intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Hảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

265
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng nên Nguyễn Thanh Thảo đã thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014” là cần thiết để thấy cái nhìn toàn cảnh về việc sử dụng nguồn nhân lực trong ngành từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ  KHOA KINH TẾ ­ QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN THANH HẢO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN  LỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY  DỰNG GIAI ĐOẠN 2012 ­ QUÝ I/2014 CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Ngành Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 52340101 Tháng 8 ­ 2014 1
  2. PHẦN GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất nước.  Mục tiêu đến năm 2020 nước ta là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với  mục tiêu khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải rất nỗ lực để đạt được, phải phát  huy tất cả các nguồn lực hiện có, mà trong đó nguồn lực rất quan trọng chiếm   một vị  trí trung tâm, một vai trò quyết định,  có tính chất quyết định trong sự  tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia từ  trước đến nay,  là nguồn vốn  quyết định cho sự phát triển bền vững đó là con người ­ nguồn nhân lực. Hiện   nay, sự  hội nhập với thế  giới  điển hình như  Việt Nam gia nhập   Tổ  chức  Thương   mại   thế   giới   (WTO)   vào   ngày   7­11­2006,   cùng   các   tổ   chức   như  ASEAN, APEC,…bên cạnh những thuận lợi như nước ta là nước đông dân, có  dân số  trẻ, lực lượng trong độ  tuổi lao động dồi dào, số  người trong độ  tuổi  lao động tăng nhanh chiếm 70% tổng dân số (gần 88 triệu người), nguồn nhân  lực (NNL) Việt Nam hầu hết là cần cù, nhạy bén, năng động và ham học hỏi.   Với số dân hiện nay Việt Nam còn là nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới   và xếp thứ  3 trong khu vực. Đây là một trong những lợi thế  của Việt Nam so  với các quốc  gia khác trong quá trình gia nhập kinh tế  thế  giới. Bên cạnh  những thuận lợi đó thì chúng ta phải đối mặt rất nhiều khó khăn thách thức,  đòi hỏi đất nước phải có một nguồn lao động có chất lượng để  đáp  ứng các  mục tiêu của đề ra. Để  hoàn thành mục tiêu đưa nước ta trở  thành nước công nghiệp thì  nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng có vai trò quan trọng nhất,  vai trò quyết định cho sự thành công của đất nước. Trong nhiều năm gần đây,   công nghiệp ­ xây dựng là nhóm ngành kinh tế thực lớn nhất, trong nhiều năm  trước đã trở thành động lực, đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, GDP  năm 2010 của ngành công nghiệp xây dựng là 7,17% và tỷ trọng trong GDP của  công nghiệp­xây dựng đạt 41,64%, cũng là mức cao nhất từ  trước tới 2010.   Trong các năm 2012 và 2013 tăng trưởng của nghành công nghiệp xây dựng  luôn cao hơn tăng trưởng chung của cả nước. Tuy nhiên, tỷ  trọng ngành công   nghiệp xây dựng trong nền kinh tế chiếm tương đối chưa cao và có mức tăng  2
  3. hằng năm còn thấp cùng với đó chất lượng nguồn nhân lực trong ngành vẫn  còn thấp, để  hoàn thành mục tiêu của đất nước thì đòi hỏi ngành công nghiệp  xây dựng phải phấn đấu nhiều hơn nữa, cần phải có một nguồn nhân lực có   chất lượng, đặc biệt là nhân lực có trình độ.  Nhận thức được vai trò quan  trọng của nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng nên đề tài “Phân  tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng tại  Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014” là cần thiết để thấy cái nhìn  toàn cảnh về việc sử dụng nguồn nhân lực trong ngành từ  đó đề  ra giải pháp  nhằm nâng cao việc sử  dụng hiệu quả  nguồn nhân lực trong quá trình hội  nhập.  2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân   tích   thực   trạng   việc   sử   dụng   nguồn   nhân   lực   cho   ngành   công   nghiệp xây dựng ở Việt Nam giai đoạn 2012 – I/2014 từ đó đề ra giải pháp để  nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp xây dựng tại Việt  Nam. 2.2. Muc tiêu cu thê ̣ ̣ ̉ ­ Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng giai   đoạn 2012 đến quý I/2014. ­ Từ  việc phân tích thực trạng, rút ra những mặt hạn chế và tiến hành  phân tích nguyên nhân; Từ  đó  đề  xuất một số  giải pháp nhằm khắc  phục   những hạn chế còn tồn tại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công  nghiệp xây dựng trong thời gian tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương phap thu thâp s ́ ̣ ố liệu Đề  tài sự  dụng số liệu thống kê về  lao động trên các website tổng cục   thống kê, trang web bộ  giáo dục, thống kê về  lao động việc làm, các nghiên  cưu, sach, bao, tap chi, cac luân văn mâu đê hô tr ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̃ ̉ ̃ ợ  cho viêc phân tich, nghiên ̣ ́   cưu va đanh gia. ́ ̀ ́ ́ 3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3
