Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại
lượt xem 13
download
Đề tài "Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại" nhằm hệ thống cơ sở lý luận về mô hình học tập kết hợp (Blended Learning); đánh giá hiệu quả của mô hình học tập kết hợp; đề xuất định hướng phát triển phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và đề xuất cách thức triển khai mô hình học tập phù hợp áp dụng Blended Learning cho học phần Basic IELTS 1. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP BLENDED LEARNING TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN BASIC IELTS 1 CHO SINH VIÊN THEO CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƢỢNG CAO NĂM THỨ NHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI CS20-56 Chủ nhiệm đề tài: Th.S Dương Thị Hồng Thắm Thành viên tham gia: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội, 4/2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP BLENDED LEARNING TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN BASIC IELTS 1 CHO SINH VIÊN THEO CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƢỢNG CAO NĂM THỨ NHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI HỌC THƢƠNG MẠI CS20-56 Chủ nhiệm đề tài: Th.S Dương Thị Hồng Thắm Thành viên tham gia: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Xác nhận của Trƣờng Đại học Thƣơng mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, 4/2021
- LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học, lãnh đạo Khoa Tiếng Anh và Bộ môn Lý thuyết tiếng, khoa Tiếng Anh, trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho nhóm tác giả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học này. Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các em sinh viên năm thứ nhất đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao khoa Tài chính – Ngân hàng, trường đại học Thương Mại đã tích cực tham gia vào phương pháp học tập mới này, và đã nhiệt tình trả lời phiếu khảo sát, và phỏng vấn một cách khách quan, giúp cung cấp các dữ liệu quý giá cho nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm tác giả cũng biết ơn gia đình, bạn bè, các giáo viên trong Khoa Tiếng Anh đã luôn quan tâm động viên và giúp đỡ nhóm tác giả cả về vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học này. i
- TÓM LƢỢC Với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao khoa Tài chính – Ngân hàng, trường đại học Thương Mại, nghiên cứu với tiêu đề “Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao năm thứ nhất trƣờng đại học Thƣơng Mại” đã được thực hiện. Nghiên cứu này tìm hiểu hiệu quả của mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết cho sinh viên năm thứ nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao đang học học phần Basic IELTS 1, trường đại học Thương Mại. Nghiên cứu thực nghiệm trên hai lớp, một lớp đối chứng được học theo phương pháp giảng dạy truyền thống trên lớp và một lớp thử nghiệm được học kết hợp trên lớp và học trực tuyến. Phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn và bài kiểm tra được áp dụng để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình học tập kết hợp đối với học phần Basic IELTS 1. Kết quả điều tra cho thấy mô hình học tập này giúp nâng cao kết quả học tập cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Từ đó, nghiên cứu đưa ra cách thức áp dụng mô hình học tập kết hợp cho việc nâng cao kết quả học Basic IELTS 1 cho sinh viên theo học hệ chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại một cách hiệu quả nhất. ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i TÓM LƢỢC ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ............................................... vi THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƢỜNG .... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài ............................................................................2 2.1. Trong nước ...........................................................................................................2 2.2. Ngoài nước ...........................................................................................................6 3. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................8 3.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................8 3.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................8 3.