intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007- 2009

Chia sẻ: Truong Ngoc Thanh Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

665
lượt xem
307
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay trên thế giới xu thế toàn cầu hóa ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam cũng vậy, cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng toàn cầu này. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Đây có thể cơ hội tốt cho những bước tiến của kinh tế Việt Nam nhưng cũng không thể tránh được những thách thức mà tổ chức này đặt ra cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các thành viên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007- 2009

  1. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế Đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007- 2009 SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 1
  2. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế Mục lục . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong gian đoạn 2007-2009 và đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản trong gian đoạn 2007- 2009. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu thủy sản. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ: internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh số tuyệt đối để đánh giá sự biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp so sánh số tương đối để đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phân tích dựa theo ma trận SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để xác định chiến lược từ đó đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Thời gian - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2007 đến năm 2009. - Đề tài được thực hiện từ ngày 25/5 đến ngày 20/6/2010. 4.2 Không gian Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam. 4.3 Đối tượng nghiên cứu Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam PHẦN GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 2
  3. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế Hiện nay trên thế giới xu thế toàn cầu hóa ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam cũng vậy, cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng toàn cầu này. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Đây có thể cơ hội tốt cho những bước tiến của kinh tế Việt Nam nhưng cũng không thể tránh được những thách thức mà tổ chức này đặt ra cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các thành viên khác trong tổ chức. Bởi lẽ nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay. Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng tr ưởng trung bình trong giai đoạn1998- 2008 đạt 18%/năm. Hiện nay, thủy sản Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhiều mặt hàng thủy sản vẫn có được chỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ tăng trưởng. Thủy sản Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhiều khó khăn. Thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới vẫn đang phải đối mặt với nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng. Tiêu dùng giảm, xu hướng tiết kiệm gia tăng, những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010… Với những thách thức cùng những rào cảng nêu trên, xuất khẩu thủy sản của ta có thể vượt qua và tiếp tục phát triển được hay không? Chính vì vậy mà đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007-2009” được thực hiện và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc sản xuất, khai thác và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 3
  4. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong gian đoạn 2007-2009 và đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản trong gian đoạn 2007- 2009. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu thủy sản. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ: internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu… 3.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh số tuyệt đối để đánh giá sự biến động về sản l ượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp so sánh số tương đối để đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phân tích dựa theo ma trận SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để xác định chiến lược từ đó đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 4
  5. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Thời gian - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2007 đến năm 2009. - Đề tài được thực hiện từ ngày 25/5 đến ngày 20/6/2010. 4.2 Không gian Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam. 4.3 Đối tượng nghiên cứu Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 5
  6. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VIỆT NAM 1.1 Lịch sử ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1.1.1 Những nét chung về ngành thủy sản. Nhìn lại chặng đường hơn 45 năm qua, kể từ ngày thành lập, ngành thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, nghèo và lạc hậu, nay đã phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng GDP ngày càng lớn và có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm 60 của thế kỷ trước tổng sản lượng thủy sản ở miền bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn (trong đó cả khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản đều xấp xỉ 100.000 tấn), đến năm 1976 - năm đầu thống nhất đất nước, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 840.000 tấn (trong đó khai thác hải sản 670.000 tấn, nuôi trồng thủy sản 170.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 1980 chỉ đạt khoảng 11 triệu rúp -đô la. Nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn là một loại hình kinh tế tự cấp, tự túc với trình độ hết sức lạc hậu và chỉ được xem là một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1981, với sự ra đời của công ty xuất nhập khẩu Seaprodex, ngành thủy sản đã chủ động thực hiện cơ chế gắn sản xuất với thị trường. Ngành đã vận dụng sáng tạo và có hiệu quả cơ chế này mà tiêu biểu là thành công của mô hình Seaprodex lúc đó. Việc áp dụng thành công cơ chế gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặc quyết định cho phát triển kinh tế thủy sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục suốt hơn 23 năm qua. Năm 1993, thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 6
  7. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế Trong xu thế ở cửa và hội nhập, ngành luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc đầu tư đúng hướng tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Thời kì này, trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngành đã chủ động đi trước hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, từ giữa những năm 1990, ngành đã đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực xuất khẩu của các thị trường lớn nhờ đó đứng vững được trên các thị trường thủy sản lớn nhất trên thế giới. Từ những giải pháp đúng đắn nghàng đã thu được những kết quả quan trọng trong những năm cuối thế kỷ XX. Đến năm 2000, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,475 tỷ USD. Năm 2002, xuất khẩu thủy sản vượt qua mốc 2 tỷ USD với kim ngạch 2,014 tỷ USD. Năm 2005, ngành thủy sản vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch mà ngành đã xây dựng trong giai đoạn 2001 -2005. Tính chung 5 năm 2001-2005: tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 11 tỷ USD, chiếm khoảng 9% giá trị xuất khẩu cả nước. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao đăc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín của mình trên các thị trường lớn, như: Seaprodex, Minh Phú, Kim Anh, Saota (fimex), Phú Cường, Camimex, Cafatex, Angifish, Vĩnh Hoàn, Sea Minh Hải, Sea Sài Gòn, Seaspimex, Sea Ðà Nẵng, Sea Hà Nội,...Ðến giai đoạn này, cả nước đã có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp đ ược xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy tr ình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 7
  8. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc... Những con số đó cho thấy sự trưởng thành của công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả về công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam đ ã đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đã tiếp cận, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Ngành thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh, đạt trên 2,5 triệu tấn (gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua), không những cung cấp khối lượng thực phẩm lớn, có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, ngành còn đẩy mạnh chế biến xuất khẩu. Với sự năng động sáng tạo của hàng trăm doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD (gấp 40 lần so năm 1986, tăng bình quân 17%/năm, 24 năm qua, nước ta đã xuất khẩu được 35 tỷ USD), trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của nước ta , đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta còn rất lớn cả về khai thác thủy sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng sất nuôi trồng, tiết kiệm chi phí hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên ngành thủy sản cũng không thể tránh được việc tồn tại những bất cập. Nghề khai thác nhìn chung vẫn còn trong tình trạng qui mô nhỏ, khai thác gần bờ, tàu thuyền và phương tiện khai thác chậm đổi mới. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển thủy sản còn chậm, hiệu quả thấp, chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh của thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Những khó khăn này đòi hỏi toàn ngành thủy sản, nhất là bà con nông dân, ngư dân, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý phải có những biện pháp để hạn chế những khó khăn, sử dụng lợi SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 8
  9. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế thế đang có để tạo điền kiện cho ngành thủy sản ngày càng phát triển bền vững và ngày càng có vị thế cao trên thương trường thế giới. 1.1.2 Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản trong thời gian qua 1.1.2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Bảng 1: DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÁC VÙNG MIỀN TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Vùng Tỷ Tỷ Tỷ Mức Tỷ Mức Tỷ DT DT DT trọng trọng trọng (1000 lệ lệ (1000 (1000 (1000 (1000 ha) (%) ha) (%) ha) (%) ha) (% ) ha) (% ) ĐBSCL 723.8 71,0 752.2 71,5 830,0 70,8 28,4 3,9 77,8 10,3 ĐBSH 117.2 11,5 121.2 11,5 - - 4,0 3,4 - - TD và 36,2 3,6 37,9 3,6 - - 1,7 4,6 - - MNPB BTB và 78,9 7,7 77,9 7,4 - - -1 1,3 - - DH MT Tây 9,3 0,9 10,7 1,0 - - 1,4 15,0 - - Nguyên Đông 53,4 5,3 52,7 5,0 - - -0,7 1,3 - - Nam Bộ 1018.8 100 1052.6 100 1173.1 100 33,8 3,3 120,5 11,8 Tổng cộng Nguồn: tổng cục thống kê Nhìn chung diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng trong năm 2008 và 2009. Tổng diện tích nuôi trồng tăng từ 1018,8 nghìn ha năm 2007 lên 1052,6 nghìn ha năm 2008, tăng 33,8 nghìn ha tức tăng 3,3 % so với 2007. Năm 2009, diện tích nuôi SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 9
  10. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế trồng thủy sản vẫn tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, diện tích nuôi trồng 2009 đạt 1173,1 nghìn ha tăng 120,5 nghìn ha, tức tăng 11,8% so với 2008. ĐBSCL luôn là vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước. Năm 2007, vùng có 723,8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản. Năm 2008, diện tích nuôi trồng của vùng tăng lên 52,2 nghìn ha, tăng 28,4 nghìn ha tức tăng 3,9% so với năm 2007. Năm 2009, diện tích nuôi trồng tiếp tục tăng và tăng cao hơn so với năm 2008, diện tích nuôi trồng đạt 830 nghìn ha, tăng 77,8 nghìn ha tăng 10,3% so với năm trước. Nguyên nhân là do Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá tra và basa, trong đó quan trọng nhất là có diện tích mặt nước ngọt lớn và mạng lưới ao hồ, kênh rạch dày đặc, cộng thêm cuộc khủng hoảng tài chính và nguồn nguyên liệu trong nước sụt giảm mạnh. Đây cũng là lý do để nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL quyết định gia tăng diện tích nuôi trồng nhằm gỡ khó cho ngành thủy sản. Một số vùng khác diện tích nuôi trồng cũng tăng như: ĐBSH tăng 4 nghìn ha năm 2008 tức tăng 3,4 % so với 2007, TD và MNPB (Trung Du và Miền Núi Phía Bắc) tăng 1,7 nghìn ha, tăng 4,6%, Tây Nguyên tăng 1,4 nghìn ha, tăng 15% so với 2007. Bên cạnh đó cũng có một số nơi giảm như: BTB và DHMT (Bắc trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung) giảm 1 nghìn ha, giảm 1,3%, Đông Nam Bộ giảm 0,7 nghìn ha, giảm 1,3% so với 2007. 1.1.2.2 Sản lượng thủy sản trong thời gian qua Với những diều kiện mà thiên nhiên ban tặng cùng với những kinh nghiện được tích lũy trong thời gian dài, ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu quan trọng, đưa nước ta trở thành một trong những nước có sản lượng thủy sản lớn trên thế giới, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của các ngành nông, lâm, thủy sản và sự ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 10
  11. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế a) Sản lượng về mặt nuôi trồng: Bảng 2: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG PHÂN THEO MẶT HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Mặt Tỷ Tỷ Tỷ Mức Tỷ Mức Tỷ SL SL SL hàng trọng trọng trọng lệ lệ (1000 (1000 (1000 (100 (1000 tấn) tấn) tấn) tấn) (%) (%) (%) 0 (% ) (% ) tấn) Tôm 384,5 18,1 338,4 13,7 413,1 16,1 -46,1 13,6 74,7 18,1 Cá 1530,3 72,1 1863,3 75,6 1951,1 75,9 333,0 21,8 87,8 4,7 TS 208,5 9,8 213,9 8,7 205,7 8,0 5,4 2,6 -8,2 3,8 khác 2123,3 100 2465,6 100 2569,9 100 342,3 16,1 104,3 4,2 Tổng cộng Nguồn: Tổng cục thống kê Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007 đạt 2123,3 nghìn tấn. Năm 2008, sản lượng này tăng lên và đạt 2456,6 nghìn tấn, tăng 342,3 nghìn tấn tức tăng 16,1 % so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng nuôi trồng đạt 2569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với 2008, tăng 104,3 nghìn tấn. Sản lượng cụ thể của các mặt hàng trong thời gian qua như sau: -Năm 2007: - Sản lượng tôm đạt 384,5 nghìn tấn, chiếm 18,1% tỷ trọng sản lượng nuôi trồng. - Cá luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng, với tỷ trọng 72,1% và ở mức sản lượng là 1530,3 nghìn tấn năm 2007. - Thủy sản khác đạt 208,5 nghìn tấn, tỷ trọng 9,8%. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 11
  12. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế -Năm 2008: - Tôm đạt 338,4 nghìn tấn, chiếm 13,7% tỷ trọng, tăng 46,1 nghìn tấn tức giảm 13,6% so với năm trước. - Cá đạt 1863,3 nghìn tấn, chiếm 75,6% tỷ trọng, tăng 3 33 nghìn tấn, tăng 21,8% so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 213,9 nghìn tấn với 8,7% tỷ trọng, tăng 5,4 nghìn tấn, tức tăng 2,6% so với 2007. -Năm 2009: - Sản lượng tôm tăng trở lại, đạt 413,1 nghìn tấn, chiếm 16,1% tỷ trọng, tăng 18,1% chênh lệch 74,7 nghìn tấn so với năm trước. - Cá đạt 1951,1 nghìn tấn 75,9% tỷ trọng, tăng 87,8 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 205,7 nghìn tấn, chiếm 8% tỷ trọng giảm 8,2 nghìn tấn tức giảm 3,6% so với 2007. b) Sản lượng về mặt khai thác: Bảng 3: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO MẶT HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Mặt hàng Tỷ Tỷ Tỷ Mức Tỷ Mức Tỷ SL SL SL trọng trọng trọng( (1000 lệ lệ (1000 (1000 (1000 (1000 tấn) tấn) tấn) tấn tấn) (%) (%) %) (% ) (% ) Tôm 111,4 5,4 113,4 5,3 124,6 5,5 2,0 1,8 11,2 9,9 Cá 1566,5 75,5 1605,7 75,2 1703,1 74,8 39,2 2,5 97,4 6,0 TS 396,6 19,1 417,3 19,5 450,1 19,7 20,7 5,2 32,8 7,9 khác SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 12
  13. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế 2074,5 100 2136,4 100 2277,7 100 61,9 3,0 141,3 6,6 Tổng cộng Nguồn: Tổng cục thống kê Sản lượng thủy sản khai thác năm 2007 là 2074,5 nghìn tấn. Năm 2008, sản l ượng đạt 2136,4 nghìn tấn, tăng 61,9 nghìn tấn tức tăng 3% so với năm 2007. Năm 2009, khai thác 2277,7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với 2008, tăng 141,3 nghìn tấn. Sản lượng khai thác cụ thể của các mặt hàng trong thời gian qua như sau: - Năm 2007: - Sản lượng tôm đạt 111,4 nghìn tấn, chiếm 5,4 % tỷ trọng sản lượng nuôi trồng. - Cá cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác với tỷ trọng 75,5 %, sản lượng đạt 1566,5 nghìn tấn năm 2007. - Thủy sản khác đạt 396,6 nghìn tấn, tỷ trọng 19,1%. - Năm 2008: - Tôm đạt 113,4 nghìn tấn, chiếm 5,3% tỷ trọng, tăng 2,0 nghìn tấn tức tăng 1,8% so với năm trước. - Cá đạt 1605,7 nghìn tấn, chiếm 75,2% tỷ trọng, tăng 39,2 nghìn tấn, tăng 2,5% so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 417,3 nghìn tấn với 19,5% tỷ trọng, tăng 20,7 nghìn tấn, tức tăng 5,2% so với 2007. - Năm 2009: - Sản lượng tôm tiếp tục tăng, đạt 124,6 nghìn tấn, chiếm 5,5% tỷ trọng, tăng 9,9% tức chênh lệch 11,2 nghìn tấn so với năm trước. - Cá khai thác đạt 1703,1nghìn tấn, chiếm 74,8% tỷ trọng, tăng 97,4 nghìn tấn, tăng 6,0 % so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 450,1 nghìn tấn, chiếm 19,7% tỷ trọng tăng 32,8 nghìn tấn tức tức tăng 7,9% so với 2007. Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt kết quả khả quan nh ư vậy trong thời gian qua là do nước ta có nhiều lợi thế phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở cả nước ngọt, nước lợ và biển, phần lớn nguồn lợi tự nhiên như nguồn lợi hải sản SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 13
  14. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế ven bờ, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã và đang được khai thác, sử dụng ở mức tối đa. Sự tăng trưởng thời gian qua đã có chú ý phát triển theo chiều sâu và cả phát triển theo chiều rộng, qua việc tăng diện tích nuôi trồng, tăng số lượng tàu thuyền khai thác, phát huy tiềm năng nguồn lợi và điều kiện tự nhiên là chính. c) Về tổng sản lượng cả nước: Bảng 4: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007- 2009 Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ (%) (%) Sản lượng 4197,8 4602,0 4864,0 404,2 9,63 262 5,69 (nghìn tấn) Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2007, sản lượng thủy sản đạt 4197,8 nghìn tấn. Năm 2008, sản lượng thủy sản đạt 4602 nghìn tấn, tăng 9,63% và chêch lệch 404,2 nghìn tấn so với năm 2007. Bước sang năm 2009, sản lượng vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng so với năm 2008. Tuy nhiên mức tăng có thấp hơn mức tăng của năm 2008. Tổng sản lượng là 4864 nghìn tấn, tăng 5,69% so với năm 2008, chỉ tăng ở mức 262 nghìn tấn. Sản lượng thủy sản có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân. Tình trạng số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tăng mạnh, công tác quản lý tàu cá đã được Bộ và các cơ quan quản lý chuyên ngành chú trọng. Chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý và đúng vào thời điểm ngư dân đang gặp khó khăn, cho nên hoạt động khai thác được duy trì và phát triển, bảo đảm ổn định đời sống của ngư dân và cộng đồng dân cư ven biển. Thời tiết và diễn biến nguồn lợi thủy sản trong các vụ cá Bắc, cá Nam tại nhiều địa ph ương khá thuận lợi cho hoạt động khai thác. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó, mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 14
  15. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế triển, đặc biệt là nuôi lồng, bè trên biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Phòng… 1.2 Định hướng phát triển ngành thủy sản Theo dự thảo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định ngành thủy sản sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn về xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh hội nhập vững chắc. Nói về tiềm năng ngành thủy sản, hiện chúng ta đã xác định định được 544 loài cá, trong đó có khoảng 97 loài kinh tế. Sản lượng khai thác nước ngọt đạt khoảng 200 nghìn tấn/năm, tập trung ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là ĐBSCL. ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển thủy sản nói riêng trên các vùng sinh thái: nuôi ngọt, nuôi lợ, nuôi biển, khai thác thủy sản biển và nội địa đồng tạo ra nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị cho quốc gia. ĐB SCL được xem là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy sản đặc biệt là NTTS nhất trong cả nước và khu vực. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong thời gian qua, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. So với 1985, giá trị kim ngạch XKTS năm 2008 đã tăng trên 50 lần từ 0,09 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD. Sản phẩm thủy sản đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ở các vùng kinh tế khác nhau từ miền núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo. Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản đã và đang tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra của nước ta đang được nhiều quốc gia quan tâm và xem là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển bởi giá cả hợp lý mà chất lượng lại thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thuỷ sản tại châu Âu cũng rất cần nguyên liệu cá tra và cá ba sa Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Mặc dù ngành thuỷ sản đã đóng góp rất lớn kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tiềm năng phát triển nhưng sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hiện ngành thuỷ sản tiềm ẩn nhiều bất cập, rủi ro và thiếu bền vững, thậm chí nếu không được đầu tư có thể sẽ “lụi tàn”. Chính vì vậy mà định SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 15
  16. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế hướng để phát triển ngành thuỷ sản trong tương lai là: sản lượng khai thác hàng năm phải tăng theo năng suất lao động cũng như tỷ lệ đóng góp của nghề cá so với việc sử dụng tài nguyên, sự tăng trưởng của nghề phải đi đôi với việc thay đổi bộ mặt nông thôn và thể hiện rõ vai trò gắn kết giữa ngư nghiệp – nông nghiệp và nông thôn... Mục tiêu mà ngành Thủy sản đặt ra đến năm 2012 là đảm bảo 90% cá tra và tôm nuôi có thể truy nguồn gốc xuất xứ; 70% thủy sản khai thác có nhật ký theo d õi, 90% cơ sở chế biến thủy sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng. Từ nay đến năm 2020, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD. Mỗi giai đoạn, thị trường lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, vì vậy, ngành phải tìm hiểu yêu cầu của thị trường trong từng giai đoạn để tổ chức lại sản xuất. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 16
  17. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM QUA 3 NĂM 2007-2009 2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản trong 3 năm 2007-2009 2.1.1 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu thủy sản Thuỷ sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành thủy sản đã và đang tận dụng mọi lợi thế để phát huy nội lực góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam. Bảng 5: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2007 – 2009 Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ (%) (%) Sản lượng 924,46 1236,00 1216,00 311,54 33,7 -20,00 1,6 (nghìn tấn) Kim ngạch 3,76 4,51 4,250 0,75 19,8 -0,26 5,7 (tỷ USD) Nguồn:tổng cục hải quan Năm 2007, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước là 924,46 nghìn tấn với kim ngạch là 3,76 tỷ USD. Bước sang năm 2008, cả sản lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu đều tăng so với năm 2007. Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 1236 nghìn tấn, tăng 33,7% so với năm 2007,chêch lệch 311,54 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,509 tỷ USD tăng 0,749 tỷ USD tức tăng 19,8% so với cùng kì năm 2007. Năm 2009, tuy sản lượng khai thác và nuôi trồng có tăng nhưng xuất khẩu lại ở mức tăn trưởng âm. Đó là lần đầu tiên trong 13 năm xuất khẩu thủy sản đạt tăng tr ưởng âm. Cụ thể, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 1216 nghìn tấn, giảm 20 nghìn tấn, SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 17
  18. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế tức giảm 1,6% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,250 tỷ USD giảm 0,259 tỷ USD, tức giảm 5,7% so với năm 2008. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do một số nguyên nhân sau đây: năm 2008, ngành thủy sản trãi qua nhiều sóng gió, cả thế giới nằm trong tình trạng lạm phát, kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu tư tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưỡng… Trong hoàn cảnh đó, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chủ động chuyển hướng để tránh được cơn bão do cuộc khủng hoảng gây ra. Họ chuyển từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…để khai phá những thị trường mới như Nga, Ucraina, Ai Cập… Năm 2009, tuy xuất khẩu có giảm so với năm 2008, nhưng đó cũng là một kết quả đầy khả quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước những khó khăn về việc thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ chính giảm nhu cầu, những rào cản kĩ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu.. 2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường Hiện nay, thủy sản của ta đã xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm một vị trí không nhỏ trong thị trường chung. Tuy thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, song với sự nỗ lực không ngừng ngành thủy sản vẫn trụ vững và đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu đều tăng trong năm 2008, nhưng giảm vào năm 2009. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 18
  19. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế Bảng 6: MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2007- 2009 Thị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Chênh lệch trường 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Mức Tỷ lệ Mức Tỷ (tỷ trọng (tỷ trọng (tỷ trọng (tỷ (tỷ lệ (% USD) (%) USD) (%) USD) (%) USD) USD) (%) EU 0,905 24,1 1,140 25,3 1,096 25,8 0,235 26,0 -0,044 3,9 Nga 0,120 3,2 0,218 4,8 0,085 2,0 0,098 81,7 -0,133 61,0 Nhật 0,746 20,0 0,828 18,4 0,758 17,8 0,082 11,0 -0,070 8,5 Bản Hoa 0,767 20,4 0,745 16,5 0,713 16,8 -0.022 2,9 -0,032 4,3 Kì Trung - - 0,156 3,5 0,200 4,7 - - 0.044 28,2 Quốc Các - - 1,420 31,5 1,398 32,9 - - -0,022 1,5 nước khác Tổng 3,76 100 4,509 100 4,250 100 0,749 19,8 -0,259 -5,7 cộng Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn - Năm 2007: Tính đến cùng kì năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình hình xuất khẩu sang các thị trường như sau: - Thị trường châu Âu (EU): đứng đầu với 24,1% tỷ trọng, với KNXK đạt 0,905 tỷ USD. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 19
  20. GVHD: Trịnh Thị Kiều Hạnh Chuyên đề kinh tế - Thị trường Hoa Kì: đứng thứ nhì, chiếm khoảng 20,4% tỷ trọng, KNXK đạt 0,767 tỷ USD. - Thị trường Nhật Bản: đứng thứ ba, chiếm 20% tỷ trọng với KNXK là 0,746 tỷ USD. - Thị trường Nga: chiếm 3,2% về tỷ trọng với KNXK đạt 0,120 tỷ USD. - Các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ukraine, Asean…chiếm khoảng 32,3% tỷ trọng với KNXK khoảng 1,222 tỷ USD. -Năm 2008: Bước sang năm 2008, Việt Nam XK thủy sản sang 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm khác nhau. -Liên minh Châu Âu (EU): tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với KNXK đạt 1,14 tỷ USD, tăng 0,235 tỷ USD, chênh lệch 26% so với năm 2007, chiếm 25,3% về tỷ trọng KNXK - Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, KNXK đạt 0,828 tỷ USD, chiếm 18,4% về tỷ trọng, tăng 0,082 tỷ USD tức tăng 11% so với năm trước. - Năm 2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. KNXK thủy sản sang thị trường này đạt 0,745 tỷ USD giảm 0,022 tỷ USD tức giảm 2,9% so với năm trước. - Cũng trong năm 2008, Nga vẫn là “lực hút” lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. So với năm 2007, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 0,218 tỷ USD, tăng tới 81,7% và chênh lệch 0,098 tỷ USD. Tỷ trọng của thị trường này năm 2008 là 4,8 %. - Thị trường Trung Quốc: chiếm 3,5% về tỷ trọng, KNXK đạt 0,156 t ỷ USD. - Các thị trường khác: KNXK đạt 1,420 tỷ USD, chiếm 31,5% về tỷ trọng. -Năm 2009: Năm 2009, Việt Nam XK 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị tr ường. Số lượng sản phẩm và thị trường XK đều tăng, nhưng giảm về khối lượng và giá trị, so với năm 2008. SVTH: Trương Ngọc Thanh Lan Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2