  4. Trên cơ sở những số liệu đã có sẽ tiến hành so sánh, phân tích và đưa ra  kết luận cũng như  đề  xuất những giải pháp nhằm sử  dụng hiệu quả  hơn   nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam.  4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  4.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Thành phố Cần Thơ. 4.2. Phạm vi thời gian Đề  tài sử dụng số liệu thứ cấp về lao động và việc làm được thu thập   từ năm 2012 đến quý I/2014. 4.3. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng nguồn nhân lực  của ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2012 đến quý I/2014. 4
  5. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resourses) xuất hiện vào thập niên 80   của thế  kỷ  XX khi mà có sự  thay đổi căn bản về  phương thức quản lý, sử  dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương thức quản  trị  nhân viên (personnel management) với các đặt trưng coi nhân viên là lực  lượng thừa hành, phụ  thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ  với chi  phí tối thiểu  thì từ  những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý  nguồn nhân lực (hurman resourses management) với tính chất mềm dẻo hơn,   linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức   cao nhất các khả  năng tiềm tàng, vốn có của họ  thông qua tích luỹ  tự  nhiên   trong quá trình lao động phát triển. Có thể  nói sự  xuất hiện của thuật ngữ  "nguồn nhân lực" là một trong những biểu hiện cụ  thể cho sự thắng thế của   phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng   nguồn lực con người. Lao động là người ít nhất đủ  15 tuổi, có khả  năng lao động và có giao   kết hợp đồng lao động (Theo Bộ luật Lao Động Việt Nam). Còn theo Tổ chức  5
  6. Lao động quốc tế  (ILO) thì: NNL của một quốc gia là toàn bộ  những người  trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng   lực và tính sáng tạo của con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình,  chức năng khác nhau) có khả  năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát   triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của quốc gia, khu vực,   thế  giới. Được xuất phát từ  quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với  các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát   triển nói chung của các tổ chức (Theo Nicholas Henry). Theo nghĩa truyền thống, nguồn nhân lực được gọi là lao động, như một   nguồn vốn đầu vào của sản xuất bên cạnh các vốn vật chất khác. Trong báo   cáo của Liên hợp quốc đánh giá về  những tác động của toàn cầu hoá đối với   nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến  thức và năng lực thực có thực tế  cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng   tiềm năng của con người. Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận  này có phần thiên về  chất lượng của nguồn nhân lực. Trong quan niệm này,   điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lực  khả  năng để  từ  đó có những cơ  chế  thích hợp trong quản lý, sử  dụng. Quan  niệm về  nguồn nhân lực như  vậy cũng đã cho ta thấy phần nào sự  tán đồng   của Liên hợp quốc đối với phương thức quản lý mới (Theo báo cáo Liên Hợp   Quốc). Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố  quan trọng quyết định sự  thành công hay không thành công trong phát triển kinh tế ­ xã hội của quốc gia   do vậy tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân   lực. Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô,  loại hình, chức năng khác nhau) có khả  năng và tiềm năng tham gia vào quá  trình phát triển của tổ  chức cùng với sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội của quốc   gia, khu vực, thế giới. 1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để  rút ngắn khoảng cách  tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại  hoá đất nước nhằm phát triển bền vững.  6
  7. Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, là xu thế  phát triển của thời   đại là yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá là sự cần thiết khách  quan đối với Việt Nam nói riêng. Một nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền  đề, là cơ  sở  quyết định sự  thành bại trong công cuộc xậy dựng và phát triển  đất nước. Hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao còn là nhân tố  khắc phục  được những hạn chế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vị trí  địa lý…Nó giúp đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu thúc đẩy kinh   tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Theo Mác, lực lượng sản xuất được cấu thành bởi tư  liệu sản xuất và  lực lượng lao động. Chính lao động sống của con người và những kỹ  năng,   kinh nghiệm trong quá trình sử dụng công cụ và phương tiện lao động đã tham   gia vào quá trình lượng hóa các nhân tố   ấy thành vật chất. Mỗi thế  hệ người   lao động là sản phẩm của lực lượng sản xuất do chính các thế hệ trước tạo ra,   đồng thời họ lại là chủ thể đóng vai trò tác động trực tiếp mà nếu thiếu nó thì   công cụ  và phương tiện sản xuất trở  thành vô nghĩa. Mác còn cho rằng, con   người trong lực lượng sản xuất vừa là con người phát triển cao về  trí tuệ,  khỏe mạnh về thể chất vừa giàu có về  tinh thần. Trong đó trí tuệ  không phải  là những tri thức trừu tượng mà trước hết là năng lực chuyên môn, trình độ tay  nghề  và các thao tác thuộc về  kỹ  năng cần thiết không thể  thiếu được của  người lao động. * Vai trò lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế: ­ Vai trò hai mặt của lao động trong quá trình phát triển kinh tế Lao động có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ ngành  nghề  hay lĩnh vực nào từ  kinh tế ­ xã hội đến quốc phòng an ninh. Lao động,  một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển kinh tế ­ xã hội, là đầu vào   không thể  thiếu trong quá trình sản xuất. Mặt khác, lao động là một bộ  phận   của dân số, là lực lượng tiêu thụ  sản phẩm, nói cách khác đó chính là yếu tố  đầu ra của quá trình sản xuất. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế là do sự  đóng góp không nhỏ  của lực lượng lao động. Suy cho cùng lao động có tác  động đến tổng cung và tổng cầu đối với nền kinh tế. + Lao động tác động đến tổng cung 7
  8. Vốn, lao động, công nghệ  và tài nguyên là những nhân tố  không thể  thiếu trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Dưới góc độ  là yếu tố  của quá   trình tái sản xuất xã hội thì lao động là yếu tố  đóng vai trò quan trọng, có ý   nghĩa quyết định nhất, vì nếu các yếu tố  khác được đảm bảo đầy đủ  nhưng   không có yếu tố  lao động thì quá trình sản xuất không thể  nào diễn ra. Lao   động là yếu tố  đảm bảo cho sự  kết hợp giữa các yếu tố  trên để  tạo ra sản   phẩm.  Như  vậy, con người nói chung và lao động nói riêng là yếu tố  của quá  trình sản xuất, với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh  thần. Nói cách khác lao động làm tăng tổng cung của nền kinh tế. + Lao động tác động đến tổng cầu Lao động vừa là lực lượng sáng tạo ra của cải vật chất vừa là chủ  thể  tiêu dùng chính những sản phẩm đó thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Đây   là một thị  trường tiêu thụ  rộng lớn, kích thích mở  rộng sản xuất vì nhu cầu   càng lớn khả  năng mở  rộng sản xuất càng cao. Mặt khác, thị  trường tiêu thụ  rộng lớn là một lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần giải  quyết việc làm cho người lao động. Đó là một nhân tố  quan trọng đối với sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ­ Vai trò lao động tới tăng trưởng kinh tế Vai trò lao động đến tăng trưởng kinh tế  được xem xét qua các chỉ  tiêu  về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khỏe người lao động là sự kết   hợp của lao động và các yếu tố đầu vào khác. Các chỉ  tiêu này dược thể  hiện   tập trung qua mức tiền công của lao động. Khi tiền công của người lao động   tăng có nghĩa chi phí sản xuất tăng, phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng   thời, khi mức tiền công tăng làm cho thu nhập có thể  sử  dụng của người lao   động cũng tăng, do đó hả  năng chi tiêu của người tiêu dùng tăng. Ở  các nước   đang phát triển, mức tiền công của người lao động nói chung là thấp, do đó ở  những nước này lao động chưa phải là động lực mạnh cho sự  phát triển. Để  nâng cao vai trò của người lao động trong sự phát triển kinh tế cần thiết có các  chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các nguồn  lực khác một cách đồng bộ. 8
