intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị" là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng thương mại; đánh giá thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Đakrông trong giai đoạn 2019 - 2021;..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NGUYỄN KHƢƠNG TIẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Quảng Ngãi - Năm 2023
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Dũng Phản biện 1: PGS. TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: TS. Trần Tùng Lâm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 01 tháng 04 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đakrông là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Trị, do đó nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển NNNT là rất lớn. Quá trình đầu tư cho NNNT, ngoài nguồn vốn ngân sách từ Trung ương và địa phương, phải kể đến vai trò “bà đỡ” hết sức quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đakrông (Agribank Đakrông). Với vai trò đó, Agribank Đakrông đã góp phần hỗ trợ người dân thực hiện phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy lùi nạn "tín dụng đen", xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trên địa bàn. Do đó, chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay nông nghiệp và luôn chiếm thị phần cao cho vay nông nghiệp trong huyện. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau (khách quan và chủ quan), hoạt động cho vay lĩnh vực NNNT tại Agribank Đakrông vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để phát triển. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhận thấy việc đánh giá thực trạng phát triển cho vay đối với lĩnh vực NNNT tại Agribank Đakrông để xác định những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay lĩnh vực NNNT là rất cần thiết. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (phát triển cho vay NNNT) của ngân hàng thương mại; - Đánh giá thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực NNNT tại
  4. 2 Agribank Đakrông trong giai đoạn 2019 - 2021; - Đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển cho vay lĩnh vực NNNT tại Agribank Đakrông trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển cho vay lĩnh vực NNNT của ngân hàng thương mại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, tài liệu thứ cấp Dữ liệu và tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết, báo cáo nghiên cứu của Agribank Quảng Trị, Agribank Đakrông, thư viện của các trường Đại học, Viện nghiên cứu,... 4.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát các hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NNNT (hộ sản xuất) đang có quan hệ vay vốn với Agribank Đakrông bằng bảng hỏi. Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp (định tính) còn được thu thập từ các chuyên gia, lãnh đạo, cán bộ trong lĩnh vực ngân hàng, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế nông hộ đến từ trường Đại học Tài chính Kế toán, Agribank Quảng Trị, Agribank Đakrông, chính
  5. 3 quyền cấp huyện, xã. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất (thuận tiện kết hợp tích lũy nhanh). Kích thƣớc mẫu được xác định theo phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong đề tài (phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến,...), theo đó kích thước mẫu chính thức là 123. 4.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu 4.2.1. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp Phương pháp thống kê kinh tế được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu: lượng tăng giảm tuyệt đối, lượng tăng giảm tương đối, số bình quân nhằm phân tích thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực NNNT theo tiêu chí định lượng. 4.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sau khi thu thập từ khách hàng sẽ được kiểm tra, làm sạch, lưu trữ và phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS 20.0. Sau đó, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông theo tiêu chí định tính – Sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp được sử dụng đối với dữ liệu định tính để phân tích sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
  6. 4 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cho vay và phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng thương mại Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị Chƣơng 3: Giải pháp phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
  7. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay và cho vay lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn 1.1.1. Tổng quan về cho vay 1.1.2. Tổng quan về cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1.1.2.1. Khái quát về Nông nghiệp, Nông thôn 1.1.2.2. Cho vay lĩnh vực Nông nghiệp, Nông thôn 1.2. Phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1.2.1. Khái niệm phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là hoạt động của tổ chức tín dụng về cho vay các đối tượng hộ gia đình, doanh nghiệp tổ chức kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phát triển theo nhu cầu thị trường và định hướng của tổ chức tín dụng nhằm góp phần thực hiện chính sách nông nghiệp nông thôn nông dân của Đảng Nhà nước và mục tiêu kinh doanh của tổ chức tín dụng. Như vậy, phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là sự gia tăng về quy mô tín dụng cho vay; với chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn; các loại hình tín dụng nông nghiệp, nông thôn ngày càng đa dạng hơn. Theo đó, phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao hàm các nội dung sau: - Thứ nhất, tăng về quy mô tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đó là những hoạt động gia tăng tín dụng của tổ chức tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn tín dụng của khách hàng trong lĩnh vực này. - Thứ hai, tốt hơn về chất lượng, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tín dụng (cho vay)
  8. 6 của tổ chức tín dụng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vay vốn về các phương diện lãi suất, quy mô khoản vay, thời hạn vay, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ, quy trình thủ tục, thái độ phục vụ, sự quan tâm của tổ chức tín dụng,… (Nguyễn Hữu Thu và Phạm Bảo Dương, 2017; Nguyễn Thị Thu Đông, 2012). - Thứ ba, đa dạng hơn về cơ cấu chủng loại, các loại hình tín dụng (cho vay) cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1.2.2.1. Tiêu chí định lượng - Tăng tưởng dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT - Tăng trưởng doanh số cho vay lĩnh vực NNNT - Tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn - Tính đa dạng của sản phẩm cho vay lĩnh vực NNNT - Chất lượng tín dụng (cho vay): Tỷ lệ nợ xấu - Thu hồi nợ xấu - Tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro - Thu nhập từ hoạt động cho vay lĩnh vực NNNT 1.2.2.2. Tiêu chí định tính - Sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng - Sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1.3. Kinh nghiệm về phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng trong nƣớc 1.3.2. Bài học cho Agribank Đakrông - Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với phát
  9. 7 triển nông nghiệp, nông thôn như: chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 (sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn). - Tập trung đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, xây dựng chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay vốn tham gia chuỗi giá trị. - Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về nông nghiệp, nông thôn cho cán bộ ngân hàng. Từ đó, đúc kết thành cẩm nang tín dụng nông nghiệp, nông thôn để hướng dẫn cán bộ cho vay có hiệu quả. - Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tổ chức triển khai các chương trình phối hợp tín chấp vay vốn. - Phối hợp với Hội nông dân, Hội Phụ nữ tổ chức tập huấn, đào tạo, cập nhật kiến thức pháp luật trong hoạt động cho vay; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp cho cán bộ Hội, tổ vay vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo chất lượng tín dụng. - Phát huy hiệu quả vai trò cầu nối của tổ vay vốn với ngân hàng nhằm thúc đẩy dòng vốn đi đến “đúng người, đúng địa chỉ, đúng thời điểm”.
  10. 8 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng thương mại. Về cơ sở lý luận, trên cơ sở các luận cứ khoa học, tác giả đã kế thừa, vận dụng có chọn lọc, có điều chỉnh để xác định các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở góc độ số lượng và chất lượng. Về cơ sở thực tiễn, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng Agribank chi nhánh Hưng Yên II, ngân hàng LienVietPostBank, ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng Định để đúc kết bài học cho ngân hàng Agribank Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
  11. 9 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và Agribank Chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị 2.2. Thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị 2.2.1. Thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị theo tiêu chí định lƣợng 2.2.1.1. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Bảng 2.1: Dƣ nợ cho vay lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Dư nợ cho vay 236.000 248.000 262.000 12.000 5,08% 14.000 5,65% lĩnh vực NNNT Tổng dư nợ cho 483.000 509.000 556.000 26.000 5,38% 47.000 9,23% vay Tỷ trọng cho vay 48,86% 48,72% 47,12% (0,001) (0,016) lĩnh vực NNNT Nguồn: Agribank Đakrông Quy mô dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT đều có sự tăng trưởng qua các năm (giai đoạn 2019 – 2021). Tốc độ tăng của quy mô tổng dư nợ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của quy mô dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT nên dẫn đến tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT có giảm
  12. 10 nhẹ qua các năm (năm 2020 giảm 0,001 điểm phần trăm so với năm 2019, năm 2021 giảm 0,016 điểm phần trăm so với năm 2020). Qua đó, cho thấy có sự dịch chuyển “nhẹ” về cơ cấu cho vay của Agribank Đakrông. 2.2.1.2. Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ lĩnh vực NNNT Bảng 2.2: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và vòng quay tín dụng NNNT của Agribank Đakrông giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Doanh số cho vay 342.179 348.204 408.246 6.025 1,76% 60.042 17,24% lĩnh vực NNNT (1) Doanh số thu nợ 294.137 315.903 375.629 21.766 7,40% 59.726 18,91% lĩnh vực NNNT (2) Dư nợ cho vay lĩnh 236.000 248.000 262.000 12.000 5,08% 14.000 5,65% vực NNNT (3) Vòng quay vốn tín dụng lĩnh vực 1,25 1,27 1,43 0,03 2,20% 0,16 12,55% NNNT (4) = (2)/(3) Nguồn: Agribank Đakrông Doanh số và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay lĩnh vực NNNT tăng lên theo từng năm. Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay lĩnh vực NNNT thì doanh số thu nợ cho vay lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông cũng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ Agribank Đakrông đã quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cho vay ngày một nâng cao.
  13. 11 Giai đoạn 2019 - 2021, vòng quay vốn tín dụng dao động từ 1,25 – 1,43, phản ánh vòng quay khá “thưa”. Đây chính là đặc điểm nổi bật của chính sách cho vay trung hạn trong lĩnh vực NNNT. 2.2.1.3. Số lượng khách hàng vay vốn Bảng 2.3: Số lƣợng khách hàng vay vốn lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: người Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Khách hàng vay vốn 1.894 1.954 2.058 60 3,17% 104 5,32% lĩnh vực NNNT Nguồn: Agribank Đakrông Số lượng khách hàng vay vốn lĩnh lực NNNT tại Agribank Đakrông có sự tăng trưởng qua các năm. Khách hàng vay vốn lĩnh vực NNNT tại chi nhánh là hộ sản xuất và cá nhân (bao gồm HTX), khách hàng doanh nghiệp vẫn “vắng bóng”. Do đó, cơ hội phát triển quan hệ tín dụng đối với khách hàng là các doanh nghiệp trong lĩnh vực NNNT là tương đối lớn. 2.2.1.4. Tính đa dạng của sản phẩm cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) Hiện nay, bám sát chính sách của Trụ sở chính, Agribank Đakrông đang triển khai 02 sản phẩm cho vay lĩnh vực NNNT chủ yếu là cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ và phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
  14. 12 2.2.1.5. Chất lượng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.4: Nợ xấu trong lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông giai đoạn 2019-2021 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Nợ xấu cho vay 786 1.580 2.319 794 101,02% 739 46,77% lĩnh vực NNNT Nguồn: Agribank Đakrông Giai đoạn 2019-2021, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó đại dịch Covid-19 là yếu tố tác động điển hình nhất nên nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Điều này đã kéo theo tỷ lệ nợ xấu cho vay lĩnh vực NNNT có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019 - 2021. 2.2.1.6. Thu hồi nợ xấu trong lĩnh vực NNNT Bảng 2.5: Thu hồi nợ xấu trong lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông giai đoạn 2019-2021 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Thu hồi nợ xấu cho 514 912 1.256 398 77,43% 344 37,72% vay lĩnh vực NNNT Nguồn: Agribank Đakrông Năm 2020, chi nhánh đã thu hồi được 912 triệu đồng, tăng 398 triệu đồng, tương ứng tăng 77,43% so với năm 2019. Năm 2021, thu hồi nợ xấu tiếp tục cải thiện khi số nợ xấu thu hồi đạt 1.256 triệu
  15. 13 đồng, tăng 344 triệu đồng, tương ứng tăng 37,72% so với năm 2020. Tuy nhiên, chi nhánh cần phải tích cực và nỗ lực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ xấu để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp nhất có thể. 2.2.1.7. Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro trong lĩnh vực NNNT Bảng 2.6: Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro trong lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông giai đoạn 2019-2021 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2020/2019 2021/202 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 0 +/- % +/- % Thu hồi nợ đã 257 365 377 108 42,02% 12 3,29% xử lý rủi ro Nguồn: Agribank Đakrông Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro trong lĩnh vực NNNT đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Xét về mặt tuyệt đối, thì số nợ đã xử lý rủi ro được thu hồi có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2019 - 2021. Tuy nhiên, xét về mặt tương đối thì tốc độ tăng của số nợ đã xử lý rủi ro được thu hồi lại có xu hướng giảm ở năm 2021. 2.2.1.8. Thu nhập từ hoạt động cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động vay lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông giai đoạn 2019-2021 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Thu nhập thuần từ lãi của hoạt 11.629 13.741 14.250 2.112 18,16% 509 3,70% động cho vay lĩnh vực NNNT Nguồn: Agribank Đakrông
  16. 14 Thu nhập từ lãi của hoạt động cho vay lĩnh vực NNNT của Agribank Đakrông có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi không tạo thành xu hướng tăng do tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi không đồng đều giữa các năm. 2.2.2. Thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Chi nhánh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị theo tiêu chí định tính 2.2.2.1. Sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng Kết quả đánh giá thang đo, kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần cấu thành chất lượng cho vay và cảm nhận về chất lượng cho vay tại Agribank Đakrông, phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng (hộ sản xuất) đối với các thành phần cấu thành chất lượng cho vay tại Agribank Đakrông đã cho thấy những đặc điểm của của sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng tại Agribank Đakrông như sau: Quy trình thủ tục vay vốn có ảnh hưởng mạnh nhất đến cảm nhận về chất lượng cho vay của khách hàng (hộ sản xuất), thứ hai là Sản phẩm cho vay, kế đến là Lãi suất vay vốn, Sự quan tâm của ngân hàng, và cuối cùng là Thái độ và năng lực phục vụ của cán bộ ngân hàng. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, lãi suất chưa có tính cạnh tranh cao; hồ sơ thủ tục còn chưa thật sự đơn giản, dễ hiểu; thời gian xử lý hồ sơ chưa nhanh chóng; sự nhã nhặn, lịch sự của cán bộ; chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có quan hệ uy tín là một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình cung cấp dịch vụ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng – hộ sản xuất.
  17. 15 2.2.2.2. Sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ cho vay của ngân hàng Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy những đặc điểm sau: Sự thuận tiện: Cả lãnh đạo, cán bộ phụ trách NNNT và khách hàng đều đưa ra nhận định nhờ sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng thông qua việc triển khai mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng nên khoảng cách địa lý không còn là vấn đề và về cơ bản, Agribank Đakrông đã mang lại những trải nghiệm tiện ích cho phần lớn khách hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay trong lĩnh vực NNNT. Uy tín thƣơng hiệu: Đa phần các đối tượng tham gia phỏng vấn đều cho rằng Agribank là ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, là một trong bốn ngân hàng lớn nhất của cả nước và là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước nên thương hiệu Agribank nói chung và Agribank Đakrông nói riêng đều mang lại sự an tâm, an toàn cho người dân trên địa bàn huyện Đakrông khi tiến hành giao dịch và vay vốn. Nhận định của chính quyền địa phƣơng về Agribank Đakrông trong việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội trên địa bàn: Hầu hết lãnh đạo và cán bộ phụ trách NNNT đều cho rằng, Agribank Đakrông đang góp phần từng ngày làm đổi thay diện mạo kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa của huyện Đakrông. 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Đakrông Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: - Nhân tố thuộc về ngân hàng có 10 nhân tố, gồm: Quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng, Chính sách tín dụng của ngân hàng, Quy trình cho vay, Công tác quản lý bộ máy, Chất lượng đội ngũ cán bộ
  18. 16 của ngân hàng, Công tác giám sát khách hàng, Uy tín của ngân hàng, Sự đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ cho vay, Chất lượng dịch vụ, Hệ thống công nghệ - thông tin; - Nhân tố thuộc về khách hàng; - Nhân tố khách hàng (bên ngoài) có 04 nhân tố, gồm: Môi trường pháp lý, Môi trường kinh tế, Môi trường văn hóa - xã hội, Môi trường chính trị. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh huyện Đakrông, tỉn Quảng Trị 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Những hạn chế - Nguồn vốn huy động để cho vay trên địa bàn của Agribank chi nhánh huyện Đakrông còn khiêm tốn, chưa đủ vốn để cân đối và đáp ứng được nhu cầu phát triển cho vay trên địa bàn. - Tỷ lệ nợ xấu cho vay lĩnh vực NNNT có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019 - 2021. - Lãi suất, hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ, sự nhã nhặn, lịch sự của cán bộ, chính sách ưu đãi là một số vấn đề còn tồn tại trong cảm nhận của khách hàng đối với quá trình cung cấp dịch vụ cho vay của ngân hàng. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Địa bàn rộng, khoảng cách giữa các đơn vị hành chính trong huyện lại xa nên việc giám sát khách hàng sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn. - Địa bàn hoạt động có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, thuộc huyện nghèo, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ
  19. 17 dân trí, trình độ sản xuất, vốn đối ứng khi thực hiện phương án sản xuất còn nhiều hạn chế. - Dư âm tác động của đại dịch Covid - 19 vẫn còn, khách hàng vẫn cần thời gian để hồi phục sau cơn “đình trệ” sản xuất do phong tỏa, cách ly, đứt gãy sản xuất và tiêu thụ. - Kiến thức về nông nghiệp, nông thôn, thị trường nông sản, xúc tiến thương mại của cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu được tư vấn của khách hàng, chưa giúp được khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả.
  20. 18 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Chương 2 thể hiện kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực NNNT tại Agribank Đakrông theo tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Từ kết quả này, tác giả đã đúc kết những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân về thực trạng phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Đakrông. Đồng thời, ở chương này, tác giả cũng đã cố gắng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0