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................9 4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................9 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................9 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10 7. Cấu trúc của bài nghiên cứu ..................................................................................11 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................13 1.1. Định nghĩa Blended Learning ............................................................................13 1.2. Cấu trúc Blended learning ..................................................................................15 1.3. Các mô hình của Blended Learning ...................................................................16 1.3.1. Mô hình blended face - to – face .....................................................................16 1.3.2. Mô hình rotation (sự luân phiên) ....................................................................16 1.3.3. Mô hình flex .....................................................................................................17 1.3.4. Mô hình lab school ..........................................................................................17 1.3.5. Mô hình self-blended .......................................................................................17 1.3.6. Mô hình online driver......................................................................................17 1.4. Các xu thế thiết kế Blended learning .................................................................18 1.5. Áp dụng mô hình Blended Learning trong đào tạo đại học trên thế giới ..........19 1.5.1. Ưu điểm ...........................................................................................................19 iii
- 1.5.2. Hạn chế ...........................................................................................................23 CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................24 2.1. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát .........................................................................24 2.1.1. Cách tiếp cận: .................................................................................................24 2.1.2. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát: ....................................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24 2.2.1. Loại dữ liệu .....................................................................................................26 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .............................................................27 2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ..............................................................................27 2.3. Kết quả khảo sát qua bảng hỏi ...........................................................................27 2.3.1. Về việc sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn của sinh viên: .................28 2.3.2. Về cơ hội sử dụng mạng Internet của sinh viên ..............................................28 2.3.4. Về một số lợi ích khác của mô hình học tập kết hợp đối với tổ chức đào tạo nói chung, nhóm nghiên cứu thu được kết quả: ........................................................30 2.3.5. Về nhu cầu và mức độ hài lòng của SV đối với mô hình BL ...........................30 2.4. Kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn ....................................................................32 2.4.1. Khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải khi áp dụng mô hình này ....................32 2.4.2. Đánh giá hiệu quả của mô hình với từng kỹ năng trong quá trình học tập ....33 2.5. Kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm ...................................................35 CHƢƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................37 3.1. Hiệu quả của mô hình học tập Blended Learning ..............................................37 3.2. Đề xuất cách thức áp dụng mô hình học tập Blended Learning ........................38 3.2.1. Đối với sinh viên .............................................................................................38 3.2.2. Đối với giáo viên .............................................................................................40 3.2.3. Vận dụng mô hình ...........................................................................................40 3.2.4. Các học phần nên áp dụng mô hình học tập BL .............................................41 3.3. Đề xuất cho nghiên cứu khác .............................................................................42 KẾT LUẬN ..............................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44 PHỤ LỤC .................................................................................................................47 iv
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Kết quả kiểm tra lớp thử nghiệm 20751 ......................................................35 Bảng 2. Kết quả kiểm tra lớp đối chứng 20747 ........................................................35 Hình 1. Sơ đồ mô hình học tập kết hợp ....................................................................14 Hình 2. Tỉ lệ SV sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn ....................................28 Hình 3. Cơ hội sử dụng mạng Internet ......................................................................28 Hình 4. Lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên ................................29 Hình 5. Một số lợi ích khác của mô hình đào tạo kết hợp nói chung .......................30 Hình 6. Mức độ hài lòng của sinh viên với mô hình BL ..........................................31 Hình 7. Mức độ tiến bộ của các kỹ năng của SV ......................................................31 Hình 8. So sánh sự tiến bộ giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng ...........................36 v
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT BL : Blended Learning B-learning : Blended learning ĐH : Đại học GV : Giáo viên SV : Sinh viên vi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƢỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao năm thứ nhất trƣờng đại học Thƣơng Mại - Mã số: CS20-56 - Chủ nhiệm: ThS. Dương Thị Hồng Thắm - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương Mại - Thời gian thực hiện: 8 tháng (1/8/2020 đến 30/3/2021) 2. Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để thực hiện một số mục tiêu chung như sau: (1) hệ thống cơ sở lý luận về mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) (2) đánh giá hiệu quả của mô hình học tập kết hợp (3) đề xuất định hướng phát triển phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và đề xuất cách thức triển khai mô hình học tập phù hợp áp dụng Blended Learning cho học phần Basic IELTS 1. Với những mục tiêu chung như trên, nghiên cứu này được thực hiện thực hiện những mục tiêu cụ thể sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm, lợi ích của mô hình Blended Learning - Tìm hiểu thực trạng, tính khả thi và nhu cầu, thái độ của sinh viên đối với mô hình học tập này - Đưa mô hình vào thử nghiệm, đánh giá hiệu quả việc áp dụng mô hình Blended Learning trong việc nâng cao kết quả học tập học phần Basic IESLTS 1 cho sinh viên năm nhất hệ chất lượng cao trường Đại học Thương mại. vii
- - Tìm ra cách thức triển khai mô hình học tập kết hợp phù hợp nhất cho các em sinh viên năm nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao với học phần Basic IELTS 1. 3. Tính mới và sáng tạo: Sự phát triển của hình thức dạy học trực tuyến đã giúp cho việc “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời” của con người trở thành hiện thực và là một xu hướng tất yếu có tính cách mạng đối với hoạt động dạy học. Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) có thể được coi là sự kết hợp giữa hình thức dạy học trực tuyến với hình thức dạy học giáp mặt khi triển khai dạy học một mộn học, một học phần hoặc một một chủ đề cụ thể, đây là hình thức dạy học đã và đang khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu và sử dụng hình thức dạy học kết hợp đã hình thành và từng bước phát triển từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Tuy nhiên, do các điều kiện về chính sách, nguồn lực chính phủ và địa phương, cơ hội của giáo viên và sinh viên tiếp cận mô hình học tập này còn hạn chế. Để có thêm những cơ sở lí luận và thực tiễn giúp cho việc triển khai đại trà hình thức dạy học Blended learning thì cần tiếp tục có thêm những nghiên cứu sâu, rộng liên quan đến hình thức dạy học này. Về việc áp dụng mô hình học tập kết hợp trong giảng dạy tiếng Anh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng các nghiên cứu này không bao quát được cả bốn kỹ năng mà chỉ tập trung vào một kỹ năng cụ thể như nói hoặc viết và cũng chưa có nghiên cứu nào về giảng dạy các kỹ năng định hướng thi chứng chỉ quốc tế IELTS. Nhận thức được những khoảng trống trong các nghiên cứu trên, nhóm tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu việc áp dụng mô hình Blended Learning để nâng cao kết quả học tập học phần Basic IESLTS 1 cho sinh viên năm nhất đang theo học hệ chất lượng cao trường Đại học Thương mại. 4. Kết quả nghiên cứu: 4.1. Thực trạng về điều kiện trang thiết bị, thái độ và nhu cầu áp dụng mô hình BL của SV Kết quả điều tra cho thấy 100% SV sở hữu máy tính cá nhân và máy tính để bàn với tỉ lệ lần lượt là 76% và 24%, điều này rất thuận tiện cho việc dạy học có sử dụng thiết bị máy tính. Hợn nữa, 92% sinh viên không gặp khó khăn khi muốn sử viii
- dụng mạng Internet, với tỉ lệ SV luôn thường trực có kết nối mạng là 60%. Như vậy, những yêu cầu cơ bản để áp dụng mô hình học tập kết hợp đã được đáp ứng. Về một số lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được kết quả: Ba chức năng được đánh giá cao nhất (điểm trung bình >4.4) liên quan đến việc dễ dàng xem lại bài giảng, tạo áp lực học tập thường xuyên và nâng cao kết quả học tập. Mô hình học tập này cũng giúp sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và phát huy cao tính chủ động học tập (4.16 điểm trung bình). Tuy nhiên, sinh viên chưa tận dụng tốt mô hình này để làm kênh trao đổi với giáo viên và các bạn cùng lớp (với mức điểm trung bình lần lượt là 3.6 và 3). Nguồn tài nguyên tham khảo được sinh viên đánh giá là chưa nhiều về mặt số lượng, điều này hoàn toàn có thể được giải thích do thời gian và nguồn nhân lực còn hạn chế. Ngoài ra, mô hình BL còn một số lợi ích như sự thuận tiện trong quản lý tình hình học tập được sinh viên đánh giá cao nhất (4.6/5) thể hiện tính ưu việt và thuận tiện của hình thức học tập kết hợp. Tài liệu tham khảo cũng như các bài luyện tập, bài kiểm tra được sắp xếp rất logic, được phân vào các mục rất rõ ràng và được sinh viên đánh giá rất cao ở mức 4.5 điểm trung bình. Hơn thế nữa, mô hình này giúp sinh viên cũng như giáo viên đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn (4.1/5) và hiệu quả truyền đạt kiến thức được đánh giá thấp nhất ở mức 3.6 điểm. Về nhu cầu và mức độ hài lòng của SV đối với mô hình BL, 100% các em sinh viên đồng ý về việc nên áp dụng mô hình học tập kết hợp này và mức độ hài lòng và rất hài lòng của sinh viên với mô hình BL là rất cao (96%) và chỉ có 4% cảm thấy „bình thường‟ và không sinh viên nào không hài lòng với mô hình học tập này. Từ đó, nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực và nhu cầu áp dụng mô hình học tập BL là rất cao. 4.2. Hiệu quả của mô hình học tập Blended Learning Qua kết quả bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm, nhờ việc áp dụng mô hình học tập Blended Leaning, sinh viên lớp thử nghiệm đã có sự tiến bộ hơn trong kết quả học tập cả 4 kỹ năng so với lớp đối chứng. Như vậy, việc triển khai mô hình học tập BL đã đem lại kết quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Ngoài ra mô hình còn mang lại một số lợi ích sau: Về phía sinh viên, các em hứng thú, chủ động tìm tòi kiến thực, phát huy khả năng sáng tạo, tự học, tích cực hơn, nắm chắc kiến thức hơn và làm bài hiệu quả ix
- hơn. Sinh viên được củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ năng với nội dung bám sát chương trình học ở lớp truyền thống. Với kỹ năng đọc và nghe, các em biết điểm ngay sau khi làm bài kiểm tra trực tuyến để tự đánh giá sự tiến của mình. Với kỹ năng viết và nói, các em được giảng viên sửa lỗi phát âm, ý tưởng, từ vựng, ngữ pháp cũng như liên kết ý…nên có sự tiến bộ vượt bậc. Do đó điểm kiểm tra sau thử nghiệm của các em cũng cao hơn so với sinh viên lớp đối chứng. Qua quá trình giảng dạy, quan sát cá nhân và trao đổi trực tiếp với sinh viên, qua bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn sâu, nhóm tác giả nhận thấy hầu hết sinh viên cảm thấy hứng thú hơn, hài lòng hơn và mong muốn được áp dụng mô hình học tập này. Về phía giảng viên, họ có cơ hội được chia sẻ với sinh viên thêm những tài liệu cập nhật hơn, những kinh nghiệm thi IELTS thực tế hơn và từ đó giảng viên cũng có hứng thú hơn với những giờ lên lớp và khai thác bài học một cách sáng tạo hơn. Ngoài ra, GV không cần áp lực chạy giáo án, chạy chương trình. Nhờ mô hình học tập này, GV quản lý lớp dễ dàng hơn, nắm được tình hình làm bài cũng như sự tiến bộ của các em. Dựa trên các lớp thực nghiệm và đối chứng GV có thể đánh giá khả năng học tập của HS, đồng thời rút ra kinh nghiệm và phương pháp học tích cực cụ thể cho từng bài học và tiết học và từng kỹ năng. Nhìn chung, giảng viên cũng vất vả hơn, đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn trong việc tìm tài liệu, chữa bài, xây dựng các hoạt động, tương tác với sinh viên nhiều hơn. Tuy nhiên những ưu điểm của mô hình này vượt trội so với nhược điểm nên việc áp dụng mô hình BL là toàn toàn thích đáng. 4.3. Đề xuất cách thức áp dụng mô hình học tập Blended Learning 4.3.1. Đối với sinh viên - Điều kiện tiên quyết để mô hình phát huy tác dụng là sinh viên có khả năng sử dụng máy vi tính và mạng Internet, có E-mail cá nhân, đăng kí thành công và được GV gửi lời mời vào nhóm lớp học tập của học phần Basic IELTS 1. - Để đạt được hiệu quả cao trong việc học tập, rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh nhằm đáp yêu cầu môn học, SV theo học hệ chất lượng cao cần phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, thực hiện một cách có trách nhiệm nhiệm vụ học tập của mình cả trên lớp lẫn trên mạng. + Trên lớp, SV tập trung nghe giảng lý thuyết, ghi chép bài, tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành trên lớp. x
- + Ở nhà, khi có thời gian lên mạng, SV đăng nhập vào tài khoản cá nhân để tham gia lớp học, tải tài liệu về và nghiên cứu, SV có thể chủ động tìm kiếm những tài liệu bài giảng có liên quan. - Với kỹ năng nghe và đọc, SV vào làm bài kiểm tra tương ứng với đơn vị bài giảng, chú ý nộp bài đúng hạn. Sau khi nhận được kết quả, SV xem kỹ lại những câu sai và đáp án cũng như lời giả chi tiết giáo viên đã gửi. Riêng với bài nghe, khi chữa bài SV cần nghe đi nghe lại một số lần và nhìn tapescript với mục đích nghe nhận biết âm về cách phát âm và ngữ điệu; SV nên nhại lại từ hoặc câu hoặc cả bài. Với bài đọc, SV chú ý tới đáp án, định vị thông tin trong bài bằng các cụm từ đồng nghĩa hoặc các cách diễn đạt tương đương. SV chủ động lên các trang web khác để làm các dạng bài tương đương để tăng dần tốc độ làm bài cũng như tăng vốn từ vựng. Xây dựng bảng từ khóa với các từ khóa được gạch chân từ câu hỏi và từ đồng nghĩa trong bài đọc. - Với bài nói, SV xem kỹ các câu trả lời mẫu GV gửi lên, học từ vựng và cấu trúc theo chủ đề; xem các link bài nói mẫu GV đã gửi kèm lên để học tập cách trả lời. Trước khi quay hoặc ghi âm để gửi bài lên, SV cần luyện tập để đạt độ trôi chảy nhất định, cố gắng sử dụng các từ, cụm từ và cấu trúc mới học trong tài liệu đính kèm. Luyện tập cách phát triển và đưa ra ý kiến của mình về nhiều chủ đề. Quan trọng hơn, SV cần đặc biệt chú ý đến những phản hồi của GV để sửa đổi và hoàn thiện bài nói của mình. - Với bài viết biểu đồ trong học phần Basic IELTS 1, SV đọc kỹ tài liệu về ngôn ngữ viết cho từng loại biểu đồ, cách triển khai và phân tích biểu đồ, đọc bài mẫu thật kỹ. Khi bắt tay vào viết, SV không nên áp dụng ngôn ngữ mô tả phù hợp, cố gắng mô tả và tóm tắt xu hướng chính và thông tin chính của biểu đồ mà không chép từ bài mẫu ra. Giống như với bài nói, SV đọc kỹ phản hồi và đánh giá điểm của GV cho bài viết của mình để từ đó rút kinh nghiệm. - Khi có khúc mắc, SV có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho GV trên phần phản hồi, trên diễn đàn lớp, nhóm chat hoặc trên lớp học truyền thống. 4.3.2. Đối với giáo viên - Tổ chức các hoạt động giảng dạy trên lớp học truyền thống. - GV giới thiệu công cụ, phần mềm học tập (Google classroom), hướng dẫn SV đăng ký tài khoản và tham gia lớp học ảo. xi
- - Xây dựng lớp học trực tuyến trên hệ thống Google Classroom cung cấp hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra online, diễn đàn trao đổi thông tin và một số tiện ích mở rộng khác. GV chia các thư mục riêng trên công cụ học tập cho từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sau đó tải tài liệu và soạn bài kiểm tra trực tuyến theo đúng các đơn vị bài giảng. Tài liệu và bài kiểm tra cần bám sát nội dung học tập trên lớp học truyền thống. - Giao bài với hạn nộp bài cho SV. - Gửi kết quả, phản hồi với bài làm của SV và giải đáp thắc mắc, kiểm soát quá trình học tập trên Google Classroom. Theo dõi, điều phối và kiểm soát quá trình học tập, thường xuyên tiếp nhận và xử lí các thông tin phản hồi từ người học; tạo điều kiện học tập tốt nhất cho người học; thực hiện đánh giá thường kỳ và cung cấp kịp thời thông tin về sự tiến bộ cho sinh viên. Trên cơ sở thời lượng, nội dung chương trình giảng dạy, trình độ của sinh viên và các yếu tố khác, giáo viên có thể linh hoạt áp dụng các mô hình sao cho phù hợp, hiệu quả với từng trường hợp cụ thể. - Chữa bài, tổng kết, đánh giá chung trên lớp. 4.3.3. Vận dụng mô hình Nghiên cứu áp dụng mô hình blended face - to – face. Cụ thể, thời lượng học trực tiếp với giảng viên là bắt buộc đối với mô hình này và các hoạt động học trực tuyến được sử dụng để bổ trợ kiến thức cho người học. Việc đọc tài liệu, làm bài tập trắc nghiệm và các bài tập đánh giá khác đều được hoàn thành online, ở nhà. Mô hình cho phép sinh viên và giảng viên có nhiều thời gian để chia sẻ kiến thức, kĩ năng cũng như dành cho các hoạt động học tập đặc biệt như thảo luận và làm việc nhóm. Nhóm tác giả xác định phương án vận dụng bài dạy kết hợp theo ba bước sau: * Tổ chức hoạt động dạy trên lớp * Tổ chức hoạt động dạy qua mạng * Tổ chức tổng kết, đánh giá trên lớp. Bước 1: Tổ chức hoạt động dạy trên lớp - GV: Nêu vấn đề - HS: Chú ý, tham gia vào bài học xii
- - GV: Tổ chức các hoạt động lĩnh hội tri thức mới cho học sinh viên, sử dụng những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. - HS: Tích cực tham gia các hoạt động lĩnh hội tri thức. - GV tổ chức cho HS ôn tập củng cố kiến thức vừa mới học - GV cho HS làm bài kiểm tra đánh giá kiến thức vừa học. - GV: Chuẩn bị thông báo các hoạt động học qua mạng cho học sinh chuẩn bị Bước 2: Tổ chức hoạt động dạy qua mạng - Giáo viên (GV) mở khóa học và yêu cầu học sinh (HS) đăng nhập vào lớp theo thời gian quy định. GV thông báo tới học sinh tiến trình, yêu cầu và những lưu ý khi tham gia bài học. - HS đăng nhập vào hệ thống, làm bài kiểm tra kiến thức đầu vào. - HS thực hiện những yêu cầu GV đã đưa ra theo trình tự trong hướng dẫn để lĩnh hội kiến thức mới như làm bài tập, trả lời câu hỏi, thảo luận chủ đề theo nhóm, tham gia diễn đàn, ... - GV chấm bài làm, trả lời thắc mắc của HS qua Chat, e-mail; giám sát hoạt động của từng HS, đánh giá và cho điểm theo cá nhân hay theo nhóm. - HS: theo dõi điểm số để biết tình hình học tập và có điều chỉnh sao cho phù hợp. Bước 3: Tổ chức tổng kết và đánh giá trên lớp - GV: Thông báo kết quả và đưa ra nhận xét cho học sinh - GV: Thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh để có điều chỉnh phù hợp hơn cho bài sau. - HS: Từ kết quả đánh giá của giáo viên, đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động học của mình. 4.2.4. Các học phần nên áp dụng mô hình học tập BL Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình học tập kết hợp có tác dụng nâng cao kết quả học tập cả 4 kỹ năng trong học phần Basic IELTS 1, nên nhóm tác giả đề xuất áp dụng mô hình này cho các học phần IELTS tiếp theo như Basic IELTS 2, Expanding IELTS 1, Expanding IELTS 2, Developing IELTS 1, và Developing IELTS 2 và các học phần tiếng Anh khác cho sinh viên toàn trường. xiii
- 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Sản phẩm Khoa học là Bài báo đăng Tạp chí Dạy và Học ngày nay – số kì 2-3/2021 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: + Sản phẩm dạng văn bản có đề xuất như: - Tài liệu tham khảo hướng dẫn sinh viên nâng cao kết quả học tập các kỹ năng trong IELTS thông qua mô hình học tập BL - Tài liệu tham khảo hướng dẫn giáo viên xây dựng bài giảng kết hợp + Sản phẩm Khoa học công nghệ: Nghiên cứu sẽ là tiền đề cho các sản phẩm về công nghệ nhằm nâng cao kết quả học tập các kỹ năng tiếng Anh: - Các chương trình học trên lớp kết hợp với tự học trên máy (Blended learning programs), - Các chương trình tự học trực tuyến (E-learning programs). Ngày 30 tháng 3 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Dương Thị Hồng Thắm xiv
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục vẫn triển khai phương pháp đào tạo truyền thống là chủ yếu. Khi xã hội phát triển, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc cách mạng số, việc cải cách và đổi mới các phương pháp giáo dục trở thành điều tất yếu. Để đáp ứng với xu hướng số hóa, các cơ sở đào tạo và đặc biệt là các trường ĐH phải nhanh chóng đổi mới chương trình, đổi mới các mô hình dạy học (về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy-học, phương thức kiểm tra-đánh giá kết quả đầu vào-đầu ra,…) nhằm đào tạo người lao động nói chung và cho thế hệ giảng viên trong thế kỷ 21 nói riêng không hững về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp mà còn đào tạo giảng viên cả về mặt công nghệ thông tin và truyền thông. Một số phương pháp cải tiến được áp dụng nhằm tăng cường tính chủ động của người học như lấy người học làm trung tâm, kết hợp việc sử dụng công nghệ thông tin như bảng điện tử, máy chiếu hay phòng Lab trong giảng dạy. Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, phương pháp đổi mới nổi bật có thể kể đến là E-learning – học trực tuyến qua mạng Internet với nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, E-learning thường chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin, tài liệu cho người học là chủ yếu, chưa có sự kết hợp rõ ràng giữa phương pháp truyền thống và trực tuyến qua mạng. Blended Learning (phương pháp kết hợp giảng dạy truyền thống và E-learning) được báo cáo rằng có hiệu quả hơn các lớp học face-to-face (dạy học giáp mặt) hay online (dạy học trực tuyến) thuần túy. Bằng cách kết hợp các ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và E-learning, các phương pháp Blended Learning có thể mang đến sự thành công của sinh viên ở mức độ cao. Với Blended Learning, giảng viên sẽ hướng dẫn một phần và phần còn lại sinh viên sẽ làm việc trực tuyến không có giảng viên, sinh viên chủ động hơn và làm quen với khái niệm mới dễ dàng hơn việc tiếp thu thụ động trên các lớp học truyền thống, việc học sẽ được bổ sung bởi các hoạt động trực tuyến (online), một số hoạt động sẽ mang tính tự định hướng và tự học, một số sẽ khuyến khích sự hợp tác. Theo ông Michael B. Horn đến từ học viện Innosign: “Blended learning có nghĩa là bất cứ thời điểm nào một học sinh có thể học ít nhất một phần ở địa điểm học tập được giám sát xa nhà và ít nhất một phần thông qua mạng với một số yếu 1
- tố kiểm soát học sinh thông qua thời gian, địa điểm, cách tiếp cận và/hoặc tiến độ học tập.” Lợi ích của phương pháp BL bao gồm việc tiếp cận với các nội dung chất lượng tốt hơn, liên quan nhiều hơn, khớp hơn theo nhiều dạng; các giờ học trên lớp và cấu trúc chương trình linh hoạt hơn; đáp ứng được nhu cầu học của học sinh; sinh viên có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đánh giá và các công cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ; và tiềm lực cho giáo viên đáp ứng nhu cầu hướng dẫn và giới thiệu để đảm bảo sự tiến bộ và thành thạo cho tất cả các học sinh, dành sự lưu tâm cho những học viên yếu hơn. Những lợi thế này khiến ngày càng nhiều nơi ứng dụng theo phương pháp Blended learning. Blended learning đang nổi lên như một phương pháp chiếm ưu thế trong tương lai. Trước sự phát triển và yều cầu của xã hội, ngày 22/04/2016 bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT về việc quy định Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, trong đó đã đề cập đến phương thức đào tạo kết hợp (Blended Learning) nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và chất lượng giáo dục. Hơn nữa, ngày nay việc dạy và học ngoại ngữ không chỉ là việc trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học sinh khả năng nghe, nói, đọc, và viết tốt… Với sinh viên hệ chất lượng cao, trường Đại học Thương mại đã đưa IELTS vào chương trình đào tạo; vì vậy thời gian học tập trên lớp theo phương pháp truyền thống không thể đáp ứng những tiêu chí này một cách hiệu quả. Ngoài ra, theo quan sát và đánh giá của nhóm tác giả trong 2 năm qua giảng dạy học phần Basic IELTS, kết quả học tập của sinh viên không được như kỳ vọng một phần do thời lượng trên lớp quá ít và các em không có nhiều cơ hội thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Trước những thực trạng, yêu cầu nêu trên cũng như những hiệu quả từ việc áp dụng mô hình học tập Blended Learning đã tạo động lực cho nghiên cứu này được triển khai. 2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài 2.1. Trong nước “Học tập kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các giải pháp E-Learning”. (Victoria L. Tinio, 2003). Vì vậy, 2
- trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, việc áp dụng phương pháp giảng dạy Blended Learning này là điều cần thiết và là một hướng đi tích cực để cải thiện chất lượng giảng dạy ở bậc đại học trong thời đại kỉ nguyên số. Từ khoảng những năm 2000 trở về trước, ở Việt Nam có không nhiều tài liệu nghiên cứu, phổ biến về đào tạo trực tuyến. Trong những năm gần đây các hội nghị, hội thảo về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến đào tạo trực tuyến và khả năng áp dụng đào tạo trực tuyến vào công cuộc cải cách giáo dục và phát triển đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000, Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2001, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 9/2004, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005,..., là những hội thảo khoa học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Từ đó, các nghiên cứu về dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp từng bước thâm nhập và trở thành xu hướng quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng của khoa học giáo dục tại Việt Nam. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về Blended Learning trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam như dưới đây. Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu và triển khai Blended Learning trong đào tạo đại học – Tình huống tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)” của Ths.Võ Hà Quang Định và Ths. Đặng Thái Thịnh đã phân tích đánh giá kết quả áp dụng Blended Learning tại UEH được thu thập vào tháng 12 năm 2016. Một số giảng viên UEH đã bắt đầu sử dụng các bài giảng điện tử và áp dụng ngày càng nhiều các công cụ công nghệ thông tin vào việc xây dựng, chuyển tải các bài giảng trên đến sinh viên. Một số công cụ thường được dùng như: xây dựng trang web riêng để cung cấp tài liệu, bài tập cho sinh viên tải về, thông qua blog của Khoa, tạo những group trên mạng xã hội (facebook), sử dụng chức năng Google Drive của tài khoản email UEH để lưu trữ và chia sẻ nội dung, và email là được sử dụng phổ biến nhất. Một số thầy cô còn xây dựng trên đó những công cụ để sinh viên nộp bài tập, diễn đàn để sinh viên trao đổi thông tin về môn 3
- học … Cuối cùng, các tác giả đưa ra quy trình và các bước triển khai Blended Learning tại UEH nói riêng và tại các cở sở giáo dục đại học nói chung. Trong một nghiên cứu khác có tiêu đề “Nghiên cứu áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Thực nghiệm với môn tin học đại cương”, TS. Trịnh Hoài Sơn tiến hành khảo sát sử dụng phiếu điều tra với 434 sinh viên. Việc thí điểm áp dụng mô hình học tập hỗn hợp đã được nhóm nghiên cứu thực hiện đối với một số lớp, môn tại Khoa Tin học Kinh tế trong 3 năm gần đây: Tin học đại cương, Tin học ứng dụng, Kế toán máy, Hệ thống thông tin quản lý và một số môn học chuyên ngành khác. Xét về loại môn học, môn học thuộc khối kiến thức đại cương với 72% sinh viên ủng hộ trong khi môn học chuyên ngành chỉ có 49.7% sinh viên được khảo sát ủng hộ áp dụng mô hình học tập kết hợp. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu trình bày kết quả thống kê đánh giá lợi ích của mô hình học tập kết hợp, đồng thời tìm hiểu về tính khả thi, phương hướng và kiến nghị triển khai áp dụng mô hình học tập kết hợp tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án “Dạy học kết hợp (B-learning) dựa vào phong cách học tập cho sinh viên ngành sư phạm tin học” của tác giả Trần Văn Hưng, với mục tiêu là xây dựng mô hình lí thuyết về dạy học kết hợp (B-learning) dựa trên phong cách học tập nhằm phát triển năng lực người học, đồng thời vận dụng mô hình đó để thiết kế dạy học kết hợp trong đào tạo SV ngành Sư phạm Tin học bậc ĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: phong cách học tập, sinh viên thuộc các phong cách học trực quan, thính giác và vận động đều được hưởng lợi như nhau từ sự can thiệp thử nghiệm trong trường hợp thông qua bài học. Từ phản ứng, thái độ, hành vi của SV đối với các khía cạnh khác nhau của B-learning, dễ sử dụng cho môi trường web, môi trường trực tuyến, nội dung, hướng dẫn trực tiếp, đánh giá và phản ứng chung, rõ ràng là SV có phản ứng tích cực với B-learning. Với luận án “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “cảm ứng điện từ”- vật lí 11 theo hình thức Dạy học kết hợp trên lớp và qua mạng”, tác giả Ngô trọng Tuệ đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu là: Thiết kế nội dung và tiến trình tổ chức hoạt động học của HS trong dạy học chương cảm ứng điện từ theo hình thức Dạy học kết hợp trên lớp và qua mạng (B-learning) nhằm phát triển NL giải quyết vấn đề và 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trình quản trị công ty
115 p | 33 | 19
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 47 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nút cảm biến không dây kết hợp dùng nguồn năng lượng mặt trời sử dụng cho mạng cảm biến cảnh báo cháy
42 p | 37 | 17
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các thông điệp quảng cáo và gợi ý thiết kế thông điệp quảng cáo nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
123 p | 41 | 16
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các phương pháp tổ chức, tối ưu khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đào tạo tín chỉ
61 p | 76 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam
130 p | 29 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán độc lập
141 p | 39 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu mô hình quản trị quan hệ khách hàng của các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội
154 p | 37 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp đo lường sự hài lòng của người học với hoạt động đào tạo đại học chính quy tại trường Đại học Thương mại
81 p | 27 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Thương mại
79 p | 29 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
94 p | 47 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong hội thoại đàm phán tiếng Anh và tiếng Việt
82 p | 37 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Các phương pháp định giá quyền chọn và áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
67 p | 34 | 11
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng lên hành vi người tiêu dùng
124 p | 22 | 10
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu giá trị cảm nhận thương hiệu đối với các sản phẩm trái cây của Việt Nam
83 p | 22 | 9
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng
27 p | 133 | 7
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu khai thác chất béo từ hạt chôm chôm và ứng dụng thay thế một phần bơ ca cao trong sản xuất socola
89 p | 107 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn