Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình
lượt xem 565
download
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì ngân hàng được coi là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Sự hoạt động hiệu quả của nó sẽ là tiền đề cho việc luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Nhắc đến hoạt động chủ yếu của ngân hàng thì không thể không nói đến hoạt động cho vay. Đặc biệt là đối với các ngân hàng Việt Nam thì...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình 1
- SMỤC LỤC LỜI MỞ Đ ẦU ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 7 1.1.1. KHÁI NIỆM CHO VAY TIÊU DÙNG (CVTD) ................................ ....... 7 1.1.2. ĐỐ I TƯỢNG CVTD.................................................................................. 8 1.1.3. Đ ẶC Đ IỂM CHO VAY TIÊU DÙNG ....................................................... 9 1.1.3.1. Đ ẶC Đ IỂM VỀ QUY MÔ .......................................................................... 9 1.1.3.2. Đ ẶC Đ IỂM VỀ LÃI SUẤT ........................................................................ 9 1.1.3.3. RỦ I RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG ................................................ 11 1.1.3.4. Đ ẶC Đ IỂM LỢI NHUẬN TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG ................. 12 1.2.1. PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG DỰA VÀO MỤ C Đ ÍCH .......... 13 1.2.2. CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨ C HOÀN TR Ả................................ ..... 13 1.2.3. CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC Đ ẢM B ẢO TIỀ N VAY(3 LO ẠI) ........... 15 1.2.3.1 CHO VAY CẦM Đ Ồ................................................................................. 15 1.2.3.2. CHO VAY THẾ CHẤ P LƯƠNG ............................................................. 15 1.2.3.3. CHO VAY CÓ ĐẢM BẢO TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ TIỀN VAY ...................................................................................................................... 15 1.2.4. CĂN CỨ VÀO NGUỒN GỐ C CỦ A CÁC KHO ẢN CHO VAY TIÊU DÙNG ....................................................................................................... 16 1.2.4.1 CHO VAY TIÊU DÙNG GIÁN TIẾ P ........................................................ 16 1.2.4.2. PHƯƠNG THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG TRỰC TIẾ P ......................... 19 1.3.1. NHÓM NHÂN TỐ KHÁCH QUAN................................ ......................... 23 1.3.1.1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ ........................................................................ 24 1.3.1.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ.......................................................................... 24 1.3.1.3. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ........................................................................... 25 1.3.1.4. CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA Đ ẢNG VÀ NHÀ NƯ ỚC .............. 25 1.3.2. NHÓM CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN ..................................................... 26 1.3.2.1 CHÍNH SÁCH TÍN DỤ NG....................................................................... 26 1.3.2.2. THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG ................................................................. 26 1.3.2.3. THÔNG TIN TÍN DỤNG ......................................................................... 27 1.3.2.4. CHẤT LƯỢ NG CÁN BỘ TÍN DỤNG .................................................... 27 1.3.2.5. CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ ................................................................. 28 CHƯƠNG 2: ...................................................................................................... 28 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA Đ ÌNH .......................................................................................... 28 2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .................................. 28 2.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN ........................ 31 2.1.2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN ................................................. 31 2.1.2.2. CHỨ C NĂNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ NG PHÒNG BAN ................................ ..................................................................................... 32 2
