Đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua”
lượt xem 51
download
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, ổn định.Để thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu về xây dựng-lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn và cần thiết. Bên cạnh đó thì những nguy cơ về rủi ro gây tổn thất cho các công trình là rất lớn và không lường trước được. Một khi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua”
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua” Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 1
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ................................ ................................ .......................... 1 I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ................ 2 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xây dựng lắp đặt .................... 2 2. Tác dụng của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt ........................................ 3 3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt .................... 4 3.1 Trên thế giới ........................................................................................... 4 3.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 5 II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM................................ ....... 7 1. Người được bảo hiểm ........................................................................ 7 1.1 Trong bảo hiểm xây dựng ....................................................................... 7 1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt .......................................................................... 8 2. Đối tượng bảo hiểm ........................................................................... 9 2.1. Trong bảo hiểm xây dựng ............................................................... 9 2.2. Trong bảo hiểm lắp đặt ................................................................... 9 3. Rủi ro được bảo hiểm ........................................................................ 10 3.1. Trong bảo hiểm xây dựng ............................................................... 10 3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm................................................................... 10 3.1.2. Rủi ro loại trừ .............................................................................. 10 3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt ................................................................... 11 3.2.1.Rủi ro được bảo hiểm. ................................................................... 11 3.2.2. Rủi ro loại trừ .............................................................................. 12 4. Thời hạn bảo hiểm ............................................................................ 13 4.1. Trong bảo hiểm xây dựng ............................................................... 13 4.2. Trong bảo hiểm lắp đặt ................................................................... 13 Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 2
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong......................................... 14 5.1. Giá trị bảo hiểm .............................................................................. 14 5.1.1. Trong bảo hiểm xây dựng ........................................................... 14 5.1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt ................................................................ 15 6. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng – lắp đặt .............................................. 15 7. Phí và cách tính phí trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt ..................... 20 7.1. Đánh giá các yếu tố rủi ro ............................................................... 20 7.1.1. Các yếu tố khách quan ................................................................. 21 7.1.2. Các yếu chủ quan ......................................................................... 21 7.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm........................................ 21 7.3. Phương pháp tính phí trong bảo hiểm ............................................ 23 7.3.1 Trong bảo hiểm xây dựng ............................................................. 23 7.3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt ................................................................ 26 8. Mức khấu trừ trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt .............................. 26 8.1. Trong bảo hiểm xây dựng ............................................................... 26 8.2 Trong bảo hiểm lắp đặt .................................................................... 27 9. Giám định tổn thất và bồi thường trong bảo hiểm .............................. 28 9.1. Cơ sở giải quyết bồi thường ............................................................ 28 9.2. Nguyên tắc chung trong giám định bồi thường ............................... 28 9.3. Các bước thực hiện giám định và bồi thường .................................. 29 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ ................................ ... 31 I. Một số nét về công ty bảo Minh Hà Nội ............................................. 31 1. Sự ra đời và phát triển ........................................................................ 31 2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Hà Nội................................................ 33 3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty bảo minh Hà Nội. .......................... 33 4. Kết quả kinh doanh trong một số năm vừa ......................................... 34 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 ........................................ 34 4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 ........................................ 37 Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 3
