intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Sự tác động của giá đất, giá nhà ở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội

Chia sẻ: Minh Tuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

274
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu thị trường bất động sản đang là một vấn đề rất cấp thiết. Đề tài: Sự tác động của giá đất, giá nhà ở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội nhằm góp phần giúp nhà nước khắc phục những tồn tại tiêu cực và định hướng phát triển cho thị trường bất động sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Sự tác động của giá đất, giá nhà ở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội

  1. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. Đề tài: “Sự tác động của giá đất, giá nhà ở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội” Trần Hoàng Anh 1 Lớp K47 Địa Chính
  2. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. LỜI CẢM ƠN ! Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp sau thời gian 4 năm học tập tại khoa Địa lý trường đại học Khoa Học Tự Nhiên thuộc đại học Quốc Gia Hà Nội, trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, cán bộ trong khoa Địa lý trong thời gian qua đã truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành địa chính nói riêng vàđịa lý nói chung cho em để phục vụ cho công việc sau này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến chuyên viên cao cấp Mai Xuân Yến là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. em xin chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và công tác tốt. Vàđể hoàn thành tốt khoá luận này em xin chân thành cảm ơn phòng tài nguyên và môi trưng quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội là nơi cung cấp các số liệu giúp em thực hiện khoá luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tất cả những ai đãủng hộ và giúp đỡ em trong 4 năm học vừa qua, xin chân thành cảm ơn! Hà nội 25 tháng 05 năm 2006. Sinh viên: Trần Hoàng Anh Trần Hoàng Anh 2 Lớp K47 Địa Chính
  3. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. MỞĐẦU Xã hội loài người luôn luôn phát triển không ngừng và những gì phục vụ cho con người cũng biến đổi theo, một trong những nhu cầu quan trọng của con người mang tính thiết yếu chỉ sau thức ăn cho sự tồn tại của con người đó chính làđất đai hay có thể nói một cách rộng hơn đó chính là bất động sản, nó gắn liền với con người ngay từ thuở sơ khai và tầm quan trọng của nó cũng ngày được khẳng định theo tiến trình phát triển loài người. Thật vậy, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không bao giờ có thể xác định được hết giá trị quý giáđó như thế nào. Đất đai đã, đang và sẽđóng góp vai trò cực kỳ quan trọng cho bất kỳ một lĩnh vực nào đó trong mỗi quốc gia trên thế giới và thực tếđã chứng minh một cách rõ nét điều đó. Trên thế giới thì mỗi một quốc gia có những quan niệm về bất động sản, về bề dày lịch sử khác nhau từ việc tạo ra nó, quản lý, sử dụng, phát triển và kinh doanh nó… và chung nhất là thái độđối xử của nhà nước về mặt pháp lýđối với nó trong tổng thể các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của một thực thể xã hội nhất định. ë Việt Nam cũng vậy, từ luật đất đai năm 1993 được ban hành với quy định đất có giá, quyền sử dụng đất có thể mua, bán, trao đổi, từđó hệ thống thị trường bất động sản dần dần được hình thành, phát triển và không thể phủ nhận được vai trò của thị trường này trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư. Theo pháp luật Việt Nam, thì toàn bộđất đai đều thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước làđại diện chủ sở hữu. Do đó, về mặt pháp luật trong thị trường bất động sản không có việc mua và bán quyền sở hữu đất đai mà chỉ có mua bán quyền sử dụng đất tức là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nên thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay được hiểu là thị trường quyền sử dụng đất và hiện nay đang phát triển rất sôi động hơn bao giờ trong quá trình phát triển từ trước đến nay. Tuy nhiên, một thực tế dễ dàng có thể nhận ra là với tốc độ phát triển mạnh mẽđến chóng mặt như vậy nhưng thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay lại không được quản lý một cách chặt chẽ, nóđã tạo ra rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp cần phải giải quyết cho phù hợp vàổn định trong sự phát triển của nền kinh tế của một Quốc gia. Đó cũng là lý do mà trong suốt một thời gian dài cho đến nay Nhà nước không thể kiểm soát được toàn bộ hoạt động của thị trường bất động sản, khiến cho các mối giao dịch bất động sản trở nên lộn xộn và phức tạp. Điển hình là nhà nước không thể kìm chếđược sự leo thang của giáđất, làm cho kinh doanh bất động sản Trần Hoàng Anh 3 Lớp K47 Địa Chính
  4. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. tạo ra một tỷ suất siêu lợi nhuận nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế chung và làm thất thu hàng trăm tỷđồng của nhà nước, gây nên dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân, thiếu chỗở cho người có thu nhập thấp, tình trạng đầu cơđất xảy ra mạnh mẽ. Tạo ra một môi trường pháp lýổn định, quy hoạch rõ ràng, sát thực tế, thuận tiện và hiệu quảđang là một trong những chính sách mà nhà nước đề ra. Để giải quyết tốt vấn đề của thị trường bất động sản, tạo cơ sở vững chắc khắc phục mọi tiêu cực trong sử dụng đất, xoá bỏ thị trường bất động sản kinh doanh nhàđất bất hợp pháp. Mặt khác có thể sử dụng động lực của thị trường để thực hiện tốt việc sử dụng đất hoang hoá, việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường bất động sản đang là một vấn đề rất cấp thiết, nhằm góp phần giúp nhà nước khắc phục những tồn tại tiêu cực vàđịnh hướng phát triển cho thị trường bất động sản. Bắt nguồn từ nhu cầu thực tế hiện nay tôi thực hiện đề tài: “Sự tác động của giáđất, giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội” Để thực hiện được đề tài này, một sốphương pháp nghiên cứuđược sử dụng là: - Phương pháp điều tra: phỏng vườn một số chủ bất động sản có nhu cầu bán bất động sản trên địa bàn quận Cầu Giấy về các thông tin như: vị trí các bất động sản, kích thước, hình dạng, tình trạng pháp lý, số tầng, diện tích xây dựng, hiện trạng và cuối cùng là giá bán các bất động sản. - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các văn bản liên quan đến thị trường bất động sản nh các Nghịđịnh của chính phủ, Quyết định, Thông tư liên quan đến bất động sản, các báo cáo, hội thảo liên quan đến thị trường bất động sản. Thu thập các mẫu phiếu điều tra phân bố trên địa bàn quận Cầu Giấy. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: từ các thông tin thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích các số liệu, xác định và loại bỏ mẫu nghi ngờ, đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến giáđất, giá nhà trên thị trường, rút ra nhận xét. Trần Hoàng Anh 4 Lớp K47 Địa Chính
  5. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. Vàđề tài cũng đặt ra được một số yêu cầu như: phân tích các yếu tố tác động đến giá bất động sản hay chính là giáđất, giá nhàởđể từđó thấy được sự thay đổi trong giá của bất động sản như thế nào. ch­¬ng 1 tæng quan vÒ thÞ tr­êng bÊt ®éng s¶n 1.1. Khái niệm về bất động sản, vai trò, đặc tính bất động sản Theo điều 181 bộ luật dân sự năm 1995 của nước ta định nghĩa: bất động sản là tài sản không di dời được bao gồm: Đất đai; nhàở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhàở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật qui định. Qua đó có thể hiểu bất động sản gồm hai loại vật thể chủ yếu là: đất đai, vật kiến trúc trên đất, thứ gắn liền với đất đai. Bất động sản có vai tròđặc biệt quan trọng: Đất đai làđiều kiện vật chất để con người tồn tại và tái sản xuất. Và nhàở là không gian cho con người đểở, sinh hoạt, sản xuất. Đối với mỗi quốc gia thì bất động sản không chỉ là nguồn tài nguyên lớn mà còn thể hiện trình độ phát triển và tiềm năng kinh tế. Từ khái niệm trên, bất động sản có những đặc tính như: Có vị trí cốđịnh: không di chuyển được do vậy thị trường chỉ diễn ra ở nơi nó toạ lạc và làm cho giá cảở mỗi nơi mỗi lúc một khác nhau. Có tính lâu bền, trong đó cần phânbiệt ba loại tuổi thọ của bất động sản: Tuổi thọ của đất đai được xem như vô hạn; tuổi thọ vật lý tức tuổi thọ của vật liệu xây dựng; tuổi thọ kinh tế, phụ thuộc vào mục đích, tính chất sử dụng công trình. Nói chung tuổi thọ kinh tế thường ngắn hơn tuổi thọ vật lý bởi trong những trường hợp chất lượng công trình còn tốt nhưng vẫn phải pháđi xây dựng công trình khác phù hợp với yêu cầu, mục đích sử dụng mới. Tính thích ứng: làm cho công trình đáp ứng kịp thời với yêu cầu của người sử dụng nó. Trần Hoàng Anh 5 Lớp K47 Địa Chính
  6. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. Tính khác biệt: từng bất động sản như: công trình, nhà, căn hộ, vườn cây. Không có sự giống nhau một cách tuyệt đối, trước hết là do diều kiện không gian, môi trường tiếp cận của từng bất động sản có sự khác nhau. Tính chịu ảnh hưởng của chính sách pháp luật: Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Nhà nước thường đưa ra những chính sách pháp luật mới đểđiều chỉnh các quan hệ pháp lý, quan hệ lợi ích kinh tế trong việc sản xuất, xây dựng, giao dịch, sử dụng bất động sản cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý của nhà nước: Thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng thường bị ba quy luật chi phối, đó là: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Việc phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của ba quy luật này để có lợi cho quốc kế dân sinh, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào năng lực, trình độ, phương thức quản lý của Nhà nước, bởi vì người tạo lập, mua, bán, giao dịch bất động sản thường lợi dụng các quy luật này để mưu tính thu lợi về mình một cách cao nhất. Tính chịu ảnh hưởng lẫn nhau: Các bất động sản khi sử dụng có thể sinh lợi cho nhau hoặc gây hại cho nhau. Vấn đề này trước hết phải được giải quyết bằng công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, thiết kế thi công, để vừa đảm bảo lợi ích của cục bộ và toàn cục, vi mô và vĩ mô, trước mắt và lâu dài. Hạn chếđến mức cao nhất những xung đột, bất lợi khi sử dụng các bất động sản. Đắt tiền và khó chuyển đổi thành tiền mặt: Bất động sản thường có giá trị lớn nên khi mua bán nó phải có thời gian để cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và phải qua một số thủ tục cần thiết đểđảm bảo an toàn cho việc mua bán loại tài sản này. Riêng đất đai thìđặc tính bất động sản thể hiện ngay trong thuộc tính của nó, đó là có vị trí cốđịnh, hạn chế về không gian, vô hạn về thời gian sử dụng, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau vàđất đai gắn liền với lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Trần Hoàng Anh 6 Lớp K47 Địa Chính
  7. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. 1.2. Thị trường bất động sản Thị trường bất động sản là các hoạt động giao dịch về bất động sản tại một khu vực địa lý nhất định trong một thời gian nhất định, làđầu mối thực hiện giá trị và chuyển dịch giá trị của bất động sản thông qua quan hệ giữa người mua và người bán bất động sản theo quy luật thị trường. Tuỳ thuộc vào từng chếđộ sở hữu, phạm vi hoạt động mà thị trường bất động sản có sự khác biệt với nhau về tính chất cũng như phương thức hoạt động. Thị trường bất động sản có 4 cách phân loại: - Phân loại theo khu vực: VD: thị trường thành phố A, thị xã B, quận C. - Phân loại theo công dụng của bất động sản: VD: thị trường đất đai, thị trường nhàở, thị trường công trình công nghiệp. - Phân loại theo tính chất kinh doanh: thì có ba nhánh: thị trường mua bán bất động sản, thị trường cho thuê bất động sản, thị trường thế chấp bất động sản. - Phân loại theo thứ tự thời gian và thành phần bất động sản gia nhập thị trường: Thị trường cấp I: là thị trường chuyển nhượng, giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất ( còn gọi là thị trường đất đai ). Thị trường cấp II: là thị trường xây dựng công trình Thị trường cấp III: là thị trường bán hoặc cho thuê công trình. Với bất kỳ một loại thị trường nào cũng đều có ba yếu tố cấu thành là : khách thể, chủ thể, môi giới trung gian. Trong thị trường bất động sản thì các yếu tốđóđược biểu hiện như sau: - Chủ thể thị trường bất động sản: Chủ thể của thị trường bất động sản là những đối tượng trực tiếp tham gia các giao dịch trên thị trường bất động sản; là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và Nhà nước trong đó các chủ thể này vừa có thểđóng vai trò mua vừa có thểđóng vai trò bán bất động sản. Những chủ thể này được tham gia vào các giao dịch trên thị trường bất động sản, Trần Hoàng Anh 7 Lớp K47 Địa Chính
  8. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. làchủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, đất đai; có quyền và lợi ích độc lập, tự chủ quyết định có hay không tham gia các giao dịch trên thị trường bất động sản. Khi tham gia các giao dịch bên mua và bên bán tự thỏa thuận giá cả với nhau, không chịu sự tác động từ bên ngoài. Người bán được bán bất động sản cho người mua không phải qua kiểm soát và xét duyệt hành chính; người mua được quyền vay tiền và lấy bất động sản làm vật bảo đảm. Các chủ thể khi tham gia thị trường có quyền và nghĩa vụ chung. Trong các chủ thể trên thì Nhà nước là một chủ thểđặc biệt của thị trường BĐS vìđất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước làđại diện chủ sở hữu toàn bộ quỹđất, có quyền giao đất, cho thuêđất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật đất đai 2003). Theo khoản 4 điều 5 Luật đất đai 2003 quy định: “ nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuêđất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ”. Pháp luật ở nước ta cũng cho phép “ người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…”. Khi đó các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân từ vai trò chủ thể quan hệđất đai trở thành chủ thể thị trường bất động sản, các chủ thể này được tham gia chuyển dịch loại tài sản đặc biệt, tài sản quyền sử dụng đất. Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước làđại diện chủ sở hữu, “ Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết định giao đất, cho thuêđất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…”. - Khách thể: khách thể của thị trường bất động sản được hiểu làđối tượng giao dịch giữa các chủ thể trên thị trường bất động sản, đó chính là hàng hoá bất động sản, đối với những quốc gia màđất đai thuộc sở hữu t nhân, thị trường bất động sản vềý nghĩa chung là thị trường giao dịch đất đai, khách thể của thị trường làđất đai đãđược thương phẩm hoá. Còn ở Việt Nam, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các giao dịch diễn ra trên thị trường bất động sản là các giao dịch về bất động sản nói chung và hàng hoá quyền sử dụng đất nói riêng. Do đó khách thể của thị trường chủ yếu không bao gồm đất đai theo Trần Hoàng Anh 8 Lớp K47 Địa Chính
  9. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. nghĩa vật chất của nó, mà là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất do không thể di dời được trong không gian, các tài sản khác gắn liền với đất được gọi là vốn đất, trong đó quyền sử dụng đất là yếu tố trung tâm của bất động sản. Và nh vậy quyền sử dụng đất là khách thể trung tâm của thị trường bất động sản. - Môi giới trung gian thị trường bất động sản được hiểu là cầu nối hữu hình hoặc vô hình liên kết các chủ thể thị trường khi họ thực hiện giao dịch về bất động sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, hoạt động, tác dụng của các cơ cấu trung gian ngày càng đóng vai trò quan trọng và là thành phần không thể thiếu trong thị trường. Dựa vào sự liên kết khác nhau của các chủ thể thị trường mà môi giới trung gian có ba loại: Hình thức liên kết giữa các chủ thể cung bất động sản, hình thức liên kết giữa các chủ thể cầu bất động sản, hình thức môi giới liên kết giữa bên cung và bên cầu bất động sản, bao gồm: giá cả, quan hệ cung cầu, thông tin thị trường, người trung gian thị trường, cơ quan xét xử và trọng tài kinh tế, bảo hộ quyền lợi cho các chủ thể sau giao dịch …trong đó giá cả bất động sản là yếu tố quan trọng hơn cả. Ngoài ra trong thị trường bất động sản còn có một số yếu tố như: 1. Quyền của người được chuyển quyền sử dụng đất và người được nhận quyền sử dụng đất. Những biện pháp để người nhận quyền sử dụng đất và người chuyển quyền sử dụng đất tìm đến nhau, một cơ chế thông báo, quảng cáo việc bán đất. 2. Cơ sở xây dựng hợp đồng giữa người mua và người bán – văn bản viết hoặc một số phương pháp thông dụng được cộng đồng chấp nhận mà người mua và người bán có thể thực hiện được. Tự thoả thuận giá bán không có sự can thiệp của bên ngoài. 3. Biện pháp thu thập thông tin vềđất đai- thường lấy tin ở cơ quan đăng kýđất. Những thông tin liên quan bao gồm: Quyền sở hữu của người bán, những hạn chế về quyền sử dụng đất và hưởng lợi trên đất đối với người mua, nghĩa vụ về tài chính của người bán ( liên quan đến đất đó) chưa giải quyết trước khi bán trở thành nghĩa vụ của người mua. Khi chuyển nhượng thường phải xem người bán đã trả bao nhiêu, còn nợbao Trần Hoàng Anh 9 Lớp K47 Địa Chính
  10. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. nhiêu (ví dụ về thuếđất) để người mua khấu trừ cho người bán, kế hoạch của Nhà nước trong tơng lai tác động đến đất đó. 4. Biện pháp để người bán bảo đảm chuyển quyền vềđất cho người mua. Nói chung, phải qua kê khai đăng ký chuyển quyền ở nơi đăng ký. 5. Biện pháp bảo đảm quyền sở hữu đứng tên người mua để loại bỏ những mối đe doạđến quyền đó. Nói chung là phải đăng ký công khai hoặc tuan theo trình tự thủ tục thông dụng. 6. Quyền người mua được vay tiền lấy đất làm vật bảo đảm. người vay và cho vay được tự do thoả thuận mức cho vay không qua kiểm soát tài chính. Biện pháp đảm bảo thật an toàn cho chủ nợ, nghĩa làđể chủ nợ không bị mất một số quyền lợi liên quan đến đất đã thế chấp do dất đo trước đây đã chuyển nhượng và không biết có mắc nợ hoặc bị kiện cáo hay không. Quyền chủ nợđược hành động khi con nợ không trảđủ nợ. Nói chung, bao gồm quyền chủ nợđược công khai phát mại quyền sử dụng đất để thanh toán nợ. 7. Đảm bảo Nhà nước thu được đầy đủ thuế chuyển quyền và luôn luôn hiện chỉnh số liệu thuế thu được. Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng một hành lang pháp lýđầy đủ và thành lập một cơ quan quản lý, điều tiết hỗ trợ cho thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh. Tính đặc thù và tính quy luật về sự vận động của thị trường bất động sản - Tính đặc thù: Thực chất là thị trường giao dịch nhằm giải quyết về lợi ích giữa người mua và người bán bất động sản, nó thường bị chi phối bởi các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy tắc xây dựng ; thị trường bất độngsản mang tính khu vực do bất động sản là cốđịnh, tức lầ bất động sản ở mỗi nơi, mỗi khu vực có những điều kiện, quan hệ cung cầu, mức giá cả tơng ứng với khu vực đó; cần có dịch vụ tư vấnchuyên nghiệp có trình độ cao, có lương tâm nghề nghiệp đểđảm bảo lợi ích chính đáng cho cả người mua và người bán bất động sản; dễ mất cân bằng cung cầu, dễ dẫn đến độcquyền do sự tự do cạnh tranh và số lượng bất động sản có hạn trong khi nhu cầu lại lớn; thịtrường bất Trần Hoàng Anh 10 Lớp K47 Địa Chính
  11. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. động sản thường ít hơn thị trường động sản về số lượng lần mua bán, xong giá trị bất động sản của mỗi lần mua bán nhìn chung lại lớn hơn nhiều so với động sản. - Tính quy luật: Trong quá trình vận động, thị trường bất động sản luôn bị tác động bởi các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh. Sự tác động này là tất yếu mang tính quy luật (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh). a. Quy luật giá trị: Được biểu hiện thông qua giá cả, nó là nội dung chủ yếu của cơ chế thị trường, nó tự phát vàđiều tiết các hoạt động kinh tế như sản xuất, tiêu dùng và quan hệ cung cầu. Nó cung cấp thông tin cho nhà nước đểđiều tiết vĩ mô nhằm cân bằng cung cầu, bảo đảm cho thị trường bất động sản được bình ổn, giảm bớt những cơn sốt giả tạo vềđất nói riêng và bất động sản nói chung. Gía cảởđây được hiểu là giá trị thị trường, giá thực tế (gồm giá mua bán và giá cho thuê). b. Quy luật cung cầu: Được hiểu thông qua quan hệ giữa lượng bất động sản có thể bán ra của bên bán và sức mua bất động sản của bên mua. Nó thường xuyên mâu thuẫn trên 4 mặt: số lượng, kết cấu, không gian, thời gian. Khắc phục được mâu thuẫn này thì cung cầu được cân bằng. Thông qua quan hệ cung cầu sẽ làm cho giá cả sát với giá trị. Quan hệ cung cầu luôn biến động, sự cân bằng chỉ là tơng đối, còn mất cân bằng lại là phổ biến và thường xuyên, do vậy muốn cung đủ cầu thì phải có thời gian vàđiều kiện để tạo ra lượng bất động sản cần thiết. Trong đó quy luật cung và cầu trong thị trường bất động sản được biểu hiện :  K hái niệm cung - cầu: Tổng cung và tổng cầu là hai lực lượng quyết định của “hộp đen” kinh tế vĩ mô mang tính quy luật của nền kinh tế hàng hoá, dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường. Đây là hai đại lượng luôn luôn biến đổi do chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đồng thời là hai bộ phận cấu thành nên thị trường hàng hoá dịch vụ. Thị trường bất động sản là một loại trong hệ thống các thị trường hàng hoá cũng không thể thiếu được hai bộ phận cơ bản Trần Hoàng Anh 11 Lớp K47 Địa Chính
  12. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. này. Chúng được thể hiện thông qua giá cả cuả bất động sản ở mỗi nơi mỗi lúc. . Khái niệm cầu: Cầu về bất động sản là khối lượng bất động sản mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả năng thanh toán để nhận được khối lượng bất động sản đó trên thị trường. Có một sự khác biệt lớn về quy mô phạm vi vàđối tượng xuất hiện giữa cầu tiêu dùng và cầu bất động sản. Cầu thực tế có khả năng thanh toán, có những nhóm đối tượng không có nhu cầu sử dụng nhưng lại có nhu cầu đầu cơ kiếm lợi nên có cầu xuất hiện trên thị trường. Chính vì vậy cầu là một phạm trù có quan hệ hết sức chặt chẽ với nhu cầu, khả năng thanh toán vàđiều kiện hoạt động của thị trường. . Khái niệm cung: Cung bất động sản trên thị trường bất động sản là tổng số lượng bất động sản có thể sẵn sàng tham gia vào giao dịch mua bán trên thị trường tại một thời điểm nào đó với một mức giá giới hạn nhất định. Tổng cung ởđây không hoàn toàn trùng khớp với tổng số bất động sản cóđược ở một quốc gia, do có những bất động sản không được tham gia vào giao dịch mua bán trên thị trường tuỳ theo pháp luật của mỗi nước quy định hoặc có những chủ sở hữu, sử dụng nhiều bất động sản nhưng họ không có nhu cầu bán, chuyển nhượng hay là có nhu cầu bán nhưng đòi hỏi không phải bán với mặt bằng giá hiện hành trên thị trường mà muốn chờđợi để bán với mặt bằng giá cao hơn. Những nguồn bất động sản không được tính vào tổng cung về bất động sản tại thời điểm đó. c. Quy luật cạnh tranh: Biểu hiện qua sự giành giật lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của lợi ích thị trường, trong đó có ba loại hình: là cạnh tranh giữa các đối tượng thuộc bên bán, cạnh tranh giữa các đối tượng thuộc bên mua, cạnh tranh giữa các đối tượng mua và bán. Đểđảm bảo cạnh tranh lành mạnh thì phải đảm bảo các yếu tố nh: thông tin phải đầy đủ, chính xác, thông suốt, kịp thời, doanh nghiệp phải cóquyền cạnh Trần Hoàng Anh 12 Lớp K47 Địa Chính
  13. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. tranh trong kinh doanh, được hưởng lợi ích từ kết quả cạnh tranh và phải chống độc quyền, chống cạnh tranh phi pháp. 1.3. TỔNGQUANVỀTHỊTRƯỜNGBẤTĐỘNGSẢN VIỆT NAM 1.3.1. Một sốđặc trưng cơ bản của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay Thị trường bất động sản ở nước ta bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và thị trường về nhàở, các tài sản gắn liền với đất. Theo Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định ở nước ta, pháp luật không thừa nhận sự tồn tại của thị trường đất đai mà chỉ ghi nhận và bảo hộ sự tồn tại của thị trường quyền sử dụng đất. Thị trường bất động sản ở nước ta tồn tại hai loại hình thị trường bất động sản: thị trường bất động sản chính thức và thị trường bất động sản phi chính thức hay còn gọi là thị trường ngầm. Hai loại thị trường này tồn tại song song vàđan xen lẫn nhau. Thị trường ngầm bắt nguồn từ tâm lý, thói quen của một bộ phận dân cư coi thường hoặc không hiểu biết pháp luật nên họ thực hiện các hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức giấy tờ trao tay không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một số người dân coi nhẹ hoặc không hiểu việc đăng ký sử dụng đất chính là một biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, ở nước ta hệ thống thuế và các chính sách tài chính vềđất đai còn nhiều bất cập với mức thuế suất quy định quá cao so vơí thu nhập của đại đa số người lao động nên để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí khi thực hiện các giao dịch đất đai, người dân thường có xu hướng tự tìm đến thị trường bất động sản ngầm. Một nguyên nhân khác góp phần cho sự ra đời của thị trường bất động sản ngầm đó là hệ thống đăng ký bất động sản nói chung vàđăng ký quyền sử dụng đất nói riêng do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện với quy trình, thủ tục hành chính rờm rà và thiếu đồng bộ nên gây cản trở cho người dân tìm đến thị trường bất động sản chính thức. Thị trường bất động sản gồm nhiều thị trường nhỏ, không tập trung mà trải dài trên toàn vùng, trong đó mỗi thị trường mang bản chất, quy mô Trần Hoàng Anh 13 Lớp K47 Địa Chính
  14. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. vàtrình độ khác nhau. Do sự khác biệt vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá nên thị trường bất động sản ở các đô thị có quy mô và trình độ phát triển cao hơn thị trường bất động sản ở nông thôn. Trong thị trường bât động sản ở Việt Nam, việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhàở trong những năm gần đây đãđược tiến hành khẩn trương, góp phần tăng cường công tác quản lýđất đai. Đây là tiền đề quan trọng cho sự hình thành thị trường chuyển quyền sử dụng đất đai. Các chương trình phát triển nhàở cũng như các chính sách hỗ trợ vốn cho các hoạt động phát triển nhàở cho các địa phương, chính phủđã cho phép các địa phương sử dụng phần lớn nguồn tiền thu về sử dụng đất đô thịđể phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và lo nhà cho người có thu nhập thấp. Chính phủ cũng cho phép các địa phương giữ lại toàn bộ số tiền thu từ việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước dùng cho các phương án phát triển và cải tạo nhàở. Tuy nhiên, thị trường bất động sản ở nước ta đang thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộđể bảo hộ. Các quy định liên quan đến thị trường bất động sản được ban hành nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau như: Luật đất đai năm 2003, Bộ luật dân sự năm 2005, Luật về nhàở năm 2005, Luật xây dựng năm 2003… mà chưa có một đạo luật độc lập điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh bất động sản. Hơn nữa, muốn thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh thì công tác đăng ký bất động sản cóý nghĩa rất quan trọng nhưng hiện vẫn chưa có một đạo luật riêng đểđiều chỉnh thống nhất hoạt động này. Thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp: thiếu các tổ chức chuyên nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản; tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh không dồi dào; phương thức kinh doanh không mang tính chuyên nghiệp, hiện nay có cả những doanh nghiệp kinh doanh mang tính “chộp giựt”, “thời vụ”. Thiếu các tổ chức trung gian, môi giới chuyên nghiệp hoạt động mang tính chất hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của thịt trường bất động sản. Thiếu các sàn giao dịch mang tính chuyên nghiệp của thị trường bất động sản để thúc đẩy thị trường này phát triển lành mạnh. Do đó trong khoảng 10 năm trở lại đây thị trường bất động sản ở Việt Nam đã trải qua 3 lần biến động lớn là những dấu mốc lớn Trần Hoàng Anh 14 Lớp K47 Địa Chính
  15. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. trong giai đoạn hình thành và phát triển: lần thứ nhất vào các năm 1994 – 1996, lần thứ hai vào các năm 1997 – 1999, lần thứ ba bắt đầu từ năm 2004 cho đến nay đang diễn ra rất sôi động và nóng hổi và lần này có quy mô, phạm vi rộng lớn hơn, tính chất phức tạp hơn các lần trước, nóđã vàđang là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý và yêu cầu một hướng giải quyết hợp lý, phù hợp trong giai đoạn này. 1.3.2. Các khu vực của thị trường bất động sản : - Thị trường đất đai: bao gồm các loại hình sử dụng đất như: đất đô thị, đất ở, đất nông nghiệp. - Thị trường nhàở: thuộc khu vực tư nhân thường có hai loại: +) Loại thứ nhất là nhàở gắn liền với đất đai gồm những căn nhà riêng biệt và những dãy nhà xây cùng một kiểu, những căn nhà riêng biệt ở vị trí tốt, có tiền thuê cao, sử dụng phổ biến cho các lĩnh vực kinh doanh, các công ty… +) Loại thứ hai là những khu chung cư có vị trí thuận tiện với các điều kiện tốt có thể bán hoặc cho thuê với mức giá cao. Những nhà công cộng có nhiều phòng vói kích thước khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của những người thu nhập thấp . - Thị trường văn phòng: Trong thị trường này cần đầu tư nhiều chất xám và tri thức hơn thị trường nhàở. Trong khi xây dựng cần chúýđến những yếu tố vô cùng quan trọng như: địa điểm, chức năng, kiến trúc, nguyên vật liệu xây dựng và trang thiết bịđể trang bị cho phù hợp, theo kịp với những tiêu chuẩn hiện đại. Trong đó các khu văn phòng thường được chọn ở những vị thế tại các khu trung tâm kinh doanh rất thuận tiện cho nhân viên và khách hàng. - Thị trường các khu thương mại và các cửa hàng bán lẻ: Vấn đề quan trọng ởđây là vị trí tốt từđó quyết định đến việc tạo ra thu nhập ổn định với tiềm năng phát triển thích hợp. Tiếp đó là kiểu cách bài trí thuận tiện, trang trí hấp dẫn, chất lượng của môi trường xung quanh cũng nh có bãi đỗ xe, những yếu tốđó sẽ khẳng định giá trị của cửa hàng. Trần Hoàng Anh 15 Lớp K47 Địa Chính
  16. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. - Thị trường bất động sản cho công nghiệp: Các công trình công nghiệp mang đặc trưng không dễ dàng chuyển đổi sang sử dụng cho các lĩnh vực khác. Gía trị của công trình phụ thuộc vào dung lượng hoạt động công nghiệp, khả năng sẵn có về cung cấp lao động, vật tư thị trường . - Thị trường bất động sản đặc biệt: Các xưởng đóng tàu, nhà máy hoá dầu, trạm xăng, … 1.3.3. Gía cả bất động sản trên thị trường : Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, thực chất của giá bất động sản là giáđất, bởi vì nó chiếm phần lớn gía bất động sản. Gía bất động sản chịu sự tác động các quy luật của nền kinh tế thị trường. Gía đất phụ thuộc vào khả năng và phương thức sinh lợi của đất (sinh lợi sinh học và sinh lợi phi sinh học), giáđất có thểở mức cao quá so với khả năng thanh toán của xã hội và tất yếu nó sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng và cũng như các loại hàng hoá khác thì giáđất cũng phụ thuộc vào lượng thông tin hai chiều về phía người mua và người bán bất động sản, hay nói cách khác giáđất cao hay thấp sẽ quyết định đến giá bất động sản. Tuy nhiên, do tính sôi động của thị trường nhàđất nên tồn tại hai loại giá khác nhau về bất động sản đó là giá do nhà nước quy định và giá do thị trường, trong đó gía do nhà nước đa ra nhìn chung là thấp hơn giá thị trường . Với bất kỳ một người có nhu cầu muốn sở hữu một bất động sản thì người đó sẽ phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến bất động sản đó, những yếu tố chính đó nh: tự nhiên, xã hội, pháp lý, kiến trúc. Khi thấy thoả mãn thìđa ra một mức giáđể có thể mua được bất động sản đó. Nhưng nếu mức giá thấp hơn mức giá mong đợi của chủ bất động sản thì chủ bất động sản đó không bằng lòng và sẽ không bán, chờ một mức giá cao hơn hoặc sẽ giảm giá mà mình mong đợi để có thể bán được bất động sản đó khi nhận thấy những điều kiện bất lợi của mình. Như vậy giá bất động sản do chủ bất động sản quyết định và giáđược các bên chấp nhận thìđó chính là giá thị trường của bất động sản. Vàởđây không có sự cưỡng chế, bắt ép hay đe doạđến người bán cũng như người mua trong quá trình giao dịch mà là mức giá thoảthuận giữa Trần Hoàng Anh 16 Lớp K47 Địa Chính
  17. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. hai bên mua và bán đều có lợi. Người mua sẽ chỉ mua nếu người đó cho là phải chăng và người bán cũng vậy, họ chỉ bán nếu nhận được số tiền mà mình đòi hỏi. Gía cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của một tài sản, là số tiền thoả thuận giữa người mua và người bán tại một thời điểm xác định. Gía trị tài sản nói chung hay giá trị bất động sản nói riêng, xét về mặt kinh tế là sự thoả mãn bốn đặc điểm cơ bản: Tính hữu dụng, nhu cầu, tình trạng khan hiếm, quyền chiếm hữu và khả năng chuyển giao được. So với giá cả hàng hoá khác thì giá bất động sản có 6 đặc trưng sau : - Tính song trùng, tức là bao gồm cả giáđất và giá công trình trên đất. - Tính khu vực, chủ yếu phản ánh địa tô cấp sai. - Có hai cách biểu hiện bằng giá mua và giá bán hoặc giá cho thuê. - Giao dịch bất động sản thực chất là giao dịch quyền lợi mà nóđem lại, quyền lợi không giống nhau thì giá cả cũng khác nhau. - Được hình thành trong từng giao dịch riêng lẻ, ngoài việc chịu ảnh hưởng của tính bất động và tính khác biệt của bất động sản còn phụ thuộc vào tố chất cá biệt của người mua và người bán . - Giá cả bất động sản luôn luôn có khuynh hướng tăng lên vì tài nguyên đất có hạn mà con người thì ngày càng sinh sôi nhiều. 1.3.4. Vai trò của thị trường bất động sản đối với sự phát triển nền kinh tế. Thị trường bất động sản là một trong những thị trường đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, kinh doanh của xã hội. Thị trường bất động sản phát triển kéo theo sự phát triển của toàn bộ hệ thống mà rõ nhất là thị trường xây dựng và tiền tệ. Thị trường bất động sản còn thu hút một lực lượng lao động khá lớn, đóng góp đáng kể cho ngân sách, đồng thời tạo việc làm cho thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng, gián tiếp giúp hai thị trường này thu hút lao động, tiếp tục đóng góp cho ngân sách. Trần Hoàng Anh 17 Lớp K47 Địa Chính
  18. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. Có thể khẳng định thị trường bất động sản đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, góp phần đắc lực vào công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước. Thị trường bất động sản là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa xây dựng, mua bán nhà và mua bán quyền sử dụng đất. Thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng nhàở, bảo vệ và nâng cao hiệu quả tài nguyên đất. Thị trường nói chung, bất động sản nói riêng chịu sự tác động tơng hỗ giữa các yếu tố cơ bản: cung - cầu, giá cả, cạnh tranh. Sự tồn tại và vận động của thị trường biểu hiện ở sự vận động của các yếu tố không tách rời nhau. Điều đó làm thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức, quản lý, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường mang lại lợi nhuận cao. Tăng trưởng kinh tế và tốc độđô thị hoá cao sẽ gây ra sức ép về cầu bất động sản nói chung và nhàở nói riêng trong xã hội. Phát triển thị trường bất động sản thông thoáng sẽ tạo động cơ phấn đấu và cơ hội có nhàở cho đại bộ phận người lao động, người có thu nhập thấp với giá cả chấp nhận được. Hoạt động của thị trường bất động sản góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới quản lýđất đai, nhàở và các cơ sở kinh tế, xã hội khác. Thị trường bất động sản được hình thành và góp phần từng bước xây dựng đồng bộ các loại thị trường khác trong nền kinh tế hàng hoá. Thông qua thị trường bất động sản, nhà nước tiếp tục bổ sung hoàn thiện pháp luật và các chính sách cũng nh tổ chức quản lý tạo điều kiện cho thị trường mở rộng và phát triển, góp phần khắc phục tình trạng kinh doanh phi pháp, trốn thuế, đầu cơ, và các tệ nạn khác xung quanh hoạt động kinh doanh bất động sản đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Phát triển thị trường bất động sản góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, nâng cao trình độ xã hội hoá trong sản xuất kinh doanh. Trên thị trường, các nhà kinh doanh, những người sử dụng cóđiều kiện tiếp xúc, có mối quan hệ qua lại tạo ra sự mở rộng quan hệ nội bộ thị trường và các quan hệ với các nghành, các lĩnh vực khác như xây dựng, địa chính để mở rộng thị trường. Trần Hoàng Anh 18 Lớp K47 Địa Chính
  19. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. Ngành kinh doanh bất động sản đòi hỏi phải nhiều vốn, thông tin xác thực, quản lý chặt chẽ và có sức hấp dẫn cao. Nếu thị trường được mở rộng, nâng cao năng lực kinh doanh và tăng cường quản lí thì khả năng thu hút vốn đầu tư lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng nh vốn tích luỹ của các tầng lớp dân cư, tạo khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, hợp lý hoá tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả của các tổ chức kinh doanh, từđó góp phần phát triển tốt nền kinh tế. Những vườn đề chung trình bày trên đây khi đối chiếu với thực tiễn thấy rằng: Những năm trước đây nhà nước có quy định giáđất nhưng lại thấp hơn nhiều so với thực tế nên đã xảy ra rất nhiều tiêu cực trong lĩnh vực đất đai. Để khắc phục hiện tượng này, Luật đất đai 2003 đã quy định: giáđất nhà nước quy định phải sát với giá thị trường, đó chính là nội dung đổi mới quan trọng của luật đất đai hiện hành, nóđã vàđang từng bước làm “lành mạnh hoá” thị trường bất động sản. Trần Hoàng Anh 19 Lớp K47 Địa Chính
  20. Sự tác động của giáđất giá nhàở tới thị trường bất động sản tại quận Cầu Giấy TP Hà Nội. Ch­¬ng 2 sù t¸c ®éng cña gi¸ ®Êt gi¸ nhµ ë tíi thÞ tr­êng bÊt ®éng s¶n t¹i quËn cÇu giÊy tp hµ néi. 2.1. Kh¸i qu¸t vïng nghiªn cøu 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội được thành lập ngày 3/ 9 /1997 gồm 8 phường nh: Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Quan Hoa, Yên Hoà, Trung Hoà và Dịch Vọng hậu, tổng diện tích đất hành chính là 1202.98 ha. Địa giới hành chính tiếp giáp : Phía Bắc giáp: Quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm. Phía Nam giáp: Quận Thanh Xuân Phía Tây giáp: huyện Từ Liêm Phía Đông giáp: Quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Tây Hồ Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính của Thành phố Hà Nội. Trong Quận có các trục đường giao thông vành đai nối thủđô Hà Nội với chuỗi đô thị Hoà Lạc - Sơn Tây. Vị trí của Quận đãđem lại nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế xã hội cho Quận, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu trong việc phát huy lợi thế và phát huy vai trò của Quận đối với sự phát triển của thành phố. Với địa hình thuận lợi thấp dần từ Bắc xuống Nam, đất đai của quận rất tốt do có sự bồi đắp của đồng bằng sông Hồng. Mặc dù vậy, chất lượng đất ngày càng giảm sút do nước thải từ các nhà máy và qua quá trình sinh hoạt của khu dân cưđô thị chưa được xử lý tốt nên đã gây ô nhiễm. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội : Với dân số trong toàn quận khoảng 168.000 người (năm 2005), so vói năm 1997 thìđã tăng gần gấp đôi. Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố từ lúc thành lập cho tới nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song với sự nỗlực và cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn quận nên đãđạt được nhiều kết quả: Trần Hoàng Anh 20 Lớp K47 Địa Chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2