intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

22
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội" nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng phát triển văn hóa doanh nghiệp với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp điện máy nói riêng và các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung có thể vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tế làm nền tảng cho hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp mình. Mời cac bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI CS20 - 12 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Đức Duy Thành viên tham gia: ThS. Đào Hồng Hạnh Hà Nội, tháng 04/2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI CS20 - 12 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Đức Duy Thành viên tham gia: ThS. Đào Hồng Hạnh Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, tháng 04/2021
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài .............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6 6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp ................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp .......................................... 8 1.1.2. Tầm quan trọng của xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp .............. 11 1.2. Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp ........................................................... 11 1.2.1. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp .................................................. 11 1.2.2 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp................................................................. 17 1.3. Phát triển văn hóa doanh nghiệp ........................................................................ 18 1.3.1 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp .................................................... 18 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp .......................... 19 1.3.3. Tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp ........................... 25 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI ......................................... 26 2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 26 2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29 i
  4. 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................. 29 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 36 2.4. Khái quát về các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội ................... 37 2.4.1. Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim .................................................... 37 2.4.2. Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động – Điện máy Xanh ................................ 37 2.4.3. Công ty Cổ phần PiCo .................................................................................... 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI ......................................... 40 3.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội .......................................................................................................... 40 3.1.1. Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim .................................................... 40 3.1.2. Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động – Điện máy Xanh ................................ 44 3.1.3. Công ty Cổ phần PiCo .................................................................................... 49 3.2. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội ............................. 55 3.2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu ................................................................. 55 3.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................................. 55 3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 61 3.3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .................................................... 64 3.3.1. Phân tích tương quan ...................................................................................... 64 3.3.2. Hồi quy tuyến tính bội ..................................................................................... 64 3.4. Kiểm định sự khác biệt về việc phát triển văn hóa doanh nghiệp theo đối tượng doanh nghiệp điện máy tham gia nghiên cứu ................................................. 68 Bảng 3.10. Kết quả Post Hoc Tests về kiểm định khác biệt ..................................... 69 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI.......................................................... 70 4.1. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu ....................................................................... 70 4.2. Một số đề xuất giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP.Hà Nội .................................................................. 72 ii
  5. 4.2.1. Cập nhật và tuân thủ các quy chế, chính sách pháp luật của Nhà nước ........ 72 4.2.2. Phát triển các giá trị văn hóa truyền thống .................................................... 73 4.2.3. Giải pháp phát triển nhà lãnh đạo .................................................................. 73 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo ................................... 75 4.2.5. Hoàn thiện cơ chế khen thưởng ...................................................................... 77 4.2.6. Giải pháp xây dựng đội ngũ nhân sự .............................................................. 78 4.2.7. Nâng cao chất lượng công tác truyền thông tại doanh nghiệp ............................ 81 4.2.8. Hội nhập nhanh chóng quá trình toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa................. 82 4.2.9. Tăng cường mối quan hệ doanh nghiệp với cộng đồng doanh nhân ............. 83 4.2.10. Cần hoàn thiện một hệ thống các triết lý kinh doanh ................................... 84 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bốn loại nghi lễ trong tổ chức và tác động tiềm năng của chúng .............13 Bảng 2.2. Bảng mô tả thang của các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp .............................................................................................................31 Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................55 Bảng 3.2. Cronbach’s Alpha của các thang đo .........................................................56 Bảng 3.3. Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s trong phân tích nhân tố ....................62 Bảng 3.4. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập ..................................................62 Bảng 3.5. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc.....................................................63 Bảng 3.6. Ma trận tương quan...................................................................................64 Bảng 3.7. Bảng Anova ..............................................................................................65 Bảng 3.8. Bảng kết quả hệ số hồi quy .......................................................................65 Bảng 3.9. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ...............................................66 Bảng 3.10. Kết quả Post Hoc Tests về kiểm định khác biệt .....................................69 Bảng 4.1. Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ............................................................70 iv
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phát triển văn hóa doanh nghiệp ............................................................................................................28 Hình 3.1. Biểu đồ phân tán phần dư..........................................................................67 Hình 3.2 Đồ thị Histogram ........................................................................................67 Hình 3.3. Biểu đồ P-Plot ...........................................................................................68 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa từ ĐHQG Đại học Quốc gia TP Thành Phố KT-XH Kinh tế - xã hội NXB Nhà Xuất bản VH Văn hóa VHDN Văn hóa doanh nghiệp Phòng Thương mại và Công VCCI nghiệp Việt Nam vi
  9. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội - Mã số: CS20-12 - Chủ nhiệm: ThS Trịnh Đức Duy - Cơ quan chủ trì: Đại học Thương mại - Thời gian thực hiện: 2. Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng phát triển văn hóa doanh nghiệp với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp điện máy nói riêng và các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung có thể vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tế làm nền tảng cho hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp mình. 3. Tính mới và sáng tạo: Có nhiều công trình khoa học được tuyên bố nghiên cứu về đề tài văn hóa doanh nghiệp, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Các công trình khoa học này tập trung làm rõ các vấn đề như: các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp, đánh giá mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nhưng chưa có công trình khoa học nghiên cứu cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách rõ nét như công trình nghiên cứu của nhóm tác giả. 4. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp được chia thành hai nhóm: (1) nhóm nhân tố nằm bên trong doanh nghiệp bao gồm: Sứ mệnh và tầm nhìn, Nhà lãnh đạo, Đội ngũ nhân viên, Công tác tuyển dụng và đào tạo, Cơ chế khen thưởng, Truyền thông trong tổ chức và Các nguồn lực của doanh nghiệp; (2) nhóm nhân tố nằm bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Các giá trị văn hóa truyền thống, Chính sách của Nhà nước, Quá trình toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa và Sức mạnh của cộng đồng doanh nhân; được biểu thị bằng mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp là: vii
  10. OCD = 0,099 MI + 0,224 LD + 0,198 EM + 0,213 REC + 0,210 REM + 0,174 COM + 0,221 RES + 0,253 TV + 0,263 GP +0,176 GL + 0,147 EC Theo đó các yếu tố tác động đến Phát triển văn hóa doanh nghiệp lần lượt mạnh nhất là Chính sách của nhà nước (β9 = 0,263), Các giá trị văn hóa truyền thống (β8= 0,253), Nhà lãnh đạo (β2 = 0,224), Các nguồn lực dành cho hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp (β7 = 0,221), Công tác tuyển dụng và đào tạo (β4 = 0,213), Cơ chế khen thưởng (β5 = 0,210), Đội ngũ nhân viên (β3 = 0,198), Truyền thông trong tổ chức (β6 = 0,174), Quá trình toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa (β10 = 0,176), Sức mạnh của cộng đồng doanh nhân (β11 = 0,147) và cuối cùng là Sứ mệnh và tầm nhìn (β1 = 0,099). 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): 01 bài báo đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo tháng 4/2021 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Phục vụ cho quá trình giảng dạy học phần Văn hóa kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dung như một case study phục vụ cho việc biên soạn giáo trình. Và đề tài cũng đưa ra một định hướng nghiên cứu định lượng mới và tác giả hi vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho sinh viên và giáo viên. Là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngày 30 tháng 03 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) viii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới sẽ tạo cơ hội chưa từng thấy cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thay đổi để thành công. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia, doanh nhân nhìn nhận, văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua các cú sốc thị trường, đồng thời thành công vượt qua được những thách thức mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đặt ra. Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu coi doanh nghiệp như ngôi nhà, thì văn hóa doanh nghiệp và công nghệ 4.0 đều là những trụ cột. Nếu coi doanh nghiệp là một cỗ xe, thì động cơ chắc chắn là tinh thần doanh nghiệp, tay lái là văn hóa doanh nghiệp và bánh xe là công nghệ 4.0. Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp hiện đang là yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh. Nếu thiếu yếu tố này, doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được. Mặt khác phát triển văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Như vậy, phát triển văn hóa doanh nghiệp vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phát triển văn hóa doanh nghiệp hiện nay chưa tương xứng với tầm quan trọng và vai trò của nó. Trừ một số doanh nghiệp lớn, thương hiệu uy tín đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đúng tầm thì nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến việc này. Còn nhiều doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp không theo chuẩn, mang tính phiến diện, đối phó hoặc nặng về tính hình thức nên ít tác dụng và hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh doanh, thậm chí chính là rào cản lớn cho sự sáng tạo – yếu tố rất cần để doanh nghiệp phát triển bền vững… Xuất phát từ những tính cấp thiết trên, đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Do những hạn chế về thời gian và dữ liệu nghiên cứu, đề tài lựa chọn nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội. Bởi đây là lĩnh vực chịu 1
  12. ảnh hưởng sâu sắc trong kỷ nguyên 4.0, các doanh nghiệp điện máy có phát triển bền vững hay không sẽ không chỉ dựa trên đầu tư vào công nghệ, mà còn cần dựa trên sự đầu tư vào văn hóa doanh nghiệp. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội, kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ cho thấy được thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp này khi phát triển văn hóa doanh nghiệp, đồng thời gợi ý những giải pháp hiệu quả để phát triển văn hóa doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh doanh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong nước : Lê Thị Việt Hà (2018), Văn hóa doanh nhân Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế - ĐHQG. Đề tài hệ thống hóa được hệ giá trị văn hóa doanh nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nhân như: Điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, thể chế, truyền thống kinh doanh, môi trường toàn cầu và hội nhập. Luận án đã đưa ra một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nhân Việt Nam. Đỗ Hữu Hải (2014), Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp – vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý trường ĐH Kinh tế quốc dân. Luận án hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, tập trung làm rõ được các cách tiếp cận về văn hóa doanh nghiệp dựa trên các mô hình văn hóa: Mô hình ba lớp văn hóa doanh nghiệp của Schein, mô hình văn hóa đa chiều của Hofstede, mô hình nghiên cứu của Cameron và Quinn, mô hình Denison. Đề tài đã thành công khi làm rõ được ảnh hưởng của các nhân tố tới văn hóa doanh nghiệp, đồng thời đã đưa ra một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình Văn hoá kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình môn học Văn hoá kinh doanh nhằm trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hoá kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để 2
  13. tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh. Mai Hải Oanh (2012), Phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, 840 (10), tr.52-57. Bài báo đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đề xuất những nội dung chủ yếu cần lưu tâm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Cuốn sách Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty trình bày một cách toàn diện vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh và văn văn hoá công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu; xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động quản lý, tổ chức, marketing và quan hệ khách hàng... Trần Thùy Trang (2016), Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Lilama 69-3, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại. Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, vai trò của văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Trên thực trạng phân tích những biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của công ty Cổ phần Lilama 69-3, tác giả đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều tác giả (2007), Văn hóa kinh doanh – Những góc nhìn, NXB Trẻ. Sách gồm các bài báo đã đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn từ năm 2000 đến nay của các tác giả là những nhà nghiên cứu có uy tín trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội học như: Lê Đăng Doanh, Trần Văn Thọ, Tôn Thất Thiêm, Phạm Đỗ Chí… và một số chuyên gia nước ngoài khác. Nội dung các bài viết được chia thành 4 phần: Doanh nhân và tinh thần doanh nghiệp; Triết lý kinh doanh; Đạo đức kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp nhằm trao đổi những vấn đề và cung cấp những thông tin hữu ích về văn hóa kinh doanh hiện nay. 3
  14. Ngoài nước: Jim Collins (2001), Good To Great: Why some companies make the leap and others don't, Harper Collins. Cuốn sách nghiên cứu những công ty có bước nhảy vọt và bền vững để rút ra những kết luận sát sườn, những yếu tố cần kíp để đưa công ty từ tốt đến vĩ đại. Đó là những yếu tố khả năng lãnh đạo, con người, văn hóa, kỷ luật, công nghệ… Những yếu tố này được xem xét tỉ mỉ và kiểm chứng cụ thể qua 11 công ty nhảy vọt lên vĩ đại. Các kết luận từ nghiên cứu đều mang giá trị hữu ích, vượt thời gian, ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi lãnh đạo và quản lý ở mọi loại hình công ty (từ công ty có nền tảng và xuất phát tốt đến những công ty mới khởi nghiệp), và mọi lĩnh vực ngành nghề. Adrian Gostick and Chester Elton (2012), All in How the best managers create a culture belief and drive big results, Free Press. Dựa trên nghiên cứu về các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp có hiệu năng và bền vững nhất, các tác giả đã xây dựng quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp gồm 7 bước. Konrad Rietmann (2013), Corporate culture: An investigation into the operationalisation of the concept and into divergences between management and staff, Dotoral thesis, The University of Gloucestershire. Luận án đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, thực hiện nghiên cứu sự khác biệt về nhận thức và thực hành văn hóa doanh nghiệp giữa nhà quản lý và đội ngũ nhân viên trong việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp. Bằng phương pháp điều tra và phỏng vấn được thực hiện tại Swiss Post, tác giả đã chỉ ra có sự khác biệt về nhận thức và thực hành các giá trị văn hóa doanh nghiệp giữa nhà quản lý và đội ngũ nhân viên. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc thực hành các giá trị văn hóa doanh nghiệp. Golnaz Sadri and Brian Lees (2001), Developing corporate culture as a competitive advantage, Journal of Management Development, 20 (10), pp. 853-859. Bài báo đề cập đến khái niệm về văn hóa tổ chức cũng như ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của văn hóa tổ chức, đưa ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa tổ chức của một số doanh nghiệp Mỹ điển hình. Tác giả chỉ ra rằng văn hóa tổ chức lành mạnh có mối liên hệ chặt chẽ với những giá trị văn hóa duy trì ở đội ngũ nhân viên, do đó, cách tốt nhất để thay đổi văn hóa tổ chức đang tồn tại 4
  15. đó là áp dụng thực hành những giá trị và hành vi mong đợi ở tất cả cấp quản lý và thực hiện những chương trình hành động thúc đẩy tương tác thường xuyên giữa đội ngũ nhân viên. Benjamin Schneider & Karen M. Barbera (2014), The Oxford Handbook of Organizational Climate and Culture, Oxford University Press. Cuốn sách là tập hợp các bài viết lý luận và thực tiễn được trình bày theo các chủ đề tâm lý học tổ chức- công nghiệp và hành vi tổ chức xuyên suốt nội dung bầu không khí và văn hóa doanh nghiệp. Các bài viết đi sâu nghiên cứu bầu không khí và văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ giữa bầu không khí và văn hóa doanh nghiệp với hiệu suất cũng như những vấn đề về tổ chức nhân sự dưới ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp. Cuốn sách cũng đề cập đến những phương thức xây dựng bầu không khí và văn hóa doanh nghiệp hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề và các quốc gia khác nhau. Edgar H. Schein (2009), The Corporate Culture Survival Guide, Jossey-Bass. Cuốn sách đưa ra những chỉ dẫn thực tế và hữu ích trong việc thay đổi văn hóa tổ chức. Bằng việc sử dụng các tiêu chí dùng để đánh giá văn hóa tổ chức hiện tại, các nhà quản trị có thể xác định mức độ phù hợp của văn hóa tổ chức hiện tại với đội ngũ nhân lực và sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Tác giả đưa ra phương thức đánh giá văn hóa tổ chức trên ba cấp độ - hành vi, giá trị và các giả định được chia sẻ và đồng thời đưa ra những giải pháp thay đổi gắn liền với mỗi yếu tố này. Cuốn sách giúp cho các doanh nghiệp đang rơi vào trình trạng một nền văn hóa yếu kém cần tìm kiếm sự thay đổi thành công. Edgar H. Schein (2012), Văn hóa doanh nghiệp và Sự lãnh đạo, NXB Dtbooks. Cuốn sách Văn hóa doanh nghiệp và Sự lãnh đạo của Edgar H. Schein sẽ lần lượt trình bày các phương pháp tiếp cận để có được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về văn hóa doanh nghiệp cùng với những hàm ý dành cho công tác lãnh đạo - được tác giả phân tích nghiên cứu và đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn của ông trong nhiều thập niên. Schein dùng nhiều doanh nghiệp của Hoa Kỳ và Tây Âu làm các tình huống minh họa so sánh, đối chiếu và rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời tư duy thêm những phương thức mới, hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo tại các doanh nghiệp. 5
  16. MaryLynn Helen West-Moynes (2012), A Study of Organizational Culture in Ontario Colleges with High Student Satisfaction, Doctoral thesis, University of Toronto. Luận án nghiên cứu nhận thức của các nhà quản lý và sinh viên về văn hóa tổ chức và năng lực quản lý của 4 trường cao đẳng đại học ở Ontario dựa trên việc phát triển mô hình văn hóa doanh nghiệp của Cameron và Quinn, công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp (OCAI) và công cụ đánh giá kỹ năng quản lý (MSAI). Kết quả nghiên cứu cho thấy các trường hiện tại đang vận hành các loại văn hóa doanh nghiệp khác nhau như văn hóa cạnh tranh, văn hóa thống trị, văn hóa kiểm soát và văn hóa hợp tác. Sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như giới tính, số năm thâm niên công tác, kỹ năng quản lý… của những người lãnh đạo. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp, nghiên cứu điển hình tại một số doanh nghiệp - Thời gian: Các số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài tập trung trong khoảng thời gian ba năm 2018, 2019, 2020 - Không gian: Nghiên cứu tại một số doanh nghiệp điển hình: Siêu thị điện máy PiCo, Siêu thị điện máy xanh, Công ty cố phần thương mại Nguyễn Kim 5. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn thu thập dữ liệu: + Nghiên cứu tại bàn: Đây là cách đọc và chắt lọc thông tin từ các văn bản như báo cáo tổng kết, kết quả điều tra, tham luận hội thảo, bài viết chuyên sâu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp có liên quan văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp nói 6
  17. chung và doanh nghiệp điện máy nói riêng, đồng thời trên cơ sở kế thừa và vận dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các công trình đã công bố nhằm xác định luận cứ đánh giá hiệu quả cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy. + Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi nhằm cung cấp những dữ liệu và thông tin cần thiết để thực hiện mục tiêu của nghiên cứu đặt ra. Để xây dựng bảng hỏi, nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp chuyên gia: Tiến hành các cuộc phỏng vấn và thảo luận với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp điện máy tại TP Hà Nội như chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc/giám đốc, phó tổng giám đốc/phó giám đốc, trưởng/phó phòng; các chuyên gia về văn hóa doanh nghiệp; cán bộ nhân viên các doanh nghiệp điện máy (quy mô từ 5-20 người), từ những ý kiến của các đối tượng trên để điều chỉnh bảng hỏi nháp. Sau khi hoàn thiện bảng hỏi cuối cùng, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra những đối tượng có liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu, quy mô điều tra dự kiến 300-350 phiếu. + Đề tài sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính được cung cấp bởi các doanh nghiệp hoặc số liệu được doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. - Cách thu thập dữ liệu: các dữ liệu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cung cấp trực tiếp hoặc thông qua webisite của doanh nghiệp hoặc hoặc trên website của các công ty chứng khoán… kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn để tính toán các chỉ tiêu cần thiết và chắt lọc những thông tin có liên quan. - Xử lý dữ liệu: Công cụ xử lý số liệu được sử dụng trong đề tài là phần mềm SPSS với các công cụ chủ yếu như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy... 6. Kết cấu đề tài Ngoài tóm lược, mục lục, phần mở đầu đề tài bao gồm kết cấu như sau: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về văn hóa của doanh nghiệp Chương 2. Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội Chương 4: Kết luận và một số đề xuất giải pháp 7
  18. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ đã nói: “Văn hoá doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hoá doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”. Theo Jaques (1952): “Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ”. Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công đó. Cụm từ Corporate culture (Văn hoá doanh nghiệp) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn tới sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới. Đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm văn hoá doanh nghiệp được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận. 8
  19. Ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”. Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Theo Denison (1990): “VHDN chỉ những giá trị, tín ngưỡng và nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý doanh nghiệp, cũng như một loạt các thủ tục quản lý, hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này”. Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần của văn hóa doanh nghiệp như: Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghi thức… của doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất - nhân tố quan trọng của VDHN. Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương: “Văn hóa doanh nghiệp là một dạng của văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp làm ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên có liên quan của nó”. Như vậy có rất nhiều yếu tố, khái niệm về VHDN được nghiên cứu và đưa ra. Cho đến nay khái niệm được coi như đầy đủ, phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhất đó là: “ Văn hóa doanh nghiệp là hệ các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo ra và gìn giữ trong suốt quá trình hình thành tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống, thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp.” (PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan 2020, Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Thống Kê) Như vậy, VHDN là sản phẩm của những người làm cùng trong một doanh nghiệp, nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, chia sẻ và ứng xử theo các giá trị đó. VHDN tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và được coi là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. Các thành viên trong 9
  20. tổ chức nhận thức về văn hoá qua những gì họ thấy, họ nghe được trong doanh nghiệp mình, mặc dù họ có thể có trình độ, vị trí, trách nhiệm khác nhau nhưng vẫn có xu hướng mô tả về VHDN theo những cách tương tự. 1.1.1.2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, VHDN có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình. VHDN khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình. Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”. Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt- xấu”, “đẹp-xấu”..., nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó. Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”. Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2