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm ........................................... 39 1. Những thuận lợi và khó khăn đối với thị trường ................................ 39 1.1.Những thuận lợi ............................................................................... 39 1.2. Những khó khăn ............................................................................. 40 2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm ............................................ 41 3. Tình hình kiểm soát tổn thất .............................................................. 46 4. Tình hình giám định bồi thường......................................................... 47 5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ .................................. 49 5.1 Kết quả kinh doanh .......................................................................... 49 5.2 Hiệu quả kinh doanh ........................................................................ 51 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ........................ 53 1. Tình hình xây dựng & lắp đặt ở Hà Nội trong tương lai ..................... 53 2. Khả năng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm ............................................ 54 3. Cơ hội và thách thức Công ty Bảo Minh Hà Nội ............................... 55 3.1 Cơ hội .............................................................................................. 55 3.2 Thách thức ....................................................................................... 56 II. GIẢI PHÁP ................................ ................................ .......................... 57 1. Đổi mới và hoàn thiện khâu khai thác ................................................ 57 2. Nâng cao hiệu quả trong việc đề ....................................................... 58 3. Tổ chức làm tốt khâu giám định bồi thường....................................... 58 4. Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng ................................................. 59 5. Làm tốt công tác chống gian lận và trục lợi bảo hiểm ........................ 59 6. Nâng cao hiệu quả của công tác tái bảo hiểm ..................................... 60 7. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc ............................................... 60 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61 Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 4
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, ổn định.Để thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu về xây dựng-lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn và cần thiết. Bên cạnh đó thì những nguy cơ về rủi ro gây tổn thất cho các công trình là rất lớn và không lường trước được. Một khi rủi ro xảy ra gây tổn thất cho các công trình sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thời gian thi công và gây khó khăn về tài chính cho các chủ đầu tư. Để khắc phục những thiệt hại này thì một trong những biện pháp đó là tham gia bảo hiểm cho các công trình trong qúa trình xây lắp. Nhận thấy xu hướng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng trong những năm qua Bảo Minh Hà Nội đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý triển khai khá hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt mang lại doanh thu cao cho công ty. Để đánh giá quá trình triển khai nghệp vụ bảo hiểm xây dưng-lắp đặt trong thời gian qua cũng như đưa ra những kiến nghị chủ quan về việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này ở Bảo Minh Hà Nội Em chọn đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua”. Làm đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty Bảo Minh Hà Nội. Để hoàn thành bài viết này Em đã có sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình của TS. Phạm Thị Định cùng các Anh, Chị phòng tài sản &kỹ thuật Công ty Bảo Minh Hà Nội. Do thời gian có hạn cũng như kiến thức, tài liệu còn hạn chế vì vậy bài viết của Em chắc chắn không tránh được những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô cùng toàn thể các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 5