- 2.1.3. TÌNH HÌNH HOẠ T ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG TH ƯƠNG BA Đ ÌNH .................................... 45 2.1.3.1. BÁO CÁO HO ẠT ĐỘ NG KINH DOANH NĂM 2003 .............................. 45 2.1.3.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 .................................... 48 2.1.3.3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 .................................... 52 2.2. THỰC TRẠNG TIÊU CHO VAY DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA Đ ÌNH ................................ ................................... 55 2.2.1. ĐỐ I TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG .................... 55 2.2.2. THỰC TR ẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH ............... 56 2.2.2.1. VỀ DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG ....................................................... 57 TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN (2003– 2005) .......... 57 Đơn vị: Triệu đồng .............................................................................................. 57 TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG ..................... 58 Đơn vị: triệu đồng ............................................................................................... 58 2.2.2.2. VỀ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG ........................................... 60 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG ....................................... 60 Đơn vị: triệu đồng ............................................................................................... 60 2.2.2.3. VỀ QUAY VÒNG VỐN ............................................................................ 62 VÒNG QUAY VỐN CHO VAY TIÊU DÙNG ..................................................... 62 Đơn vị: triệu đồng ............................................................................................... 62 2.3. Đ ÁNH GIÁ HOẠ T Đ ỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH ................................................................................................ ............... 63 2.3.1. KẾT QUẢ Đ ẠT ĐƯỢC ........................................................................... 63 2.3.2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................................. 65 2.3.2.1. NHỮNG HẠN CHẾ CẦN KHẮ C PHỤC ................................ ............... 65 2.3.2.2. NGUYÊN NHÂN ..................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: ....................................................................................................... 72 3.1. Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG TH ƯƠ NG BA Đ ÌNH ................................................................ ............................................. 73 3.1.1. CH Ỉ T IÊU K Ế HOẠCH CHỦ Y ẾU NĂM 2006 ................................ ..... 73 3.1.2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆ N: ............................................................ 73 3.2. CÁC GIẢI PHÁP........................................................................................... 75 3.2.1. CHI NHÁNH PHẢI CÓ CHÍNH SÁCH CỤ THỂ V Ề C HO VAY TIÊU DÙNG ............................................................................................. 75 3.2.2. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG ........................ 77 3.2.3. ĐA DẠNG HOÁ CÁC PHƯƠNG THỨ C CHO VAY TIÊU DÙNG ................................................................................................................. 78 3.2.4. Đ ẢM BẢO NGUỒ N VỐ N CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ......... 79 3.2.5. Đ ẨY MẠNH HO ẠT Đ ỘNG MARKETING NGÂN HÀNG ................. 80 3.2.6. NÂNG CAO CH ẤT LƯỢNG NGUỒ N NHÂN LỰ C ............................ 82 3.2.7. TĂNG CƯỜNG Đ ẦU TƯ CHO CƠ SỞ VẬT CH ẤT, HIỆN Đ ẠI HOÁ CÔNG NGHÊ NGÂN HÀNG ........................................................... 85 3
- 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 86 3.3.1. KIẾN NGHỊ Đ ỐI VỚI SỰ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦ A NHÀ NƯỚC .......... 86 3.3.2. KIẾN NGHỊ Đ ỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ............................. 88 3.3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CẤP CÓ LIÊN QUAN ....................................... 89 3.3.4. KIẾN NGHỊ Đ ỐI VỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆ T NAM ................................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90 DANH MỤ C TÀI LIỆ U THAM KHẢO ........................................................... 91 MỤ C LỤC .......................................................................................................... 93 4
- LỜI MỞ ĐẦU Có thể nó i cho vay tiêu dùng (CVTD) đ ang và sẽ đóng một vai trò chủ đạo trong các dịch vụ ngân hàng. Bởi vì cho vay tiêu dùng không chỉ là khoản mục mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn vì người tiêu dùng với trình độ dân trí và mức sống ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để tiêu dù ng, để nâng cao mức sống bản thân và đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai. Nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. V ì vậy với tư cách là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, các ngân hàng thương m ại cần phải thúc đ ẩy ho ạt động đó. Hiện nay đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì tín d ụng vẫn đang là hoạt động mang lại thu nhập chính, do đó họ cũng rất quan tâm phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Chi nhánh Ngân Hàng Cô ng Thương (NHCT) Ba Đình là một Ngân hàng thương mại quố c doanh có mức dư nợ hàng năm lên đ ến hàng nghìn tỷ đồng, trong nhưng năm gần đây hoạt động cho vay tiêu d ùng của NHCT Ba Đình đã có những bước phát triển đáng kể, chấ t lượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm. Qua thời gian thực tập tại NHCT Ba Đ ình, em đã có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt đ ộng kinh doanh cua Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Làm sao để cù ng với việc tăng trưởng dư nợ là chất lượng CVTD không ngừng được nâng cao? Đây không chỉ là mộ t vấn đề trăn trở với NHCT Ba Đ ình mà còn đố i với các NHTM nói chung. Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tạ i Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả ho ạt động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đ ình nói chung trong những năm tới. 5
- Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính được chia thành 3 chương. + Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu d ùng của Ngân hàng thương mại. + Chương 2; Thực trạng cho vay tiêu d ùng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. + Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dù ng tại Ngân hàng Công Thương Ba Đ ình. 6
- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI N IỆM, Đ ẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.1. KHÁI NIỆM C HO VAY TIÊU DÙNG (CVTD) Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì ngân hà ng được coi là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Sự h oạt độ ng hiệu quả của nó sẽ là tiền đ ề cho việc luân chuyển, phân bổ và sử d ụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế mộ t cách bền vững. Nhắc đ ến hoạt động chủ yếu của ngân hàng thì không thể không nó i đến hoạt độ ng cho vay. Đặc biệt là đối với các ngân hàng Việt Nam thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm mộ t phần rất lớn trong tổng lợi nhuận. Do vậy có thể nói cho vay là hoạt độ ng chủ chốt của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó thì hoạt động cho vay có thể được hiểu như sau: “ Cho vay là một giao dịch về tài sản ( tiền ho ặc hàng ho á) giữa b ên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên di vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất đ ịnh theo thoả thuận, bên di vat có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. Do đó dựa trên các tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chia cho vay ra lam nhiều loại. Nếu dựa vào mục đích sử dụng vốn vay thì người ta đưa ra lo ại hình cho vay tiêu dùng. Và trên thực tế có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CVTD. CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dù ng, bao gồ m cá nhân và hộ gia 7
- đình. Đ ây là mộ t nguồ n tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dù ng gia đình và xe cộ… Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ b ởi CVTD. Nhưng nhìn chung “ CVTD được coi là khoản tiền vay cấp cho các cá nhân hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không kinh doanh”. Cho vay tiêu d ùng cho phép cá nhân, các hộ gia đ ình được sử dụng trước khả năng mua của mình trong tương lai, tức là tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trước khi họ có khả năng chi trả. Do đó ngoài việc nâng cao m ức số ng về m ặt vật chất thì nó còn gián tiếp kích thích sản xuất phát triển. Mặt khác ở CVTD thì người vay sử dụng tiền vay vào mục đích không sinh lời và nguồn trả nợ đ ộc lập so với việc sử dụng tiền vay. Ở các nước phát triển thì hoạt động này đã rất phát triển và được sử dụng rất rộ ng rãi còn ở nước ta thì mới chỉ là g iai đoạn ban đầu. Do đó việc nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay này kế t hợp với đ iều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa cho việc thú c đẩy hoạt động này và đem lại hiệu quả thiết thực cho ngân hàng nó i riêng và nền kinh tế nó i chung. 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG C VTD Tuỳ vào cách xác đinh của từng ngân hàng hoặc cách phân chia thì đối tương cho vay tiêu dùng có rất nhiều dạng. Ta có thể chia đối tượng cho vay tiêu dùng theo m ức độ tài chính của khách hàng. Có thể chia làm các nhóm như sau: + Các đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thì thường nhu cầu vay để tiêu d ùng không cao vì giới hạn bởi thu nhập hạn chế việc vay vốn nhằm tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. + Các đối tượng có thu nhập trung bình: Đối với những người này nhu cầu vay vốn có x u hướng tăng mạnh. Đối tượng này muố n vay 8
- để tiêu dùng hơn là bỏ ra khoản tiền tiết kiệm tích luỹ của m ình để đáp ứng được những mục đích đó. + Các đối tượng có thu nhập cao: Nhu cầu nảy sinh làm tăng thêm khả năng thanh toán và coi no như một khoản nợ linh ho ạt để chi tiêu khi mà tiền vốn tích luỹ của họ đ ang đ ược đầu tư trung và dài hạn. Hiểu theo cách khác thì khoản tiền vay tiêu dùng này được coi la nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư mang lại. Những người nhó m này là thường xuyên cần chi tiêu trong m ục đ ích tiêu dù ng với số tiền lớn. Vì vậy, các ngân hàng thương mại càn phải chú ý q uan tâm đến nhóm khách hàng này. 1.1.3. ĐẶC Đ IỂM CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.3.1. ĐẶC Đ IỂM VỀ QUY MÔ Đối với cho vay tiêu dùng ta có thể thấy một đặc điểm là số lượng khách hàng vay thì rất lớn những giá trị mỗi khoản vay thì thường là nhỏ . Mặc dù vậy thì tổng giá trị các khoản thì vẫn lớn. Bởi vì cho vay tiêu dùng là kho ản vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích khô ng kinh doanh nên nó thường là các khoản vay có giá trị không lớn thậm chí còn rất nhỏ. Giá trị này đ ược x ác đ ịnh trên cơ sở giá cả hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng mà những thứ này thì không quá đắt đỏ. Hoặc do những cá nhân, hộ gia đình họ cũng có m ột số tiền tích luỹ nhất định nên số tiền họ còn thiếu để vay sẽ chiếm mộ t tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nhu cầu để tiêu dùng. Những do số lượng khách hàng là lớn nên tổng khoản cho vay la rất lớn, điều này được phản ánh qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại lớn. Đ ây cũng là xu thế phổ biến, khi xã hội càng phát triển thì những nhu cầu đ ể thoả mãn nhu cầu cá nhân và tiêu dùng càng trở nên phong phú và đa dạng hơn do đó số lượng vay tiêu dùng sẽ lớn. 1.1.3.2. ĐẶC Đ IỂM VỀ LÃI SUẤT 9
- Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn và “cứng nhắc” với lãi suất các loai trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Ngoài ra chí phí của nó cũng thường cao hơn so với các khoản cho vay khác. Cho vay tiêu dùng từ khi ra đời và phát triển đ ã đem lại cho các ngân hàng lợi nhuận lớn, lãi suất cho vay tiêu d ùng thường được cố định. Khi đưa ra mức lãi suất cho vay cố định đó, các ngân hàng thường phải d ự tính đến yếu tố lãi suất huy động đầu vào sẽ thay đổi như thế nào để làm căn cứ đưa ra lãi suất cho vay tiêu dùng. Vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng không linh hoạt như các khoản cho vay kinh doanh khác hiện nay với lã i suất thoả thuận, tuỳ thuộ c sự thay đổi của đ iều kiện thị trường. Đây cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng khi lãi suât huy động tăng, nhưng thông thường các khoản vay tiêu d ùng thường được định giá rất cao. Lý do chính được đưa ra để lý giải cho mức lãi suất cao của các khoản vay tiêu d ùng đó là cho vay tiêu dùng có chi phí lớn và rủi ro cao trong danh mục cho vay của ngân hàng. Mỗ i hợp đồng vay thường có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị các hợp đ ồng vay của các đơn vị sản xuất. Do đó chi phí tổ chức cho vay cao. Ngoài ra nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộ c vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng m ạnh, moi người tin rằng mình sẽ có m ột thu nhập cao hơn trong tương lai từ đ ó nhu cầu người dân sẽ tăng lên dẫn đ ến tăng nhu cầu cho vay tiêu dù ng. Ngược lại khi nên kinh tế suy thoái, sức mua của dân cư giảm sú t, mọi người có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu d ùng nên họ sẽ hạn chế tìm kiếm các khoản vay từ ngân hàng. Do đó nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm. Người tiêu dù ng thường kém nhạy cảm với lãi suất. Ta có thể thấy nhu cầu vay tiêu dù ng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất. Họ thường chỉ quan tâm đến số tiền mà họ phải trả theo từng đợt (có thể là tháng, quý ) hơn là lãi suất mà họ phải chịu. Bởi vì khi tiêu d ùng một loại hàng hoá d ịch vụ nào đó, có thể có giá trị lớn hoặc nhỏ thì họ chỉ quan 10
- tâm đến việc thu nhập của m ình trong tương lai có thể trang trải được khoản vay hiện nay hay không, nếu phù hợp họ sẽ vay để thoả mãn nhu cầu của mình. Thu nhập và trình độ học vấn cũng có tác động rất lớn đến việc sủ dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng. Những người có thu nhập cao và ổn định thường sẽ có nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, và những người có học vấn cao thì những nhu cầu hàng ngày của họ yêu cầu sẽ ngày càng phong phú và đa dạng như vêd giải trí, đ iều kiện số ng, sinh hoạt … và ngược lại. Bên cạnh đó thì tư cách khách hàng là mộ t yếu tố rất khó xác định song lại rất quan trọng, quyết đ ịnh đến sự hoàn trả của khoản vay. Nó là một khái niệm trừu tượng khô ng dễ dàng gì xác định được rằng tư cách người đó là tố t hay xấu. Nếu họ là người có tư cách tốt thì họ sẽ có ý thức và trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn. Ngược lại, nếu khách hàng là người có tư cách không tốt thì việc nhận biết được con người thực của họ là rất khó và họ chỉ làm sao để vay đ ược tiền ngân hàng mà rất ít quan tâm tới việc làm thế nà o để trả nợ. Do vậy ngân hàng cho những đối tượng đ ó vay sẽ rất dễ gặp rủi ro khi thu nợ. 1.1.3.3. RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG Bản thân hoạt động cho vay của ngân hàng đã đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và cho vay tiêu dùng cũng không phải là ngoại lệ. Mà rủi ro trong hoạt động này lại tiềm ẩn rủi ro ở mức cao hơn các khoản vay kinh doanh. Ta có thể xem xét nó dưới 2 góc độ, đó la rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng. + Về rủi ro lãi suất: Cũng như đ ã nói ở trên do lãi suất cho vay tiêu dùng là cố định và nó thường được xác định giá d ựa trên lãi suất cơ bản cộng với mức lãi suất cận biên và phần bù rủi ro. Nhưng khi lãi suất trên thị trường vốn tăng mà lãi suất của các khoản cho vay tiêu dù ng là cố định và cứng nhắc như thế sẽ khiến cho ngân hàng phải bù đắp mức lãi suất huy động vố n mà khô ng được thay đ ổi lãi suất cho vay tiêu dù ng. 11
- + Về rủi ro tín dụng: Nguồn tài chính đ ể chi trả cho khoản vay tiêu dùng không phải là dựa vào lợi nhuận hay bắt nguồn từ chính những khoản tiền vay đ ó đem lại mà nó lai phụ thuộc vào một nguồn khác độc lập hoàn toàn với nguồ n vay đó chính là khoản thu nhập của người đó trong tương lai. Do đó nó sẽ bao gồm cả rủi ro khách quan và chủ q uan. Ví dụ như tình trạng kinh tế tăng trưởng hay la suy thoái, bệnh tật, thiên tai, địch hoạ… nó đều làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ người vay, hoặc cac rủi ro mang tính cá nhân về sức khoẻ, tai nạn, công việc nó sẽ ảnh hưởng gian tiếp đến nguồn thu nhập của người đó và đ ương nhiên sẽ đe doạ đến nguồn trả nợ của ngân hàng. 1.1.3.4. ĐẶC Đ IỂM LỢI NHUẬN TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG Chính vì rủi ro càng cao nên kỳ vọng lợi nhuận đem lại càng lớn, nên ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro và lợi nhuận. Như ở trên đã nó i cho vay tiêu dù ng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao, điều này đồng nghĩa với m ột điều là lợi nhuận kỳ vọng mang lại từ nguồ n cho vay tiêu d ùng là cũng lớn. Thực ra có điều này là do chính vì rủi ro tiềm ẩn là cao do đó phần bù rủi ro được cộ ng vào để tính m ức lãi suất cũng cao, ngoài ra kho ản chi phí m à ngân hang phải bỏ ra thực hiện được một hợp đồng là cũng chiếm tỷ lệ lớn so với giá trị kho ản cho vay nên nó cũng làm cho lãi suất trở nên cao hơn. Ngoài ra hầu như không có sự co dãn cầu tiêu dù ng khi lãi suất thay đ ổi, vì mục tiêu của họ là thoả m ãn nhu cầu lên hàng đầu chứ không phải là tính chuyện thu lợi nhuận lãi lỗ từ khoản đó như là trong kinh doanh. Chính vì những đ iều kiện trên nên mức lãi suất cho vay tiêu dùng thường được xác định cao hơn mức bình thường và quan trọng hơn là nó lại được người tiêu dùng chấp nhân, do đó lợi nhuận kỳ vọng mang lại sẽ ở m ức cao hơn. 1.2. CÁC PHƯƠNG TH ỨC CHO VAY TIÊU DÙNG 12
- Có nhiều phương thức cho vay tiêu dùng dựa trên những tiêu thức khác nhau để ta có những góc nhìn nhận khác nhau đ ối với lo ại hình cho vay tiêu dùng. 1.2.1. PHÂN LOẠI C HO VAY TIÊU DÙNG DỰA VÀO MỤC ĐÍCH Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng được chia làm 2 loại: - Cho vay tiêu dùng cư trú : cho vay tiêu dùng cư trú là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây d ựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú: cho vay tiê u dù ng phi cư trú là khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phi mua sắm, xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí họ c hành , giải trí và d u lịch… 1.2.2. CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC HOÀN TRẢ Căn cứ vào phương thức hoàn trả thì gồm có cho vay tiêu dùng trả góp và phi trả góp. Trong đ ó thì cho vay tiêu dùng trả góp chiếm tỷ lệ rất lớn. Vì người ta thấy rằng định kỳ trả như vậy thì sẽ thuận lợi hơn là trả gốc và lãi mộ t lần. - Cho vay tiêu d ùng trả gó p: nó là cac khoản vay ngắn hoặc trung hạn đ ược thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (có thể theo tháng hoặc quý ). Kho ản vay này thường được tài trợ cho nhu cầu mua sắm đố i với những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Ví dụ như là ôtô, đồ dù ng thiết bị gia đình hoặc để trả các khoản nợ cho gia đình. Cù ng với nó thì trách nhiệm và thiện trí trả nợ của khách hàng cũng cao hơn. - Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước mộ t phần giá trị tài sản cần mua sắ m (khoảng 20 -30% giá trị hàng hoá). Đây là số tiền phải trả trước, phần còn lại ngân hà ng sẽ cho vay. Số tiền trả trước cũng cần phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ tài sản, m ặt khác nó còn làm nhiệm vụ hạn chế rủi ro cho ngân hàng. V à tài sản đảm bảo khoản vay này chính là tài sản cần 13
- mua sắm. Khi x ác định các đ iều khoản liên quan đ ến việc thanh to án nợ của khách hàng, ngân hàng phải chú ý một số vấn đề sau: + Số tiền thanh toán mỗi kì phải phù hợp với khả năng thu nhập xét trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. + G iá trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi. + K ỳ hạn trả nợ p hải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, thường là theo tháng do nguồn trả nợ của người vay tiêu dùng chủ yếu là từ thu nhập nhận được hàng tháng. Đ ây chính là hình thức cho vay khuyến khích tiêu dù ng, phù hơp với chủ trương kích cầu của Chính phủ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm. - Cho vay trả một lần: là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đ ình để đáp ứng nhu cầu tiền m ặt tức thời và được thanh to án một lần khi khoản vay đáo hạn. Qui mô của những kho ản vay này tương đối là nhỏ, bao gồ m cả phí tài khoản với yêu cầu thanh toán trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Phần lớn các khoản vay loại này được dùng để chi trả cho các chuyến đi ngh ỉ, tiền nằm viện, mua các vật dụng gia đình hoặc sửa chữa ôtô, nhà ở. - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử d ụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc thấu chi d ựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời gian tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện cho vay và trả nợ nhiều kỳ mộ t cách tuần hoàn. Trong tất cả các lãi suất cho vay tiêu dùng, mức cao nhất là đối với tín d ụng tuần hoàn. Bởi vì những khoản vay tín dụng khô ng được đảm bảo, và chi phí để đ iều hành tín dụng tuần hoàn tương đối cao: như dự trữ quỹ, xử lý thẻ tín dụng bao gồm kiểm tra tín dụng lừa đảo và những mất m át trong thu ngân. Lãi phải trả trong mỗ i kỳ có thể dựa trên một trong ba cách sau: 14
- + Lãi trước được tính trên số dư nợ đã được điều chỉnh, theo phương pháp này số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cù ng của mỗ i thời kỳ khi khách hàng đã được thanh toán nợ cho ngân hàng. + Lãi được tính trên số dư nợ trước khi điều chỉnh: theo cách này số dư nợ dùng để tính lãi là số dự nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán. + Lãi đ ược tính trên cơ sở nợ bình quân. 1.2.3. CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TIỀN VAY(3 LOẠI) 1.2.3.1 CHO VAY CẦM ĐỒ - Nó chính là mộ t hình thức ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mục đích tiêu dù ng nhưng ngân hàng giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng. - D anh m ục các loại tài sản và điều kiện các tài sản được cầm đồ cũng được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của ngân hàng 1.2.3.2. CHO VAY THẾ CHẤP LƯƠNG Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổ n định, thu nhập ổn định ngoài việc chi cho các khoản thường xuyên hàng tháng thì còn tích luỹ được để còn trả nợ vay. Và số tiền được vay sẽ dựa trên nhu cầu muốn vay của khách hàng, thu nhập thường xuyên của khách hàng đ ó và giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng. Do đó khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần thu thập đ ủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu khác thường xuyên của khách hàng. 1.2.3.3. CHO VAY CÓ Đ ẢM BẢO TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ TIỀN VAY Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua 15
- sắm và mức tối đa cho vay khoảng 50 -60% giá trị tài sản mua sắm mà từ đó ngân hàng sẽ có mức cho vay thích hợp. 1.2.4. CĂN C Ứ VÀO NGUỒN GỐC CỦA CÁC KHOẢN CHO VAY TIÊU DÙNG Căn cứ vào nguồn gốc của các khoản cho vay thì ta có thể chia ra làm 2 lo ại: phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp và phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. Bởi vì có 2 cách: đó là ngân hàng có thể thực hiện trực tiếp các khoản cho vay tiêu d ùng này với khách hàng đến xin vay tại ngân hàng hoặc ngân hàng có thẻ mua lại các phiếu tiêu dùng từ những người bán lẻ hàng ho á cho khách hàng tiêu dùng hay từ những người cung cấp d ịch vụ tiêu dùng. V í dụ: các chứng từ của những người buôn bán xe ô tô, những người bán lẻ thiết b ị dân dụng như máy điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, tivi… 1.2.4.1 CHO VAY TIÊU DÙNG G IÁN TIẾP - Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những cô ng ty b án lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho nhà tiêu dùng. Nó được thể hiện qua sơ đồ sau: Công ty bán lẻ Ngân hàng Người tiêu dùng (1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua b án nợ. (2) Cô ng ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chiu hàng ho á. 16
- (3) Cô ng ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (4) Cô ng ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng. (5) Ngân hàng thanh toán tiền cho các công ty bán lẻ. (6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm như: + Cho phép ngân hàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng. + Cho phép ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay. + Là nguồ n gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác. + Trong trường hợp có q uan hệ với các công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an to àn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp. - Ngoài ra nó còn có một số nhược điểm sau: + Ngân hàng khô ng tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu. + Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá. + Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu d ùng gián tiếp có tính phức tạp cao. Do những nhược điểm này cho nên những ngân hàng tham gia vào hoạt động này đều phải co những biện pháp , cơ chế kiểm tra kiểm soát rất chặt chẽ. Trong khi đó một số ngân hàng thì lại không để ý đến nhiều hoạt động cho vay tiêu dùng gián tiếp này. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức như p hương thức được truy đò i hoàn toàn, phương thức truy đòi hạn chế, phương thức không truy đòi, phương thức mua lại. + Phương thức truy đ òi ho àn to àn: Phương thức này nói rằng khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà m à người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán toàn bộ các khoản nợ cho ngân hàng nếu khi 17
- đến hạn người mà tiêu dù ng không thanh to án được cho ngân hàng. Mặt khác nếu mộ t số phiếu nợ trở thành quá hạn thanh toán các công ty bán lẻ buộc phải chi trả, thu x ếp thời gian thực hiện chi trả. Do đó phương thức này mang lại ít rủi ro cho ngân hàng và như thế các cô ng ty bán lẻ buộc phải quan tâm đến chất lượng các khoản bán chịu. + Phương thức truy đòi hạn chế: theo phương thức này trách nhiệm của công ty b án lẻ đối với các khoản nợ mà người tiêu dù ng không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào các khoản thoả thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ. Các điều kiện thường được sử dụng là: * Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trong trường hợp nếu người mua không đủ tiền để trả trước một số tiền nhất định khi mua hoặc khô ng đủ tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng. * Công ty bán lẻ cam kết trả to àn b ộ số đã bán chịu cho tới khi ngân hàng thu hồi được nợ. * To àn b ộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty b án lẻ giới hạn trong phạm vi số tiền dự p hòng gửi tới ngân hàng. + P hương thức không truy đòi: Là phương thức không yêu cầu sự bồi thường của cô ng ty bán lẻ d o vậy các cô ng ty này sẽ khô ng có trách nhiệm về các phiếu nợ bán cho ngân hàng. Đây là phương thức luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với ngân hàng nên chi phí tài trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với phương thức truy đòi. Cũng chính vì có nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng thường phải lựa chọn loại chứng từ nào được mua và các công ty b án lẻ sẽ không nhận được một phần chi phí được trích lập của khoản dự trữ. Chỉ có các cô ng ty bán lẻ mà rất được ngân hàng tin cậy thì m ới được áp dụng phương thức này. + Phương thức mua lại: Đ ây chính là phương thức tho ả thuận không truy đòi hoặc truy đò i giới hạn, cho phép cô ng ty bán lẻ mua lại số d ư thực tế chưa thanh toán. Khi khoản cho vay quá hạn thi hàng hoá sẽ được 18
- ngân hàng tái sở hữu và phân phát cho cô ng ty bán lẻ trong một thời gian đã được sắp x ếp. Phương thức này phù hợp với các công ty bán lẻ m ạnh về tài chính và có trách nhiệm. V ì công ty bán lẻ có ít rủi ro với phương thức mua lại hơn là phương thức truy đòi ho àn toàn, họ được mộ t phần nhỏ hơn trong lợi tức tài chính. 1.2.4.2. PHƯƠNG THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG TRỰC TIẾP - Là các kho ản cho vay tiêu d ùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau: Công ty bán lẻ Ngân hàng Người tiêu dùng (1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay. (2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua tài sản cho các công ty bán lẻ. (3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ. (4) Công ty b án lẻ giao tài sản cho người tiêu dù ng. (5) N gười tiêu dùng thanh toán số tiền vay cho ngân hàng. - So với cho vay tiêu dù ng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưu điểm như: 19
- + Ngân hàng có thể tận dùng được sở trường của nhân viên tín dụng. Đây là những người được đào tạo chuyên m ôn và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng nên các quyết định trực tiếp của ngân hàng sẽ có chất lượng cao hơn với trường hợp quyết định b ởi các công ty bán lẻ. + Ngo ài ra thì bản thân nhân viên tín dụng của ngân hàng luôn có ý thức và trách nhiệm tạo ra các khoản vay có chất lượng tố t (khả năng cho vay đ ược nhiều nhưng phải kèm theo khả năng thu hồi cả gốc và lãi tốt) trong khi các nhân viên của các cô ng ty b án lẻ thường chú trọng đến việc bán được nhiều hàng. + Tại đ iểm bán hàng, thì các quyết định thường được đưa ra vộ i vàng và có thể từ chối bỏ só t đối với một số khách hàng tốt, đ ương nhiên cũng sẽ có nhiều khoản cấp tín dụng khô ng chính đáng. Đ iều này có thể sẽ hạn chế hơn nếu người câp tín dụng là ngân hàng. Ta có thể phân thành các phương thức như sau: - Phương thức tín dụng trả theo định kỳ: Theo phương thức này thì toàn bộ số tiền vay được sẽ ghi nợ vào tài sản cho vay và ghi có vào tài sản tiền gửi cá nhân, hoặc được giao cho khách hàng một cách trực tiếp. Trong hợp đồng tín dụng của phương thức này giữa ngân hàng và khách hàng thường tồn tại đ iều khoản “ mục đích sử “ tức là thoả thuận về đố i tượng cấp tín dụng. Thông thường thì kỳ hạn ho àn trả thường là một tháng, người vay tiêu dùng tiến hành trả dần dần theo tháng để giảm bớt số tiền nợ cho đến khi hết. Ngoài ra kỳ hạn hoàn trả cò n tuỳ thuộ c vào nhu cầu của người vay nữa. Tiền lãi được tính trên cơ sở số dư hàng tháng còn lại của khoản tiền vay. Nhưng cũng có sự linh hoạt trong phương thức hoàn trả, ví dụ trong trường hợp thì v iệc hoàn trả được tiến hành m ột lần vào thời điểm giao hạn khoản vay bao gồm cả gốc và lãi. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Bắc Giang
110 p | 29 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
104 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn, Phú Thọ
109 p | 15 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi
27 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 27 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất
25 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi
23 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
27 p | 7 | 4
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh
112 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
101 p | 10 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phát triển cho vay hạn mức thấu chi tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, phòng giao dịch ĐH Tây Nguyên
74 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), chi nhánh Nam Đà Nẵng
93 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thành Vinh
103 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp
85 p | 9 | 2
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An
121 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay cá nhân trong sản xuất nông nghiệp tại BIDV huyện Cao Lãnh
113 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Agribank - chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
114 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa
132 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn