ty bảo hiểm còn phải trích phần lợi nhuận ra đểđầu tư cho việc tuyên truyền về an toàn giao thông, tạo thêm các đường thoát hiể m các bảng chi dẫn an toàn. 2. Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Bảo hiể m trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới ngoài những đặc điểm vốn có của bảo hiể m trách nhiệm dân sự nói chung, nó còn mang những đặc điể m riêng biệt mang tính đặc trưng: - Hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính là hoạt động kinh doanh nhằ m mục đích sinh lợi, theo đó công ty bảo hiểm trách nhiệm nhận một khoản tiền gọi là phí bảo hiể m để rồi có khả năng sẽ phải trả một khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiể m khi 8
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN có tai nạn xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí mà các công ty bảo hiểm nhận được. Để là m được điều này, hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới phải dựa trên nguyên tắc sốđông bù sốít. Theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một sốít người sẽđược bùđắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiể m càng tích tụđược lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn. - Hoạt động bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, công ty bảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầu bảo hiể m. Hiế m có công ty nào đồng ý thoả thuận bồi thường cho các trường hợp tổn thất gây ra do sự cốý của người được bảo hiể m. Chính vì vậy, công ty bảo hiể m không thể chấp nhận đứng ra bảo hiểm trách nhiệ m dân sự cho một chiếc xe cơ giới trong tình trạng không an toàn về kỹ thuật hay không được phép lưu hành. Đây là một nguyên tắc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Theo nguyên tắc này các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiể m như: xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, xe quá hạn sử dụng… Nói cách khác, rủi ro có thểđược bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ không lường trước được. Việc xác định các rủi ro có thể bảo hiểm nhằm tránh cho công ty bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất thấy trước, mà với nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản. Đồng thời đặc điể m này cũng giúp công ty bảo hiểm có thể lập nên một quỹ bảo hiểm đầy đủđể bảo đảm cho công tác bồi thường. Không chỉ bảo đả m quyền lợi cho 9
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN các công ty bảo hiểm mà ngay cả những người tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng thấy công bằng hơn. - Đòi hỏi người tham gia bảo hiể m phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Nói cách khác, người tham gia bảo hiểm phải có một số quan hệ với đối tượng được bảo hiểm vàđược pháp luật công nhận. Đây làđặc điểm mang tính đặc thù của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nhằm loại bỏ khả năng trục lợi bảo hiểm. - Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không chịu trách nhiệ m về mặt hình sự của chủ xe (nếu như tai nạn gây chết người và chủ xe phải chịu phạt tù), chủ xe phải trả thê m cho nạn nhân số tiền chênh lệch giữa số tiền toà phán quyết bồi thường cho nạn nhân và số tiền được bảo hiểm bồi thường. Điều này nhằm gia tăng ý thức trách nhiệ m của chủ phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông. - Đối tượng của bảo hiể m trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mang tính trừu tượng, do đối tượng mà trong các hợp đồng bảo hiể m đề cập đến chính là phần trách nhiệm hoặc nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại cho bên thứ ba. Tiến hành bảo hiể m trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới là một việc làm cóý nghĩa nhân đạo, nhằ m bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, nâng cao hơn nữa trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông. Chính vì thế mà loại hình bảo hiể m này thường mang tính bắt buộc cho tất cả các chủ phương tiện ô tô, xe máy.. . theo QĐ 30/HĐBT ngày 10/03/1988, nghịđịnh 115/1997/NĐ-CP 17/12/1997. 3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Giúp ổn định cho chủ phương tiện khi không may rủi ro xảy ra khi tham gia giao thông. Tất nhiên không một ai mong muốn xảy ra tai nạn, nhưng rủi ro lại không tránh né bất kỳ ai, bởi nếu mọi người đi cẩn thận không để xảy ra tai nạn thì rủi ro có thể lại đến từ các phương tiện giao thông khác. Khi xảy ra tai nạn, thường sẽ có thiệt hại cho cả hai bên, chủ phương tiện sẽđược bảo hiể m 10
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN đứng ra bồi thường cho người thứ ba nếu chủ phương tiện sai hoặc sẽđứng ra đòi quyền lợi chủ phương tiện nếu người thứ ba sai. Việc làm này giúp giả m thiệt hại cho chủ phương tiện cơ giới sau khi xảy ra rủi ro. - Bảo hiể m trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn đảm bảo quyền được bồi thường của người bị tai nạn giao thông trong mọi trường hợp. Khi tai nạn xảy ra, rất nhiều trường hợp chủ phương tiện gây ra tai nạn bị tử vong không còn khả năng chi trả hoặc bỏ trốn. Trong khi đó những người bị nạn vẫn còn sống và rất cần có các chếđộđền bù thỏa đáng khi không có một tổ chức nào có kinh phí, chếđộ giải quyết các trường hợp này. - Bảo hiể m trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới góp phần không nhỏ vào việc tăng thu ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế của các công ty bảo hiể m. Từđó Nhà nước có kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp, xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình công cộng nâng cao mức sống dân cư. - Nghiệp vụ này góp phần không nhỏ trong việc các công ty bảo hiểm tái đầu tư một phần lợi nhuận vào việc đề phòng hạn chế tổn thất. Các công ty bảo hiể m lớn đầu tư hàng tỷđồng cho việc xây dựng các đường lánh nạn, đường phụ, hốc cứu nạn tại các đèo dốc và nguy hiể m như: đèo Cả, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân… hay tuyên truyền, khuyến khích các chủ phương tiện tự giác thực hiện các biện pháp hạn chế, đề phòng tổn thất. Hoặc giảm phí bảo hiểm cho các phương tiện sau một thời gian không gặp sự cố nào. Các biện pháp trên trước mắt giúp các công ty bảo hiểm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm và tăng thu nhập, nhưng cũng góp phần quan trọng làm giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế tổn thất góp phần ổn định đời sống xã hội. II. NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀPHÂNTÍCHTHỐNGKÊNGHIỆPVỤBẢOHI ỂMTRÁCHNHIỆMDÂNSỰCỦACHỦXECƠGIỚI. 1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 1.1. Tại sao phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê. 1.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê. 11
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN - Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thông kê. Do đó chỉ tiêu thống kê phản ánh những mối quan hệ chung của tất cảđơn vị hoặc nhó m đơn vị tổng thể, - Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phản ánh các mặt các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ với các hiện tượng có liên quan. - Hệ thống chỉ tiêu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, các mối liên hệ của bảo hiể m trách nhiệm dân sự tới các vấn đề khác có liên quan như: quy mô bảo hiểm trách nhiệ m dân sự, cơ cấu bảo hiểm trách nhiệm dân sự… 1.1.2 Sự cần thiết phảI lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được coi là một lĩnh vực bảo hiểm khá sôi động kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt của khá nhiều công ty bảo hiểm. Họ có nhiệ m vụ phải phổ biến, tiếp thịđể cho người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm này có thể dễ dàng chấp nhận đồng thời cũng phải nghiên cứu các mức độ rủi ro để có thểđề ra mức phí và thu phí nhằ m xây dựng quỹ bảo hiểm. Ngoài ra còn phải thẩ m định và bồi thường bảo hiểm cho các rủi ro. Hiện nay trong các công ty bảo hiểm vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê hoàn chỉnh đểđánh giá, phân tích nghiệp vụ bảo hiể m trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới cũng như một phòng thống kêđộc lập. Mà thường chỉ là một bộ phận nằm trong phòng kế toán của công ty bảo hiểm. Đểđáp ứng nhu cầu tổ chức, quản lý vàđiều hành, đồng thời đểđánh giá một cách toàn diện về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới 12
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN thì các công ty bảo hiể m nói chung và các nghiệp vụ bảo hiể m nói riêng cần phải có hệ thống chỉ tiêu thống kê riêng của mình. 1.2. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu. Để cho hệ thống chỉ tiêu có thểđảm bảo yêu cầu phân tích, đánh giá nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cần phải đảm bảo một sốđặc tính sau đây: * Đảm bảo tính hướng đích: Theo nguyên tắc này thì hệ thống chỉ tiêu phải được hình thành từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, nghĩa là từ việc xác định nhiệm vụ ta mới có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu. Chính vì vậy hệ thống chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới phải đáp ứng nhu cầu phân tích vàđánh giá về nghiệp vụ bảo hiểm trên. * Đảm bảo tính hệ thống: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có khả năng nêu lên được mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận, giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan (trong phạ m vi mục đích nghiên cứu). Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê bảo hiể m trách nhiệ m dân sự có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và cũng có các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh toàn diện và sâu sắc đối tượng nghiên cứu. * Đảm bảo tính thống nhất: Phải cóđược sự nhất quán giữa các chỉ tiêu tổng thể và các chỉ tiêu bộ phận. Đảm bảo trong khi tính toán các chỉ tiêu phải có sự thống nhất chung về nội dung, phương pháp và phạm vi tính. * Đảm bảo tính khả thi: Nghĩa là phải căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép để có thể tiến hành thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu trong sự tiết kiệm. Từđóđòi hỏi những người xây dựng chỉ tiêu cũng như hoàn thiện chỉ tiêu phải có sự cân nhắc, xem xét sao cho trong hệ thống chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu căn bản nhất, quan trọng nhất vừa đảm bảo ngắn gọn mà vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu. * Đảm bảo tính hiệu quả: 13
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN Hiệu quảđạt được khi hệ thống chỉ tiêu này đưa vào sử dụng phải bao gồ m cả hiệu quả về kinh tế và xã hội. Và như bất kỳ một bài toán kinh tế nào, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đả m bảo có lãi nghĩa là chi phí bỏ ra để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải không được nhiều hơn kết quả thu được. 1.3. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu. 1.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô. a/ Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giớ i (ký hiệu: Xb). - Số xe cơ giới (bao gồm cả xe máy vàô tô) tham gia bảo hiểm là toàn bộ số xe cơ giới mà chủ xe đã mua phí bảo hiểm bắt buộc vàđược công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe cơ giới trong kỳ. Công thức: Xb = Xb(i) Trong đó: Xb - số xe cơ giới (bao gồ m cảô tô và xe máy) tham gia bảo hiể m trong kỳ. Xb(i)- số xe cơ giới (bao gồ m cảô tô và xe máy) tham gia bảo hiể m ở công ty bảo hiểm (i). Chỉ tiêu được chia ra: - Theo chủ xe, trong đó: chủ xe là người Việt Nam và chủ xe là người nước ngoài. - Theo loại xe: + Xe ô tô, trong đó: xe tải, xe ca, xe du lịch… + Xe máy, trong đó: xe dưới 50 cm3, xe từ 50 cm3 trở lên. Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự chủ xe cơ giới của tổng công ty bảo hiể m nói chung và của từng công ty bảo hiểm nói riêng trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) là lớn hay nhỏ. Nguồn thông tin: Số liệu được lấy từ báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường hàng năm của Công ty bảo hiể m Hà Nội. 14
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN b/ Doanh thu nghiệp vụ bảo hiể m TNDS của chủ xe cơ giới (ký hiệu: Dxb) - Doanh thu nghiệp vụ bảo hiể m trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là toàn bộ số tiền (phí bảo hiểm) mà các công ty bảo hiể m thu được của các chủ xe cơ giới đã mua bảo hiểm bắt buộc trong kỳ. Công thức: D DXb= Xb(i) Trong đó: DXb: Doanh thu nghiệp vụ boả hiểm trách nhiệ m dân sự chủ xe cơ giới. D Xb (i): Doanh thu nghiệp vụ bảo hiể m trách nhiệ m dân sự chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm (i) Phí bảo hiểm được thu theo mỗi đầu phương tiện hoạt động. Do các phương tiện khác nhau có mức độ hay khả năng gây tai nạn khác nhau, cho nên phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe được tính riêng cho từng loại phương tiện. Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô phí bảo hiểm trách nhiệ m dân sự chủ xe cơ giới mà các công ty bảo hiểm đã thu được trong kỳ. Nguồn thông tin: Dựa trên thông tin thu được từ chỉ tiêu số xe tham gia bảo hiểm nhân với mức phí quy định. 1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm và doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. a/ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm ( dSX(j)) - Cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm cho biết từng loại xe tham gia bảo hiểm chiế m tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số xe tham gia bảo hiểm. Công thức: dSX(j) = Đơn vị: lần hoặc % Trong đó: dSX(j): tỷ trọng của số xe cơ giới loại j tham gia bảo hiể m trong tổng số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trong kỳ. Xb(j) : Số xe cơ giới loại j tham gia bảo hiểm trong kỳ Xb : Tổng số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trong kỳ. 15
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN Ý nghĩa: Từ cơ cấu số xe cơ giới tham gia giao thông ta có thểđánh giáđược xu hướng sử dụng phương tiện giao thông của người dân , từđó góp phần quan trọng trong việc định giá phí bảo hiểm. Nguồn thông tin: Cách thu thập cũng giống với nhóm chỉ tiêu quy mô. b/ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự xe cơ giới. - Cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới cho biết tỷ trọng doanh thu bảo hiể m của từng loại xe trong tổng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm. Công thức: D Xb( j ) dDT(J) = Đơn vị: lần hoặc % D Xb Trong đó: dDT(j) : Tỷ trọng của doanh thu xe cơ giới loại j tham gia bảo hiể m trong tổng số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trong kỳ. DXb(j) : Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giớ i của loại xe j trong kỳ. DXb : Doanh thu bảo hiểm trách nhiệ m dân sự chủ xe cơ giới của nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ. Ý nghĩa: Xác định phần đóng góp của việc bảo hiểm từng loại xe trong tổng doanh thu, định hướng và xác định thị trường kinh doanh bảo hiể m trách nhiệ m dân sự xe cơ giới cần nhắm tới. Nguồn thông tin: Cách thu thập cũng giống với nhóm chỉ tiêu quy mô. 1.3.3. Nhóm chỉ tiêu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm. Tỷ lệ xe cơ giới tham gia bảo hiểm (ký hiệu: KXb) - Tỷ lệ số xe cơ giới (bao gồ m cảô tô và xe máy) tham gia bảo hiểm là tỷ số giữa số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm với số xe cơ giới trong toàn quốc hoặc từng địa phương. 16
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN Công thức: b KXb= x 100 Trong đó: KXb : Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm Xb : Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm X : Số xe cơ giới nói chung. Chỉ tiêu được tính: Theo chủ xe: người Việt Nam và người nước ngoài. Theo loại xe: xe ô tô và xe máy. Theo toàn quốc và từng địa phương. Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh cường độ (mức độ) khai thác nghiệp vụ bảo hiể m trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới vàđược sử dụng để so sánh mức độ khai thác nghiệp vụ này giữa các địa phương hoặc giữa các thời kỳ trong một địa phương. Nguồn thông tin: Ngoài nguồn thông tin cóđược nhưở trên, chỉ tiêu này cần tới nguồn số liệu của phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội về số lượng xe cơ giới tham gia giao thông trong thành phố. 1.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số xe bị tai nạn và giải quyết bồi thường. a. Số xe cơ giới tham gia bảo hiể m bị tai nạn( ký hiệu XBt) - Số xe cơ giới ( bao gồ m cảô tô và xe máy) tham gia bảo hiể m bị tai nạn là toàn bộ số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm trong khi hoạt động bị tai nạn làm thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ hay tài sản của người thứ ba mà công ty bảo hiể m có trách nhiệm thay chủ xe bồi thường. Công thức : XBt = Σ XBt(i) Trong đó: XBt : Số xe cơ giới ( bao gồm cảô tô và xe máy) đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn. XBt(i): Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạ tại công ty bảo hiểm (i). 17
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN - Chỉ tiêu được chia ra: + Theo chủ xe: người Việt Nam hoặc người nước ngoài. + Theo loại xe: xe ôtô hoặc xe máy. + Theo nguyển nhân xảy ra tai nạn. Ý nghĩa : Chỉ tiêu phản ánh quy mô số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn trong kỳ, được dùng để tính xác suất tai nạ là cơ sởđể các công ty bảo hiể m nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đề phòng hạn chế tai nạn và tổn thất. Nguồn thông tin: Theo số liệu theo dõi của phòng nghiên cứu thị trường và phòng Công an giao thông thành phố. b. Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn ( KBt) - Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiể m bị tai nạn là tỷ số giữa số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn trên tổng số xe tham gia bảo hiểm. Công thức tính: Bt Đơn vị : lần hoặc % KBt = B Trong đó: KBt: là tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn trong kỳ. XBt: Số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn trong kỳ. XB : Số xe tham gia bảo hiểm trong kỳ. Ý nghĩa: Thấy được tình hình tai nạn trong các thời kỳ từđó có thể có những nhận định và giải pháp ở tầm vĩ mô. Nguồn thông tin: được khai thác giống chỉ tiêu số xe cơ giới tham gia bảo hiể m bị tai nạn. c. Số tiền bồi thường ( Ký hiệu TBtx) - Số tiền bồi thường là số tiền các công ty bảo hiể m có trách nhiệm thay chủ xe bồi thường hoặc chấp nhận giải quyết bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ ( kể cả tài sản và súc vật) do tai nạn xảy ra phát sinh trách nhiệ m dân sự của chủ xe thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiể m. Công thức tính: 18
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN TBtx = ΣTBtx(i) Trong đó: TBtx : Số tiền bồi thường trong kỳ TBtx(i): Số tiền bồi thường tại công ty bảo hiểm (i). Chỉ tiêu được chia ra: - Số tiền bồi thường cho những thiệt hại về tài sản. - Số tiền bồi thuường co những thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ. Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô số tiền mà các công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người thứ ba. Và là cơ sởđể xác định chỉ tiêu tỷ lện bồi thường. d. Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiể m bị tai nạn được giải quyết bồi thường ( Ký hiệu XBBt) - Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm là toàn bộ số xe cơ giới đã tham gia bảo hiể m bị tai nạn, chủ xe đã khai báo cho công ty bảo hiể m ( công ty bảo hiể m đã phối hợp với cảnh sát giao thông tiến hành giá m định hiện trường, có kết luận cuối cùng về nguyên nhân tai nạn) và công ty đồng ý giải quyết bồi thường. Công thức tính: XBBt(i) = ΣXBBt(i) Trong đó: XBBt: Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được đồng ý giải quyết bồi thường. XBBt(i): Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được đồng ý giải quyết bồi thường tại công ty (i). Nguồn thông tin: giống như các chỉ tiêu ở trên trong cùng hệ thống chỉ tiêu. e. Tỷ lệ giải quyết bồi thường ( KXb) - Tỷ lệ giải quyết bồi thường là tỷ số giữa số xe cơ giới ( bao gồ m cảô tô và xe máy) đã tham gia bảo hiể m bị tai nạn được giải quyết bồi thường với số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự trong kỳ. Công thức tính: B Bt KXb = x 100 Bt 19
- NGUYỄN ANH DUY THỐNGKÊ 44 QN Trong đó: KXb: Tỷ lệ giải quyết bồi thường XBBt: Số xe cơ giới ( bao gồm cảôtô và xe máy) đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn vàđược giải quyết bồi thường. XBt: Số xe cơ giới( bao gồ m cảô tô và xe máy) đã tham gia bao hiể m bị tai nạn. Ý nghĩa: Chỉ tiêu được tính cho toàn quốc về từng địa phương phản ánh mức độ giải quyết bồi thường cho chủ xe đã tham gia bảo hiể m vàđược sử dụng đểđánh giá tính kịp thời trong việc giải quyết bồi thường của các công ty bảo hiể m. Nguồn thông tin: được khai thác giống các chỉ tiêu khác trong nhó m chỉ tiêu. f. Tỷ lệ bồi thường:( Kí hiệu KTx). - Tỷ lệ bồi thường là tỷ số giữa số tiền bồi thường với doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệ m dân sự của chủ xe trong kỳ. Công thức tính: TBtx KTx = x 100 Db Trong đó: KTx: Tỷ lệ bồi thường TBtx: Số tiền bồi thường Dx : Doanh thu nghiệp vụ bảo hiể m trách nhiệ m dân sự chủ xe cơ giới. Ý nghĩa: Chỉ tiêu được tính cho toàn quốc tổng công ty và từng địa phương công ty bảo hiểm phản ánh mức độ bồi thường vàđược sử dụng để sánh mức độ bồi thường giữa các địa phương và giữa các thời kỳ trong cùng 1 địa phương. Nguồn thông tin: Giống các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
36 p | 4454 | 1150
-
Đề tài “ Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công Ty TNHH Giao Nhận Hàng Hoá JuPiTer Pacific Chi nhánh Hà Nội”
81 p | 630 | 370
-
Đề tài " Phân tích chiến lược tăng trưởng tập trung tại công ty viễn thông quân đội Viettel "
30 p | 726 | 300
-
Đề tài " Phân tích thiết kế hệ thống quản lý phần mềm của một công ty "
6 p | 888 | 276
-
Đề tài: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Quản lí bán quán café
13 p | 2168 | 258
-
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công Ty TNHH Giao Nhận Hàng Hoá JuPiTer Pacific Chi nhánh Hà Nội
83 p | 455 | 215
-
ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THÔNG QUẢN LÍ CỬA HÀNG HOA "
22 p | 777 | 211
-
Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Big C
31 p | 679 | 205
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang
76 p | 404 | 118
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tài chính công ty BiBiCa
79 p | 341 | 91
-
Đề tài: Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ
82 p | 414 | 91
-
ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỬA HÀNG THIẾT BỊ SỐ BACH KHOA COMPUTER "
59 p | 295 | 83
-
Đề tài: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Quản lý thư viện
33 p | 771 | 78
-
Đề tài: Phân tích thiết kế hệ thống - khách sạn Cầu Giấy
84 p | 289 | 61
-
Đề tài: Phân tích kích hoạt Neutron
114 p | 207 | 51
-
Đề tài: " Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL "
86 p | 181 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Thanh Bình giai đoạn 2011-2016
92 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thống kê tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2016
119 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn