Đề tài : quy trình xuất nhập khẩu của công ty Cổ Phần TCEvina
lượt xem 110
download
Trong thời gian kiến tập bốn tuần vừa qua tuy còn rất bỡ ngỡ với cách thức làm việc của các doanh nghiệp ngoài thực tế, mà những kiến thức đó không thể học hỏi hết được trên sách vở, tuy vậy em đã rất cố găng để học hỏi, làm quen dần với môi trường thực tế tại doanh nghiệp. Nhờ vậy em đã học được rất nhiều kinh nghiệm làm việc, cụ thể em xin được liệt kê những bài học ban đầu rất quí giá má em đã tiếp thu được....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : quy trình xuất nhập khẩu của công ty Cổ Phần TCEvina
- ĐỀ TÀI “Ứng dụng E-marketing trong việc quảng bá sản phẩm phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010” Giáo viên thực hiện : Sinh viên thực hiện :
- Phần I: Quá trình kiến tập .......................................................................... 3 Phần II : Nội dung hoạt động xuất nhập khẩu của TCEvina. .................... 10
- Đề tài : quy trình xuất nhập khẩu của công ty Cổ Phần TCEvina. Trịnh Thị Luyến A2-QTKD-K44 Phần I: Quá trình kiến tập . 1.1 giới thiệu quá trình kiến tập. Trong thời gian kiến tập bốn tuần vừa qua tuy còn rất bỡ ngỡ với cách thức làm việc của các doanh nghiệp ngoài thực tế, mà những kiến thức đó không thể học hỏi hết được trên sách vở, tuy vậy em đã rất cố găng để học hỏi, làm quen dần với môi trường thực tế tại doanh nghiệp. Nhờ vậy em đã học được rất nhiều kinh nghiệm làm việc, cụ thể em xin được liệt kê những bài học ban đầu rất quí giá má em đã tiếp thu được. Ban đầu khi mới vào công ty em đã làm quen dần với những anh chị thành viên trong phòng ban xuất nhập khẩu của công ty TCEvina. Và thông qua việc giao tiếp, học hỏi và quan sát cách làm việc của anh chị trong phòng em đã hiểu biết nhiều hơn về văn hóa doanh nghiệp, cách thức phân công phân bổ công việc của từng thành viên trong phòng. Ngoài ra em còn giúp anh chị trong phòng xuất nhập khẩu tập hợp tài liệu, hồ sơ thuộc bộ hồ sơ xuất nhập khẩu của công ty. Thông qua việc đọc, dịch tài liệu em đã hiểu biết thêm cách thức tổ chức trong công ty và cách làm thế nào để quản lý một số lượng lớn nhân viên trong công ty một cách hiệu quả và khoa học. Em đã giúp các anh chị lập bộ hồ sơ xuất nhập khẩu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh và nhờ vậy em đã hiểu thêm về một quy trình xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu thực tế mà thông qua sách vở em chưa hiểu hết được. Em đã học cách photo, in ấn tài liệu vì đây là một kỹ năng không thể thiếu khi đi làm thực tế. Ngoài ra em đã học hỏi các anh chị về cach tự học, tự nghiên cứu và tìm tòi kiến thức trong doanh nghiệp nhằm trau dồi kiến thức để phát triển bản thân, nghề nghiệp trong tương lai. Việc giao tiếp với người nước ngoài đã giúp em hiểu thêm về các nền văn hóa của các nước khác nhau như người Anh, Hàn Quốc và là một cơ hội rất quý giá để em có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tếng anh với người nước ngoài, và học cách chào hỏi xưng hô tế nhị trong công ty. Tuy thời gian tham gia kiến tập chỉ một tháng nhưng em cảm thấy đây là một cơ hội hết sức quý giá và thiết thực giúp cho em học hỏi được rất nhiều bài học mới bổ ích và hiểu được sâu sắc hơn các bài học đã được học trong trường. Hơn thế nữa còn được tiếp cận thực tế với môi trường doanh
- nghiệp, hiểu đựơc cách thức tổ chức làm việc của doanh nghiệp và đó là bài học rất bổ ích với em và phù hợp với chuyên nghành em đang theo học. 1. Giới thiệu Chi Nhánh công ty Cổ Phần Yên Mỹ. 2.1 Khái quát chung về Chi Nhánh Công ty Cổ phần Yên Mỹ 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Chi Nhánh Công ty Cổ phần Yên Mỹ là một doanh nghiệp liên doanh liên kết với Công ty Cổ phần Yên Mỹ và liên doanh với bên TCE Hàn Quốc, có đường giao thông quốc lộ 05 và đường 39A đi qua. Cách ga Lạc Đạo 2km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40km, cách cảng Hải Phòng 70km và cách cảng Cái Lân 90km, Cách Hà Nội 28km nên đã huy động được nguồn nhân lực có trình độ cao từ Thủ Đô Hà Nội phục vụ cho quá trình sản xuất và việc điều hành và hoạt động của nhà máy. Tiền thân của Chi Nhánh Công ty Cổ phần Yên Mỹ là Công ty Cổ phần Yên Mỹ. Đến tháng 4 năm 2004 đổi tên thành Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Yên Mỹ với: Tên giao dịch Việt Nam: Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Yên Mỹ Tên giao dịch quốc tế: TCEVINA_CO Trụ sở:Khu công nghiệp Dệt May Phố Nối B xã Nghĩa Hiệp-huyện Yên Mỹ-tỉnh Hưng Yên Điện thoại: 0321.942 275 Fax: 0321.942 744 Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 4 năm 2004. Giấy phép đăng ký kinh doanh mang số 0506000001 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 20/4/2005. Từ khi thành lập và đi vào sản xuất tới nay Công ty đã không ngừng phát huy hết nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu “tăng tốc” phát triển nghành Dệt - May kết hợp với đầu tư chiều sâu với đầu tư các khu công nghiệp mới. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Chức năng: Chi Nhánh Công ty Cổ phần Yên Mỹ có các chức năng chủ yếu sau:
- - Chi Nhánh Công ty Cổ phần Yên Mỹ là một doanh nghiệp sản xuất với mặt hàng chủ yếu là vải mộc nhuộm thành vải thành phẩm. Vì vậy chức năng chủ yếu của Công ty là nhuộm và hoàn tất vải; mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, phụ tùng để phục vụ cho việc nhuộm, hoàn tất vải. - Xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, phụ tùng, sản phẩm dệt và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Tổng Công ty và pháp luật. Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành phù hợp. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu. Thực hiện các chính sách về thuế, nộp ngân sách Nhà nước. - Thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế theo đúng luật pháp. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các mặt hàng, sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Với chức năng là nhuộm và hoàn tất vải, tức là nhuộm cho từng sản phẩm với nhiều màu sắc khác nhau nên tiêu chuẩn bền, đẹp, tiện lợi, hợp thị hiếu nhiều người tiêu dùng được Công ty đặt lên hàng đầu. Hơn nữa Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của rất nhiều đơn vị sản xuất khác đang ra sức khai thác mảnh đất màu mỡ này. Do đó Công ty rất coi trọng chữ tín với khách hàng cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu đó, hiện nay thiết bị cuả của Công ty là máy móc hiện đaị, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, dây chuyền sản xuất đồng bộ nhịp nhàng. Quy trình công nghệ: Để hoàn thiện sản phẩm thì cần phải trải qua nhiều quy trình công nghệ trong một dây chuyền. Yêu cầu đặt ra là phải phối hợp đồng bộ các bộ phận một cách chính xác, nhịp nhàng. Do đó việc chỉ đạo sản xuất phải thống nhất để quy trình sản xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng, đạt được tiến độ nhanh, sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Công ty có khả năng nhuộm được 30 triệu mét vải/01 năm với các mặt hàng: vải dệt thoi, vải nhung, vải chun các loại... với nhiều mặt hàng phong phú, chất lượng cao đã thu hút được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế.
- Sơ đồ 09: quy trình công nghệ nhuộm vải Hàng Kiểm Ngâm ép men đốt lông nhuộm mộc giữ hồ Cuộn ủ 08h Làm Nấu tẩy Nhuộm đến 12h bóng Kiểm đóng Phòng co Văng Giặt gói khô 3.1 2.2. Cơ cấu tổ chức: Ban giám đốc Công ty bao gồm giám đốc và phó giám đốc là những người có quyền lực cao nhất, điều hành và quản lý Công ty: giao dịch, ký kết hợp đồng với bạn hàng, là những người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Công ty theo đúng luật định. Dưới ban giám đốc là các phòng ban được chia làm hai khối: khối kinh doanh và khối quản lý.
- Sơ đồ 10: sơ đồ bộ máy quản lý Công Nghiệp Công ty Cổ Phần Yên Mỹ: Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty Trung tâm Kinh Kỹ thuật thí nghiệm Tổ chức Kế toán tài doanh sản xuất và chất hành chính xuất nhập lượng SP chính khẩu Vận chuyển Tổ động Tổ bảo Tổ Tổ Tổ bảo Tổ lực nhuộm nhuộm toàn cơ toàn điện nhuộm KC KB KA
- 2.3. Nhiệm vụ của từng phòng ban. 2.3.1 Phòng tổ chức hành chính. Tham mưu, giúp ban Giám đốc tổ chức cán bộ đào tạo lao động và công tác chế độ lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính, pháp chế, phục vụ. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giúp ban Giám đốc trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong Công ty thực hiện tốt các chủ trương của ban Giám đốc đề ra. Tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng quản lý để phục vụ công tác chính trong Công ty. Quản lý hồ sơ toàn bộ cán bộ công nhân viên và quản lý công tác quản trị. 2.3.2 Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp ban Giám đốc trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn của công ty Tổng hợp phân tích kết quả hoạt động tài chính của công ty quan hệ với các cơ quan hữu trách, tìm và sử dụng nguồn vốn . Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, tính toán xác định giá thánh sản phẩm. Kiểm tra hướng dẫn cán bộ vật tư làm đúng thủ tục chứng từ hợp lệ thanh toán 2.3.3 Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp ban Giám đốc trong các lĩnh vực như : Kỹ thuật nhuộm, cơ khí, động lực; kỹ thuật an toàn vệ sinh môi trường; kỹ thuật xây dựng trong phạm vi toàn Công ty. Lập kế hoạch mua sắm phụ tùng, vật tư bổ sung, cải tạo, thay thế thiết bị mới. Định mức kinh tế kỹ thuật nhuộm, định mức sử dụng điện, dầu FO, định mức lao động và hao phí lao động. Điều hành chắp nối các đơn vị trong các lĩnh vực kỹ thuật để thực hiện mọi yêu cầu nhiệm vụ do ban Giám đốc phân công. 2.3.4 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty. Công tác cung ứng vật tư và quản lý vật tư, hàng hoá của Công ty trong kho. Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước. Tham mưu giúp ban Giám đốc trong việc nhập nguyên phụ liệu, hoá chất nhuộm, máy móc, thiết bị phụ tùng cho sản xuất. Phòng có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty phù hợp với luật xuất khẩu của Nhà Nước. Vận dụng luật xuất nhập khẩu và các văn bản dưới luật để áp dụng với loại hàng hoá của Công ty. Xây dựng giá bán các thành phẩm và đảm bảo hàng hoá giữ được uy tín cho Công ty. Lập kế hoạch và xây dựng chương trình tham gia các hội thảo quảng cáo hội chợ quốc tế trong và ngoài nước trình giám đốc Công ty duyệt. 2.3.5 Phòng thí nghiệm chất lượng sản phẩm: Tham mưu giúp ban Giám đốc về công tác phân tích, sử dụng hoá chất, thuốc nhuộm trên cơ sở kinh tế và kỹ thuật. Nghiên cứu áp dụng các quy trình công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất chất lượng hạ giá thành sp. Tham mưu giúp ban Giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của nhà máy. Kiểm tra kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Nhìn chung mô hình và tổ chức quản lý của Công ty được sáp xếp, bố trí phù hợp với khả năng, trình độ của nhân viên có thể đảm nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ của từng bộ phận. Do đó đảm bảo cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như đối với các mặt đối nội đối ngoại của mình. Giữa các phòng ban trong Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động ăn khớp với nhau nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chung của Công ty. Với bộ máy quản lý như vậy Công ty hoạt động có hiệu quả và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Các phòng ban với các chức năng cụ thể nhưng đều có mối liên hệ với nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp ban Giám đốc giải quyết tốt các vấn đề đang phát sinh từng ngày, từng giờ trong 2. cách thức hoạt động của Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần TCEvina TCEvina là một chi nhánh liên doanh liên kết với Công ty Cổ phần Yên Mỹ và liên doanh với bên TCE Hàn Quốc hoạt động dưới hình thức là một xưởng sản xuất được TCE hàn quốc cung cấp vốn và máy móc tân tiến để sản xuất, cụ thể là nhuộm từ vải mộc thành vải thành phẩm để xuất khẩu.
- Hoạt động của công ty phụ thuộc vào sự chỉ định của TCE Hàn Quốc. Sau khi có sự bàn bạc thống nhất giữa TCE Hàn Quốc và giám đốc TCEvina với một doanh nghiệp ở nước ngoài về việc nhập khẩu vải mộc , hóa chất hoặc với xuất khẩu vải thành phẩm thì bên TCE Hàn Quốc sẽ chỉ định cho phòng xuất nhập khẩu của TCE hoàn tất hồ sơ để làm thủ tục tại hải quan Việt Nam. Có ba phương thức giao dịch mua, bán trên thị trường của công ty : - Sản xuất xuất khẩu - Gia công xuẩt khẩu - Gia công tại chỗ Hiện nay phương thức được sử dụng thường xuyên nhất là sản xuất để xuất khẩu. Các nước thường xuyên trao đổi buôn bán là Trung Quốc, Singapor, pakistan, Thai Lan, Hàn Quốc.. Phần II : Nội dung hoạt động xuất nhập khẩu của TCEvina. 1. Quy trình xuất nhập khẩu Quy trình nhập khẩu Bước 1: nhận chỉ định nhập khẩu Sau khi có sự bàn bạc và thảo luận giữa phòng kĩ thuật sản xuất, trung tâm thí nghiệm và chất lượng sản phẩm với giám đốc công ty TCEvina về tình trạng nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì giám đốc bên phía TCEvina thông báo lại cho TCE bên Hàn Quốc. Cuối cùng thông qua việc phân tích và đánh giá tình hình sản xuất hiện tại của chi nhánh tại Việt Nam thì bên TCE Hàn Quốc sẽ chỉ định cho phòng xuât nhập khẩu của chi nhánh này nhập khẩu nguyên vật liệu để thực hiện sản xuất. Các phương thức chỉ định nhập khẩu thường sử dụng là: -fax -email -điện thoại Phương thức sử dụng thường xuyên nhất là email. Khi nhận được email chỉ định xuất nhập khẩu,các nhân viên phòng xuất nhập khẩu kiểm tra phân tích nguồn thông tin để chuẩn bị thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên vật liệu. Email chỉ định thường kèm theo những tài liệu sau: -mẫu vận đơn ( Bill of loading ) - Hóa đơn thương mại (commercial invoice) -mẫu bảng kê đóng gói (packing list ) - mẫu bảng kê đóng gói chi tiết (detail packing list)
- -hợp đồng (sale contract) Bước 2: làm thủ tục hải quan Theo thói quen của các doanh nghiệp Việt Nam thì TCEvina cũng nhập khẩu theo điều kiện CIF, nên khâu khai báo hải quan thuộc trách nhiệm của TCEvina Do có giấy ủy quyền của của TCE Hàn Quốc phòng xuất nhập khẩu tập hợp bộ hồ sơ để hoàn tất thủ tục hải quan. Các giấy tờ để hoàn tất thủ tục hải quan đã được TCE Hàn Quốc gửi qua mail chỉ định được gửi kèm theo tờ khai hải quan. Khai báo chi tiết thông tin hàng hóa lên tờ khai hải quan, tờ khai yêu cầu trung thực, chính xác. Khai đầy đủ nội dung thông tin gồm tên hàng, số lượng, giá trị… Bước 3 : giao hàng nhập khẩu. Thường thì việc khai báo hải quan và nhận hàng ở cảng đến, kiểm tra hàng và sau đó chuyên chở về thẳng công ty được khoán hoàn toàn cho một hãng vận tải quen biết. Nên TCEvina chỉ việc nhận hàng ngay tại xưởng, sau đó kiểm tra hàng hóa tại xưởng. Nếu sau khi kiểm tra hàng mà đủ tiêu chuẩn sẽ nhập kho ngay để sản xuất. Nếu hàng mà không đủ tiêu chuẩn thì nhân viên nhận hàng sẽ kiến nghị với người nhận chuyên chở về tình hình hàng hóa. Người chuyên chở sẽ chịu trách nhiệm nếu như việc kiểm tra hàng tại cảng đến không có sai sót. Bước 4 : Thanh toán hàng nhập khẩu. Thường việc giao dịch buôn bán giữa công ty TCE và công ty đối tác dựa vào mối quan hệ quen biết, tin tưởng lẫn nhau. Nên việc thanh toán khá đơn giản . Hình thức thanh toán thường sử dụng là bù trừ công nợ hoặc chuyển khoản. Quy trình xuất khẩu Bước 1:chuẩn bị hàng theo đơn đặt hàng Sau khi nhận chỉ định xuất khẩu của bên TCE Hàn Quốc, TCEvina gom hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Hàng xuất khẩu thường được đặt với số lượng lớn mà được công ty đã sản xuất và đang lưu kho hoăc chuẩn bị đưa vào sản xuất. Cơ sở giao dịch được thực hiện giữa bên TCE Hàn Quốc và TCEvina. Nghĩa là bên TCE Hàn Quốc là bên mua hàng, bên TCEvina là bên bán, nhưng hàng lại được giao cho bên được TCE Hàn Quốc chỉ định.
- Thời hạn đơn hàng tùy thuộc vào hình thức mua bán trao đổi. Nếu là xuất khẩu thông thường thì thời hạn ngắn hơn thường là một đến hai tháng, nếu là hợp đồng gia công thì thời gian sẽ dài hơn. Bước 2 :đóng gói ,làm danh mục hàng hóa.(packing list) Vì là mặt hàng vải thành phẩ m nên được đóng ở dạng cây vải, kiện vải.do đó việc đóng gói bao bì sản phẩm khá đơn giản. các loại bao bì đóng gói thường được sử dụng là :carton, hò m ( case box ), kiện hay bì ( bale ). Việc đóng gói kẻ kí mã hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế quy định và phù hợp với mặt hàng vải. Các phương thức vận chuyển thường là đường biển hoặc là đường hàng khô ng. Đường hàng không thường được sử dụng với những đơn hàng gấp, giao ngay và với số lượng không nhiều. Bước 3 :kiểm tra chất lượng hang hoá. Hàng được kiểm tra kĩ ngay tại xưởng sản xuất. việc kiểm tra ở cơ sở là do “ tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm ” (KCS) tiến hành . Thủ trưởng chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hoá, và buộc phải có chữ kí của thủ trưởng ở giấy chứng nhận phẩm chất bên cạnh chữ kí của KCS Bước 4: làm thủ tục hải quan. Những giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục hải quan - phiếu đóng gói (packing list) - Phiếu đóng gói chi tiết (detail packing list) - Hóa đơn thương mại (commercial invoice) - Hợp đồng (sale contract) - Bản khai hải quan (customs sheet) Giấy tờ cần thêm khi thực hiện hợp đồng gia công - Bảng kê định mức xuất khẩu - Bảng kê nguyên phụ liệu Khi mở tờ khai hải quan, TCEvina khai báo chi tiết về hàng hóa lên tờ khai(customs declaration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Tờ khai yêu cầu trung thực, chính xác. Nội dung tờ khai bao gồm tên hàng, số lượng, giá trị, tên công cụ vận tải, xuất nhập khẩu với nước nào… Tờ khai thường có mẫu sẵn của cơ quan hải quan. Khi nộp tờ khai phải kèm theo những giấy tờ kể trên. Bước 5 : Kiểm tra hải quan( kiểm tra thực tế)
- Thường thì những mặt hàng mà TCEvina đem xuất khẩu không phải kiểm tra thực tế mà chỉ phải kiểm tra giấy tờ. Giấy chứng nhận chất lượng hàng của công ty do viện dệt may Việt Nam cấp. Ngoài ra có giấy chứng nhận chất lượng cấp cơ sở cấp. Sau khi kiểm tra hải quan niêm phong kẹp chì Bước 6 : làm thủ tục thực xuất Khi làm thủ tục thực xuất thì giấy tờ gồm có - hợp đồng (sale contract) - vận đơn (B/L hoặc AWB) - tờ khai hàng xuất khẩu(export clearance sheet) - Hóa đơn thương mại(commercial invoice) Cũng như các doang nghiệp Việt Nam khác thì TCEvina cũng xuất khẩu theo điều kiện FOB nên sau khi giao hàng lên phương tiện vận tải chỉ định là hết nghĩa vụ. bước 7: Hoàn thuế nhập khẩu. Khi thực hiện một hợp đồng gia công hay nhập khẩu để sản xuất khẩu thì khi xuất khẩu ngược trở lại, doang nghiệp sẽ được hoàn thuế nhập khẩu. Và để được hoàn thuế TCEvina phải chuẩn bị những giấy tờ sau: - Lập bảng kê tờ khai nhập khẩu - Lập bảng kê tờ khai xuất khẩu - Lập bảng nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất xuất khẩu - Lập bảng nguyên phụ liệu nhập,xuất,tồn. - Lập bảng chứng từ thanh toán - Lập bảng giá trị hàng xuất khẩu. - Lập bảng số thuế được hoàn hoặc không thu - Làm công văn hoàn thuế - Lập bảng tổng hợp định mức cho các mã hàng xuất khẩu - Lập bảng kê nguyên phụ liệu hoàn thuế 2. Đánh giá quy trình TCEvina là một công ty mới được thành lập, nguồn vốn và máy móc do bên TCE Hàn Quốc cung cấp do đó có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Điểm mạnh: Loại hình xuất khẩu và nhập khẩu chính của công ty TCEvina là xuất nhập khẩu tại chỗ. Tất cả các đơn hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều được đối tác là công ty mẹ TCE CORPORATION (headquarters) bên Hàn Quốc chỉ định cho công ty TCEvina thực hiện, do vậy đối với loại hình này thì bộ phận xuất nhập khẩu của công ty TCEvina không phải chịu
- trách nhiệm về đơn hàng và áp lực về doanh số của công ty. Do đó đây là một ưu điểm của một công ty mới được cơ cấu lại vốn ít, kinh nghiệm không nhiều và chưa có mối quan hệ rộng rãi TCEvina tận dụng được mối uy tín của công ty mẹ TCE Hàn Quốc nên đã nhận được rất nhiều đơn hàng có giá trị lớn, ngoài ra với đặc điểm địa lý thuận lợi về giao thông làm giảm các chi phí, giá thành nhân công rẻ làm cho giá thành của sản phẩm đủ sức cạnh tranh với rất nhiều thị trường lớn. Do TCEvina buôn bán xuất nhập khẩu dưới sự chỉ định của bên TCE Hàn Quốc nên tính rủi ro trong quá trình làm việc của bộ phận xuất nhập khẩu cũng ít bị rủi ro hơn vi: Đối với hàng nhập khẩu thì bộ phận xuất nhập khẩu không phải trực tiếp đi hỏi hàng, đặt hàng mà những việc trực tiếp giao dịch đặt đơn hàng, ký kết hợp đồng tìm kiếm nhà cung cấp cho cac đơn hàng nhập khẩu, tất cả các việc nay đã được công ty mẹ bên Hàn Quốc thực hiện và chỉ định cho công ty TCEvina, bộ phận xuất nhập khẩu chỉ có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục để tiến hành nhập khẩu các lô hàng, gồm các công việc như nhận chứng từ nhập khẩu từ nước ngoài gửi về sau đó chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục hải quan cho lô hàng . công việc chính là hoàn thành các thủ tục chứng từ trong nội. Đối với hàng xuất khẩu thì bộ phận xuất nhập khẩu cũng không phải chào hàng, tìm kiếm đối tác mà công việc này đã có các bộ phận sales, marketing của tổng công ty TCE Hàn Quốc thực hiện. Khi tìm thấy khách hàng họ sẽ gửi đơn hàng về cho công ty TCE Hàn Quốc, sau đó TCE Hàn Quốc chỉ định cho TCEvina lên kế hoạch sản xuất sau đó chuẩn bị các thủ tục xuất hàng cho khách hàng. Do không chịu áp lực về khâu thủ tục giấy tờ nên khâu thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, làm tăng tiến độ làm việc của nhà máy tiết kiệm các chi phí lưu kho bãi, thời gian chờ hàng. Điều này giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng uy tin tạo năng lực canh tranh cho công ty. Đối với hình thức sản xuất xuất khẩu thì doanh nghiệp còn không phải nộp thuế nhập khẩu, khoản thuế này sẽ được hoàn sau khi xuất khẩu ngược trở lại tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho công ty Điểm yếu: Công ty mới cơ cấu lại và mới đưa vào sản xuất dây truyền công nghệ mới nên còn gặp một vài khó khăn trong khâu quản lý và sản xuất. Do TCEvina buôn bán xuất nhập khẩu dưới sự chỉ định của bên TCE Hàn Quốc nên rất bị động trong quá trình chuẩn bị chứng từ vì mọi thông tin về giao dịch kiểm tra và ký kết hợp đồng . Đối với hàng nhập khẩu thì giấy tờ thủ tục đều do phái đối tác nước ngoài thực hiện nên sau khi hoàn thành các thủ tục ở nước ngoài thì họ sẽ gửi cho phòng xuất nhập khẩu của công ty để khai báo hải quan nhằ m nhập khẩu
- hàng, đây là một quá trình gồm nhiều công đoạn gián tiếp đan xen có thể gây đến việc thông tin bị sai lệch. Mà một khi thông tin có sai lệch lại rất khó khăn trong việc sửa chữa, khắc phục dẫn đến hậu quá rất nghiêm trọng TCEvina không chỉ bị động trong việc lập giấy tờ hồ sơ mà còn bị động trong khâu quản lý hàng sản xuất, lượng hàng không ổn định dẫn đến việc tổ chức nhân công không ổn định lúc thiếu lúc thừa nhân công năng suất lao động không đạt tối đa. Khi giao nhận hàng, công ty thường thuê bao cả chuyến cho hãng chuyên chở cả việc làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng với hãng tàu tồn một chi phí khá lớn, dây là một khoản chi phí rất lãng phí vì trong khi công việc khai báo hải quan nhân viên của phòng xuất nhập khẩu có thực hiện được không phải mất một khoản phí để thuê người làm. Đôi khi việc thuê bao hãng vận tải nhân hàng tại cảng đến có đôi chút bất cập vì khi hàng giao nhận tải xưởng không đủ tiêu chuẩn thì rất khó để xem xét là lỗi của người giao hàng xuát khẩu, của chủ tàu hay người chuyên trở…. Việc bồi thường có thể gây tranh cãi và mất rất nhiều thời gian để giả quyết. Theo thói quen cũ thì các doanh nghiệp hiện nay vẫn xuất FOB nhập CIF hoặc CFR nguyên nhân là do hãng tàu của ta chưa có uy tín trên trường quốc tế, do tâm lý e ngại không muốn nhiều công đoạn, và cồn chưa hiểu biết hết lợi ích của việc giành quền vận tải và TCEvina cũng vậy. Việc thay đổi dần thói quen giúp cho công ty tăng doang thu giảm chi phí, giúp tạo cơ hội cho các hãng tàu Việt Nam phát triển ngoài ra còn tăng ngoại tệ cho quốc gia. Khi mọi thứ đều có sẵn sẽ tạo tâm lý ỉ lại không muốn thay đổi trong tâm lý của các nhân viên. Ngoài ra tính chất công việc đều đều còn đẫn đến sự nhàm chán trong công việc, nhân viên không có động lực nhiều trong công việc. Hiện nay hệ thống hải quan điện tử chua phát triển nên việc làm thủ tục còn rất khó khăn mất nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều giấy tờ phức tạp. 3. nhận xét đưa ra đề xuất Dần thay đổi cơ cấu, cách thức quản lý cũ học hỏi cách thức quản mới của công ty TCE Hàn Quốc. Khi nhận được chỉ định của TCE Hàn Quốc, đề nghị đối tác phải cung cấp các thông tin cần thiết của các lô hàng một cách nhanh nhất để việc kiểm tra diễn ra nhanh chóng để có những thay đổi kịp thời mà vẫn kịp tiến độ Các phông ban trong công ty phối hợp nhịp nhàng để có sự tư vấn kịp thời không gây tình trạng mất cân bằng trong khâu quản lý công nhân viên trong công ty
- Giảm bớt dần những khâu trung gian không cần thiết như thuê bao hãng vận tải kiêm cả nhiệm vụ làm thu tục hải quan Các nhân viên không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm làm việc. cáciên trong bộ phận xuất nhập khẩu phải có tinh thần làm việc theo nhóm đẻ ddạt được kết quả cao nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Quy trình sản xuất bánh mì
30 p | 2804 | 344
-
Đề tài: Quy trình sản xuất enzyme pectinase và ứng dụng trong làm nước quả
48 p | 1732 | 333
-
Đề tài: Quy trình sản xuất sinh khối nấm men
20 p | 2329 | 310
-
Đề tài "Quy trình sản xuất xúc xích xông khói"
86 p | 786 | 250
-
Đề tài: Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm
47 p | 773 | 171
-
Đề tài: Quy trình sản xuất amylase và ứng dụng trong sản xuất mật tinh bột
39 p | 1297 | 151
-
Đề tài: Quy trình sản xuất thạch dừa - ĐH CNTP TP. HCM
27 p | 974 | 139
-
Đề tài Quy trình sản xuất gạch Ceramic
25 p | 587 | 108
-
Đề tài: Quy trình sản xuất bột mì của Công ty Bột mì Bình Đông
54 p | 666 | 95
-
Đề tài: Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì
102 p | 355 | 84
-
Đề tài: Quy trình sản xuất chè túi lọc
28 p | 300 | 72
-
Đề tài: Quy trình công nghệ sản xuất bơ
63 p | 309 | 71
-
Đề tài: Quy trình công nghệ sản xuất bia tại Công ty TNHH Bia Việt Nam
40 p | 283 | 71
-
Đề tài: Quy trình sản xuất xanthan gum
35 p | 423 | 68
-
Báo cáo đề tài: Quy trình sản xuất bột nguyên trứng
48 p | 507 | 63
-
Thuyết trình đề tài: Quy trình sản xuất bột đường mía
44 p | 257 | 39
-
Đề tài: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng
37 p | 108 | 19
-
Đề tài: Quy trình công nghệ sản xuất Cyclodetrin
30 p | 95 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn