intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Thực trạng gây trồng loài Thanh mai (Myrica esculenta Buch. Ham) khu vực tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được thực trạng, gây trồng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm loài Thanh mai làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị của tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Thực trạng gây trồng loài Thanh mai (Myrica esculenta Buch. Ham) khu vực tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM NGỌC HIẾU THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG LOÀI THANH MAI (Myrica esculenta Buch. Ham) KHU VỰC TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày..…tháng….năm 2018 Người cam đoan (Tác giả ký và ghi rõ họ tên) PHẠM NGỌC HIẾU
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô giáo, các nhà quản lý, các hộ nông dân, các bạn bè và đặc biệt là thầy giáo PGS. TS Trần Ngọc Hải. Cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS Trần Ngọc Hải, ngƣời đã hƣớng dẫn và giúp tôi ngay từ buổi đầu khi hình thành ý tƣởng, xây dựng đề cƣơng cho đến khi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Kiểm lâm tại Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà, Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái, Hạt Kiểm lâm huyện Vân Đồn cùng toàn thể nhân dân xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực tập ngoại nghiệp. Mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, song do thời gian và trình độ còn hạn chế, lại là bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2018 Tác giả Phạm Ngọc Hiếu
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3 1.1. Nghiên cứu về Thanh mai ............................................................................... 3 1.1.3. Một số phương pháp nhân giống ................................................ 14 1.2. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ..................................................................15 1.2.1. Nghiên cứu về LSNG trên thế giới .............................................. 15 1.2.2. Nghiên cứu về LSNG ở trong nước ............................................. 16 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................19 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................ 19 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 19 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................19 2.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................19 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................20 2.4.1. Phương pháp kế thừa và sử dụng tài liệu có chọn lọc................ 20 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................. 20 2.4.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ........................................... 21 2.4. Phƣơng pháp xử lý nội nghiệp......................................................................28 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .. 29 3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................29 3.1.1. Vị trí địa lý. ................................................................................. 29 3.1.2. Địa hình địa thế........................................................................... 29 3.1.3. Khí hậu ........................................................................................ 30 3.1.4. Thuỷ văn ...................................................................................... 30 3.1.5. Đất đai......................................................................................... 31
  5. iv 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................32 3.2.3. Thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh............................................ 32 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35 4.1. Đặc điểm sinh vật học loài Thanh Mai tại khu vực Quảng Ninh ..............35 4.2. Đặc điểm phân bố loài Thanh mai ngoài tự nhiên ......................................41 4.2.1. Tuyến điều tra ............................................................................. 41 4.2.2. Đặc điểm phân bố của loài Thanh mai tại khu vực nghiên cứu . 43 4.2.3. Nghiên cứu điều kiện nơi mọc của loài Thanh mai .................... 45 4.3. Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gây trồng và đánh giá sinh trƣởng loài Thanh mai ở khu vực nghiên cứu ........................................................................54 4.3.1. Điều tra về diễn biến diện tích gây trồng Thanh mai ................. 54 4.3.2. Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài Thanh mai ở khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 56 4.3.3. Đánh giá sinh trưởng và năng suất quả ..................................... 62 4.4. Thu hoạch, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm của Thanh mai 65 4.4.1. Kỹ thuật thu hoạch quả ............................................................... 65 4.4.2. Kỹ thuật sơ chế, bảo quản và chế biến ....................................... 66 4.4.3. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Thanh mai ...................... 68 4.5. Phân tích tiềm năng phát triển, đề xuất một số giải pháp để phát triển loài Thanh mai tại Quảng Ninh ...................................................................................71 4.5.1. Tiềm năng phát triển ................................................................... 71 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp để phát triển loài Thanh mai tại Quảng Ninh ....................................................................................................... 73 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ..................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa D00 Đƣờng kính gốc trung bình Dt Đƣờng kính tán FAO Tổ chức nông lƣơng thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội Hvn Chiều cao vút ngọn MC Móng Cái LSNG Lâm sản ngoài gỗ N/ha Số cây trên 1 hecta ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn T Mức độ sinh trƣởng Tốt TB Mức độ sinh trƣởng Trung bình VĐ Vân Đồn X Mức độ sinh trƣởng Xấu
  7. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tổng sản phẩm xã hội của Tỉnh qua các giai đoạn ........................ 32 Bảng 3.2: So sánh tốc độ tăng trƣởng của Tỉnh .............................................. 33 Bảng 3.3: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn ................ 33 Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ năm 2005-2011 (nghìn đồng) .. 33 Bảng 4.1: Bảng theo dõi vật hậu loài Thanh mai ............................................ 39 Bảng 4.2: Biểu điều tra sinh trƣởng cây trồng ................................................ 40 Bảng 4.3. Phân bố Thanh mai theo đai cao và trạng thái rừng ....................... 43 Bảng 4.4: Kết quả phân bố Thanh mai theo địa hình tại khu vực nghiên cứu 45 Bảng 4.5: Thành phần các loài cây đi cùng cây Thanh mai ........................... 46 Bảng 4.6: Biểu điều tra cây tái sinh, cây bụi................................................... 48 Bảng 4.7 : Biểu điều tra phẫu diện vị trí chân đồi .......................................... 49 Bảng 4.8: Biểu điều tra phẫu diện ở vị trí sƣờn trên ....................................... 50 Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 50 Bảng 4.10: Bảng đánh giá phân tích hàm lƣợng mùn ..................................... 51 Bảng 4.11 : Bảng đánh giá phân tích hàm lƣợng N ........................................ 52 Bảng 4.12: Bảng đánh giá N thủy phân .......................................................... 52 Bảng 4.13: Bảng phân tích đánh giá hàm lƣợng Lân...................................... 53 Bảng 4.14. Thống kê diện tích đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu ......... 54 Bảng 4.15.Diện tích trồng Thanh mai tại địa phƣơng .................................... 55 Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu sinh trƣởng và năng suất quả Thanh Mai trồng tại khu vực Móng Cái ........................................................................................... 63 Bảng 4.18: Thị trƣờng và giá bán quả Thanh mai tƣơi ................................... 69
  8. vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 : Hình thái thân, cành cây Thanh mai ........................................... 35 Hình 4.2 : Hình thái lá Thanh mai ................................................................ 36 Hình 4.3: Hình thái hoa của Thanh mai (đã rụng tàn) .................................. 37 Hình 4.4: Quả cây Thanh mai ....................................................................... 38 Hình 4.5: Quả Thanh mai chín rộ từ giữa tháng 4 ........................................ 41 Hình 4.6: Sơ đồ điều tra tuyến Vân Đồn....................................................... 42 Hình 4.7: Sơ đồ điều tra tuyến Móng Cái ..................................................... 42 Hình 4.8: Bản đồ hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu................................. 44 Hình 4.9. Tái sinh ngọn ở rừng trồng Bạch đàn ........................................... 49 Hình 4.10. Phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu ......................................... 51 Hình 4.11. Cành chiết trên cây và rễ cành chiết ........................................... 58 Hình 4.12. Cây con tách từ cây mẹ (bên trái) và cây mẹ (bên phải) ............ 59 Hình 4.13. Cây Thanh mai đƣợc trồng tại khu vực nghiên cứu ................... 60 Hình 4.14: Cây có mức sinh trƣởng tốt (bên trái) và cây có mức sinh trƣởng xấu (bên phải) ................................................................................................ 64 Hình 4.15: Quả Thanh mai chín tại vƣờn ..................................................... 65 Hình 4.16: Ngƣời dân thu hoạch Thanh mai chín......................................... 66 Hình 4.17: Làm siro từ quả Thanh mai ......................................................... 67 Hình 4.18: Sơ đồ kênh tiêu thụ Thanh mai ................................................... 71
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò quan trọng đối với môi trƣờng sinh thái và sinh kế của ngƣời dân, nhất là có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt với các cộng đồng có đời sống gắn liền với rừng. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp cùng với quy mô hội nhập kinh tế đã làm tăng nhu cầu sử dụng lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên do sức ép của sự gia tăng dân số, và việc khai thác không hợp lý đã dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm kéo theo không những gỗ mà cả lâm sản ngoài gỗ cũng bị nghèo kiệt, điều này đã có tác động xấu đối với đời sống cộng đồng dân cƣ sống phụ thuộc vào nghề rừng. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt chi bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép tạo đƣợc nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho ngƣời dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển đƣợc rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang đƣợc sự hƣởng ứng tích cực của ngƣời dân miền núi. Cây Thanh mai (Myrica esculenta Buch. Ham) là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ, thân thảo thuộc họ Thanh mai (Myricaceae), thuộc nhóm cây bụi, hoặc gỗ nhỏ , chiều cao thƣờng đạt 5-7m , quả Thanh mai dùng làm dƣợc liệu và thực phẩm có giá trị. Vì vậy, Thanh mai đã đƣợc đánh giá nhƣ một cây trồng quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao vừa góp phần thích cực vào công tác bảo vệ rừng. Hiện nay, Thanh mai đƣợc gây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta và bƣớc đầu mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, ở nhiều địa phƣơng Thanh mai đƣợc coi là xóa đói giảm nghèo, trong đó có xã Quảng Nghĩa, Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh . Tuy nhiên, do chƣa biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Thanh mai , gây trồng loài cây này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ngƣời dân nên năng suất đạt đƣợc không cao và chƣa phát huy hết tiềm năng của loài cây này.
  10. 2 Trong một số trƣờng hợp, nhiều hộ gia đình đã tự động mở tán rừng quá mức dẫn đến suy giảm vốn rừng, giảm chức năng phòng hộ, và giảm năng suất của Thanh mai. Để góp phần giải quyết tồn tại trên tôi thực hiện đề tài “Thực trạng gây trồng loài Thanh mai (Myrica esculenta Buch. Ham) khu vực tỉnh Quảng Ninh”. Mục đích của luận văn nhằm đánh giá đƣợc tình hình gây trồng và kỹ thuật gây trồng cây Thanh mai tại khu vực, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cho phát triển bền vững các mô hình trồng Thanh mai.
  11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về Thanh mai Thanh mai có tên khoa học là Myrica escalenta, thuộc họ Thanh mai (Myricaceae). Loại cây này mọc hoang dã ngoài tự nhiên tại nhiều địa phƣơng, nhất là ở tỉnh Lâm Đồng (Núi Langbian) và ở các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc, đặc biệt là ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lào Cai.... Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản. Cây có đặc điểm cao khoảng 4-5 m. Cành cây thƣờng có phủ lông tơ, lá xanh tƣơi quanh năm. Quả có đƣờng kính 1cm - 3cm khi chín có màu đỏ tím, mọng nƣớc. Quả thanh mai thƣờng chín vào khoảng cuối tháng 3 đến tháng 4 hàng năm Quả thanh mai tròn vo và chỉ nhỏ hơn quả mận chút xíu. Nếu hạt mẩy hơn có thể to bằng đầu ngón tay cái hoặc bằng quả mận. Bên ngoài có lớp lông thoạt nhìn nhƣ gai nhọn nhƣng thực chất là đệm thịt chua. Bên trong có hạt khá cứng. Khi ăn, có thể nhai nuốt cả đệm thịt chua và hạt thanh mai. Thanh mai mỗi năm chỉ ra quả một lần. Thanh mai mềm mại nhƣ dâu tằm, ăn vào nƣớc từ quả ứa ra. Bởi có vị ngọt chua, mát rất đặc biệt nên các sản phẩm chế biến từ quả Thanh mai có giá trị cao và đƣợc nhiều ngƣời yêu thích. 1.1.1. Nghiên cứu về Thanh mai trên Thế giới Thanh mai là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dƣợc liệu và giá trị kinh tế cao đã đƣợc con ngƣời biết đến từ lâu. Trên thế giới, Thanh mai phân bố trên độ cao từ 900 – 2100m ở Himalaya của Ấn độ, từ Ravi về phía đông tới Assam, Khasi, Jaintia, Naga và Lushi Hills và kéo dài đến Malaya, Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản (Osmaston, 1927). Ở phía Tây Himalaya, loài cây chủ yếu mọc hỗn giao với loài Pinus roxburghii, Quercus leucotrichophora và hỗ giao với rừng sồi và
  12. 4 đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng phổ biến, bởi nó cung cấp loại quả ngon và các sản phẩm phục vụ chế biến (Dhyani và Dhar, 1994); Bhatt và cộng sự, 2000a). Chi Myrica có khoảng 97 loài cây gỗ nhỏ và cây bụi thuộc họ Myricacceae. Có báo cáo cho biết loài cây này đƣợc phân bố trên toàn cầu ở cả vùng ôn đới và cận nhiệt đới (Yanthan M, Misra AK, 2013). Chỉ có một loài Myrica australiasica F. Muell đã đƣợc tìm thấy ở Úc (Lutzow-Felling C và cộng sự, 1995) trong khi loài M. cerfera L. và M. persylvanica Mirb đƣợc cho là một loài cây cho thuốc chính Bắc Mỹ (Gathercoal EN, Wirth EH, 1943) và loài cây ở Bắc Mỹ cũng có một chất dƣợc liệu nhƣ trong loài M. esculenta đƣợc sử dụng trong hệ thống y học của Ấn Độ (Singh J, Lan VK, Trivedi VP, 1986). Một loài khác của chi Myrica, nhƣ M. rubra đƣợc biết đến nhƣ Thanh mai thƣờng đƣợc tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản (Kumar A, Rana AC, 2013; Silva BJC và cộng sự, 2015). Một số loài khác thuộc chi Myrica nhƣ: M. adennophora Hance, M. caroliniesis (evergreen bayberry), M. cordifolia (waxberry/candle berry), M. californica (Californian bayberry), M. dentulata Baill, M. heterophylla Raf, (bayberry), M. inodora W.Bartram (odourless bayberry), M. integra (A. Chev,) Killick, M. nana A. Chev, M. quercifolia L, M. faya Ait, M. gale L, M. hartwegi S. Watson (Kuang KZ, Lu AM, 1979; Huguet V và cộng sự, 2005). Thanh mai là cây dùng cho mục đích y học, lấy gỗ và thực phẩm. Thanh mai phân bố rộng rãi ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới của hai bán cầu. Ở Nepal, nó đƣợc tìm thấy ở độ cao giữa 1000m và 2000m, thƣờng tìm thấy ở gần các ngôi làng và trong các khu vực canh tác nhiều hơn hoặc phân bố rải rác trong phạm vi cả nƣớc ởđộ cao phù hợp (Jack son, 1994). Thanh mai thƣờng đƣợc nhân giống bằng hạt, nhƣng do lớp phủ hạt không thấm nƣớc dẫn đến việc nhân giống bằng hạt của loài cây này hiệu quả
  13. 5 không cao (Bhatt et al, 2000b). Ngoài ra, phƣơng pháp nhân giống bằng hạt sẽ mang lại một thế hệ cây con của các cây dị hợp tử cao và có thể sản sinh ra cây đực hoặc cây cái. Thanh mai cũng đƣợc nhân giống dinh dƣỡng bằng giâm hom đƣợc thực hiện trong các thời vụ khác nhau với các nồng dộ chất điều hòa sinh trƣởng khác nhau nhƣng khó ra rễ (Bhatt, 2000). Do đó, vi nhân giống dƣờng nhƣ là cách duy nhất để nhân bản các cây đã chọn. Mặc dù nhân giống vô tính bằng cây mô đã đƣợc tiến hành ở loài M. esculenta (Nandwani, 1994). Theo Indra D.Bhatt và Uppeandra Dhar (2004) cho biết, các yếu tố khác nhau nhƣ sự nâu hóa, thời vụ, chất phụ gia và các chất điều hòa tăng trƣởng thực vật có ảnh hƣởng đến sự nhân giống vi mô của cây M.esculenta. Chất Polyvinylpyrollidone (PVP 0,5%) có hiệu quả để loại bỏ một phần các hợp chất phenolic và đem lại tỷ lệ sống tối đa của các mẫu cấy mô. Mùa thu hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phenol gây ra sự nâu hóa và mùa đông là mùa tốt nhất cho việc nhân giống. Số lƣợng chồi tối đa từ 4-5. Myrica esculenta thƣờng đƣợc gọi là Katala là một cây thuốc đƣợc sử dụng rộng rãi ở Ayurveda. Theo văn học Ayurvedic, vỏ cây đƣợc sử dụng chữa trị gulma (khối u bụng), jvara (sốt), arsa, grahani (chức năng ruột bất thƣờng), pandu roga (thiếu máu), hrillasa (buồn nôn), mukha roga (rối loạn đƣờng tiêu hóa), kasa (ho), svasa (khó thở), agnimandhya (khó tiêu), aruchi (biếng ăn) và kantharoga (tai, mũi và rối loạn cổ họng) (The ayurvedic pharmacopoeia ò India). Vỏ cây Thanh mai cũng có tác dụng trong các hoạt động khác nhau của phar-macological nhƣ tẩy tế bào chết (Chen J, Wang Y, Wu Đ, Wu Z, 2007), chống oxy hóa (Chen J, Wang Y, Wu Đ, Wu Z, 2007; Rana RK, Patel RK, 2014), chống đái tháo đƣờng (Amalraj T, Ignacimuthu S, 1997), anxiolytic (Khan MY, Sagrawat H, Upmanyu N, Siddique S, 2008), kháng khuẩn (Suryawanshi JS, Karande KM, Udugade BV, 2009; Agnihotri A, Wakode S, Ali M, 2012), chống giun (Jain VK, Jain B, 2010), chống dị
  14. 6 ứng (Patel KG và cộng sự, 2010), chống flammatory (Patrl T, Dudhpejiya A, Sheath N, 2011; Agnihotri A, Wakode S, Ali M, 2012), ổn định tế bào (Patel T, Raishekar C, Parmar R, 2011), chống hen suyễn (Patel T, Shah S, 2012). Ở Trung Quốc, Thanh mai đƣợc gây trồng và sử dụng cách đây hàng chục năm. Nhƣng những nghiên cứu về Thanh mai còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu Thanh mai ban đầu đƣợc trình bày trong cuốn sách về công dụng và giá trị của một số loại cây dƣợc liệu do các nhà y học của Trung Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 (Thân Văn Cảnh , 2001) . Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”. Cuốn sách có đề cập đến cây Thanh mai với một số nội dung chủ yếu sau: - Phân loại Thanh mai: gồm có tên khoa học (Myrica esculenta Buch. Ham), tên họ (Myricaceae); - Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ,lá, hoa, quả; - Vùng phân bố ở Trung Quốc; - Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai; - Kỹ thuật trồng: nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; - Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản; - Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh ho, đau dạ dày,tiêu chảy, ly. Đây là cuốn sách tƣơng đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản. Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho nhiều loài cây dƣợc liệu nên cây Thanh mai đƣợc giới thiệu ngắn gọn dƣới dạng tóm tắt của bản hƣớng dẫn kỹ thuật cho một số vùng ở Trung Quốc. Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng nhƣ biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phu hợp với điềm kiện ở nƣớc ta. Đây vẫn là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống những kiến thức về cây Thanh mai.
  15. 7 Trong những năm gần đây, khi con ngƣời nhận thức đƣợc tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và Thanh mai nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về Thanh mai. Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lƣơng thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trƣờng của lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn làm tang thu nhập cho ngƣời dân sống trong khu vực miền núi nơi có phân bố Thanh mai nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại viện vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốc sách “Bản thảo bức tranh màu Trung Quốc”, một trong số đó là Thanh mai. Nội dung đề cập là: - Tên khoa học; - Một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản; - Công dụng và thành phần hóa học của Thanh mai. Nhìn chung, nội dung có liên quan đến Thanh mai trong cuốn sách đề cập tƣơng đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa trong Thanh mai nhƣng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng nhƣ biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển Thanh mai. Trên thế giới, tác dụng loài cây Thanh mai chƣa đƣợc biết đến nhiều. Vì vậy, hiện này loài cây này chƣa đƣợc đƣợc gây trồng phổ biến ở các nƣớc. Do đó, các ấn phẩm xuất bản nói về Thanh mai không nhiều. Theo TS. Dƣơng Đức Huyền, Lã Đình Hới, (1991), Plant Resources of South - East Asia (PROCEA - Tài nguyên thực vật Đông Nam Á), Tập 2, đã đề cập tới nguồn gốc, phân bố, công dụng; sản xuất và buôn bán cũng nhƣ thành phần hóa học, đặc tính; đặc điểm sinh vật học của các loài cây ăn quả ở Việt Nam trong đó có Thanh mai. Năm 2010 nhóm tác giả gồm: KG Patel, NJ Rao, VG Gajera, PA
  16. 8 Bhatt, KV Patel, and TR Gandhi, [23]. Nghiên cứu về tác dụng chống dị ứng của thân cây Myrica esculenta Buch.-Ham. Các bệnh dị ứng, chẳng hạn nhƣ hen suyễn dị ứng, là những phản ứng quá mẫn do các cơ chế miễn dịch khởi xƣớng. Myrica esculenta (M. esculenta) đƣợc biết đến theo truyền thống ở Ayurveda có hoạt tính chống hen. Cuộc điều tra hiện nay đã đƣợc tiến hành để đánh giá ảnh hƣởng của chiết xuất thô vỏ cây của M. esculenta (họ Myricaceae, thƣờng đƣợc gọi là Kaiphal) trên các phản ứng dị ứng thực nghiệm. Các mô hình thí nghiệm đƣợc nghiên cứu là viêm màng phổi dị ứng và khả năng thẩm thấu mạch máu do axit axetic ở chuột gây ra. Tiền xử lý với M. esculenta (75 mg / kg và 150 mg / kg, p.o.) ức chế đáng kể sự tích tụ bạch cầu ái toan (P
  17. 9 Khuôn viên của trƣờng đại học, Umshing-Mawkynroh, Mawlai, Shillong, thủ phủ của Meghalaya, Ấn Độ. Những khu rừng này đƣợc phát triển nhƣ là kết quả của sự suy thoái do phát triển của kinh tế xã hội tại vùng đông bắc Ấn Độ. Chỉ số xáo trộn đƣợc ƣớc tính bằng 28,2%. Chăn thả gia súc, khai thác, thu gom củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bên trong rừng, khai thác gỗ đã dẫn đến suy thoái. Nghiên cứu đã đánh giá đƣợc những ảnh hƣởng của con ngƣời tới việc tái sinh của loài Thanh mai tại khu vực nghiên cứu (Trạng thái tái sinh của M. esculenta rất cao tuy nhiên chúng bị ảnh hƣởng bởi sự tác động. Tỷ lệ cây con (22,25) ở khu vực nghiên cƣu rất thấp. Sự xuất hiện ít của cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu biểu thị sự thiếu hạt giống trong rừng. Nguyên nhân do các cộng đồng bản địa tại khu vực nghiên cứu và vùng phụ cận của rừng chủ yếu phụ thuộc vào rừng sản phẩm cho thu nhập họ cắt cành cây sử dụng những con liềm nhỏ gắn với que tre và thu thập các loại trái cây có sẵn trong cây. Nó có thể là lý do cho thiếu cây giống). Năm 2011, nhóm các tác giả gồm: Rawat S, Jugran A, Giri L, Bhatt ID, Rawal RS, [21]. Nghiên cứu đã đánh giá tính chất chống oxy hóa trong các loại trái cây Myrica esculenta: Các loại trái cây ăn đƣợc hoang dã ở vùng Himalaya của Ấn Độ. 1.1.2. Nghiên cứu về Thanh mai ở Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm và là một trong những nơi phân bố tự nhiên của Thanh mai. Từ lâu đời, nhân dân ta đã biết tìm kiếm và khai thác Thanh mai để làm nƣớc uống, thuốc chữa bệnh và coi Thanh mai là cây “truyền thống”. Cây Thanh mai (Myrica esculenta Buch. Ham) là cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên ở một số tỉnh miền Bắc. Thanh mai là một đối tƣợng nghiên cứu ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cây Thanh mai rất ít, chỉ mới có một số ít tài liệu nghiên cứu rất sơ lƣợc về đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố.
  18. 10 Theo tài liệu của Pháp,công trình đầu tiên đề cập đến Thanh mai là công trình nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dƣơng của Lecomte et al gồm 7 tập với tên cuốn sách “Thực vật chí đại cương Đông Dương”. Tác giả đã thống kê đƣợc toàn Đông dƣơng có hơn 7000 loài thực vật, trong đó 1350 loài cây thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà Thanh mai là một trong những loài cây có giá trị cao. Vào những năm 1960 đến nhƣng năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở nƣớc ta có đề cập đến Thanh mai. Do Thanh mai là cây “truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng đƣợc trồng chủ yếu dƣới tán rừng ở các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn. Năm 1982, Đoàn Thị Nhu [4] công bố kết quả nghiên cứu của mình về “Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đất rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: Thanh mai là cây dƣợc liệu và thích nghi tốt ở điều kiện dƣới tán rừng. Trong công trình “Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa” các tác giả Lã Đình Hới, Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thính (1995) [5] đã phân loại lâm sản ngoài gỗ theo hệ trống sinh thái và thống kê đƣợc tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm thuốc ở địa phƣơng. Các tác giả đƣa ra một số loài cây làm thuốc có thế mạnh của khu vực không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập nhƣ Hoàng liên, Thanh mai, Cỏ xƣớc, v.v... Trong đó cần đặc biệt chú trọng pháp triển cây Thanh mai. Nguyễn Tích - Trần Hợp, (1971)[10], Tên cây rừng Việt Nam, đã nghiên cứu và đƣa ra tên gọi thống nhất, tóm tắt đặc điểm hình thái, sinh thái cho loài Thanh mai. Theo tác giả, Thanh mai thuộc họ Thanh mai, thân dạng gỗ nhỡ, cao 6 - 20m, ra hoa vào tháng 3 - 5, ra quả vào tháng 5 – 7 dƣơng
  19. 11 lịch. Thanh mai có tác dụng cho quả làm thuốc, rƣợu. Võ Văn Chi, (1997)[7], Từ điển cây thuốc Việt Nam, đã mô tả một cách chi tiết đặc điểm sinh vật học của loài Thanh mai. Tác giả cũng đề cập đến tác dụng làm thuốc của Thanh mai nhƣng không đi vào nghiên cứu chi tiết. Theo đó, Thanh mai là cây đa tác dụng, hầu hết các bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc. Quả có tác dụng làm thuốc chƣa rối loạn tiêu hóa, hạt chữa chứng ra mồi hôi liên tục ở chân; vỏ thân, rễ có tác dụng sát trùng. Đỗ Tất Lợi, (1995) [14], Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam; Viện dƣợc liệu, (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam - Tập 1, là 2 công trình nghiên cứu về các loài cây thuốc quý và các động vật có khả năng làm thuốc có phân bố trong rừng đang đƣợc con ngƣời khai thác và sử dụng trong đó có đề cập đến loài cây Thanh mai (Dâu rƣợu, Dâu tiên). Cả 2 cuốn sách đều mô tả một cách chi tiết đặc điểm sinh vật học của loài Thanh mai, tính năng công dụng, thành phần hóa học, cũng nhƣ cách bào chế các bài thuốc từ Thanh mai. Võ Văn Chi, (1997) [7], Từ điển cây thuốc Việt Nam; Võ Văn Chi - Dƣơng Đức Tiến, (1978), Phân loại thực vật - Thực vật bậc cao; Lê Mộng Chân - Lê Thị Huyên: “Thực vật rừng”, đã nêu nên vị trí loài Thanh mai trong hệ thống phân loại thực vật Việt Nam. Theo các tác giả Thanh mai thuộc họ Thanh mai, bộ Thanh mai, phân lớp Sau Sau, lớp Ngọc Lan và ngành hạt kín. Hoàng Văn Ninh, (2004), Kỹ thuật nhân giống và trồng Thanh mai, đã đƣợc nghiên cứu và đƣa ra quy trình kỹ thuật tạo giống và gây trồng Thanh mai bằng phƣơng pháp chiết cành để phổ biến cho ngƣời dân. Theo tác giả, quy trình trồng Thanh mai gồm 4 giai đoạn: Chiết cành, giâm cành, trồng và chăm sóc, chăm sóc cây mẹ sau khi chiết và khu hoạch quả. Mike Dine có bài viết “Kỹ thuật chiết cành Thanh mai góp phần bảo tồn đa dạng sinh học trên bản tin LSNG số 7/2005”. Bài viết đã nêu nên thực trạng và hâu quả của việc khai thác Thanh mai tự nhiên không bền vững và
  20. 12 đƣa ra giải pháp để bảo tồn quần thể Thanh mai tự nhiên đang bị suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đó là gây trồng Thanh mai bằng phƣơng pháp chiết cành. Trần Ngọc Hải, (2007)[11], Bài giảng kỹ thuật gây trồng cây đặc sản, đã giới thiệu qua về đặc điểm hình thái, sinh thái, và các phƣơng pháp cho nhân giống Thanh mai. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Dự án Hỗ trợ Chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam (2007), đã giới thiệu về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố,các phƣơng pháp nhân giống và kỹ thuật chăm sóc Thanh mai. Trần Ngọc Hải, (2007)[12], Kỹ thuật gây trồng loài cây Lâm sản ngoài gỗ, đã giới thiệu qua về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật nhân giống thanh mai bằng phƣơng pháp chiết cành và kỹ thuật chăm sóc. - Đặc điểm hình thái: Thanh mai thuộc nhóm cây bụi, hoặc gỗ nhỏ, chiều cao thƣờng đạt từ 9 - 10m, phân cành sớm và nhiều từ sát gốc và trải đều từ gốc lên tới ngọn. Cành cây mọc hơi chếch so với thân chính. Do vậy thanh mai có tán rất rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa kết quả nên năng suất quả khá cao.Lá Thanh mai là loại lá đơn mọc cách không có lá kèm, lá hình thuôn dài 5 - 7cm, rộng khoảng 2cm, mép lá có răng cƣa nhỏ, thƣờng xanh quanh năm. Thanh mai có hệ rễ bên dạng chùm, hệ rễ phát triển thƣờng ăn nông nhƣng rất rộng trong tầng đất mặt. Hoa thanh mai là loại hoa đơn tính khác gốc, hoa cái gầy, thƣa hoa, hoa đực mọc hình bông đuôi sóc dài 1 – 5cm. Mùa ra hoa vào tháng 10 – 11. Quả hạch, kích thƣớc nhỏ, hình trái xoan. Quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ, lớp vỏ ngoài và thịt quả mọng, ăn có vị ngọt, chua. Quả chín và thu hoạch vào tháng 3 – 4 dƣơng lịch. - Đặc điểm sinh thái và phân bố: Thanh mai là loài cây có phân bố tự nhiên ở Việt Nam, tập chung chủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2