Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn
lượt xem 13
download
Đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn" nhằm đề xuất mô hình và các giải pháp triển khai nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường phù hợp với điều kiện, nguồn lực thực tiễn của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN CS20-10 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Nam Thành viên tham gia: ThS. Đào Lê Đức Hà Nội, Tháng 3/Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN CS20-10 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Nam Thành viên tham gia: ThS. Đào Lê Đức Xác nhận của Trƣờng Đại học Thƣơng mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, Tháng 3/Năm 2021
- i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... IV DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. V DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... VI PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ........................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 2 2.1. Trong nƣớc ...................................................................................................... 2 2.2. Ngoài nƣớc ...................................................................................................... 3 3. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 3 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu............................................................... 4 5.1. Cách tiếp cận.................................................................................................... 4 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP ............................... 7 1.1. Một số khái niệm và lý thuyết cơ sở về phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp ........................................................................................................................... 7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 7 1.1.2. Một số lý thuyết cơ sở liên quan đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp ............................................................................................................................ 8 1.2. Phân định các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp .... 11 1.2.1. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế ........................................ 11 1.2.2. Các yếu tố môi trƣờng ngành kinh doanh .................................................. 13 1.2.3. Các yếu tố nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp ................................. 15 1.3. Nội dung và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp .......................................................................................... 20 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN .......... 24 2.1. Tổng quan tình hình sản xuất và kinh doanh rau quả và rau an toàn Việt Nam ............................................................................................................................. 24 2.1.1. Tổng quan về sản xuất kinh doanh rau quả Việt Nam ............................... 24
- ii 2.1.2. Tổng quan về sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam.......................... 25 2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn .................................................................................................. 28 2.2.1. Mô tả mẫu và kết quả nghiên cứu định lƣợng nghiên cứu ......................... 28 2.2.1.1. Kiểm định thang đo nghiên cứu .......................................................... 28 2.2.1.2. Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................... 31 2.2.2. Thực trạng các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn ............................................................................. 33 2.2.2.1. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô và hợp tác quốc tế .............................................................................................................. 33 2.2.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngành sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam ............................................................................ 37 2.2.2.3. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực, năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam ................................................. 40 2.3. Đánh giá chung ................................................................................................... 45 2.3.1. Ƣu điểm và những điểm mạnh chủ yếu ...................................................... 46 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân sinh ra ........................................ 47 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VIỆT NAM ....................................................................... 49 3.1. Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả Việt Nam và phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn ........................................................ 49 3.1.1. Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả và rau an toàn ........... 49 3.1.2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn ........ 51 3.2. Giải pháp hoàn thiện triển khai nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam ............................................................................................................................. 53 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung nghiên cứu ba nhóm yếu tố ảnh hƣởng ........................................................................................................................... 53 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện qui trình, phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu .... 57 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cấp chất lƣợng hệ thống thông tin thị trƣờng và nâng cao trình độ & kỹ năng đội ngũ nhân sự quản trị thông tin ........................................ 58 3.3. Một số đề xuất hoàn thiện chính sách thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng ......................................................................................................................... 60 3.3.1. Hoàn thiện chính sách lựa chọn và định vị giá trên thị trƣờng mục tiêu.... 60
- iii 3.3.2. Hoàn thiện chính sách với các công cụ đáp ứng và nâng cao khả năng thâm nhập thị trƣờng hiện hữu ............................................................................................. 60 3.3.3. Hoàn thiện chính sách phát triển mặt hàng mới và thị trƣờng mới ............ 61 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 66 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... Phụ lục 1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tƣơi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế ......................... Phụ lục 2: Phiếu khảo sát điều tra ............................................................................... Phụ lục 4: Kết quả phân tích thành tố khám phá EFA ............................................. Phụ lục 5: Kết quả phân tích thành tố khẳng định CFA ........................................... Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi quy ..........................................................................
- iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 28 Bảng 2: Kết quả phân tích thành tố khám phá (EFA) đối với các biến độc lập .......... 29 Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy bội ........................................................................ 32 Bảng 6: Kết quả khảo sát điều tra thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế .................................................................................................. 33 Bảng 7: Kết quả khảo sát điều tra thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng ngành sản xuất kinh doanh rau an toàn ....................................................................... 37 Bảng 8: Kết quả khảo sát điều tra thực trạng ảnh hƣởng của yếu tố nguồn lực, năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn ..................................................... 40 Bảng 9: Kết quả khảo sát điều tra thực trạng phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn ........................................................................................ 45
- v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp ............................................................................................................... 21
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký tự Tên đầy đủ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CPI Chỉ số giá tiêu dùng RAT Rau an toàn
- vii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƢỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn” - Mã số: CS20-10 - Chủ nhiệm: Nguyễn Hoàng Nam - Cơ quan chủ trì: Đại học Thƣơng Mại - Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 2. Mục tiêu: - Trên cơ sở khảo sát, điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế, mức tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn. Đề tài đề xuất mô hình và các giải pháp triển khai nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng phù hợp với điều kiện, nguồn lực thực tiễn của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu. 3. Tính mới và sáng tạo: - Qua nghiên cứu mô hình phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu đƣa ra kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 05 yếu tố có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu quả phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam, đó là: (i) các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế, (ii) các yếu tố môi trƣờng ngành sản xuất kinh doanh (nhóm 1), (iii) các yếu tố môi trƣờng ngành sản xuất kinh doanh (nhóm 2), (iv) các yếu tố nguồn lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh, và (v) các yếu tố năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh. 4. Kết quả nghiên cứu: - Thông qua các nỗ lực nghiên cứu, đề tài đã có một số đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về lý luận, đề tài đã làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển thị trƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp. Ba nhóm yếu tố ảnh hƣởng đƣợc đề tài chú trọng nghiên cứu, đó là: các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế; các yếu tố môi trƣờng ngành kinh doanh; và các yếu tố nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp. Về thực tiễn, đề tài đã xác định đƣợc 05 yếu tố có ảnh hƣởng tích cực cùng chiều đến hiệu
- viii quả phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam. Đặc biệt, đề tài chỉ rõ thực trạng các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Các kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tƣợng có liên quan nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các doanh nghiệp và hộ sản xuất RAT, các nhà phân phối RAT, ngƣời tiêu dùng ... Một đóng góp quan trọng khác của đề tài đó là đề xuất giải pháp hoàn thiện triển khai nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam, cũng nhƣ một số đề xuất hoàn thiện chính sách thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng. 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế các nhà khoa học trẻ khối kinh tế và kinh doanh 2020. Tên bài nghiên cứu: “Factors affecting the behavior of joining the safe vegetable production system in farmers’ cooperatives in Ha Noi”. 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Bản báo cáo kết quả nghiên cứu nộp Phòng Quản lý khoa học và Bộ môn Quản trị chiến lƣợc, trƣờng Đại học Thƣơng Mại. - Nghiên cứu là tài liệu giảng dạy cho sinh viên, nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản trị kinh doanh Ngày tháng năm Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên)
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh, thị trƣờng mặt hàng rau quả Việt Nam hiện nay (gồm thị trƣờng nội địa và xuất khẩu) có mức tăng trƣởng lớn về số lƣợng và chất lƣợng. Những đòi hỏi ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng nội địa và tiêu chuẩn chất lƣợng của thị trƣờng xuất khẩu về nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng đã tác động đến ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng. Đồng thời, xác lập các yêu cầu cấp thiết trong hoạch định các chính sách phát triển thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông sản, rau quả Việt Nam. Trong khoảng 5 năm gần đây, sản lƣợng rau quả Việt Nam đạt mức tăng trƣởng lớn đáp ứng khoảng 80% nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 4 tỷ đô la Mỹ; một số sản phẩm rau quả đã định vị trên các thị trƣờng xuất khẩu nhƣ EU, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, khối lƣợng và thời điểm cung ứng các dịch vụ thƣơng mại hóa sản phẩm còn nhiều tồn tại và bất cập dẫn tới thị trƣờng tiêu thụ có tốc độ phát triển chậm, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Những tồn tại này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhất là từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn chƣa xác định, đo lƣờng và dự báo chính xác khách quan toàn diện các yếu tố từ môi trƣờng kinh doanh, thị trƣờng ngành kinh doanh để nhận ra các cơ hội/thách thức, và chƣa đánh giá đƣợc chính xác điểm mạnh/điểm yếu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rau an toàn trong tạo lập lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, các giải pháp quản trị kinh doanh đƣợc xác lập thiếu các luận cứ khoa học, thực tiễn kinh doanh và đạt hiệu quả triển khai thấp. Thực tiễn ở Việt Nam trong 5 năm gần đây, sự xuất hiện của một số cơ sở sản xuất và hộ nông dân sản xuất rau an toàn chủ yếu tại các vùng qui hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đạt đƣợc kết quả trong xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh rau an toàn đạt sản lƣợng, hiệu quả sản xuất, đa dạng mặt hàng rau an toàn và chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất rau an toàn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế mà điển hình là chƣa xác định chiến lƣợc kinh doanh, chƣa xác định chiến lƣợc phát triển thị trƣờng là hạt nhân quan trọng để đạt hiệu quả kinh doanh rau an toàn và thiếu các giải pháp cụ thể để phát triển thị trƣờng rau an toàn Việt Nam. Sự tập trung nguồn lực để xây dựng các năng lực cốt lõi để duy trì lợi thế cạnh tranh tiến tới gia tăng giá trị rau an toàn Việt Nam và đạt hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chƣa đạt đƣợc hiệu quả.
- 2 Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Trong nước (1) Nguyễn Hoàng Việt (Chuỗi giá trị của doanh nghiệp và ngành kinh doanh Việt Nam, 2013). Công trình đã đƣa ra chuỗi giá trị của doanh nghiệp và ngành kinh doanh Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu đề cập các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm phát triển thị trƣờng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. (2) Đoàn Xuân Cảnh (Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc, 2016). Công trình đã đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại một số doanh nghiệp ở Sơn La, Hải Phòng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông sản, rau an toàn. (3) Nguyễn Thị Tân Lộc và cộng sự (Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, 2016). Công trình nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn và tiêu thụ rau an toàn qua chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010-2015. Trong đó, công trình nhận dạng các yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến 2020 định hƣớng đến 2025. (4) Nguyen Vinh Truong, Tran Thi Bach Thao, Tran Thi Anh Tuyet, Nguyen Van Khanh, Tran Quang Khanh Van (Safe Vegetable consumption in Hue City: A case study of food safety situation in Vietnam, 2017). Kết quả nghiên cứu chỉ ra chuỗi sản xuất rau an toàn từ ngƣời sản xuất cho đến ngƣời tiêu dùng của Thành phố Huế dựa trên nghiên cứu định lƣợng các yếu tố trong tiêu dùng rau an toàn tại Huế. Qua đó, công trình chỉ ra một số yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất – kinh doanh rau an toàn tạo cơ sở cho đề xuất phát triển thị trƣờng rau an toàn. (5) Đỗ Thị Bình và cộng sự (Exploring the proactivity levels and drivers of environmental strategies adopted by vietnamese seafood export processing firms: A qualitative approach, 2019). Công trình đã nêu và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh thân thiện, môi trƣờng của doanh nghiệp để phát triển thị trƣờng và kinh doanh thủy sản hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam. (6) Phạm Thúy Hồng (Nghiên cứu mô hình phát triển thị trƣờng bán lẻ cho các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam, 2018). Công trình đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng bán lẻ của doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam. Trong