  9. 1.3. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC 1.3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực các nước đang phát triển * Số lượng lao động tăng nhanh Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang  phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng nhanh của lực  lượng lao động. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia  tăng dân số. * Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về  lao động  ở  các nước đang   phát triển là đa số lao động làm trong khu vực nông nghiệp. Ở Việt Nam, theo  tổng cục thống kê lao động trong nông nghiệp năm 2012 chiếm hơn 47,5%.   Loại hình công việc này mang tính phổ biến ở những nước đang phát triển. Xu   hướng chung là lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần trong khi lao động   trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên. Mức độ chuyển dịch tùy   vào tốc độ phát triển của nền kinh tế. * Hầu hết người lao động được trả tiền công thấp Lực lượng lao động ở  các nước đang phát triển ngày càng tăng làm cho   nguồn cung  ứng lao động dồi dào. Trong khi đó hầu hết các nguồn lực khác  đều thiếu và còn yếu: trang thiết bị, ngoại tệ,...Ngoài ra, tiền công thấp một  phần là do trình độ chuyên môn còn thấp của người lao động. * Còn bộ phận lớn lao động chưa sử dụng Do sức ép về dân số và khó khăn về kinh tế ở các nước đang phát triển   đã tác động lớn tới vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông  thôn, tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc  biệt ở khu vực thành thị. 1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng Ngành công nghiệp xây dựng tạo ra nhiều việc làm, nhưng cũng như các  ngành kinh tế  khác trong cơ  chế  thị  trường, số  lượng việc làm dao động khá  lớn theo các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của kinh tế quốc dân. Công nhân   công nghiệp xây dựng có tiền lương giờ tương đối cao và thường làm việc trên   9
  10. 40 giờ  mỗi tuần, một bộ  phận thậm chí còn làm hơn 45 giờ  mỗi tuần. Tiền   lương phụ  thuộc vào trình độ  và kinh nghiệm loại hình công việc, mức độ  phức tạp  của dự  án và điều kiện địa lý. Tiền lương còn biến động theo tình  hình thời tiết và tiến độ  thi công của công việc do bộ  phận khác làm trước  trong dây chuyền thi công. Tuy an toàn lao động được tổ chức tốt nhưng số tai   nạn trong ngành công nghiệp xây dựng vẫn tương đối cao hơn nhiều ngành  khác. * Phân loại nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng Cán bộ  quản lý (Contruction managers) gồm chỉ huy các cấp trên công  trường, các nhân viên kỹ  thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách  được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo  cho các hoạt động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng  tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng   lại trong bối cảnh dễ  có nhiều biến động về  thiết kế, về  thời tiết, về  cung   ứng, về giá cả và các rủi ro khác. Cán bộ quản lý thường có trình độ trung cấp,   cao đẳng và đại học. Công   nhân   kỹ   thuật   xây   dựng (construction   trade   workers)   chia  thành  ba nhóm chính: công nhân kết cấu (structural workers), công nhân hoàn  thiện (finishing workers)  và công nhân cơ  điện (electro ­ mechanical workers).   Tùy theo chuyên môn mà công nhân  kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề,   thợ  mộc, thợ  sắt, thợ  bê tông, thợ  hàn, thợ  điện, thợ  máy…Một số  khâu thi   công  có máy móc phức tạp hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả  kỹ  sư  trực tiếp tham gia lao động (operating engineers). Công nhân kỹ  thuật phải  qua đào tạo tại các trường dạy nghề  sơ  cấp, trung cấp…và được cấp chứng   chỉ. Công nhân lao động phổ thông (construction laborers) làm các lao động  nặng nhọc như  bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn… Một số làm  thợ  phụ  (helpers) cho công nhân kỹ  thuật.  Công nhân lao động chỉ  cần được  huấn luyện ít ngày về  an toàn lao động, phòng chống cháy nổ  và kỷ  luật lao  động. Ngoài các loại nhân lực nói trên, trên công trường còn có một số  nhân   lực khác như vận tải, bảo dưỡng trang thiết bị  và xe cộ, bảo vệ, giữ kho… 10
  11. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP  XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ  tăng dân số  khá cao khoảng  1,05%  mỗi   năm,   trung   bình  mỗi   năm   tăng  thêm   hơn  một   triệu   người.   Lực   lượng lao động dồi dào là một lợi thế to lớn để phát triển đất nước. Hiện nay  nước ta đang  ở  thời kỳ  “dân số  vàng” đây là cơ  hội “vàng” để  Việt Nam hạ  thấp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao trình độ của người lao động,   đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, sử dụng nguồn lao động chất lượng giúp tăng   trưởng và phát triển kinh tế,... Tuy nhiên điều này đem lại không ít khó khăn,   thách thức cho chúng ta trong khi nước ta vẫn là nước đang phát triển, trình độ  chuyên môn còn khá thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, chuyển dịch  cơ  cấu kinh tế  còn chậm, chênh lệch tỷ  lệ  giới tính khi sinh tiếp tục tăng và   quá trình già hóa dân số nhanh, thời kỳ “dân số vàng” sẽ  nhanh chóng chuyển   sang “dân số già”. Do đó chúng ta phải có những chính sách hợp lý trong cơ chế  quản lý kinh tế  ­ xã hội để  phát huy những thế  mạnh cũng như  khắc phục   những hạn chế của dân số. Dân số Việt Nam năm 2013 khoảng  hơn 89 triệu người, tăng 1,05% so  với năm 2012. Trong đó dân số nam là 44,38 triệu người chiếm tỷ lệ 49,47%,   dân số  nữ  là 45,33 triệu người chiếm 50,53%. Dân số  nam chiếm tỷ  lệ  thấp   hơn dân số nữ, tuy nhiên chênh lệch này không đáng kể. Qua hình 1 cho thấy, trong tổng 89,71 triệu người năm 2013 thì dân số  khu vực thành thị là 29,03 triệu người chiếm 32% trong tổng dân số, còn dân số  nông thôn là 60,68 triệu người chiếm 68%. Tỷ lệ dân số  khu vực thành thị  có   xu hướng ngày càng tăng trong khi dân số  khu vực nông thôn ngày càng giảm  đi. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động chiếm tỉ lệ cao nhất.  Bên cạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật, nông dân còn kết hợp với các nhà  khoa học. Việc kết hợp này cũng góp phần tăng năng suất đáng kể. Tuy nhiên,   11
  12. phần lớn nông dân còn tư tưởng “nghĩ sao làm vậy” nên dù nguồn nhân lực từ  nông dân rất dồi dào nhưng vẫn còn yếu kém.  32% Thành thị Nông thôn 68% Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013 Hình 1: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn Theo tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao  động năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn   là 1,42%. Đến năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,2%,  trong đó khu vực thành thị  là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58%. Sang quý I  năm 2014, tỷ  lệ  thất nghiệp của lao động trong độ  tuổi lao động là 2,18%,  trong đó khu vực thành thị là 3,75%. Đơn vị: triệu người 12
  13. 60 51,69 52,4 52,8 50 40 30 20 10 0 2012 2013 Quý I/2014 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013 Hình 2: Lao động trên 15 tuổi đang làm việc trong nền kinh tế Lực lượng lao động từ  15 tuổi trở  lên đang làm việc trong các ngành  kinh tế năm 2012 là 51,69 triệu người. Đến năm 2013, lao động từ  15 tuổi trở  lên đang làm việc trong các ngành kinh tế  là 52,4 triệu người, tăng 0,71 triệu   người. Bước sang quý I năm 2014 lao động từ  15 tuổi trở  lên đang làm việc  trong các ngành kinh tế  là 52,8 triệu người, tăng 0,4 triệu người so với năm   2013 và tăng 1,11 triệu người so với năm 2012. Lao động trên 15 tuổi đang làm  việc trong các ngành kinh tế đều tăng qua các năm, phù hợp với tình hình tăng   dân số đều đặn của cả nước. Lao động Việt Nam khá dồi dào, đảm bảo nhân   lực cho việc xây dựng đất nước và đạt được các mục tiêu đề ra. Bảng 1: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2012 Đơn vị tính: % Qua đào tạo Chưa  Tổng  Chỉ tiêu Dạy  Trung  Cao  Đại  qua đào  số nghề cấp đẳng học tạo Cả nước 100 4,7 3,6 1,9 6,4 83,4 Thành thị 100 7,5 5,6 2,9 15,7 68,3 Nông thôn 100 3,5 2,8 1,5 2,4 89,8 Giới tính Nam 100 7,1 3,2 1,4 6,9 81,4 Nữ 100 2,2 4,0 2,5 5,8 85,5 Nguồn: Báo cáo lao động việc làm Tổng cục thống kê, 2012 13
  14. Qua bảng 1 cho thấy, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo chiếm   khá thấp, cả  nước chỉ  có khoảng 16,6% lao động qua đào tạo trong khi lao   động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao (83,4%).  Ở khu vực thành thị tỷ lệ  lao động qua đào tạo chiếm 31,7%, tỷ lệ này cao gần gấp đôi so với cả nước.   Ở  khu vực nông thôn thì ngược lại, tỷ  lệ  lao  động qua đào tạo chỉ  chiếm   10,2%, thấp hơn so với cả nước và thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị, sự  chênh lệch giữa tỷ lệ lo động qua đào tạo giữa thành thị  và nông thôn là điều   dễ hiểu vì ở thành thị có kinh tế phát triển hơn trong khi ở nông thôn điều kiện   không tốt như  ở thành thị. Phân theo giới tính: giới tính nam có tỷ  lệ  lao động  qua đào tạo là 18,6% cao hơn mức trung bình cả  nước và  ở  lao động nữ  là   14,5%, thấp hơn so với cả nước. Hiện nay  ở  Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực  phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm   số  đông, trong khi đó tỷ  lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp.   Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân  lực chất lượng cao. Theo các chuyên gia về  nhân lực, nguồn nhân lực  ở  Việt  Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về  chất lượng. Lao động Việt  Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ  thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ  bên ngoài nhưng thiếu tính  chuyên nghiệp. Trên thị  trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và   công nhân tay nghề  cao vẫn đang là mối quan tâm của nhà tuyển dụng. Thị  trường đang rất cần các chuyên gia về  quản trị  kinh doanh, lập trình viên, kỹ  thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu  cầu cơ bản về tiếng anh, những công nhân có tay nghề cao, ham học hỏi. Tuy   nhiên, nguồn cung ứng lao động có chất lượng trên thị trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, kỹ  năng làm việc nhóm, khả  năng hợp tác để  hoàn thành  công việc của lao động Việt Nam quá yếu kém. Nhiều nhà quản lý nước ngoài   đã nhận xét rằng: "Lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết  công việc, nhưng nếu  đặt họ  trong một nhóm thì hiệu quả  kém đi nhiều".  Chính điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể  thành đạt được,  cho dù họ đã tập hợp được đội ngũ nhân công có đẳng cấp cao. Lao động Việt   Nam có chất lượng khá thấp cũng như khả năng làm việc nhóm còn kém có thể  do một số nguyên nhân như lao động chủ yếu chưa được qua đào tạo bài bản,   người lao động nước ta đa phần là nông dân với trình độ thấp. 14
  15. 2.2.   NGUỒN   NHÂN   LỰC   NGÀNH   CÔNG   NGHIỆP   XÂY   DỰNG   GIAI  ĐOẠN 2012 ĐẾN QUÝ I/2014 2.2.1 Vị thế vai trò của ngành công nghiệp xây dựng trong nền kinh  tế Ngành công nghiệp xây dựng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, mục  tiêu đến 2020 nước ta là nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cho thấy  ngành có vai trò to lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Từ  một nền kinh tế  nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số  làm nông  nghiệp, đã xây dựng được cơ  sở  vật chất kỹ  thuật, hạ  tầng kinh tế  ­ xã hội  từng bước đáp ứng cho sự nghiệp CNH ­ HĐH. Đã chuyển toàn bộ những hoạt   động của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự  cấp sang nền kinh tế có tư  duy   công nghiệp. Quy mô nền kinh tế  tăng nhanh; thu nhập đầu người vượt khỏi  ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở  thành nước phát triển có thu nhập trung bình. Kinh tế Việt Nam từng bước hội   nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế  giới…Ở  nước ta, từ  Đại hội Đảng  lần thứ I (9/1960) đã đề  ra chủ trương công nghiệp hóa để  tiến lên chủ  nghĩa   xã hội và qua một thời gian dài trên ba mươi năm qua chủ trương đó của Đảng   vẫn được quán triệt và thực hiện triệt để  (Báo điện tử  Đảng Cộng Sản Việt  Nam).  Theo tổng cục thống kê  tổng sản phẩm GDP năm 2013  ước tính tăng  5,42% so với năm 2012. Trong  đó, khu vực  công nghiệp và  xây dựng tăng  5,43%, mức tăng này cao hơn so với mức tăng chung của cả  nước. Đến quý I  năm 2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,96% so với cùng kỳ  năm   2013, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,69%. 15
  16. 100% 80% 41,7 43,3 46,8 60% 40% 38,6 38,3 40,32 20% 19,7 18,4 12,88 0% 2012 2013 Quý I/2014 Nông lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 3: Cơ cấu nền kinh tế phân theo khu vực kinh tế Qua hình 3 cho thấy tỷ  trọng khu vực công nghiệp đóng vai trò tương   đối to lớn trong nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng từ  năm  2012 đến quý I năm 2014 tăng từ 38,6% lên 40,32%.  Mục tiêu của việc chuyển  dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ 2011­ 2015 là giảm tỷ trọng của nhóm ngành   nông, lâm nghiệp ­ thủy sản, tăng mạnh tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp   ­ xây dựng và giữ  tỷ  trọng của nhóm ngành dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp   hóa, hiện đại hóa, để  đến năm 2020, nước ta cơ  bản trở  thành nước công  nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ  trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ  năm 2012 đến quý I năm 2014 là phù hợp với tình hình kinh tế nước ta hiện nay   và cho thấy nước ta đang đi đúng hướng với mục tiêu đưa nước ta trở  thành  nước   công  nghiệp  theo  hướng   hiện  đại,   tuy   nhiên  mức   tăng  hiện  nay  của   ngành công nghiệp xây dựng là chưa thực sự  nhanh. Tăng trưởng ngành công  nghiệp xây dựng chưa cao do sự  ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế  giới trong vài năm gần đây, và một phần cũng do việc hoạch định xây dựng  đường lối phát triển công nghiệp xây dựng nước ta vẫn chưa phù hơp. Theo tổng cục thống kê, trong năm 2013, các ngành công nghiệp cấp I,  ngành khai khoáng (Chiếm 21,3% giá trị  tăng thêm toàn ngành công nghiệp)  16
  17. giảm 0,2% so với năm trước; công nghiệp chế  biến, chế tạo (Chiếm khoảng  71% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 7,4%, cao hơn nhiều mức tăng 5,5% của   năm 2012, trong đó quý I tăng 5,3%; quý II tăng 6,9%; quý III tăng 7,8% và quý  IV tăng 10,1; ngành sản xuất, phân phối điện (Chiếm 6,7% giá trị  tăng thêm  toàn ngành) tăng 8,5%; ngành cung cấp nước  và xử  lý  nước  thải,  rác thải  (Chiếm 1,1% giá trị  tăng thêm toàn ngành) tăng 9,1%. Trong mức tăng chung  của toàn ngành năm nay, ngành chế  biến, chế  tạo  đóng góp 5,3 điểm phần  trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung  cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành  khai thác làm giảm 0,1 điểm phần trăm. Một số  ngành công nghiệp có chỉ  số  sản xuất tăng cao trong cả  năm  2013 so với năm 2012 là: Dệt tăng 21,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên   quan tăng 15,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ  máy móc thiết   bị) tăng 14,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 13,5%; sản xuất thuốc, hóa dược   và dược liệu tăng11,6%; sản xuất trang phục tăng 10,4%; sản xuất thiết bị  điện tăng 9,6%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 9,5%; sản xuất giấy và  các sản phẩm từ giấy tăng 9%. Một số ngành có mức tăng khá là: Sản xuất đồ  uống tăng 8,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,5%; sản xuất sản phẩm   điện tử, máy tính và quang học tăng 7,7%. Một số  ngành có mức tăng thấp  hoặc giảm là: Sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất hóa chất và các sản   phẩm hóa chất tăng 6,7%; sản xuất, chế  biến thực phẩm tăng 6%; khai thác   dầu thô và khí đốt tự  nhiên tăng 0,5%; khai thác than cứng và than non giảm   1,8%; sản xuất kim loại giảm 2,6%; khai khoáng khác giảm 5,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2013 so với năm 2012 của một số  địa phương như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,3%; Đồng Nai tăng 7,6%;  Bình Dương tăng 8,7%; Hà Nội tăng 4,5%; Hải Phòng tăng 4,3%; Bắc Ninh   tăng 2,9%; Vĩnh Phúc tăng 14%; Cần Thơ  tăng 7,7%; Hải Dương tăng 8,1%;  Đà Nẵng tăng 10,5%; Bà Rịa ­ Vũng Tàu giảm 3,8%; Quảng Ninh tăng 0,1%;   Quảng Nam tăng 9,6%; Quảng Ngãi tăng 6,6%. Chỉ  số  tiêu thụ  toàn ngành công nghiệp chế  biến, chế  tạo mười một   tháng năm nay tăng 9,2% so với cùng kỳ  năm trước (Cùng kỳ  năm 2011 tăng  1,5% và năm 2012 tăng 3,6%). 17
  18. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số  ngành có chỉ  số  tiêu thụ  tăng cao là: Sản xuất xe có động cơ tăng 35,2%; sản xuất da và các sản phẩm   có liên quan tăng 29,5%; sản xuất thiết bị  điện tăng 19,4%; sản xuất các sản  phẩm từ cao su và plastic tăng 16,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn  (trừ  máy móc thiết bị) tăng 13,9%; sản xuất đồ  uống tăng 13,7%; dệt tăng   12,8%. Một số ngành có chỉ  số tiêu thụ  mười một tháng tăng thấp hoặc giảm  là: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,8%; sản   xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 2,3%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá  chất giảm 1,1%; sản xuất kim loại giảm 1,5%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế  giảm 9,3%. Năm 2013, được xem là năm lên ngôi của ngành xây dựng, theo thống kê   của Báo Lao Động thì nhóm ngành Kiến trúc ­ Xây dựng đứng thứ 10 trong top   12 khối ngành thu hút nhiều lao động nhất. Điều này cũng không quá khó để  giải thích, vì với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%/năm, Việt Nam nằm trong top  các nước có tốc độ  phát triển kinh tế nhanh  ở khu vực Châu Á. Trong đó, xây  dựng kết cấu hạ tầng được đánh giá là tạo ra nền tảng đểcác tiềm năng kinh  tế phát triển theo. 2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng  giai đoạn 2012 đến quý I/2014 Hiện nay, nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam khá dồi   dào. Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng từ  năm 2012 đến quý I năm   2014 tăng. Năm 2012, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong   nền kinh tế  là 10,91 triệu người. Đến năm 2013, con số  này là 11,10 triệu  người, tăng 0,19 triệu người. Tuy nhiên đến quý I năm 2014 lao động trong   ngành có xu hướng giảm lại so với năm 2013 nhưng vẫn cao hơn nam 2012.   Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế có xu hướng tăng  nhưng mức tăng không đáng kể, trong vài năm gần đây kinh tế của thế giới nói   chung và của Việt Nam nói riêng vẫn còn khó khăn làm  ảnh hưởng tới ngành  công nghiệp xây dựng, do đó, lao động trong ngành cũng bị   ảnh hưởng bởi   cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho mức tăng lao động qua các năm chưa cao và  thiếu ổn định.  18
  19. Đơn vị tính: triệu người 12 11,10 10,91 10,98 10 8 6 4 2 0 2012 2013 Quý I/2014 Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 4: Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng Bảng 2: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2012 – I/2014 Đơn vị tính: % Năm  2012 2013 Quý I/2014 Nông, lâm, ngư nghiệp 47,5 46,9 47,1 Công nghiệp xây dựng 21,1 21,1 20,8 Dịch vụ 31,4 32,0 31,1 Tổng  100 100 100 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 Qua bảng 2 cho thấy, tỷ trọng lao động trên 15 tuổi đang làm việc trong  nền kinh tế chiếm cao nhất là ở khu vực nông lâm ngư  nghiệp, kế đến là khu   vực dịch vụ, chiếm thấp nhất là ở khu vực công nghiệp xây dựng. Tỷ trọng lao   động ngành công nghiệp xây dựng từ  năm 2012 đến quý I năm 2014 giảm từ  21,1 xuống 20,8% mức giảm này không đáng kể. Lao động ngành công nghiệp  xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng lao động trong nền kinh tế, và  tỷ  lệ  này khá  ổn định qua các năm 2012 đến quý I năm 2014. Tuy nhiên, với  mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì cần  phải đầu tư  hơn nữa vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng đồng thời có chiến   lược phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng bền vững. 19
  20. Bảng 3: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế và loại hình kinh tế năm 2013                                                                                                              Đơn vị tính: %  Khu vực kinh tế Chỉ tiêu Nông, lâm, thủy  Công nghiệp  Dịch vụ sản xây dựng Cả nước 46,9 21,1 32,0 Thành thị 14,9 26,9 58,3 Nông thôn 60,4 18,8 20,8 Giới tính Nam  44,9 25,1 30,0 Nữ 48,8 17,1 34,1 Các vùng Trung du miền núi phía bắc 70,2 11,5 18,3 Đồng bằng sông Hồng (*) 42,3 29,3 28,3 Bắc trung bộ và duyên hải 53,7 17,1 29,2 Tây nguyên 72,2 7,2 20,6 Đông nam bộ (*) 32,0 35,0 32,9 ĐBSCL 49,5 17,2 33,3 Hà nội 24,6 28,0 47,4 TP. HCM 2,6 33,9 63,5 (*) ĐBSH  không bao gồm Hà Nội, Đông Nam bộ không bao gồm thành phố Hồ Chí Minh Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm, 2013 Qua bảng 3 cho thấy, về lao động trong phân theo khu vực thành thị  và  nông thôn: ở nông thôn tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp xây dựng   chiếm 18,8% thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế. Trong khi đó  ở  thành thị  tỷ  trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm 26,9% cao thứ hai trong ba   khu vực kinh tế và cao hơn mức của cả nước. Khu vực nông thôn chủ yếu sản   xuất nông nghiệp nên tỷ trọng công nghiệp xây dựng khá thấp, còn ở thành thị  chủ yếu là sản xuất công nghiệp xây dựng nên tỷ  trọng lao động trong ngành  cao hơn. Phân theo giới tính: tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng nam  chiếm 25,1% trong ba khu vực kinh tế  và nữ  chiếm 17,1% trong ba khu vực  kinh tế. Tỷ  trọng lao động là nam chiếm cao hơn nữ  của ngành trong ba khu  vực kinh tế là vì ngành công nghiệp xây dựng cần nhiều sức lực phù hợp hơn   với nam giới. Phân theo vùng kinh tế: tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp xây dựng   trong ba khu vực kinh tế giữa các vùng không đồng đều nhau, các vùng có tỷ  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2