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xây dựng lắp đặt Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỷ thuật trong thế kỷ XX và thế kỷ XXI đã đánh dấu một bước phát triển mới của thế giới. Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt do yêu cấu kỹ thuật ngày càng cao và giá trị công trình ngày càng lớn, bên cạnh đó là sự gia tăng của nhiều rủi ro kỹ thuật trong quá trình xây dựng – lắp đặt. Các công trình, dự án đều cần có sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm đáp ứng được yêu cầu tiến độ liên tục nhanh và đạt được hiệu quả. Ngày nay trong tất cả các lĩnh vực đều thấy rõ vai trò của bảo hiểm kỹ thuật nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng từ các trình có giá trị lớn: như các tòa nhà cao tầng, lắp đặt các giàn khoan dầu lớn, các công trình thủy điện…đến các công trình có giá trị vừa và nhỏ đều có nhu cầu bảo hiểm. Các rủi ro trong bảo hiểm xây dựng rất đa dạng, từ cá rủi ro thiên tai như: mua, gió, bảo, lũ lụt, động đất. núi lửa…đến cá rủi ro do con người gây ra như sai lầm trong thiết kế của cá kỹ s ư, sai lầm của những công nhân trong vận hành máy, hành động phá hoại…chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn không thể lường trước được. Nó gây ra thiệt hại không chỉ cho một công trình, một ngành kinh tế mà còn cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như gây ta thiệt hại cho nền kinh tế, cho xã hội. Cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt mục đích nhằm ổn định hoạt động của các tổ chức kinh tế cũng như đời sống của nhân dân trong trường hợp không may gặp phải rủi ro gây tổn thất. Trước nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân thì các công ty bảo hiểm đã đứng ra triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này do đó các công ty bảo hiểm sẽ thu phí của các tổ chức, các nhân tham gia bảo hiểm đễ lập thành quỹ và các quan hệ tái bảo hiể m, đồng bảo hiểm giữa các công ty bảo hiểm trong nước và trên Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 6
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp toàn thế giới. Công ty bảo hiểm có đủ khả năng bồi thường những tổn thất mà các tổ chức, cá nhân gặp phải cho dù tổn thất có lớn đến mức nào đi chăng nữa, giúp cho họ nhanh chóng khắc phục những hậu quả đó nhằm đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều phải tự chủ về mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh và những rủi ra xảy ra đối với họ là rất lớn. Họ phải tính toán sao cho sản xuất kinh doanh được ổn định và đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, do đó một trong những phương án mà họ tính đến đó là tham gia bảo hiểm cho những công trình, tài sản của mình. Nếu tham gia bảo hiểm trong trường hợp gặp phải rủi ro gây ra tổn thất thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bồi thường, chi trả để họ đảm bảo quá trình kinh doanh của mình Khi triển khai bảo hiểm xây dựng – lắp đặt, người được bảo hiểm cùng với các ban ngành, cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn những hậu quả mà các rủi ro có thể gây ra thiệt hại đối với tài sản, con người. Do đó khi tiến hành bảo hiểm nhà bảo hiểm phải thực hiện công tác đánh giá rủi ro cũng như các phương án đề phòng hạn chế tổn thất của đối tượng bảo hiểm, trên cơ sở đó nhà bảo hiểm sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết phối hợp với các bên liên quan nhằm đề phòng và hạn chế nhưng rủi ro gây tổn thất cho công trình, tài sản được bảo hiểm. Ngày nay các dự án, công trình xây dựng – lắp đặt thường được đầu tư với một số tiền lớn của chủ đần tư và các nhà hổ trợ tài chính. Khi đầu tư vào những công trình với số vốn lớn thì các nhà đầu tư phải xem xét đánh giá đến năng lực của chủ đầu tư, các bươc thực hiện dự án, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất… để đảm bảo cho số vốn mà họ đã đầu tư để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Tham gia bảo hiểm cho các dự án, công trình là một trong những biện pháp bảo đảm cho qua trình thực hiện công trình, dự án làm cho các chủ đầu tư yên tâm về nguồn vốn mà mình đã đầu tư. Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 7
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. Tác dụng của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt Bảo hiểm xây dưng-lắp đặt có những tác dụng chủ yếu sau: - Việc tham gia bảo hiểm xây dựng, lắp đặt sẽ giúp cho các chủ đầu t ư B nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về mặt tài chính cho các tổ chức, cá nhân không may gặp phải những rủi ro gây tổn thất, giúp cho họ khôi phục sản xuất, kinh doanh đảm bảo cho các công trình, dự án hoàn thành tốt tiến độ thi công. - Giúp các chủ đầu tư tự chủ về mặt tài chính có chiến lược kinh doanh hợp lý trên cơ sở hoạch toán đầy đủ giá thành (trong đó có tính tới phí bảo hiểm). Do đó việc lựa chọn tham gia loại hình bảo hiểm nào để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất đồng thời luôn đảm bảo được quá trình kinh doanh của mình. - Góp phần tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho các công trình, dự án từ đó góp phần đảm bảo an toàn của nề kinh tế trách được những biến động ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ. - Triển khai bảo hiểm xây dựng, lắp đặt giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm đa dạng sản phẩm bảo hiểm từ đó mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bảo hiểm đồng thời giúp cho ngành bảo hiểm phát triển hơn. 3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt 3.1 Trên thế giới Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Trong các loại hình bảo hiểm thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời sau nhưng từ khi ra đời đến nay loại hình bảo hiểm này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1859 tại nước Anh đó là đơn bảo hiểm máy móc, muộn Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 8
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hơn so với bảo hiểm hàng hải xuất hiện vào năm 1547, bảo hiểm hỏa hoạn xuất hiện vào năm 1667…kể từ khi ra đời bảo hiểm kỹ thuật đã được hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai. Đặc biệt là trong thế kỹ XX bảo hiểm kỹ thuật đã có những bước tiến dài quan trọng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngày nay bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển và xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, khoa học trên toàn thế giới. Trên thế giới Munichre, một công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến, giới thiệu và phát triển loại hình loại hình bảo hiểm xây dựng, lắp đặt trên thế giới. Hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới đều áp dụng quy tắc bảo hiểm xây dựng lắp đặt do Munichre đưa ra. Đơn bảo hiểm xây dựng đầu tiên trên thế giới được cấp vào năm 1929 cho công trình xây dựng cầu LABERTH bắc qua sông THAMES ở luân đôn. Sau đó đến năm 1934 đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt được cấp ở Đức. Kể từ sau chiến tranh thế giới thư 2 đến nay việc tái thiết đất nước của các nước tham chiến được triển khai mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của các nước trên thế giới diễn ra nhanh chóng.Do đó nhu cầu bảo hiểm của các công trình, nhà máy, xí nghiệp…ngày càng tăng . 3.2. Ở Việt Nam Trước khi đất nước thống nhất (năm1975) thì ngành bảo hiểm thương mại nhìn chung chưa phát triển. Kể từ sau khi thống nhất đặc biệt là sau đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một cuộc cải cách, đổi mới toàn diện của nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước ban hành “luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (tháng 12/1987). Kể từ đây đã có nhiều dự án công trình xây dựng lớn được thi công và nhu cầu bảo hiểm của các chủ đầu tư về việc tham gia bảo hiểm xây dựng, lắp đặt để đảm bảo cho quá trình thi công của công trình. Đứng trước sức ép đó thì vào ngày 7/8/1991 Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 253/TCQD, Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 9
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho phép Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam gọi tắt là “Bảo Việt” được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở Việt Nam. Thời gian đầu triển khai Bộ tài chính đã cho phép Bảo Việt sử dụng đơn bảo hiểm, các điều khoản, biểu phí của Munichre. Đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt được cấp đầu tiên ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung, đây là công trình liên doanh giữa Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam và hãng Teltra – Úc. Kể từ đó đến nay bảo hiểm xây dựng lắp đặt ngày càng phát triển và là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm mang lại doanh thu cao cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước. Cùng với sự phát triển của bảo hiểm nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng thì Bộ tài chính đã có những thông tư, nghị định ban hành dần dần hoàn thiện hành lang pháp lý giúp cho nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt phát triển hơn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tronmg từng thời kỳ nhất định. Như thông tư số 105 – TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ tài chính hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng, Quyết định số 663TC/QĐ – TCNH ngày 24/6/1995 về việc ban hành quy tắc, biểu phí, phụ phí cũng như mức khấu trừ của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Bộ trường Bộ Tài Chính về việc quy định quy tắc bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 10
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XÂY DỰNG& LẮP ĐẶT 1. Người được bảo hiểm 1.1 Trong bảo hiểm xây dựng Việc xác định người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng là rất quan trọng, cần thiết nó giúp cho các nhà bảo hiểm thấy được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Do đó người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng được xác định là: Tất cả các bên liên quan tới công việc xây dựng và có quyền lợi trong công trình xây dựng và được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm bao gồm: - Chủ đầu tư hoặc chủ công trình (bên A trong hợp đồng xây dựng) - Nhà đầu tư chính (bên B trong hợp đồng xây dựng). Người ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. - Các nhà thầu phụ - Các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, cố vấn chuyên môn. Tuy nhiên hợp đồng bảo hiểm xây dựng không bảo hiểm cho trách nhiệm nghề nghiệp của các kiến trúc sư, cố vấn chuyên môn, các kỹ sư tư vấn mặc dù họ liên quan đến công trình xây dựng Trong trường hợp có nhiều bên được bảo hiểm thì việc ghi tên ai hay ai sẽ là người ghi tên đầu tiên là do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Thông thường người đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí sẽ là người đại diện cho các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy trên hợp đồng sẽ ghi tên người đứng ra đại diện kèm theo danh sách những người có quyền lợi liên quan đến công trình. Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 11
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Các bên liên quan trong thi công công trình xây lắp được thể hiện theo sơ đồ sau: Nhà tài trợ Chủ đầu tư Tư vấn Chủ thầu A Chủ thầu B Các chủ thầu phụ Các chủ thầu phụ 1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt Đơn bảo hiểm lắp đặt cung cấp sự bảo vệ về mặt tài chính cho các chủ thầu và những người được bảo hiểm khác trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cũng giống như trong bảo hiểm xây dựng thì: Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là tất cả các bên liên quan có quyền lợi trong công trình lắp đặt và được nêu tên hay được chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm như: - Nhà thầu chính - Nhà thầu phụ - Nhà thầu phụ (nếu có liên quan đến lắp đặt) - Các kiến trúc sư, nhà thiết kế hoạt động liên quan đến công trường - Các kỹ sư tư vấn hoạt động liên quan đến công trường Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 12
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngoài ra còn có các tổ chức cho vay (như các ngân hàng, tổ chức tín dụng…) cũng là những người được bảo vệ một cách gián tiếp bởi hợp đồng này. 2. Đối tượng bảo hiểm 2.1. Trong bảo hiểm xây dựng Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp…với điều kiện là những đối tượng bảo hiểm đó được ghi trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm: - Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. - Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng. - Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng. - Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng. - Tài sản sẳn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm. - Trách nhiệm đối với người thứ ba. 2.2. Trong bảo hiểm lắp đặt Dối tượng bảo hiểm lắp đặt được hiểu là các máy móc lắp đặt, trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt và một số công việc, hạng mục liên quan tới công việc lắp đặt bao gồm: - Các máy móc, cá dây chuyền đồng bộ trong xí nghiệp hay trong khi tiến hành lắp đặt các thiết bị, các máy móc đó. - Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác lắp đặt - Các phần việc xây dựng phục vụ cho công tác lắp đặt - Chi phí dọn dẹp vệ sinh Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 13
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tránh nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. 3. Rủi ro được bảo hiểm 3.1. Trong bảo hiểm xây dựng 3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm Các đơn bảo hiểm xây dựng do công y bảo hiểm cung cấp thường là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi được bảo hiểm thường rất rộng, chỉ trừ các rủi ro loại trừ được nêu rõ trong đơn (theo thông lệ quốc tế) còn hầu hết các rủi ro bất ngờ không lường trước được đều được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng. Những rỏi ro được bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm thường phải chịu trách nhiệm là: - Cháy, sét đánh, nước chữa cháy hay phương tiện chữa cháy. - Lũ lụt, bảo, tuyết rơi, tuyết lỡ, sóng thần. - Động đất, sụt lỡ đất đá - Trộm cắp; - Thiếu kinh nghiệm, bất cần, hành động ác ý hay lỗi của con người. Ngoài ra tùy từng công trình và khả năng của công ty bảo hiểm mà hai bên có những điều khoản bổ sung cần thiết. 3.1.2. Rủi ro loại trừ * Những rủi ro loại trừ chung cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách nhiệm bao gồm: - Chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn, ngừng trên công việc, yêu cầu của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào. - Hành động cố ý hay là sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ. - Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ. Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 14
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Cá rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiểm thiệt hại vật chất bao gồm: - Bất kỳ loại tổn thất nào có tính chất hậu quả: - Hỏng hóc cơ khí/điện hay sự trục trặc của máy móc, trang thiết bị xây dựng: - lỗi thiết kế. - Chi phí thay thế, sữa chữa hay khắc phục các khuyết tật của nguyên vật liệu và/hoặc do tay nghề (các tổn thất hư hại do hậu quả thì được bảo hiểm). * Các rủi ro loại trừ đối với phần bảo hiểm trách nhiệm. - Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm xây dựng. - Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cột chống. 3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt 3.2.1.Rủi ro được bảo hiểm. Những rủi ro chính được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt thường bao gồm ba loại chính: - Các rủi ro do thiên tai gây ra như: Động đất, sóng thần, gió bảo, mưa lớn, lũ lụt, ngập nước, đóng băng, sét đánh, cháy do sét đánh, hay hoạt động của núi lửa, sụt lỡ đất đá… - Các rủi ro do hoạt động của con người trên công trường gây ra như: Thiếu kinh nghiệm hay kỹ năng, lỗi của con người, bất cần, trộm cắp, hành động các ý, phá hoại, vận chuyển, khuân vác nguyên vật liệu, lỗi thiết kế, tập trung cao độ do thời gian xây dựng lắp đặt quá ngắn, phối hợp công việc thiếu hợp lý, trông nom, bảo vệ công trường không tốt, thiếu những biện pháp ngăn ngừa tổn thất, lỗi vận hành, lỗi do người vận hành máy… Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 15
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Các rỏi ro do kỹ thuật, vận hành như: áp suất ép quá lớn (nổ vật lý), chân không (nổ bên trong), nhiệt độ quá lớn (đoản mạch), lực li tâm, lỗi nguyên vật liệu, mất kiểm soát cảu phản ứng hóa học (nổ hóa học), lỗi của hệ thống hay thiết bị điều hành hay điều khiển. 3.2.2. Rủi ro loại trừ Trong đơn bảo hiểm lắp đặt các rủi ro được loại trừ được chia thành ba loại chính: * Loại trừ chung như: Áp dụng cho cả phần bảo hiểm thiệt hại vất chất và phần bảo hiểm trách nhiệm bao gồm: - Chiến tranh - Những rủi ro hạt nhân - Các hành vi có tính vi phạm của người được bảo hiểm - Gián đoạn công việc. * Các loại trừ đặc biệt áp dụngcho thiệt hại vật chất bao gồm: - Các khoản miễn thường - Mọi tổn thất hậu quả - Lỗi thiết kế, khuyết tật thiết bị, nguyên vật liệu. - Hao mòn và xé rách… - Các tổn thất về hồ sơ, bản vẽ, tài liệu… - Các tổn thất phát hiện vào thời điểm kiểm kê * Các loại trừ áp dụng với phần thiệt hại về trách nhiệm như: - Các khoản miễn thường - Những chi tiêu hay chi phí sửa chữa có liên quan đến sửa chữa những thiệt hại được bảo hiểm trong phần bảo hiểm vật chất: - Trách nhiệm đối với thương tật của con người/công nhân tham gia vào quá trình thi công công việc: - Tổn thất và thiệt hại đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay chăm sóc, quản lý của bất cứ người được bảo hiểm nào: Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 16
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tổn thất gây ra bởi xe cơ giới, tàu (biển, sông), máy bay - Bất cứ khoản bồi thường nào vượt quá phạm vi bảo vệ qui định trong hợp đồng bảo hiểm. 4. Thời hạn bảo hiểm 4.1. Trong bảo hiểm xây dựng Trong bảo hiểm xây dựng thời hạn bảo hiểm được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm thường được tính kể từ khi bắt đầu khởi công công trìnhđếnkhihoànthiệnhay chuyển giao đưa vào hoạt động tuy nhiên trên thực tế thời hạn bảo hiểm không nhất thiết phải trùng với thời gain thi công công trình. Nếu công trình hoàn thành trước thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng cũng chấm dứt ngay sau khi công trình được bàn giao đưa và sử dụng còn nếu trong trường hợp thời gian thi công công trình vượt quá thời hạn bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải có giấy yêu cầu gia hạn hợp đồng và phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ phí phát sinh cho bên bảo hiểm Thông thường thời hạn bảo hiểm bao gồm thời gian: - Lưu kho (vật liệu) trước khi xây dựng (tối đa là 3 tháng). - Giai đoạn xây dựng - Kiểm nghiệm, chạy thử (nếu có máy móc): - Bảo hành 4.2. Trong bảo hiểm lắp đặt Cũng giống như trong bảo hiểm xây dựng thì thời hạn bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là do thỏa thuận giửa các bên và đựoc ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ thời gian: - Lưu kho trước khi lắp đặt - Giai đoạn lắp đặt - Chạy thử (không tải và có tải) - Giai đoạn bảo hành. Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 17
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt 5.1. Giá trị bảo hiểm 5.1.1. Trong bảo hiểm xây dựng Việc xác định giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng rất phức tạp bao gồm: * Giá trị bảo hiểm của phần công tác xây dựng: thường là giá trị ước tính và có thể là một số cá gí trị sau: - Tổng gí trị khôi phục lại công trình trong trường hợp có tổn thất toàn bộ và phải tiến hành xây dựng lại. - Giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng - Giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổn thất lớn nhất có thể xảy ra * Giá trị bao hiểm của máy móc và trang thiết bị xây dựng: Được xác định theo gia trị thay thế tương đương của máy moc trang thiết bị đó mua tại thời điểm thi công công trình và có thể bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp ráp. * Giá trị bảo hiểm cho phần chi phí dọn dẹp: Thường được ước tính theo % giá trị của hợp đồng xây dựng * Giá trị bảo hiểm cho các công trình hoặc tài sản có sẵn trong hoặc xung quanh khu vực thi công thuộc quyền sở hữu, trông nom hoặc coi sóc của người được bảo hiểm: Được xác định theo giá trị thực tế của các tài sản đó tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm. * Mức trách nhiệm bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba do việc thi công công trình: Thường được xác định trên cơ sở giá trị tổn thất tối đa có thể. Đây là giới hạn thỏa thuận cho mỗi tai nạn nhưng không giới hạn trong suốt thời hạn bảo hiểm. Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 18
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thông thường các công ty bảo hiểm thường thuyết phục người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm ngang giá trị. Trong trường hợp người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm dưới giá trị bảo hiểm sẽ áp dụng phương pháp bảo hiểm theo tỷ lệ đối với các thiệt hại xảy ra. 5.1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt Tương tự như trong bảo hiểm xây dựng giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt được tính theo từng hạng mục. Đó là trị bảo hiểm máy móc trang thiết bị phục vụ cho lắp đặt, giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp vệ sinh và giá trị bảo hiểm của tài sản có sẳn trên và xung quanh công trường lắp đặt thuộc quyền quản lý, sở hữu của người được bảo hiểm,Mức trách nhiệm bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba do việc thi công công trình: Được xác định giống trong bảo hiểm xây dựng. Ngoài ra trong bảo hiểm lắp đặt còn tính đến gí trị thiết bị lắp đặt được tính bằng giá trị thay thế mới của bất kỳ mộtmáy móc hay thiết bị mới tương đương bao gồm: Giá mua, chi phí kỹ thuật, cước phí vận chuyển, thuế hải quan, chi phí lắp đặt, chi phí kho bãi. Trên thực tế nếu giá trị lắp đặt lớn hơn 50% tổng số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm cấp đơn lắp đặt. Nếu giá trị xây dựng lớn hơn 50% tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm xây dựng. Ngoài ra tùy từng yêu cầu cụ thể sẽ có những sửa đổi bổ sung phù hợp trong mỗi hợp đồng bảo hiểm. 6.Hợp đồng bảo hiểm xây dựng – lắp đặt Hợp đồng trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt cũng giống như các loại hợp đồng kinh tế khác đó là sự thỏa thuận giửa một bên là người được bảo hiểm, một bên là công ty bảo hiểm về các vấn đề liên quan. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng, lắp đặt thường bao gồm; quy tắc bảo hiểm xây dựng-lắp đặt, giấy yêu cầu bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi bổ sung hợp đồng (nếu có). Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 19
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hợp đồng bảo hiể m xây dựng lắp đặt thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: * Tên hợp đồng, số hợp đồng, các căn cứ thực hiện hợp đồng, ngày tháng ký kết hợp đồng. * Thông tin liên quan đến người được bảo hiểm * Thông tin liên quan đến người bảo hiểm * Các điều kiện, điều khoản của hợp đồng - Thỏa thuận chung: - Quyền lợi được bảo hiểm + Tổn thất vật chất + Trách nhiệm đối với bên thứ ba - Số tiền bảo hiểm + Thiệt hại vật chất + Trách nhiệm đối với người thứ ba - Thời hạn bảo hiểm và mức khấu trừ + Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm + Mức khấu trừ - Tỷ lệ phí, phí bảo hiểm và phương thức thanh toán + Tỷ lệ phí bảo hiểm + Tổng phí bảo hiểm + phương thức thanh toán - Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sữa đổi bổ sung Theo quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng – lắp đặt ban hành theo quyết định 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài Chính và các điều khoản sửa đổi, bổ sung sau: 001 -Bảo hiểm cho các tổn thất gây ra bởi đình công, gây rối, bạo loạn của quần chúng (Giới hạn trách nhiệm: 05 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm) 002 -Bảo hiểm trách nhiệm chéo Nguyễn văn Hiếu: Lớp Bảo Hiểm 46A 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
0 p | 249 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card - BSC) trong triển khai và thực thi chiến lược tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lệ Thủy-Quảng Bình
108 p | 135 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình xây dựng, triển khai và đề xuất giải pháp duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo GMP trong công ty Văcxin và Sinh phẩm số 1
99 p | 193 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu quá trình xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Tổng Công ty 28 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng vào Chi nhánh Hà Nội
179 p | 108 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu quá trình triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Quảng Ninh
107 p | 94 | 23
-
Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường đại học nội vụ Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
57 p | 199 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu quá trình xây dựng, triển khai hệ thống ISO 9001:2008 tại Công ty cổ phần tập đoàn Chè Tân cương Hòa Bình
135 p | 94 | 19
-
Đề tài: " Phân tích vai trò của từng lực lượng bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi kinh doanh và quản lý "
9 p | 113 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á (2001-2021)
237 p | 57 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại
88 p | 27 | 13
-
Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
74 p | 37 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác thủy sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 60 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam
260 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá các yếu tố tác động đến việc triển khai chính phủ điện tử tại các cơ quan cấp tỉnh - Trường hợp tỉnh Quảng Ngãi
89 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển khai thác thủy sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng
127 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các giải pháp đảm bảo tiến độ triển khai 3G giai đoạn II tại Trung tâm VT1 – EVN Telecom
113 p | 41 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam
27 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn