intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

212
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Có thể xem việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI) về phát huy vai trò tự chủ của nền kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của nền kinh tế trang trại với những thành tựu của công cuộc đổi mới. Sau Nghị quyết TW 5 khoá VII (năm 1993) quy định 5 quyền sử dụng đất, thì kinh tế trang trại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

  1. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
  2. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI - Kinh tế trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâu, nh ưng ch ỉ phát tri ển mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Có thể xem việc thực hiện chỉ th ị 100 của Ban Bí thư TW (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI) về phát huy vai trò tự chủ của nền kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho s ự ra đ ời của nền kinh tế trang trại với những thành tựu của công cuộc đổi mới. Sau Nghị quyết TW 5 khoá VII (năm 1993) quy định 5 quy ền s ử d ụng đ ất, thì kinh tế trang trại thực sự có sự phát triển khá nhanh và đa dạng. - Kinh tế trang trại bước đầu phát triển có hiệu quả đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo xu h ướng tăng nhanh t ỷ tr ọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, t ạo ti ền đ ề cho công nghiệp chế biến nông sản. Phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai thác thêm diện tích đất hoang hoá, c ải thiện môi trường sinh thái, đồng thời huy động được vốn đ ầu tư l ớn trong dân để đầu tư cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. - Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như: một số trang trại hình thành và phát triển còn mang tính tự phát, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn thi ếu s ự h ỗ tr ợ của các cơ quan, tổ chức kinh tế Nhà nước, trong việc thực hiện các chế độ chính sách như tín dụng, đất đai, thị trường tiêu th ụ sản ph ẩm, công ngh ệ ch ế biến, khuyến nông, ứng dụng các tiến bộ KHKT…Các trang trại còn gặp khó khăn trong vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường, kỹ thuật, trình độ qu ản lý và tổ chức sản xuất của các trang trại còn hạn chế … - Thị xã Bỉm Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà Lan, thuộc huy ện Trung Sơn (nay là huyện Hà Trung), là vùng đất có địa hình th ấp d ần t ừ tây 2
  3. sang đông - Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam - Nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuy ến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A chạy qua tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước - Là vùng có điều kiện tự nhiên phong phú, đất rộng màu mỡ, cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp, nông thôn nên thị xã Bỉm Sơn có đầy đủ tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại. Sau một quá trình hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã đã phát huy được k ết quả bước đầu. Quy mô, diện tích và số lượng trang trại đã tăng nh ưng s ự phát triển kinh tế trang trại trong thị xã còn gặp nhiều khó khăn nh ư: trình đ ộ qu ản lý, tổ chức sản xuất, nắm bắt thông tin thị trường, kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng các loại giống mới, vốn và cách thức và mức độ vốn đầu tư …. Để kinh tế trang trại gắn liền với tiến trình CNH – HĐH nông nghi ệp, nông thôn và thực sự trở thành thế mạnh của thị xã, đồng th ời khắc ph ục nh ững hạn chế còn tồn đọng và giải quyết các mâu thuẫn, cần có các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở thị xã có hiệu quả. - Xuất phát từ các vấn đề trên và được sự đồng ý của giảng viên h ướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa ” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung - Trên cơ sở khảo sát các trang trại, phân tích các y ếu t ố ảnh h ưởng, từ đó có căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa . 3
  4. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu về KTTT - Đánh giá thực trạng phát triển KTTT trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KTTT. - Đề xuất các giải pháp phát triển KTTT trên địa bàn th ị xã B ỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa .. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các trang trại trên địa bàn thị xã. Các vấn đề tổ chức quản lý trang trại. Các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. 1.3.2 Phạm vi nghiên * Nội dung - Nghiên cứu đặc điểm của trang trại; - Nghiên cứu kinh tế trang trại; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KTTT; - Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế trang trại; * Thời gian - Tiến hành thu thập tài liệu về KTTT trong những năm gần đây. - Tiến hành điều tra, khảo sát địa bàn nghiên cứu từ 25/3/2013 đến 25/04/2014. 4
  5. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 2.1.1 Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại 2.1.2 Vị trí, vai trò của kinh tế trang trại 2.1.3 Đặc trưng của kinh tế trang trại 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại 2.1.5 Phân loại trang trại 2.1.6 Tiêu chí nhận dạng trang trại 2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI 2.2.1 Quan điểm về tăng trưởng và phát triển 2.2.2 Quan điểm về phát triển bền vững 2.2.3 Quan điểm về phát triển trang trại 2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 2.3.1 Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới 2.3.2 Kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 2.3.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang tr ại trên th ế gi ới và kh ả năng ứng dụng ở Việt Nam 2.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM 2.4.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 2.4.2 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà n ước về phát tri ển kinh tế trang trại 2.4.3 Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 5
  6. PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA BỈM SƠN 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lí 3.1.1.2 Địa hình 3.1.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu * Thời tiết khí hậu * Thuỷ văn 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị xã 3.1.2.1 Tình hình sử dụng nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất * Tài nguyên nước 3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, đời sống 3.1.2.4 Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của tỉnh 3.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển kinh tế trang trại của thị xã Bỉm Sơn - Thuận lợi - Khó khăn 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng - Là phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện tượng kinh t ế xã h ội trên c ơ sở nhìn nhận, xem xét các vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẵn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Đề tài s ử d ụng ph ương 6
  7. pháp này nhằm để nghiên cứu mối quan hệ giữa người xản xu ất v ới các hi ện tượng kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại. 3.2.2 Phương pháp duy vật lịch sử - Đây là phương pháp quan trọng trong khi nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật hiện tượng tương đồng đã xảy ra trước đó. Đề tài dùng phương pháp này để nghiên cứu sự phát triển của các loại hình trang trại nói chung và trang trại ở Bỉm Sơn nói riêng qua từng giai đoạn để biết được quy luật đ ộng c ủa nó, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại theo chi ều rộng cũng như bề sâu để chuyên môn hoá sản xuất những cây trồng, vật nuôi ở các vùng trên địa bàn thị xã. 3.2.3 Phương pháp cụ thể 3.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu  Thu thập số liệu thứ cấp: - Sử dụng các thông tin tài liệu qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, công trình v ề lĩnh v ực kinh tế trang trại đã được các tác giả nghiên cứu và đã được công bố. - Thu thập tài liệu từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ ch ức, ban, ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu.  Thu thập số liệu sơ cấp: - Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua mẫu phiếu điều tra về kinh tế trang trại. Các trang trại điều tra có đủ tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm các chỉ tiêu như: loại hình sản xuất chính của trang trại, tổng số lao động thường xuyên của trang trại, diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, tổng số vốn sản xuất kinh doanh, tổng thu từ sản xuất kinh doanh, giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bán ra, thu nhập trước thuế và một số các chỉ tiêu thông tin về 7
  8. chủ trang trại, năm sinh, giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn của chủ trang trại; năm thành lập, tình hình cấp giấy chứng nhận trang trại, máy móc thiết bị chủ yếu của trang trại, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, chí phí đầu tư, lượng hàng hoá bán ra và một số câu hỏi định tính liên quan về mở rộng quy mô, những khó khăn chủ yếu và nguyện vọng của chủ trang trại về các chính sách của Nhà nước...  Phương pháp điều tra - Chúng tôi tiến hành điều tra theo phương pháp chọn m ẫu 30 trang tr ại đại diện cho các loại hình trang trại (gồm 13 trang trại trồng cây hàng năm, 5 trang trại trồng cây lâu năm, 3 trang trại chăn nuôi, 3 trang tr ại nuôi tr ồng thu ỷ sản và 6 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp), trên địa bàn thị xã để điều tra trực tiếp theo phiếu điều tra. 3.2.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu  Phương pháp phân tổ: Phương pháp này dùng để phân tổ theo, loại hình sản xuất của trang trại, theo quy mô về vốn, diện tích, lao động, trình độ chủ trang trại... Trong nghiên cứu, chúng tôi phân tổ loại hình sản xuất của trang trại theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn, gồm có 6 loại hình sản xuất chính bao gồm: trang trại trồng cây hàng năm (chuyên trồng mía, sắn, lúa, rau…); trang trại trồng cây lâu năm (chuyên trồng vải, nhãn, dứa, cam, quýt…); trang trại chăn nuôi (gà, vịt, lợn, trâu, bò, dê, thỏ…); trang trại lâm nghiệp (trồng cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo, luồng, quế…); trang trại nuôi trồng thuỷ sản (tôm càng xanh, cá…) và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (kết hợp hai đến ba loại cây trồng vật nuôi của các loại hình trên mà đạt giá trị sản xuất từ 40 triệu đồng/năm trở lên).  Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp, tính toán các loại chỉ số tuyệt đối, tương đối, số 8
  9. bình quân. Trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của các hiện tượng, quá trình cũng như đặc trưng của chúng.  Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội mang tính đồng nh ất giữa hiện t ượng này với hiện tượng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này v ới loại hình khác... 3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Hỏi ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển trang trại và tham khảo những ý kiến, kinh nghiệm của các chủ trang trại điển hình có hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.2.3.4 Phương pháp dự báo - Thông tin sử dụng trong dự báo thống kê thường là dãy số th ời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng và y ếu tố tác đ ộng ở th ời gian đã qua. - Trên cơ sở số liệu thu thập được trong nhiều năm, bằng các phương pháp đơn giản như: lượng tăng tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển bình quân, phương pháp hồi quy... giúp chúng ta dự báo tình hình phát tri ển kinh t ế trang trại đến năm 2015 của thị xã. 3.2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích  Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại + Theo thành phần xuất thân của chủ trang trại, quy mô diện tích, quy mô vốn sản xuất, lao động, đất đai, chi phí sản xuất, cơ cấu vốn, giá trị s ản xuất, giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra, thu nhập của trang trại và các chỉ tiêu có liên quan. 9
  10. + Tổng giá trị sản xuất (GO): GO = ∑Qi.Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i + Chi phí trung gian (IC): IC = ∑Cj.Pj Trong đó: Cj là khối lượng đầu vào thứ j Pj là đơn giá khối lượng đầu vào thứ j + Giá trị gia tăng (VA): VA = giá trị sản xuất - chi phí trung gian + Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = giá trị gia tăng - chi phí khấu hao - thuế - lãi vay và tiền thuê, thầu đất. + Tỷ suất sản phẩm hàng hóa = Tổng giá trị sản ph ẩm hàng hóa c ủa trang trại/ tổng giá trị sản xuất ra của trang trại.  Hiệu quả sử dụng đất + Giá trị sản xuất/1 đơn vị diện tích + Giá trị gia tăng/1 đơn vị diện tích + Chi phí trung gian/1 đơn vị diện tích + Thu nhập hỗn hợp/1 đơn vị diện tích + Giá trị sản phẩm hàng hóa/1 đơn vị diện tích  Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian + Giá trị sản xuất/đồng chi phí trung gian + Giá trị gia tăng/đồng chi phí trung gian + Thu nhập hỗn hợp/đồng chi phí trung gian + Giá trị sản phẩm hàng hóa/đồng chi phí trung gian  Hiệu quả sử dụng lao động - Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập h ỗn hợp, giá trị s ản ph ẩm hàng hóa/lao động. 10
  11. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở BỈM SƠN 4.2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ SẢN XUẤT CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 4.2.1 Một số thông tin chung về chủ trang trại 4.2.2 Tình hình sử dụng đất của trang trại 4.2.3 Tình hình lao động của trang trại 4.2.4 Tình hình sử dụng máy móc, thiết bị chủ yếu của trang trại 4.2.5 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của trang trại 4.2.6 Tình hình sử dụng vốn của trang trại ở Bỉm Sơn 4.2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG TỒN TẠI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN 4.3.1 Đánh giá những kết quả đã đạt được 4.3.2 Những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng và bài học kinh nghi ệm v ề phát triển kinh tế trang trại của thị xã 4.3.2.1 Những tồn tại trong phát triển kinh tế trang trại 4.3.2.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại 4.3.2.3 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại 11
  12. 4.3.3 Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại của thị xã 4.3.4 Chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế trang trại của thị xã 4.4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI ĐẾN NĂM 2015. 4.4.1 Định hướng phát triển trang trại của thị xã trong thời gian tới 4.4.2 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại của thị xã thời gian tới 12
  13. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN 5.2 KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2