- 3 đó, các cơ sở sản xuất rau an toàn là một nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trƣờng bán lẻ mặt hàng rau quả tại Việt Nam. 2.2. Ngoài nước (1) M.E.Porter (Competitive advantage, 1985). Công trình đã nêu và phân tích mô hình các lực lƣợng điều tiết cạnh tranh, chuỗi giá trị của doanh nghiệp là những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp. (2) A.Thompson và Strickland (Strategy management concepts and cases, 2001). Công trình đã nêu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp dƣới những điều kiện của môi trƣờng cạnh tranh. (3) D.Aaker (Strategy market management, 2004). Công trình đã nêu các chiến lƣợc thị trƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc thị trƣờng của doanh nghiệp. (4) I. Nonaka và các tác giả (Management flow, 2008). Công trình đã nêu những yếu tố ảnh hƣởng đến triển khai các giải pháp quản trị của doanh nghiệp nói chung trong xu thế hội nhập quốc tế. (5) P.Kotler và K.Keller (Marketing management, 2012), Công trình đã nêu rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị marketing và thị trƣờng của doanh nghiệp trong bối cảnh mới của thế kỷ XXI. Các công trình nghiên cứu nêu trên, các tài liệu đã đề cập đến lí luận về chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc thị trƣờng của doanh nghiệp và thực tiễn quản trị sản xuất, kinh doanh thƣơng mại ngành hàng nông sản thực phẩm nói chung, mặt hàng rau an toàn nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam những năm qua và hiện tại. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn để nhóm nghiên cứu tham khảo, kế thừa trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp chuyên sâu và toàn diện các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn của Việt Nam trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh nhiều biến động đột biến, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thị trƣờng nhóm hàng cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm chƣa đáp ứng hoàn toàn đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Mục tiêu đề tài * Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát, điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế, mức tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn. Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn. Đề xuất các giải pháp phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. * Nhiệm vụ nghiên cứu:
- 4 - Hệ thống hóa, cập nhật lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp và luận giải nội dung, phƣơng pháp, công cụ nghiên cứu; phân tích để nhận dạng, xác định cơ chế và đo lƣờng mức tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng phù hợp với quy mô, vị thế, điều kiện nguồn lực hạn chế của các cơ sở sản xuất rau an toàn. - Vận dụng khung lý thuyết trên để nghiên cứu đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của một số cơ sở sản xuất rau an toàn (lựa chọn nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội). Từ đó, chỉ ra những điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức hiện tại trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn. - Đề xuất mô hình và giải pháp hoàn thiện các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam. Đồng thời, nêu ra một số đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu, dự báo các yếu tố ảnh hƣởng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng theo ba nhóm: (1) các yếu tố, lực lƣợng môi trƣờng vĩ mô và hội nhập quốc tế với ngành hàng thực phẩm rau quả; (2) các yếu tố, lực lƣợng môi trƣờng ngành kinh doanh rau an toàn; (3) các yếu tố nội tại của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn là các hợp tác xã và các doanh nghiệp sản xuất rau an toàn có quy mô nhỏ; thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là thị trƣờng nội địa. - Về thời gian: Do những giới hạn về thời gian nghiên cứu, các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong giai đoạn 2015-2019; các khảo sát thực tế, phỏng vấn điều tra đƣợc thực hiện trong tháng 9 và tháng 10 năm 2020 chủ yếu tại các cơ sở sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, các đối tác và các khách hàng của cơ sở. Các đề xuất và kiến nghị với phạm vi áp dụng trong các năm tiếp theo và định hƣớng đến 2025. 5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Trên cơ sở tƣ duy của quản trị kinh doanh, đề tài lựa chọn cách tiếp cận chủ yếu là tiếp cận hệ thống – biện chứng và thực tiễn các yếu tố, lực lƣợng môi trƣờng bên
- 5 ngoài (môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành kinh doanh) là các yếu tố then chốt tạo ra cơ hội và thách thức; các yếu tố nguồn lực nội tại của các cơ sở sản xuất rau an toàn cần đƣợc triển khai phát huy trong quản trị chiến lƣợc và quản trị tác nghiệp để tận dụng các cơ hội phát triển thị trƣờng, quản trị rủi ro các thị trƣờng có thể xảy ra từ các đe dọa chủ yếu này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và triển khai theo cách tiếp cận nghiên cứu nêu trên, đề tài lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng với hai nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp qua điều tra, phỏng vấn một số nhà quản lý, quản trị thực tiễn điều hành, thực tiễn sản xuất kinh doanh rau an toàn, cụ thể: - Nghiên cứu trích dẫn để hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về phát triển thị trƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất rau an toàn. Đồng thời, tham vấn ý kiến của một số chuyên gia (nhà quản lý nhà nƣớc, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà nghiên cứu) để xác lập các yếu tố và mô hình nghiên cứu các ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng phù hợp với các cơ sở sản xuất rau an toàn. - Kết hợp nghiên cứu điển hình tại một số cơ sở sản xuất rau an toàn với phỏng vấn một số nhà quản trị, nhóm khách hàng của các cơ sở (lựa chọn nghiên cứu điển hình là các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội) qua bảng câu hỏi. Các dữ liệu đƣợc phân tích để nhận dạng các yếu tố ảnh hƣởng và chỉ ra những điểm mạnh, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong triển khai nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn trong thời gian qua và hiện tại. - Vận dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp, nghiên cứu mối quan hệ nhân quả để đề xuất mô hình (quy trình, nội dung) và giải pháp tổ chức triển khai nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn từ các kết quả nghiên cứu trong thời gian tới định hƣớng tới 2025. - Để đảm bảo độ tin cậy của thang đo nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu phỏng vấn đội ngũ chuyên gia đƣợc áp dụng. Đối tƣợng đƣợc mời tham gia phỏng vấn bao gồm: 2 Giám đốc doanh nghiệp sản xuất rau an toàn và 1 Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. - Trong nghiên cứu, dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ các doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng nguyên tắc chọn mẫu của Hair và cộng sự (2010), theo đó quy mô mẫu tối thiểu cần
- 6 gấp 5 lần số biến quan sát nên quy mô mẫu tối thiểu: 22x5=110. Số lƣợng phiếu thu thập thực tế đạt mức 136, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chọn mẫu. - Để xử lí dữ liệu, phần mềm IBM SPSS 22 đƣợc sử dụng cho các phép phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích tƣơng quan Pearson và phân tích hồi quy. Các ngƣỡng tiêu chuẩn đƣợc đảm bảo theo các đề xuất của Hair và cộng sự (2010). 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Chƣơng 3: Đề xuất hoàn thiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam
- 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm và lý thuyết cơ sở về phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Trong kinh tế học, thị trƣờng là một cơ chế phối hợp sử dụng giá cả để truyền tải thông tin giữa các chủ thể kinh tế (nhƣ doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân) để điều tiết sản xuất và phân phối. Coase (1937) cho rằng việc sử dụng cơ chế giá để truyền tải thông tin là đặc điểm xác định thị trƣờng. Về bản chất, thị trƣờng là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về hàng hóa. Các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng dƣới dạng cầu. Thông qua thị trƣờng, quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ đƣợc chuyển giao nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành. Thị trƣờng của doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp quyết định bán sản phẩm của mình sau quá trình nghiên cứu khách hàng mục tiêu, khả năng tiêu thụ, lựa chọn sản phẩm, xác lập kênh phân phối, chính sách và hình thức bán hàng, các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ sau bán cho khách hàng trên thị trƣờng đó. Cấu trúc bậc thị trƣờng của một doanh nghiệp đƣợc xác định trong tổng thể thị trƣờng gồm bốn bậc, đó là: (1) tổng số các đối tƣợng có nhu cầu, (2) thị trƣờng lý thuyết, (3) thị trƣờng tiềm năng và (4) thị trƣờng mục tiêu. Trong đó, thị trƣờng hiện tại của doanh nghiệp bao gồm các khách hàng đang tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và có khả năng thanh toán; đây cũng là thị trƣờng mục tiêu của doanh nghiệp. Thị trƣờng hiện tại của các đối thủ cạnh tranh là tập hợp các khách hàng hiện đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Thị trƣờng không tiêu thụ tƣơng đối là tập hợp các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhƣng chƣa có khả năng thanh toán hoặc chƣa tìm ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp hợp. Ba loại thị trƣờng này tạo thành thị trƣờng tiềm năng của doanh nghiệp. Về cơ bản, thị trƣờng tiềm năng đƣợc mô tả là khả năng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trƣờng mà doanh nghiệp mong đợi và có thể có. Thị trƣờng không tiêu dùng tuyệt đối bao gồm những ngƣời tiêu dùng có nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nhƣng vì một lý do bất khả kháng nào đó mà không thể thực hiện đƣợc. Tập hợp các thị trƣờng này tạo nên thị trƣờng lý thuyết (Nguyễn Minh Long, 2016). Phát triển thị trƣờng là các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc gia tăng khách hàng, khối lƣợng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, và thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng (Harrison và Hart, 1987). Về cơ bản, phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc mở rộng bán hàng trên thị trƣờng mục tiêu với sản phẩm bán có thể là sản phẩm hiện tại hoặc sản phẩm mới. Đồng thời, thị trƣờng mục tiêu của doanh
- 8 nghiệp có thể là thị trƣờng mới, các phân đoạn mới của thị trƣờng hiện tại, hoặc các nhóm khách hàng tiềm năng trên các đoạn thị trƣờng hiện tại. Nhìn chung, phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp là tổng hợp các cách thức mà doanh nghiệp triển khai để gia tăng số lƣợng khách hàng hay mở rộng thị trƣờng về mặt địa lý. Hoạt động này nhằm mục đích giúp sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc tiêu thụ một cách tối đa trên thị trƣờng, từ đó có thể mở rộng quy mô kinh doanh, thu đƣợc lợi nhuận và khẳng định vị thế trên thị trƣờng (Harrison và Hart, 1987). Phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp bao hàm một số nội dung chính, đó là: nghiên cứu thị trƣờng; xây dựng chính sách marketing hỗn hợp (bao gồm chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối, và chính sách xúc tiến). Doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển theo chiều sâu (thâm nhập sâu vào thị trƣờng; phân đoạn, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu; cải tiến hàng hoá, đa dạng hóa sản phẩm); phát triển theo chiều rộng (đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá ngang, đa dạng hoá dọc); và phát triển hợp nhất (hợp nhất về phía sau và hợp nhất về phía trƣớc). Phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp có thể đƣợc định hƣớng thực hiện theo ba cách thức, cụ thể: (1) tiếp cận theo hƣớng phát triển sản phẩm, (2) tiếp cận theo hƣớng phát triển thị trƣờng về khách hàng, và (3) tiếp cận theo hƣớng phát triển thị trƣờng về phạm vi địa lý. Để đánh giá mức độ thành công hay thất bại của phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng sử dụng một số tiêu chí nhƣ khả năng bán (số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, doanh số tiêu thụ, doanh thu đạt đƣợc…), khả năng sinh lời (tỷ lệ sinh lời hoặc tổng mức lợi nhuận), tăng trƣởng thị phần, ... 1.1.2. Một số lý thuyết cơ sở liên quan đến phát triển thị trường của doanh nghiệp Lý thuyết về chuỗi giá trị doanh nghiệp Chuỗi giá trị (value chain) đƣợc Porter (1985) phát triển và công bố, cho phép doanh nghiệp phát hiện và xác định đƣợc các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp phải đƣợc tách ra thành các công đoạn, bộ phận vận hành chi tiết mới có thể xác định rõ đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, và nguồn gốc thực sự của lợi thế cạnh tranh của mình. Chuỗi giá trị là một tập hợp các chuỗi hoạt động theo liên kết chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho khách hàng. Xét về cấu trúc, chuỗi giá trị gồm hai nhóm là các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Để đạt đƣợc và duy trì lại thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải hiểu rõ đƣợc mọi thành phần trong chuỗi giá trị của mình. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị đƣợc cải thiện đồng thời bằng cách cải thiện từng mắt xích hoặc cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích. Doanh nghiệp có thể xác định và xây dựng lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị. Nhƣ vậy, lý thuyết về chuỗi giá trị doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp phát triển thị trƣờng từ các điểm mạnh của mình.
- 9 Lý thuyết về giá trị và sự thỏa mãn của khách hàng Giá trị dành cho khách hàng là chênh lệch giữa tổng giá trị của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng. Trong đó, tổng giá trị của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng mong đợi đối với một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Doanh nghiệp phải đánh giá đƣợc tổng giá trị của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng, tƣơng ứng với đối thủ cạnh tranh để biết rõ vị trí sản phẩm của mình đang ở đâu trên thị trƣờng. Khi doanh nghiệp có giá trị dành cho khách hàng ít hơn so với đối thủ, có hai phƣơng án để doanh nghiệp lựa chọn, đó là: cố gắng tăng tổng giá trị hoặc giảm tổng chi phí của khách hàng (Sheth, 1991). Sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng là mức độ về trạng thái cảm giác của một khách hàng khi so sánh kết quả thu đƣợc từ sản phẩm với những kỳ vọng của họ (Sheth, 1991). Nếu doanh nghiệp làm cho khách hàng có những kỳ vọng quá thấp, doanh nghiệp sẽ không thu hút đƣợc nhiều khách hàng. Để giành thắng lợi trên các thị trƣờng, doanh nghiệp cần phải theo dõi những kỳ vọng của khách hàng, mức độ thỏa mãn của khách hàng cũng nhƣ những vấn đề này của các đối thủ cạnh tranh. Đối với những doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm thì sự thỏa mãn của khách hàng vừa là mục tiêu vừa là một công cụ marketing. Việc hiểu rõ giá trị và sự thỏa mãn của khách hàng là tiền đề để doanh nghiệp phát triển thị trƣờng một cách bền vững. Mô hình phát triển thị trường theo ma trận Ansoff Theo Ansoff (1957), các công ty kinh doanh quốc tế cần dựa vào cặp sản phẩm và thị trƣờng để xác định mục tiêu kinh doanh hiện tại của mình tại thị trƣờng mục tiêu, từ đó tiến hành nghiên cứu thị trƣờng tập trung, hiệu quả nhằm đƣa ra những chiến lƣợc, giải pháp cụ thể cho từng thị trƣờng. Ansoff xác định 04 khả năng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để xác định mục tiêu thị trƣờng hƣớng tới: (1) Thâm nhập thị trƣờng với mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh số của sản phẩm hiện có trên thị trƣờng hiện có bằng cách thu hút thêm khách hàng của đối thủ cạnh tranh thông qua giảm giá, tăng ngân sách quảng cáo và cải tiến nội dung khuyến mãi ... trong khi vẫn không mất đi khách hàng đang có. (2) Mở rộng thị trƣờng là hình thức triển khai sản phẩm hiện có của doanh nghiệp sang những phân đoạn thị trƣờng mới, với mong muốn gia tăng đƣợc khối lƣợng bán nhờ vào việc khuyến mãi những khách hàng mới. (3) Phát triển sản phẩm là cách thức doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm để thay thế sản phẩm hiện có sau đó đƣa vào tiêu thụ ở các thị trƣờng hiện tại nhằm tăng thêm sức mua và lƣợng tiêu thụ. (4) Đa dạng hóa là cách thức doanh nghiệp mở rộng hoặc phát triển hoạt động kinh doanh trên cơ sở đƣa ra các sản phẩm mới trong các thị trƣờng mới, kể cả hoạt động trong lĩnh vực không truyền thống.
- 10 Mô hình phát triển thị trường theo đặc điểm thị trường Chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát là cách thức triển khai lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng đã chọn tùy theo đặc điểm của thị trƣờng đó. Porter (1985) đã xây dựng ba dạng tổng quát của chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong các doanh nghiệp để đạt đƣợc và duy trì lợi thế cạnh tranh. Ba chiến lƣợc tổng quát đƣợc định nghĩa theo hai chiều, đó là: phạm vi chiến lƣợc và sức mạnh chiến lƣợc. Ba loại chiến lƣợc đƣợc xác định gồm: chiến lƣợc chi phí thấp (cost leadership strategy), chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm (differentiation strategy) và chiến lƣợc tập trung (focus strategy). Trong đó, chiến lƣợc chi phí thấp nhấn mạnh tính hiệu quả với mục tiêu giành thị phần bằng cách bán sản phẩm với mức giá thấp nhất trong đoạn thị trƣờng mục tiêu. Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủ cạnh tranh. Chiến lƣợc tập trung là chiến lƣợc tập trung vào thị trƣờng mà doanh nghiệp có ƣu thế vƣợt trội hơn so với các đối thủ khác trên cơ sở ƣu thế chi phí thấp nhất hay khác biệt hoá sản phẩm trên phân đoạn thị trƣờng ngách mục tiêu. Mô hình phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu Phát triển thị trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích theo ba mức độ, bao gồm: (1) phát hiện những khả năng mà doanh nghiệp có thể tận dụng với quy mô hoạt động hiện tại (khả năng phát triển theo chiều sâu); (2) phát hiện những khả năng hợp nhất với những yếu tố khác của hệ thống marketing (khả năng phát triển hợp nhất); (3) phát hiện những khả năng đang mở ra ở ngoài ngành (những khả năng phát triển theo chiều rộng). Trong đó, phát triển theo chiều sâu thích hợp với các doanh nghiệp chƣa tận dụng hết những khả năng vốn có của hàng hóa và thị trƣờng hiện tại. Phát triển theo chiều rộng là việc mở rộng thị trƣờng theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng số lƣợng khách hàng. Khi doanh nghiệp đã có vị trí vững chắc trên thị trƣờng và có điều kiện tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất cũng nhƣ năng lực quản lý có thể kết hợp phát triển thị trƣờng theo chiều rộng và chiều sâu để mở rộng quy mô kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Mô hình phát triển thị trường theo chu kỳ sống của sản phẩm Chu kỳ sống của sản phẩm mô tả trạng thái vận động tiêu thụ một loại sản phẩm trên thị trƣờng kể từ khi nó xuất hiện đến khi nó không bán đƣợc nữa. Đây cũng chính là quá trình biến đổi doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo thời gian của loại sản phẩm. Lịch sử tiêu thụ sản phẩm tuân theo đƣờng cong chữ S gồm 4 giai đoạn; mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm có đặc điểm và đòi hỏi chiến lƣợc kinh doanh khác nhau phù hợp cho mỗi giai đoạn. Giai đoạn giới thiệu tung sản phẩm mới ra thị trƣờng là giai đoạn mở đầu của chu kỳ sản xuất, bắt đầu khi một sản phẩm mới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 367 | 51
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 42 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trình quản trị công ty
115 p | 28 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nút cảm biến không dây kết hợp dùng nguồn năng lượng mặt trời sử dụng cho mạng cảm biến cảnh báo cháy
42 p | 37 | 17
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các thông điệp quảng cáo và gợi ý thiết kế thông điệp quảng cáo nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
123 p | 26 | 16
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các phương pháp tổ chức, tối ưu khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đào tạo tín chỉ
61 p | 75 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam
130 p | 26 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán độc lập
141 p | 38 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp đo lường sự hài lòng của người học với hoạt động đào tạo đại học chính quy tại trường Đại học Thương mại
81 p | 24 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu mô hình quản trị quan hệ khách hàng của các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội
154 p | 34 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu vận dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Thương mại
79 p | 24 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
94 p | 40 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong hội thoại đàm phán tiếng Anh và tiếng Việt
82 p | 33 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Các phương pháp định giá quyền chọn và áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
67 p | 34 | 11
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng lên hành vi người tiêu dùng
124 p | 19 | 10
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu giá trị cảm nhận thương hiệu đối với các sản phẩm trái cây của Việt Nam
83 p | 21 | 9
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng
27 p | 131 | 7
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu khai thác chất béo từ hạt chôm chôm và ứng dụng thay thế một phần bơ ca cao trong sản xuất socola
89 p | 103 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn