Đề tài: SẢN PHẨM THÚ RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG
lượt xem 16
download
Một trong những loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao đối với con người đó chính là thịt. Và thịt thú rừng là một trong những loại thực phẩm được nhiều ưa chuộng, tìm mua và sử dụng đó chính là thịt thú rừng. Bên cạnh nhu cầu sử dụng thú rừng như một nguồn thực phẩm chủ đạo trong bữa ăn hằng ngày của người dân, thịt thú rừng đã trở thành một món ăn đặc sản đối với nhiều người. Đồng thời thú rừng còn được nhiều người sử dụng làm dược liệu, trang trí...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: SẢN PHẨM THÚ RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------- 000 ------- LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC SẢN PHẨM THÚ RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC MÃ SỐ: 60 42 10 Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Đông Hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Vũ Khôi TS. Cao Tiến Trung
- 2 MỞ ĐẦU Một trong những loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao đối với con người đó chính là thịt. Và thịt thú rừng là một trong những loại thực phẩm được nhiều ưa chuộng, tìm mua và sử dụng đó chính là thịt thú rừng. Bên cạnh nhu cầu sử dụng thú rừng như một nguồn thực phẩm chủ đạo trong bữa ăn hằng ngày của người dân, thịt thú rừng đã trở thành một món ăn đặc sản đối với nhiều người. Đồng thời thú rừng còn được nhiều người sử dụng làm dược liệu, trang trí nội thất gia đình, đồ mĩ nghệ... Thịt thú rừng đã trở thành một mặt hàng buôn bán đem lại lợi nhuận cao, chính vì vậy thú rừng đã trở thành đối tượng để nhiều người tìm mua, săn bắn và giết hại. Đó chính là nguyên nhân gây nên sự suy giảm nghiêm trọng số lượng và thành phần các loài động vật hoang dã nói chung và thú rừng nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân như: yếu kém trong công tác quản lý - bảo vệ, nhận thức của người dân chưa đầy đủ và việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý, rừng Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, các sinh cảnh rừng tự nhiên thích hợp cho chúng sinh sống đang bị suy giảm và thu hẹp, nơi sống vốn có của các loài thú bị chia cắt thành các khu vực nhỏ dẫn đến sự cách li về địa lí ... đã làm mất dần nơi cư trú của các loài động vật và nhiều loài đang trong nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Vì vậy việc điều tra về thực trạng sử dụng các sản phẩm động vật rừng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo tồn các loài động vật ở Việt Nam nói chung và ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nói riêng. Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An là một tỉnh có tính đa dạng sinh học cao, trong đó khu hệ thú đa dạng nhất khu vực, chiếm tới 98,5% tổng số loài của toàn khu vực. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có thành phần loài thú đa dạng cao, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm (40 loài) như Sói đỏ (Cuon alpinus), Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoxyx nghetinhensis)... Các công trình nghiên cứu về thú tại Pù Huống còn rất ít, chủ yêú là các nghiên cứu vế đa dạng thành phần loài thú. Cho đến nay, tại KBTTN Pù Huống các công trình nghiên cứu, điều tra về sản phẩm thú liên quan đến sinh kế ở đây còn chưa được tiến hành. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Sản phẩm thú rừng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống” để góp phần đánh giá đầy đủ hơn về khu hệ thú ở KBTTN Pù Huống và tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài thú trong khu vực. 2
- 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Thống kê thành phần loài thú rừng có tại KBTTN Pù Huống. - Điều tra, thống kê các sản phẩm từ thú rừng còn lưu giữ tại các điểm thuộc KVNC; điều tra, thống kê các sản phẩm từ thú rừng và nhu cầu về các sản phẩm từ thú rừng. - Các phương thức sử dụng, săn bắn thú rừng và các mục đích sử dụng sản phẩm từ thú rừng của cộng đồng các dân tộc ở KBTTN Pù Huống. - Ảnh hưởng của cộng đồng đến nguồn lợi thú rừng ở KBTTN Pù Huống. - Hiện trạng quản lý và đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thú rừng ở KBTTN Pù Huống. 3
- 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tiếp cận với sản phẩm động vật rừng 1.1.1. Động vật nào đƣợc gọi là động vật rừng ? Động vật rừng là khái niệm chỉ các loài thuộc các lớp động vật khác nhau sống trong rừng. Sự có mặt của một loài động vật bất kỳ nào, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, đều có xu hướng nhất định đến sự tồn tại và phát triển của rừng. Trong động vật rừng còn có khái niệm đặc sản rừng. Đó là các loài động vật cá giá trị khoa học và kinh tế đặc biệt sống trong rừng. Trong luận văn này chỉ đề cập đến các loài thú sống trong rừng và được gọi là Thú rừng. 1.1.2. Khái niệm về sản phẩm thú rừng Thú rừng là nguồn lợi cung cấp các sản phẩm thực phẩm, các hoạt chất sinh học, chế biến các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, mỹ nghệ, thương mại, các động vật làm cảnh.... Tất cả những thứ đó đều được gọi là sản phẩm nguồn từ thú rừng. Vì giá trị của các sản phẩm từ thú rừng rất lớn nên thú rừng hiện nay đang bị săn bắt, khai thác quá mức. 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu thú rừng 1.2.1. Lƣợc sử nghiên cứu thú ở Việt Nam Việc nghiên cứu thú ở việt Nam được tiến hành từ rất lâu. Ngay từ thế kỷ 18 trong các tác phẩm “Vân Đài Loại Ngữ” và “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn (1724 - 1784) đã có những bản thống kê về nguồn lợi động vật ở một số địa phương trong đó có thú. Tiếp đó là “Đại Nam Nhất Thống Chí” (1864 – 1875) của triều Nguyễn cũng nêu danh sách các loài thú phổ biến lúc bấy giờ ở nhiều tỉnh trong nước. Ngoài ra, còn có những ghi chép lẻ tẻ về các loài động vật quý hiếm cũng như các sản vật được lấy từ các phần của cơ thể thú dùng cống tiến vua chúa, các vương triều phương Bắc như: sừng tê giác, ngà voi, vẩy đồi mồi,... Những sản phẩm từ động vật dùng làm thuốc cũng được ghi chép lại. Đầu thế kỷ 19, nghiên cứu thú ở Việt Nam được các nhà tự nhiên học người nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu các loài động vật rừng tại Việt Nam trong đó có thú. Trước tiên, có thể kể đến George Finlayson (1828) đã mô tả và nhận xét về các loài thú gặp ở Việt Nam và Đông Dương, sau đó là các công trình của Milne – Edwards (1867 - 1874), Morice (1875), Billet (1896 - 1898), Boutan (1900 - 1906), De 4
- 5 Pousargues (1904), Ménégaux (1905 - 1906). Đoàn khoa học thường trú Bắc Bộ do Boutan đứng đầu (1900 - 1906) thu thập các tiêu bản thú gửi về Paris do Ménégaux (1905 - 1906) phân tích, các tiêu bản thú được Thomas (1925, 1925, 1928) và Osgood (1932) phân tích và công bố danh sách các loài trong đó có tê giác (Rhinoceros ), nai (Cevus unicolor), lợn rừng (Sus scrofa), vượn, khỉ, các loài ăn thịt và gặm nhấm (Rodentia). Năm 1876, Morice công bố công trình nghiên cứu trong đó thống kê khu hệ thú Nam bộ có 13 loài Gặm nhấm, bao gồm 5 loài chuột, 7 loài sóc và 1 loài Nhím [41]. Năm 1904, De Pousargues công bố 38 loài thú ở Nam bộ bao gồm các nhóm: Dơi, Guốc chẵn, thú ăn thịt nhỏ và Gặm nhấm. Đến năm 1932, H. Osgood phân tích tư liệu của anh em nhà Roosevelts được bảo quản tại bảo tàng Paris, Luân Đôn và Washington đã công bố một danh lục gồm 172 loài và phân loài thú ở Việt Nam [41]. Năm 1973, Lê Hiền Hào [12] công bố cuốn sách “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam” giới thiệu về 38 loài thú có ý nghĩa kinh tế. Mỗi loài tác giả nêu tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương, đặc tính phân bố, sinh cảnh và chỗ ở, tập tính, thức ăn, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, thay lông, cạnh tranh và kẻ thù, số lượng và ý nghĩa kinh tế. Năm 1985, Đào Văn Tiến [42] đã tổng hợp các kết quả điều tra động vật trên 12 tỉnh miền Bắc từ 1957 đến 1971 viết thành cuốn “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả đã thống kê được 129 loài thú thuộc 32 họ, 11 bộ trong đó có 8 loài và phân loài lần đầu tiên phát hiện ở Bắc Trung bộ, 5 loài và phân loài mới cho khoa học (riêng ở Nghệ An, có 23 loài và phân loài, thuộc 11 họ, 4 bộ). Công trình đã sơ bộ quy vùng địa lí - động vật cho Việt Nam, nêu tính đa dạng và mật độ của các loài thú cũng như đặc điểm sinh thái- sinh học của chúng. Năm 1994, Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên [15] đã công bố Danh lục các loài thú Việt Nam và thống kê Nghệ An có 48 loài thuộc 21 họ 8 bộ. Mỗi loài các tác giả đã nêu tên khoa học, tên đồng nghĩa, tên Việt Nam và tên địa phương (một số dân tộc sử dụng), vùng phân bố ở Việt Nam và trên thế giới, giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn, tình trạng, biện pháp sử dụng và bảo vệ. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu về đa dạng sinh học động vật nói chung trong đó có các khu hệ thú, thu thập nhiều dẫn liệu 5
- 6 về sinh thái, sinh học, các nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thú hoang dã ở Việt Nam và đã công bố nhiều công trình có ý nghĩa. 1.2.2. Lƣợc sử nghiên cứu thú ở Nghệ An Nghệ An có 3 khu vực bảo vệ đa dạng sinh học đó là VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt. Vì vậy những nghiên cứu động vật rừng ở tỉnh nghệ An đều tập trung ở 3 vùng này. Nghiên cứu về khu hệ thú Pù Mát có các công trình như: “Pù Mát, điều tra đa dạng sinh học của một khu bảo vệ ở Việt Nam” (2000) – Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An [5] đã điều tra thu mẫu của các loài động vật trong đó về thú đã thu được mẫu của 20 loài thú nhỏ, 39 loài Dơi (thuộc 6 họ) và 72 loài thú lớn (thuộc 22 họ); Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng (2001) xuất bản cuốn Sổ tay ngoại nghiệp nhận dạng các loài thú lớn khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính, sự phân bố và tình trạng bảo tồn của 64 loài thú và bảng tra cứu nhanh các dấu chân thú [31]. Đây là tài liệu rất cần thiết cho các nhà khoa học khi điều tra thực địa. Năm 2004, Đặng Công Oanh [32] trong luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp của mình đã nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở VQG Pù Mát đã thống kê được 132 loài thú thuộc 30 họ, 11 bộ; nêu giá trị kinh tế của các loài sưu tầm được. Công trình cũng mô tả sự phân bố của các loài thú theo sinh cảnh, ảnh hưởng của con người đến tài nguyên thú rừng cũng như đề xuất các giải pháp bảo tồn chúng. Ngoài Pù Mát thì Pù Hoạt và Pù Huống cũng là những khu vực có tiềm năng đa dạng sinh học cao. Thú ở khu vực này có nhiều loài quý hiếm của Việt Nam và thế giới như Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Voi (Elephas maximus), Hổ (Panthera tigris)... Trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Pù Huống năm 2002 của chi cục kiểm lâm Nghệ An, ban quản lý Khu BTTN Pù Huống [2] có ghi nhận và đánh giá về tính đa dạng sinh học của Pù Huống. Trong đó đã thống kê được có 63 loài thú (21,64%) thuộc 24 họ, 9 bộ. Trong 63 loài thú thống kê được đã có 24 loài quý hiếm. Như vậy có thể thấy, tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, các công trình nghiên cứu về Thú rừng chủ yếu chỉ dừng ở việc thống kê thành phần loài Thú và đặc điểm sinh học của chúng, một số công trình có đề cập đến hiện trạng nguồn lợi và giá trị kinh tế của Thú rừng đem lại cho người dân mà chưa có công trình này nghiên 6
- 7 cứu đầy đủ, cụ thể và hoàn thiện về việc khai thác, buôn bán và sử dụng động thú rừng và các sản phẩm từ thú rừng. Vì vậy, việc điều tra hiện trạng sử dụng thú và các sản phẩm từ Thú để xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài thú là hết sức cần thiết. 1.3. Đặc điểm tự nhiên – Xã hội khu vực nghiên cứu 1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu + Vị trí địa lý khu BTTN Pù Huống Khu BTTN Pù Huống có toạ độ địa lý 104043’ đến 1050 16’ độ kinh Đông, 19015’ đến 19029’ độ vĩ Bắc với diện tích 49.806 ha, khu bảo tồn bị chia cắt với dãy Bắc Trường Sơn bởi lưu vực sông Cả. Phía Bắc giáp với khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN Pù Huống hình thành nên hệ thực vật và động vật quanh vành đai của Bắc Trường Sơn. Vùng lõi và vùng đệm khu BTTN Pù Huống nằm trên địa giới hành chính của 13 xã thuộc 5 huyện: Huyện Quế Phong (Cắm Muộn, Quang phong) Huyện Quỳ Châu (Diễn Lãm, Châu Hoàn) Huyện Quỳ Hợp (Châu Thành, Nam Sơn, Châu Thái, Châu Cường) Huyện tương Dương (Nga My, Yên Hoà, Yên Tĩnh, Hữu Khuông) Huyện Con Cuông (Bình Chuẩn) (hình 1.1). 7
- 8 Hình 1.1. Vị trí của Khu BTTN Pù Huống trong tỉnh Nghệ An + Địa hình khu BTTN Pù Huống: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có địa hình đồi núi dốc và hiểm trở. Kiểu địa hình phổ biến là các ngọn núi trải dài 43 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình thành nên ranh giới giữa các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp về phía Đông Bắc và các huyện Tương Dương, Con Cuông về phía Tây Nam, 20 - 23 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Khu bảo tồn nằm cả về hai hướng núi: phía Nam là núi Phu cô nằm hơi thẳng góc với dải núi chính, độ cao trong vùng giao động trong khoảng 200 – 1.447m; dải núi chính Phu Lon - Pù Huống cũng là giông núi cao nhất với các đỉnh Phu Lon 1447m, Pù Huống 1200m và các đỉnh 1311m – 1148m. Địa hình Pù Huống có tính chất phân bậc khá rõ rệt: 8
- 9 - Địa hình có bậc độ cao 900m đến 1500m: Nằm chủ yếu ở các hướng Đông chính từ tam giác giữa 3 huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu đến đỉnh Pù Lon. - Địa hình có bậc độ cao 300m đến 900m: Gồm các đồi đất đỏ bazan ở vùng đệm từ Quỳ Châu đến Quỳ Hợp. - Địa hình có bậc độ cao dưới 300m: Bao gồm chủ yếu lưu vực sông suối nhỏ ở hai bên Sông Cả và Sông Hiếu xen kẽ các đồi núi thấp + Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn khu BTTN Pù Huống: Dải núi Pù Huống tạo nên đường phân thuỷ của lưu vực sông Cả và sông Hiếu gây nên sự khác biệt về khí hậu ở 2 phía núi. Ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc giảm dần từ Bắc xuống Nam và có sự thay đổi rõ rệt về khí hậu. Khí hậu sườn phía Nam mang tính chất khô nóng điển hình Mường Xén, Kỳ Sơn. Trong khi lượng mưa ở Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Bù Khạng đạt 1800 – 2000mm thì ở Con Cuông và Tương Dương lượng mưa thấp hơn, mùa mưa đến muộn hơn, số ngày mưa cũng ít hơn. Khí hậu khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu phân hóa theo độ cao, đồng thời có sự khác biệt rõ giữa sườn Đông Bắc (Quỳ Châu, Quỳ Hợp) với sườn Tây Nam (Con Cuông, Tương Dương). Các chỉ tiêu; số ngày mưa, lượng mưa, độ ẩm, số ngày mưa phùn ở sườn Đông Bắc cao hơn so với sườn Tây Nam. Ngược lại; lượng bốc hơi, nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ không khí ở sườn Tây Nam lại cao hơn sườn Đông Bắc. Do địa hình bị chia cắt, phân hoá mạnh nên các khe suối ở Pù Huống đều dốc và ngắn. Mùa khô các khe nhánh đều kiệt nước, các suối chính còn nước nhưng lượng nước giảm đáng kể, còn mùa mưa nước dâng nhanh dễ tạo nên lũ ống, lũ quét. 9
- 10 Bảng 1.1. Một s ố chỉ tiêu khí hậu ở khu BTTN Pù Huống Nhân tố khí hậu Quỳ Quỳ Tƣơng Con Dƣơng Châu Hợp Cuông 0 23,1 23,3 23,5 23,6 1. Nhiệt độ trung bình năm ( C) 2. Nhiệt độ khôn g khí cao nhất tuyệt đối 41,3 40,8 42,0 42,7 30c) hiệt độ tối thấp bình quân tuyệt đối (. N 0,4 - 0,3 2,0 1,7 (0c) hiệt độ mặt đất trung bình( C) 0 26,4 26,7 26,4 27,0 4. N 5. Lượng mưa trung bình năm (mm) 1734 1641 1791,0 1286,0 6. Số ngày mưa trung bình năm (ngày) 150 142 139 133 7. Số ngày mưa phùn trung bình năm 19,6 17,9 22,0 5,6 (ngày) ng bốc hơi trung bình năm (mm) 8. Lượ 704,0 945,0 813,0 867,0 9. Độ ẩm trung bình năm (%) 86 84 81 64 10. Độ ẩm tối thấp trung bình năm (%) 65 60 64 59 11. Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất 290 208 249 192 Nmm) Theo các trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Nghệ An trong Chi cục kiểm lâm Nghệ An (guồn: + Thực vật khu BTTN Pù Huống: Khu BTTN Pù Huống, thảm thực vật nguyên sinh có 2 kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng á nhiệt đới núi thấp với kiểu phụ rừng lùn. Thảm thực vật thứ sinh gồm các kiểu rừng phụ rừng thứ sinh: Sau khai thác, tre nứa, rừng núi đá. Diện tích đất có rừng ở Pù Huống là 36.458 ha chiếm 73,19% tổng diện tích tự nhiên. Ở khu BTTN Pù Huống đến nay đã ghi nhận được 1.222 loài thực vật thuộc 585 chi và 165 họ thực vật bậc cao có mạch [4], trong đó có 31 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Tập II – Thực vật như pơ mu (Fokienia hodgonsii), sa mộc (Cunninghamia lanceolata)... Về cây gỗ, có thể nói Pù Huống là nơi đang bảo tồn các loài gỗ quý hiếm, điển hình và có giá trị của Bắc Trung bộ, của Nghệ An, Quỳ Châu mà hiện nay đang hiếm dần như: gụ, huỷnh, pơ mu, sa mộc, sến mật, táu mật, chò chỉ, tô hạp, lim xanh, giổi, đinh, sâng…. + Hệ động vật: Khu hệ động vật rừng khu BTTN Pù Huống thể hiện tính đa dạng sinh học cao và mang tính chất của khu hệ động vật Bắc Trung Bộ [18, 22, 23]. Cho đến nay đã 10
- 11 thống kê được 460 loài động vật có xương sống trên cạn : Lớp Thú 100 loài [9, 22], lớp Chim 265 loài [36, 37], lớp Bò sát 71 loài, lớp Lưỡng cư 24 loài [29, 30] . Trong số đó có 40 loài thú, 41 loài chim, 30 loài bò sát, lưỡng cư qu Ý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2009), Nghị định 32/2006/NĐ – CP và CITES (2009). Nhiều loài có Ý nghĩa kinh tế và được nhân dân địa phương khái thác, sử dụng trực tiếp làm thực phẩm hoặc bán cả con vật sống hoặc tạo ra các sản phẩm thương mại. 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Khu BTTN Pù Huống nằm trên địa bàn 12 xã thuộc 5 huyện, bao gồm: Cắm Muộn, Quang Phong (huyện Quế Phong), Châu Hoàn, Diễn Lãm (huyện Quỳ Châu), Châu Thành, Châu Cường, Châu Thái (huyện Quỳ Hợp), Bình Chuẩn (huyện Con Cuông), Nga My, Yên Hòa, Yên Tĩnh, Hữu Khuông (huyện Tương Dương). Tổng dân số của 12 xã nói trên là 49.699 nhân khẩu trong 8353 hộ, gồm các dân tộc Thái, Hơ Mông, Khơ Mú, Thôt, Mường và Hoa [1]. Nguồn sống chính của người dân trong vùng dựa vào các ngành nghề chủ yếu sau: Sản xuất nông nghiệp ( trồng lúa nước, nương rẫy, canh tác các loại cây lương thực như ngô, sắn, lạc...); chăn nuôi; các nghề phụ: săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (song, mây, cỏ hương bài bán làm nguyên liệu làm hương). Thu nhập bình quân đầu người thấp, khoảng gần 400.000đ/người/năm. 11
- 12 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, t- liÖu vµ ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu 2.1. Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Tất cả các loài và các sản phẩm từ Thú ở KBTTN Pù Huống. - Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi khu bảo tồn và vùng phụ cận KBTTN Pù Huống. - Địa điểm điều tra: Đề tài được tiến hành điều tra trên phạm vi 5 huyện thuộc KBTTN Pù Huống: + Huyện Quỳ Châu: Bản Cướm - xã Diễn Lãm và thị trấn Quỳ Châu. + Huyện Quế Phong: Bản Tạ - xã Quang Phong và thị trấn Quế Phong. + Huyện Tương Dương: Bản Nà Kho - xã Nga My và thị trấnTương Dương. + Huyện Con Cuông: Bản Mét - xã Con Cuông và thị trấn Con Cuông. + Huyện Quỳ Hợp: Bản Khì - xã Châu Cường và thị trấn Quỳ Hợp. + Huyện Quỳ Hợp: Bản Cố - xã Châu Thái và thị trấn Quỳ Hợp. - Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành từ 1/11/2010 đến tháng 12/2011và chia thành các đợt: + Đợt 1: Từ 1 - 11/11/2010. + Đợt 2: Từ 18 - 28/2/2011. + Đợt 3: Từ 15 - 25/3/2011. + Đợt 4: Từ 24/4 - 4/5/2011. + Đợt 5: Từ 8 - 14/6/2011. + Đợt 6: Từ 15 - 18/6/2011. Từ tháng 7 – 11/2011: Viết và hoàn thành luận văn. Tháng 12/2011: Bảo vệ luận văn. 2.2. Tƣ liệu nghiên cứu - Mẫu thú rừng thu được qua các lần điều tra, các mẫu vật: Mẫu vật sống, các bộ phận của cơ thể thú rừng (sừng, ngà, răng, móng, da, lông, đầu, thịt...) có tại các gia đình trong địa phương, trong các cửa hàng. 12
- 13 - Ảnh thú rừng, các phần cơ thể và các sản phẩm làm từ thú rừng có tại KVNC, tại các cửa hàng, tại các cơ quan chức năng... và ảnh chụp được qua các lần điều tra cũng như các dụng cụ săn bắn đã và đang được sử dụng. - Nhật kí ghi chép qua các lần đi điều tra, thực địa. - Các phiếu điều tra, phỏng vấn người dân địa phương, các địa điểm buôn bán, người sử dụng và cơ quan chức năng. - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng buôn bán, sử dụng thú rừng và các sản phẩm từ thú rừng do các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cung cấp. - Tài liệu định loại và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu đã được công bố. 2.2. Phƣơng pháp điều tra nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp điều tra ngoài thực địa Các mẫu thú và các sản phẩm từ thú được chúng tôi thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau: + Phương pháp Khảo sát hiện trường trên các theo tuyến để thu thập những hoạt động của người dân địa phương tác động đến đời sống của các loại thú rừng tro ng khu bảo tồn. + Phương pháp khảo sát thiên nhiên, tìm dấu vết của các loài động vật còn để lại, soi đèn khảo sát đêm. + Phương pháp thu thập mẫu vật: Thu một số mẫu động vật, chủ yếu là các loài không thể phân loại bằng phương pháp quan sát như: các loài thú nhỏ (chuột, dơi...) bằng bẫy lồng và lưới mờ, mẫu chim bằng lưới mờ định loại rồi thả vào rừng. Thu thập các mẫu vật còn lưu trong dân địa phương (sừng, sọ, da...). Các mẫu vật được chụp ảnh làm tư liệu nghiên cứu. 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu và ghi nhật kí + Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài: Các công trình nghiên cứu về Thú, các tài liệu định loại đã được công bố và sử dụng tại Việt Nam cùng như tại nước ngoài. + Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, địa hình, d ân cư tại KVNC cũng như các tài liệu công bố về việc săn bắn, buôn bán và sử dụng thú và các sản phẩm từ thú tại địa phương. 13
- 14 + Nhật ki ghi chép: Ghi nhật kí các thông tin như đặc điểm tự nhiên, dân sinh – dân kế, thực trạng săn bắn, khai thác, buôn bán và sử dụng thú và các sản phẩm từ thú; nhu cầu sử dụng thú rừng và các sản phẩm từ thú rừng của người dân; nhật kí ghi chép các dụng cụ săn bắn thú và các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu 2.2.3. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn + Phương pháp điều tra, phỏng vấn: phỏng vấn dân địa phương về các loại động vật hoang dã trong khu vực nghiên cứu. Dùng ảnh mẫu vật và các câu hỏi có liên quan để kiểm tra độ tin cậy của thông tin (phương pháp này áp dụng cho các loại động vật dễ nhận biết, có giá trị kinh tế hoặc các loài thường gặp). + Phương pháp khảo sát xã hội học: Liệt kê nhanh, Phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, lập bản đồ cộng đồng; phương pháp phát hiện các sản phẩm động vật rừng bị khai thác và sử dụng. Hội thảo có sự tham gia của người dân và các bên có liên quan về quản lý, bảo tồn động vật hoang dã; phát hiện và phân tích các yếu tố liên quan đến kinh tế hộ ở các địa phương điều tra. + Điều tra, phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến thú như tên thường gọi, những loại sản phẩm lấy được từ các loài thú khác nhau, mục đích sử dụng các sản phẩm từ thú, giá của các sản phẩm từ thú... + Điều tra, phỏng vấn về tình hình khai thác, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ thú và hiện trạng nguồn lợi. + Điều tra, phỏng vấn các dụng cụ săn bắn thú, hiệu quả của các dụng cụ săn bắn đem lại. 2.2.4. Phƣơng pháp định loại thú và đo đếm các mẫu vật - Phương pháp định loại thú: Các mẫu được định loại dựa vào hình thái ngoài trên cơ sở các tài liệu hiện có [24, 26, 29, 33, 36] và tham khảo các tài liệu chuyên khảo được công bố. - Đo đếm các chỉ tiêu đối với các mẫu vật cụ thể: + Đối với thú còn sống (hay còn nguyên hình dạng): Đo các chỉ tiêu hình thái theo tài liệu của Đào Văn Tiến (1985) và Lê Vũ Khôi (2004): 14
- 15 Chiều dài thân đầu (HB): đo từ đầu mõm tới đốt cuối cùng của cột sống bằng thước dây áp theo đường cong của lưng. Chiều dài đuôi (T): đo từ phần dưới sát hậu môm đến đốt cuối cùng của xương đuôi (không kể túm lông mút đuôi). Dài bàn chân sau (HF): đo từ gót đến mút ngón chân dài nhất (trừ móng vuốt). Cao tai (E): đo từ khe trước giữa vành tai đến chỏm vành tai (không kể lông trên tai). Trọng lượng (W): được cân trực tiếp từ khi mẫu vật còn tươi và tính bằng kilôgam (kg) đối với thú lớn, tính bằng gam (g) đối với thú nhỏ. Kích thước hộp sọ: Dài sọ (LON): đo từ phần mõm đến hết phần sau của sọ. Dài gò má (Z): đo khoảng cách rộng nhất giữa hai bờ ngoài xương gò má. Rộng hộp sọ (WON): đo phần rộng nhất của hộp sọ. + Đối với sừng: Đo các chỉ tiêu: Chu vi gốc sừng, chu vi đế sừng, chiều dài đế sừng, chiều dài của nhánh sừng dài nhất và ngắn nhất, khoảng cách hai gốc sừng, chiều dài gốc sừng (khoảng cách ngoài và khoảng cách trong), khoảng cách giữa hai chóp sừng. + Đối với da: Đo và tính diện tích của da thú. 15
- 16 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài thú ở Khu BTTN Pù Huống 3.1.1. Thành phần loài thú ở Khu BTTN Pù Huống Kết quả điều tra, kết hợp với kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [2, 6, 11, 46, 47, 55, 9, 22], danh lục các loài thú ở Khu BTTN Pù Huống tỉnh Nghệ An thống kê gồm 100 loài thuộc 64 giống, 27 họ, 10 bộ (bảng 3.1). Trong đó, 92 loài đã được ghi nhận khẳng định, 8 loài chưa đủ chắc chắn. Đó là các loài Chồn bay, Khỉ mốc, Chà vá chân nâu, Cầy vằn bắc, Cầy gấm, Sóc má đào, Chuột nhắt nương, Chuột suri. Trong số những loài thú đã ghi nhận chắc chắn có 7 loài thú lớn đã từng có mặt (theo Lê Vũ Khôi, 2008 [22]), theo điều tra của chúng tôi, đến nay chưa thu thập được thông tin về sự hiện diện của chúng ở khu bảo tồn này. Đó là các loài Sói đỏ, Báo hoa mai, Hổ, Báo gấm, Voi, Bò tót và Nai. Bảng 3.1. Các loài thú ghi nhận đƣợc ở Khu BTTN Pù Huống Nguồn ghi nhận Tên Việt Nam Tên khoa học TT BS Q TL M P S BỘ ĂN SÂU BỌ I INSECTIVORA Họ Chuột chù (1) Soricidae Fischer Chuột chù đuôi Crocidura attenulata Milne Edwards, 1 + + đen 1872 Chuột chù thường 2 Suncus murinus Linnaeus, 1766 + + + Họ Chuột chũi (2) Talpidae Fischer Chuột cù lìa 3 Parascaptor leucura Blyth, 1850 + + BỘ NHIỀU RĂNG II SCANDENTA Họ Đồi (3) Tupaidae Đồi 4 Tupaia glis (Diard,1820) + + + 16
- 17 BỘ CÁNH DA III DERMOPTERA Họ Chồn bay (4) Cynocephalidae Cynocephalus variegatus (Audebert, Chồn bay 5 + 1799) BỘ DƠI IV CHIROPTERA Họ Dơi quả Pteropodidae (5) Dơi chó ấn 6 Cynopterus sphinx (Valh, 1871) + + Dơi mật hoa lớn 7 Macroglosus sobrinus Andersen 1911 + + Megaerops niphanae Yenbutra & Dơi quả tai tròn 8 + + + Felten, 1983 Họ Dơi lá mũi (6) Rhinolophidae Dơi lá đuôi 9 Rhinolophus affinis Hosfield, 1823 + + Dơi lá tai dài 10 R. macrotis Blyth, 1844 + + Dơi lá rẽ quạt 11 R. marshalli Thonglongya, 1973 + + Dơi lá pec xôn 12 R. pearsoni Hosfield, 1851 + + Dơi lá mũi nhỏ 13 R. pusillus Temminck, 1835 + + Dơi lá Nam á 14 R. stheno K. Andersen, 1905 + + Họ Dơi nếp mũi (7) Hisposideridae Dơi mũi ba lá 15 Aselliscus stoliczkanus Dobson, 1871 + + Hipposideros pomona K. Andersen, Dơi nếp mũi xinh 16 + + 1918 Họ Dơi muỗi (8) Vespertilionidae Dơi chai chân 17 Eudiscopus denticulus (Osgood, 1932) + + Dơi mũi ống cánh Harpiocephalus harpia (Temminck, 18 + + lông 1940) Dơi mũi nhẵn xám 19 Kerivoula hardwickii (Hosfield, 1824) + + Dơi mũi nhẵn bé 20 K. papilosa (Temminck, 1940) + + 17
- 18 Murina aurata Dơi mũi ống bé 21 + + Minle – Edwardsi, 1872 Dơi mũi ống tròn 22 M. cyclotis Dobson, 1872 + + Dơi mũi ống 23 M. huttoni (Peters, 1872) + + Dơi mũi ống lớn 24 M. leucogaster Minle Edwardsi, 1972 + + Dơi mũi ốngchân 25 M. tubinaris (Scully, 1881) + + lông Dơi tai Nam á 26 Myotis ater (Peter, 1866) + + Dơi ăn thuỷ sinh 27 M. daubetoni Kuhl, 1817 + + Dơi cánh ngắn 28 M. hosfieldi (Temminck, 1940) + + Dơi muỗi mắt 29 Pipitrelus tenuis(Temminck,1840) + + + BỘ LINH PRIMATES V TRƢỞNG Họ Culi (9) Loricidae Cu li lớn 30 Nycticebus coucang (Boddaert, 1785) + + + + Cu li nhỏ 31 N. pygmaeus Bonhote, 1907 + Họ Khỉ – Voọc (10) Cercopithecidae Khỉ mặt đỏ 32 Macaca arctoides (Geoffroy, 1831) + + + Khỉ mốc 33 M. assamensis(M' Clelland,1839) + Khỉ vàng 34 M. mulatta (Zimmermann, 1780) + + Khỉ đuôi lợn 35 M. nemestrina (Linnaeus, 1766) + + Chà vá chân nâu 36 Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) + + + Voọc xám 37 Trachypithecus phayrei (Blyth, 1847) + + Họ Vƣợn (11) Hylobatidae Vượn má trắng 38 Normascus leucogenis Ogilby, 1840 + + BỘ ĂN THỊT VI CARNIVORA 18
- 19 Họ Chó (12) Canidae Gray Sói đỏ 39 Cuon alpinus(Pallas, 1811) + + Họ Gấu (12) Ursidae Gấu chó 40 Ursus malayanus (Raffles, 1821) + + Gấu ngựa 41 U. thibetanus (G. Cuvier, 1823) + + Họ Chồn (14) Mustelidae Lửng lợn 42 Arctonyx collaris (F.Cuvier,1825) + + + Rái cá thường 43 Lutra lutra (Linnaeus, 1758) 2 Rái cá lông mượt 44 Lutrogale perspicillata(Geoffroy,1826) + + + Chồn vàng 45 Martes flavigula (Boddaert, 1785) + + Chồn bạc máNam 46 Melogale personata I. Geoffroy, 1831 + + + + Triết bụng vàng 47 Mustela kathiah Hodgson, 1835 + Triết nâu 48 M. nivalis Linnaeus, 1766 + + Triết chỉ lưng 49 M. strigidorsa (Gray, 1853) + + Họ Cầy lỏn (15) Herpestidae Cầy mực 50 Artictis binturong Raffles, 1821 + + Cầy vằn bắc 51 Chrotogale owstoni Thomas,1912 + Cầy lỏn tranh 52 Herpestes javanicus (Geoffroy, 1818) + Cầy móc cua 53 H. urva (Hodgson, 1936) + + Cầy vòi mốc 54 Paguma larvata (H. Smith, 1827) + + Cầy vòi đốm 55 Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777) + + Cầy gấm 56 Prionodon pardicolor Hodgson, 1841 + Cầy hương 57 Vivericula indica (Desmarest, 1817) + + Cầy giông sọc 58 V. megaspila(Blyth, 1862) + + Cầy giông 59 V. zibetha Linnaeus, 1758 + + Họ Mèo (16) Felidae 19
- 20 Catopuma temmincki Vigors et Báo lửa, beo 60 + Horsfield, 1827 Mèo cá 61 Felis viverrina Bennett, 1833 + + + Báo gấm 62 Neofelis nebulosa (Griffit, 1821) + Báo hoa mai 63 Panthera pardus (Linnaeus, 1759) + Hổ 64 P. tigris (Linnaeus, 1758) + + Mèo rừng 65 Prionailurus bengalensis (Kerr, 1792) + + + BỘ CÓ VÒI VII PROBOSCIDAE Họ Voi (17) Elephantidae 66 Elephas maximus Linnaeus, 1758 Voi + + + BỘ GUỐCCHẴN VIII ARTIODACTYLA Họ Lợn (18) Suiidae Lợn rừng 67 Sus scrofa Linnaeus, 1758 + + + + Họ Hƣơu nai (19) Cervidae Canimuntiacus truongsonens is Mang trường sơn 68 + + + (Giao et al., 1998) 69 Cervus unicolor Kerr, 1792 Nai + + + Megamuntiacus vuquangensis Mang lớn 70 + + Do Tuoc et al., 1994 71 Muntiacus muntjack (Zimmerman,1780) Hoẵng + + Họ Cheo cheo (20) Tragulidae 72 Tragulus javanicus (Osbeck, 1765) Cheo cheo java + + Họ Bò (21) Bovidae Gray, 1821 Bò tót 73 Bos gaurus Smith, 1827 + + 74 Naemorhedus sumatraensis (Bechstein,1799) Sơn dương + + + Pseudoryx nghetinhensis 75 Sao la + + + Vu Van Dung et al., 1993 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Rừng và môi trường
35 p | 275 | 65
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng nghề nấu tinh dầu tràm tại xã Lộc Thủy và đề xuất các giải pháp bảo tồn phát triển nghề
26 p | 185 | 54
-
Chuyên đề: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo - Dịch bệnh heo tai xanh
19 p | 223 | 51
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI KHUẨN NỘI SINH ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM LÁ, KHÔ CÀNH NGỌN KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) DO NẤM COLLETOTRICHUM GLOEOSPORIOIDES (PENZ.) SACC. G ÂY HẠI TẠI LÂM TRƯỜNG TAM THẮNG , HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ
86 p | 161 | 47
-
Luận văn Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ ép tới chất lượng ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai với chiều dày ván mỏng là 2mm
58 p | 168 | 41
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH 1thành viên đóng tàu Phà Rừng
112 p | 52 | 15
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa
73 p | 16 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các xuất xứ và gia đình Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn vườn giống 9 tháng tuổi tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
112 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Thực trạng gây trồng loài Thanh mai (Myrica esculenta Buch. Ham) khu vực tỉnh Quảng Ninh
102 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại chi nhánh Tân Lạc, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hòa Bình
100 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số dòng Xoan ta mới để lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại khu vực Hà Nội
75 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty lâm nghiệp Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ
101 p | 25 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
134 p | 22 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty lâm nghiệp Bến Hải, tỉnh Quảng Trị
119 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển RTSX ở huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình
140 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn