intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU LÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Chia sẻ: Nguyễn Văn Hùng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

667
lượt xem
160
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xã hội, bất kỳ lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào, tiền lương là một trong những yếu tố khá quan trọng và vô cùng nhạy cảm . Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động của con người được đo lường bằng một số tiền lương cụ thể. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với người bán sức lao động, vì nó xác định tình hình vật chất của người lao động đó và gia đình của họ. Đối với người mua sức lao động, tiền lương cũng có ý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU LÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Khoa Quản Trị Kinh Doanh -----------------oo0oo------------------ Bộ môn: KINH TẾ LAO ĐỘNG Đề tài: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU LÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Giao viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH HUYỀN ́ Nhóm thực hiện : ĐẠI DƯƠNG XANH Lớp : NL 91 "Nếu bạn muốn ngày mai tỏa sáng thì phải lấp lánh từ ngày hôm nay” TP.HCM, tháng 12 năm 2011 1
  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 ----ĐẠI DƯƠNG XANH---- Nguyễn Văn Hùng ( NT) 0954010172 Nguyễn Thị Như Ngọc 0954012303 Hồ Thị Phú 0954010353 Đoàn Thị Hoàng Uyên 0954012638 Đỗ Việt Hùng 0954010171 Nguyễn Thị Trúc Phương 0954012369 Cao Hoàng 0954010145 Đặng Thị Thu Hương 0954010180 Trần Thanh Trung 0954010567 Trần Khiết Anh 0954010020 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội, bất kỳ lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào, tiền lương là một trong những yếu tố khá quan trọng và vô cùng nhạy cảm . Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động của con người được đo lường bằng một số tiền lương cụ thể. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với người bán sức lao động, vì nó xác định tình hình vật chất của người lao động đó và gia đình của họ. Đối với người mua sức lao động, tiền lương cũng có ý nghĩa không kém, có quan hệ trực tiếp và tác động nhân - quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với sự chuyển biến không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, các khu công nghi ệ p, các ngành nghề ngày càng thu hút nhiều lao động. Do đó, chính sách tiền lương đang được mọi người quan tâm tích c ực. Cùng với việc thay đổi các chính sách kinh tế xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước thì Nhà Nước ta cũng có các thay đổi về chính sách tiền l ương phù hợp với từng thời kì, phù hợp với các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên các nhu cầu tối thiểu của người lao đ ộ ng, nó cũng là m ộ t trong nh ữ ng công c ụ b ả o v ệ ng ườ i lao đ ộ ng. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tính toán mức lương tối thiểu cũng phải dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của nước mình. Tiền lương tối thiểu cao hay thấp đều gây ra sự thiếu hụt hay d ư thừa về lao động. Với giá cả các mặt hàng hóa ngày càng gia tăng, liệu mức l ương t ối thiểu ở Việt Nam hiện nay có đáp ứng được nhu cầu của người lao động hay không? Đó chính là câu hỏi khó cho người lao động lẫn các cơ quan chức trách. Chính sách tiền 3
  4. lương này ảnh hưởng gì tới thị trường, người lao động, doanh nghiệp, cung- cầu lao động tại Việt Nam?. Chính sách tiền lương tối thiểu của khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm gì khác nhau?. Chính vì vậy, sự cần thiết của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục đ ể có thể giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà chức trách có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về “đòn bẩy” kinh tế đặc biệt quan trọng này. 4
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU......................5 1.Các khái niệm liên quan................................................................................................5 2.Khái niệm về mức lương tối thiểu.............................................................................5 3.Đặt trưng của mức lương tối thiểu............................................................................. 5 4.Sự khác nhau giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu...............................6 5.Phương pháp luận xác định lương tối thiểu...............................................................6 6.Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu....................................................................6 7.Phân loại mức lương tối thiểu..................................................................................... 6 7.1 Mức lương tối thiểu chung ......................................................................................6 7.2 Mức lương tối thiểu vùng......................................................................................... 7 8.Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu................................................................7 9.Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu.............................................................8 10.Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu.............................................................................8 11.Vai trò của lương tối thiểu.........................................................................................8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM........9 Tiền lương tối thiểu tại Việt Nam................................................................................. 9 1.1. Mục đích lương tối thiểu tại Việt Nam:..........................................................................9 1.2.Thực trạng của lương tối thiểu tại Việt Nam...................................................................9 a) So sánh sự thay đổi lương tối thiểu qua 6 năm ( 2006 – 2011 )...............................10 b) Thực trạng MLTT của Việt Nam trong 3 năm gần đây (2010 – 2012)...................12 c) Lý do điều chỉnh mức lương tối thiểu.......................................................................13 1.3. Những hạn chế của lương tối thiểu tại Việt Nam hiện nay:..............................13 1.4 . Tác động của MLTT...................................................................................................... 14 1.4.1. Tác động mức lương tối thiểu đến thị trường....................................................14 1.4.2. Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động...........................................15 1.4.3. Tác động của phân vùng lương tối thiểu đến sự cạnh tranh về việc làm giữa các vùng ............................................................................................................................ 17 1.4.4. Tiền lương tối thiểu tác động đến cung và cầu lao động..................................18 a) Tác động đến cung lao động.............................................................................................. 18 b) Tác động đến cầu lao động............................................................................................... 18 1.4.5. Tác động đến doanh nghiệp khi tăng lương tối thiểu........................................20 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU.......................................................... 22 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 25 Phụ lục.......................................................................................................................... 26 5
  6. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 1. Các khái niệm liên quan - Mức lương cơ bản : là mức lương do người sử dụng lao động đặt ra làm cơ sở để tính tiền công, tiền lương của người lao động. - Nhu cầu tối thiểu: được hiểu như là một sự đòi hỏi của người lao động về điều kiện sinh hoạt tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc, đ ược phân chia thành hai hệ thống là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội học. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. - Mức sống tối thiểu: là một mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động trong một thời kỳ nào đó được biểu hiện dưới hai dạng hiện vật và giá tr ị. Mức sống tối thiểu bao gồm cơ cấu, chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn. Về mặt giá trị, được biểu hiện giá trị của các tư liệu sinh hoạt và công việc dịch vụ, nó liên quan chặt chẽ với lương tối thiểu. 2. Khái niệm về mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu: là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt nhằm bảo đảm cho người lao động bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và đ ược dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác,và không được thấp hơn mức sống tối thiểu. ( Theo Điều 7 – Bộ luật lao động quy định “người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”)  Mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền lương, nó liên hệ chặt chẽ với 3 yếu tố: * Mức sống trung bình của dân cư một nước * Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt * Loại lao động và điều kiện lao động 3. Đặt trưng của mức lương tối thiểu Được xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất. • Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động • bình thường. Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình. • Mức lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác . Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đ ổi mua bán sức lao động. Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế. 6
  7. 4. Sự khác nhau giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu Mức lương cơ bản khác với mức lương tối thiểu ở chỗ: Lương cơ bản Lương tối thiểu Do người sử dụng lao động đặt - Do nhà nước đặt ra. - Chỉ có nhà nước mới có quyền ra - Có thể thay đổi được theo ý chí thay đổi. - của người sử dụng lao động Là quy định của nhà nước, là căn - Là cơ sở để tính tiền công, tiền cứ pháp lý để dựa vào đó đánh giá việc - lương thực lĩnh của người lao động thực hiện đúng luật của các đơn vị trong 1 đơn vị, doanh nghiệp, có phạm doanh nghiệp, có phạm vi áp dụng trên vi áp dụng trong một doanh nghiệp, toàn quốc. đơn vị. 5. Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu Do một số doanh nghiệp bóc lột sức lao động, ép lương NLĐ, trả lương quá • thấp so với sức lao động mà NLĐ bỏ ra.Việc trả lương giá rẻ được doanh nghiệp xem như là một yếu tố để cạnh tranh. Thậm chí có doanh nghiệp đề nghị không tăng LTT để... không đánh mất lợi thế cạnh tranh! Thực chất doanh nghiệp không muốn tăng LTT để có cơ sở “siết” tối đa các quyền lợi của NLĐ. Để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho NLĐ, đồng thời bảo vệ quyền làm việc, lợi • ích và các quyền khác của người lao động...(Với mức lương mà doanh nghiệp trả cho NLĐ như hiện tại thì chỉ đạt 65% mức sống tối thiểu của người lao động. Trên thực tế, mức chi trả của doanh nghiệp cho người lao động hiện nay là không đáp ứng đ ược mức sống tối thiểu) Để ngăn chặn việc ăn chặn thuế từ công ty vì lương tối thiểu là lưới an toàn • chung cho NLĐ, là cơ sở để tính mức đóng BHXH. 6. Phương pháp luận xác định lương tối thiểu Với quan điểm tiền lương là giá cả sức lao động thì tiền lương tối thiểu là vấn đ ề then chốt nhất, là nền thấp nhất để trả công cho lao động xã hội, là cơ sở xây dựng hệ thống thang, bảng lương, quan hệ tiền lương, tính các mức lương cho các loại lao động khác nhau ở các ngành, nghề, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động; tạo ra lưới an toàn xã hội cho lao động trong cơ chế thị tr ường. Đồng thời thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế hai bên giữa người sử dụng lao động và người lao động trong thoả thuận kí kết hợp đồng lao động. Do vậy, tiền lương tối thiểu phải trên cơ sở tính đúng, đủ về tiền tệ hoá các nhu cầu tối thiểu. 7. Phân loại mức lương tối thiểu 7.1 . Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố dùng để điều tiết chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ. Mức lương tối thiểu chung dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở: 7
  8. Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp - lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định như sau: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã • hội Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức • chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt đ ộng theo quy định của pháp luật. Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp • nhà nước. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn • điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung. - 7.2. Mức lương tối thiểu vùng quy định được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng từng thời kỳ phải bảo đảm 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu đ ược ấn định phù hợp với khả năng của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa tích luỹ, và tiêu dùng, tái đầu tư trong cân đối vĩ mô. Thứ hai, theo chỉ số giá sinh hoạt, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu luôn giữ được sức mua thực tế. Thứ ba, theo cung cầu lao động, cụ thể là theo giá tiền công thực tế trả trên thị trường. Với các nguyên tắc quy định trên, vấn đề tiền lương tối thiểu theo vùng đã được đặt ra nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu tiền lương tối thiểu chung. 8. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu: Về nguyên tắc có thể xây dựng tiền lương tối thiểu cho vùng mức sống chuẩn (vùng quy ước, vùng giả định, vùng trung bình, vùng bình quân) hoặc vùng có mức sống thấp nhất. Vùng có mức sống thấp nhất là vùng cơ cấu chi dùng cơ bản của người lao động đơn giản nhất; thị trường lao động kém phát triển, tiền công trả cho lao động tự do và khả năng chi trả của các đơn vị kinh tế thấp; mức sống, thu nhập bình quân của hộ gia đình thấp so với bình quân chung của cả nước. Như vậy, mức tiền lương tối thiểu chung được xây dựng thông thường theo các phương pháp sau: Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân a) người lao động và có phần nuôi con: Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở tiền công trung bình trả cho lao đ ộng b) trên thị trường lao động. Xác định mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp. c) Xác định mức tiền lương tối thiểu từ khả năng chi trả của nền kinh tế (GDP) và d) quỹ tiêu dùng dân cư. Xác định mức tiền lương tối thiểu theo tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền e) lương lần trước. 8
  9. Ngoài các phương pháp trên đây việc xác định tiền lương tối thiểu phải tính đ ến quan hệ công - nông tức là so sánh tiền lương với mức thu nhập của người nông dân hiện nay để không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nên sự mâu thuẫn trong xã hội và nước ta có đến 72% là nông dân. Người nông dân lại đan xen sinh hoạt và chung sống với những người hưởng lương trong từng gia đình, từng thôn xóm. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn về sản xuất, kinh doanh, sử dụng lao động. Do vậy, lương tối thiểu ở Việt Nam cần có sự tính toán so sánh với mức tiền lương tối thiểu ở các nước trong khu vực như: Philippin, Inđônêxia, Malaysia... 9. Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu - GDP bình quân đầu người của địa phương đó so với toàn quốc. - Tỉ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ gia đình của từng địa phương. - Tiền lương bình quân của các loại hình doanh nghiệp của địa phương so với toàn quốc. - Tỉ lệ lao động làm công ăn lương. - Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp. - Chỉ số giá so sánh. - Mức tiêu dùng các loại hàng hóa bình quân đầu người của từng địa phương. 10. Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu: - Dựa vào nhu cầu người lao động và gia đình của họ. - Mức lương trung bình đạt được. - Mức tiền lương thực tế của lao động không có trình độ tay nghề. - Khả năng của nền kinh tế quốc dân. - Kinh nghiệm thế giới. 11. Vai trò của lương tối thiểu: Vi ệ c quy đ ị nh m ứ c LTT có ý nghĩa đ ặ c bi ệt quan tr ọng không ch ỉ đ ối v ới các đơn vị sử dụng lao động mà còn đối với người lao động. LTT là sự bảo đảm có tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong a) mọi ngành ngh ề , khu v ự c có t ồ n t ạ i quan h ệ lao đ ộng. Ti ền LTT b ảo đ ảm đ ời s ố ng cho người lao động, phù hợp với khả năng của nền kinh tế. Là công c ụ đi ề u ti ế t c ủ a Nhà n ướ c trên ph ạ m vi toàn xã h ội và trong b) t ừ ng c ơ s ở kinh tế nhằm : Lo ạ i b ỏ s ự bóc l ộ t có th ể x ả y ra đ ố i v ớ i ng ườ i làm công ăn l ươ ng • t r ướ c s ứ c ép của thị trường. • Bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế khác. • Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động. Đ ả m b ả o s ự tr ả l ươ ng t ươ ng đ ươ ng cho nh ững công vi ệc t ươ ng • đ ươ ng LTT ở một mức độ nào đó là sự điều hòa tiền lương trong các nhóm người lao c) động mà ở đó tiền lương không được tính đúng mức. Thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong quản lý và sử dụng lao động. 9
  10. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM Tiền lương tối thiểu tại Việt Nam: 1. 1.1 Mục đích lương tối thiểu tại Việt Nam: LTT được định ra nhằm bảo vệ những người lao động yếu thế, những lao động  làm việc không qua đào tạo. Ngoài ra, LTT ổn định đời sống cho người lao đ ộng, đ ảm bảo sức mua của tiền lương trong điều kiện các mức giá khác nhau cho một lượng hàng hóa, điều này đảm bảo được mức sống tối thiểu. Tăng các khoản phúc lợi xã hội: ở Việt Nam trợ cấp, lương hưu, BHXH đều  được tính dựa trên mức LTT Mức lương = Mức LTT * Hệ số lương Mức phụ cấp = Mức LTT * Hệ số phụ cấp Điều tiết cung cầu lao động: khuyến khích sử dụng tại chỗ. LTT thấp ở những  địa phương kém phát triển sẽ giúp địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho địa phương hơn, giảm sức ép về lao động tại các khu vực trung tâm. Mục đích khác: Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì tiền lương không  thể áp đặt mà phải thay dổi theo định hướng thị trường, LTT phải được hình thành trên cơ sở cung cầu lao động, mức sống, giá cả… . Thực trạng của lương tối thiểu tại Việt Nam 1.2 CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC VÙNG I, II, III, IV Vùng I: Các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội, các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Vùng II: Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và Thành phố Sơn Tây (Hà Nội), các huyện Thành phố Hồ Chí Minh, các quận và 2 huyện Thủy Nguyên, An Dương (Hải Phòng), các quận huyện (Đà Nẵng); quận Ninh Kiều, Bình Thủy (Cần Thơ); Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom (Đồng Nai); thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu). Vùng III: Các TP trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại thuộc Hà Nội; thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh; các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc Bắc Giang; huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh; thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc Vĩnh Phúc; các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng; các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh; các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc Quảng Nam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa; huyện Trảng Bàng, Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương; các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai; TP Tân An và các 10
  11. huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc Long An; các huyện thuộc TP Cần Thơ; các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng IV: Các địa bàn còn lại. SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI LƯƠNG TỐI THIỂU QUA 6 NĂM ( 2006 – 2011 ) a) Trong lần tăng gần đây nhất (tháng 5/2011), lương tối thiểu được nâng từ mức 730 nghìn đồng lên mức 830 nghìn đồng, tăng 84.44% so với mức của năm 2006. Trong cùng thời gian đó, lạm phát đo bằng CPI tăng 97.5% (so CPI của tháng 9/2011 với tháng 1/2006). Nói cách khác, lương tối thiểu thực tế (sau khi đã điều chỉnh mức trượt giá) tại thời điểm hiện nay thấp hơn so với hồi đầu năm 2006, chỉ bằng 96.6%. Chính vì thế những người sống bằng lương tối thiểu hoặc có thu nhập tính cố định theo l ương tối thiểu hiện nay có cuộc sống tồi tệ hơn hồi 6 năm trước. Đồng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Áp dụng cho 870.000 870.000 1.000.000 1.200.000 1.340.000 1.550.000 DNNN vùng I Áp dụng cho 790.000 790.000 900.000 1.080.000 1.190.000 1.350.000 DNNN vùng II Áp dụng cho 710.000 710.000 800.000 950.000 1.040.000 1.170.000 DNNN vùng III Áp dụng cho 920.000 1.000.000 1.100.000 DNNN vùng IV Áp dụng cho KVNN và 650.000 800.000 980.000 1.350.000 DNTN hoạt động ở vùng I Áp dụng cho KVNN và 580.000 740.000 880.000 1.200.000 DNTN hoạt động ở vùng II Áp dụng cho KVNN và 450.000 450.000 540.000 690.000 810.000 1.050.000 DNTN hoạt động ở vùng III Áp dụng cho KVNN và 450.000 450.000 540.000 650.000 730.000 830.000 1.050.000 DNTN hoạt động ở vùng IV (Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Lương_tối_thiểu_tại_Việt_Nam) Trong cùng thời kỳ, GDP (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), tăng khoảng 35.4%, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.9%. Với mức tăng dân số giảm dần, GDP bình quân theo 11
  12. đầu người trong giai đoạn này tăng khoảng 13.3%, tức là trung bình tăng khoảng 2.21% mỗi năm. Như vậy, trong khi thu nhập bình quân đầu người thực tế của Việt Nam tăng 13.3% trong 6 năm từ 2006 tới 2011 thì thu nhập thực tế tính theo l ương tối thiểu l ại gi ảm 3.4%. Điều này cho thấy khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đang ngày càng l ớn dần. Trong khi những người trong các nhóm thu nhập cao hơn của xã hội ngày càng giàu lên thì những người có thu nhập thấp trong xã hội cần đ ược nhà n ước bảo v ệ qua chính sách lương tối thiểu lại ngày càng nghèo đi. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của GDP và CPI ảnh hưởng lên MLTT qua 6 năm (2006-2011) (Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Lương_tối_thiểu_tại_Việt_Nam) Đây là một hiện tượng có ngụ ý nguy hiểm về mặt xã hội vì những người trên thực tế được bảo vệ bằng chính sách lương tối thiểu chủ yếu là người lao động trong độ tuổi tương đối trẻ (công nhân, nhân viên mới vào nghề…) – là bộ phận rất nhạy cảm với các bức xúc trong xã hội và thường thiếu kiên nhẫn hơn so với các nhóm dân cư trong các nhóm tuổi lớn hơn. Nếu việc tăng lương được thực hiện vào đầu năm 2012 và giả sử lạm phát c ủa năm nay nằm ở mức 20% thì sau khi điều chỉnh tăng, lương tối thiểu của đ ầu năm 2012 sẽ tăng 133.33% so với hồi đầu năm 2006 trong khi lạm phát đo bằng CPI là xấp xỉ 100%. Nói cách khác, sau khi hiệu chỉnh mức trượt giá, thu nhập thực tế tính theo l ương t ối thiểu tăng khoảng 16.7% so với hồi đầu năm 2006, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 2.8%, cao hơn không đáng kể so với mức tăng trung bình của GDP thực t ế tính theo đầu người. b ) THỰC TRẠNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY (2010 – 2012) 12
  13. Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Mức áp Mức áp Mức áp Mức áp Mức áp Mức áp VÙNG dụng dụng dụng dụng dụng dụng năm năm năm năm năm năm 2010 2011 2012 2010 2011 2012 (đồng/tháng) (đồng/tháng) (đồng/tháng) (đồng/tháng) (đồng/tháng) (đồng/tháng) I 980.000 1.350.000 2.000.000 1.340.000 1.550.000 II 880.000 1.200.000 1.780.000 1.190.000 1.350.000 III 810.000 1.050.000 1.550.000 1.040.000 1.170.000 IV 730.000 830.000 1.400.000 1.000.000 1.100.000 1.050.000 (Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Lương_tối_thiểu_tại_Việt_Nam) NHẬN XÉT : Từ 1/1/2010 Lương tối thiểu thấp nhất là 730.000 đồng/tháng • Năm 2011 sẽ tăng mức lương tối thiểu vùng từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 • đồng/tháng, thực hiện phụ cấp công vụ 10%, phụ cấp thâm niêm đối với nhà giáo. Cụ thể là :  Vùng I tăng từ 980.000 đồng/tháng lên 1.350.000 đồng/tháng, tăng thêm 370.000 đồng/tháng.  Vùng II tăng từ 880.000 đồng/tháng lên 1.200.000 đồng/tháng, tăng thêm 320.000 đồng/tháng.  Vùng III tăng từ 810.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng, tăng thêm 240.000 đồng/tháng.  Vùng IV tăng từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, tăng thêm 100.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu tính theo phương pháp nhu cầu tối thiểu năm 2011 là khoảng 1.400.000 đồng/tháng. Vậy mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng từ tháng 5/2011 mới chỉ bằng 59,3% mức lương tối thiểu tính theo phương pháp nhu cầu tối thiểu. Theo đó, đời sống cán bộ công chức ít được cải thiện… Thực tế việc cải cách tiền lương còn chậm so với Đề án xây dựng lâu nay. Mức lương tôi thiêu và phụ câp công vụ vẫn thâp, chưa mang tinh đôt pha, tỷ lệ tăng lương thấp hơn ́ ̉ ́ ́ ́ ̣ ́ tỷ lệ lạm phát khiến đời sống người làm công ăn lương, tiêu biểu như tầng l ớp giáo viên đặc biệt khó khăn. Từ đo, có bước cai cach tich cực hơn về mức nâng lương tôi thiêu và phụ câp công vụ ́ ̉́ ́ ́ ̉ ́ cho đôi ngũ công chức nhà nước để bao đam đời sông công chức và thu hut lao đông trí ̣ ̉ ̉ ́ ́ ̣ tuệ cao ở linh vực nay. ̃ ̀ 13
  14. Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng còn phải tính đến dựa trên khả năng chi tr ả c ủa ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của doanh nghiệp, tăng lương đã đ ược tính toán căn cứ vào mức lương thực tế hiện nay doanh nghiệp trả cho người lao động. Ở đây phải nhìn nhận, mức lương tối thiểu chỉ là bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động. Năm 2012, có sự điều chỉnh mới về mức lương và đây được coi là mức điều • chỉnh lương sớm của năm này, lương tối thiểu của công chức có thể lên 1,05 triệu đồng/tháng (từ mức 830.000 đồng/tháng) và phụ cấp công vụ ở mức 25%. Cụ thể là : Vùng 1, mức điều chỉnh sẽ là 2 triệu đồng/tháng  Vùng 2, mức điều chỉnh sẽ là 1,78 triệu đồng/tháng, tăng 50 nghìn đồng so với  phương án dự kiến của Chính phủ. Vùng 3 và vùng 4 được giữ nguyên so với đề xuất ban đầu của Chính phủ là  1,55 triệu đồng và 1, 4 triệu đồng/tháng. Trước đó, Bộ dự kiến đệ trình Chính phủ mức lương điều chỉnh áp dụng đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là Vùng 1, mức điều chỉnh sẽ là 1,9 triệu đồng/tháng  Vùng 2, mức điều chỉnh sẽ là 1,73 triệu đồng/tháng  Vùng 3, mức điều chỉnh sẽ là 1,55 triệu đồng/tháng  Vùng 4, mức điều chỉnh sẽ là 1,4 triệu đồng/tháng  Theo tính toán, mức điều chỉnh lương tối thiểu mới sẽ tăng so với mức cũ 30 - 40%. Theo lộ trình tăng lương, đến năm 2012, lương tối thiểu của doanh nghiệp nhà • nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ thống nhất một mức lương chung. Đấy là lộ trình đang cố gắng thực hiện. Còn thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng chi trả tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu mức lương tối thiểu tăng cao với doanh nghiệp FDI thì cũng là cả vấn đề. c)Lý do điều chỉnh mức lương tối thiểu  Nhằm vào 2 mục tiêu: Thứ nhất, đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu trước lộ trình được Bộ quyết định trình Chính phủ nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn của người lao động trước tình hình giá cả tiêu dùng leo thang và lạm phát hiện nay. Đợt điều chỉnh này sớm hơn thời điểm 1/1 hàng năm. Như vậy, người lao động cần hiểu là sẽ không có điều chỉnh lương tiếp vào 1/1/2012 và cũng để DN yên tâm lên kế hoạch cho sang năm. Thứ hai, đợt điều chỉnh này còn thực hiện thống nhất giữa khối DN trong nước và nước ngoài, tạo ra một thị trường lao động lành mạnh, không có phân cách giữa DN nước ngoài và DN trong nước như trước đây. Những hạn chế của lương tối thiểu tại Việt Nam hiện nay: 1.3 14
  15. + Phương pháp xác định LTT tại Việt Nam vẫn chưa có cơ sở thực tiễn mang tính khoa học. Nó được xác định dựa trên tiêu chí “bình quân hóa” các yếu tố giá cả, nhu cầu, trình độ, khả năng… Do đó, không thể nào lấy mức LTT để làm mức thước đo mức độ đảm bảo đời sống của người lao động. Nền kinh tế Việt Nam hằng năm vẫn có tốc độ tăng trưởng khá cao, giá cả hàng + hóa t iêu dùng cũng tăng,nh ưng m ứ c l ươ ng đ ượ c đi ều ch ỉnh không phù h ợp v ớ i giá c ả hàng hóa tiêu dùng. Mức LTT tại Việt Nam chỉ khoảng 10-20% lương trung bình, trong khi các nước + trên thế giới có mức LTT trong khoảng 30-50% lương trung bình. LTT tại Việt Nam bị ràng buộc quá nhiều với hệ thống an sinh xã hội. Nếu như ở + các nước khác, LTT thường gắn với yếu tố lạm phát, thường được điều chỉnh kịp thời dưa trên những thay đổi về giá cả sinh hoạt, thì tại Việt Nam, LTT còn là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, BHXH,… Mức độ bao phủ của tiền LTT rất thấp. Theo thống kê thì Việt Nam có khoảng 9,5 + triệu người lao động làm công ăn lương, chiếm khoảng 20% lao động xã hội. Tuy nhiên, LTT chỉ áp dụng cho các lao động làm việc trong khu vực nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 1.4 Tác động của mức lương tối thiểu: 1.4.1 Tác động mức lương tối thiểu đến thị trường Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên cơ sở đảm bảo được các nhu cầu tối thiểu của người lao động. Do vậy, mục tiêu của Nhà Nước khi đặt ra mức lương tối thiểu không phải là để điều tiết cung cầu trên thị trường sức lao động. Khi nền kinh tế có lạm phát cao thì Nhà Nước có thể xem xét tăng mức TLTT đ ể bù l ạm phát đồng thời đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, khi người dân nhận được thông tin tăng TLTT là mọi người đã tranh thủ tăng giá cả các mặt hàng do họ kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao. Đây có thể xem là lạm phát do tâm lý. Mặt tích cực:  - Tăng năng suất lao động - Giảm số người hưởng trợ cấp xã hội - Tăng tiêu dùng và tổng cầu Mặt tiêu cực  - Thông thường khi tiền lương tối thiểu tăng sẽ kéo theo hệ l ụy tăng giá các s ản phẩm tiêu dùng thiết yếu .Ví dụ: tăng giá điện là giá đầu vào nên đẩy toàn bộ giá cả tăng theo) dẫn đến chỉ số lạm phát CPI tăng. Mà chỉ số này về mặt tương đ ối tăng cao hơn so với mức tăng lương ( cái này chỉ đúng với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam ). - Tiền lương tối thiểu nếu tăng sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách đ ối với khu vực công, phát sinh thêm một khoản chi phí đối với các doanh nghiệp. Đây cũng là một lý do làm tăng giá bán sản phẩm. 15
  16. 1.4.2. Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động  Mặt tích cực Với cơ chế tính lương ở nước ta thì lương tối thiểu là một cơ sở thu nhập hết - sức quan trọng với người lao động. Mức lương tối thiểu cao sẽ dẫn đến lương thực tế cao. Như vậy, nó có tác dụng cả về mặt vật chất và tinh thần đối với người lao động. Về tinh thần là làm cho người lao động bằng lòng vui vẻ và hăng say với  công việc hơn, tránh được tình trạng thiếu nhân công do NLĐ nghỉ việc, nhảy việc. Về vật chất tức là giá trị của số tiền lương mà họ nhận được: điều này  liên quan tới giá trị thực của tiền (lạm phát). Nếu lạm phát quá cao thì nhiều tiền chưa hẳn đã mang lại lợi ích xã hội tốt hơn cho người lao động, vì khi đó giá cả hàng hóa tăng, họ phải chi thêm nhiều tiền hơn. Như thế lương tăng lên cũng thường chỉ phù hợp với mức tăng đó của giá cả. Đi cùng với tăng tr ưởng kinh tế là lạm phát và tăng lương tối thiểu là một biện pháp đ ảm bảo đ ời s ống cơ bản của người lao động được như cũ hoặc ngày một tốt hơn. - Mức lương này cơ bản đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ, c ải thi ện thu nhập nói chung của NLĐ trên toàn quốc. - Tăng lượng cung lao động, khuyến khích người lao động tăng năng suất, gi ảm số người hưởng trợ cấp.  Mặt tiêu cực Giá cả là kinh tế tổng hợp và bao giờ nó cũng đẩy lên trước. Thử hỏi nếu giá cả - tăng, lương không tăng thì người lao động sẽ như thế nào.Ở đây giá tăng là do nhiều yếu tố tổng hợp như hiện nay nhà nước tăng giá điện là giá đầu vào nên đẩy toàn bộ giá cả tăng theo. Thực tế lương tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng là tăng 13,7%, trong khi trượt giá năm 2010 là 11,75 %, như vậy là lương tăng cao hơn mức trượt giá. Nhưng tại sao người lao động sống không đủ lại là việc khác, đó là do giá cả thiết yếu tiêu dùng đẩy quá cao, tích lũy của người lao động ít, nền l ương tối thiểu c ủa mình thấp không đảm bảo mức sống cho nên khi lương tăng tỷ lệ cao, nhưng tổng tuyệt đối tiền lương của người lao động lại thấp. Bữa cơm đạm bạc của công nhân trong thời kỳ "bão" giá. (Ảnh: Lao động) 16
  17. Dù Chính phủ liên tục điều chỉnh lương tối thiểu, thậm chí điều chỉnh trước lộ trình - theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng do giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao nên giá trị tiền lương thực tế giảm, tiền lương tối thiểu vẫn chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động. Việc tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc phí bảo hiểm tăng mà người lao - động trong khối doanh nghiệp sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm hoặc doanh thu, nếu giá thị trường không thay đổi thì người lao động phải đóng phí bảo hiểm tăng lương trong khi họ vẫn lĩnh số lương cũ tính theo doanh thu hoặc sản phẩm. Nếu Nhà nước không có chế độ điều chỉnh giá và cơ cấu tiền lương trong chi phí sản xuất thì sẽ mang lại sự bất lợi, thiệt thòi cho người lao động và cả doanh nghiệp. Vấn đề tăng lương hiện nay được điểu chỉnh theo kiểu đến hẹn lại lên. Tức là khi - thị trường lạm phát tăng cao, giá cả trong nước bất ổn định, đồng tiền bị tr ượt giá, đời sống nhân dân gặp khó khăn thì khi ấy mới điều chỉnh lương gây ra hiện tượng đình công. Vì tăng LTT dẫn đến tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, do vậy làm giảm cầu - về lao động, dẫn đến người lao động có ít việc làm hơn. Số LĐ mất việc = E* - ED • Số LĐ mong muốn làm việc = ES – E* • Số LĐ thất nghiệp = ES - ED • Theo số liệu báo cáo của các trung tâm giới thiệu việc làm, tính đến ngày 20/5/2011, - cả nước có 146.538 người đến đăng ký thất nghiệp. Có ý kiến lo ngại, nếu điều chỉnh lương lên cao như đề xuất, doanh nghiệp không làm ăn đ ược có thể sa th ải lượng lớn lao động nữa và tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng. 17
  18. Công nhân đi chợ chiều (Ảnh: Lao động) Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất cơ quan ,doanh nghiệp phải trả cho  người lao động do nhà nước quy định. Nhà nước quy định như vậy để bảo vệ người lao động, nhưng mức lương đó có bảo vệ được hay không còn phụ thuộc vào giá tr ị thực tế mà người lao động được hưởng. Ví dụ: trong kỳ điều chỉnh mức lương tới đây chưa chắc đời sống của lao động được cải thiện, vì chưa thực hiện thì giá thị trường đã tăng .Sợ rằng đến lúc thực hiện thì giá thị trường đã vượt quá tỷ lệ tăng lương tối thiểu rồi. Nếu như vậy thì cải tiến thành cải lùi... Nhưng dù sao đi nữa vẫn hơn là không điều chỉnh. 1.4.3. Tác động của phân vùng lương tối thiểu đến sự cạnh tranh về việc làm giữa các vùng  Mặt tích cực Từ góc độ nghiên cứu, chính sách tiền lương tối thiểu theo vùng là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc quy định mức lương tối thiểu cao hơn đối với những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phương có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.  Mặt tiêu cực Ngoài ra, tại mỗi địa phương, chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả hàng hoá và thói quen tiêu dùng của người lao đ ộng. Trong khi đó, giá cả hàng hoá ở mỗi vùng lại rất khác nhau, tạo ra sự khác biệt rất lớn vể thói quen tiêu dùng nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn. Ví dụ: ở nông thôn, thu nhập của họ rất thấp, họ thường có nhu cầu tiêu dùng những hàng hóa có giá cả ở mức trung bình; còn ở thành phố lớn, thu nhập họ cao hơn cùng với cuộc sống hiện đại, điều đó càng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết y ếu tăng cao và đôi khi họ còn chấp nhận các mức giá cao về các mặt hàng xa xỉ. 18
  19. Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tối thiểu theo vùng là để đảm bảo sức mua của tiền lương tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng 1 loại hàng hoá. 1.4.4. Tiền lương tối thiểu tác động đến cung và cầu lao động: a) Tác động đến cung lao động: Mức lương tối thiểu tăng => Lực lượng lao động của cả nước ( cụ thể các vùng) từ - năm 2005-2011 càng tăng Bảng: Mức lương tổi thiểu từ năm 2005-2010 Mức lương tổi thiểu Ngày tháng năm 350.000 đồng/tháng 01.10.2005 450.000đồng/thán 01.10.2006 g 540.000 đồng/tháng 01.01.2008 650.000 đồng/tháng 01.05.2009 730.000 đồng/tháng 01.05.2010 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo vùng (%) Sơ bộ 2005 2007 2008 2009 2010 CẢ NƯỚC 12.5 13.6 14.3 14.8 14.6 Đồng bằng sông Hồng 16.3 17.8 18.1 20.9 20.7 Trung du và miền núi phía Bắc 10.1 11.0 12.2 13.2 13.3 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 11.0 12.0 13.1 13.5 12.7 Tây Nguyên 11.0 12.0 11.4 10.9 10.4 Đông Nam Bộ 19.6 21.4 22.5 19.6 19.5 Đồng bằng sông Cửu Long 7.2 7.9 7.8 7.9 7.9 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11453 19
  20. Mức lương tổi thiểu tăng nhìn chung làm cho tỷ lệ thất nghiệp của cả - nước ( các vùng cụ thể) cũng giảm theo qua các năm ( 2005-2010) Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng % Sơ bộ 2005 2007 2008 2009 2010 CẢ NƯỚC 5.31 4.64 4.65 4.60 4.29 Đồng bằng sông Hồng 5.61 5.74 5.35 4.59 3.73 Trung du và miền núi phía Bắc 5.07 3.85 4.17 3.90 3.42 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 5.20 4.95 4.77 5.54 5.01 Tây Nguyên 4.23 2.11 2.51 3.05 3.37 Đông Nam Bộ 5.62 4.83 4.89 4.54 4.72 Đồng bằng sông Cửu Long 4.87 4.03 4.12 4.54 4.08 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11898 Việc tăng lương tổi thiểu qua các năm đã kích thích được Lực lượng lao  động trong thi trườnglao động tham gia nhiều hơn, làm giảm được tỷ lệ thất nghiệp qua các năm. - Theo lộ trình tăng LTT tính từ năm 2005 đến nay, nước ta đã tr ải qua 7 l ần tăng LTT, Đảng và Nhà Nước đã đưa ra các chính sách về LTT, ban hành hệ thống lương mới. Nhng với MLTT hiện nay, hầu như khó đáp ứng cuộc sống cho người dân. Sở dĩ hệ thống lương có mức điều chỉnh liên tục như vậy là đền bù vào sự trượt giá lương, nhằm đảm bảo cho thu nhập của người lao động theo kịp sức tăng giá chóng mặt của các loại hàng hóa tiêu dùng. - Ngoài ra, MLTT chưa thống nhất giữa các khu vực đã tạo ra mâu thuẫn và chưa theo nguyên tắc bình đẳng trong kinh tế thị trường. Mức LTT thấp chưa phản ánh được sự chênh lệch về giá cả sinh hoạt, chỉ tiêu, mức sống dân cư giữa các vùng. - Thực tế cho thấy, mức lương mà nguồn lao động nhân lực chưa đ ủ đáp ứng cho đời sống của họ. Mức lương này hầu như không dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, mà nó bám sát vào mức LTT. Như thế là không hợp lý. Việc khống chế mức lương trong doanh nghiệp nước ngoài, quy định về thang, bảng lương thể hiện sự lạc hậu, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. - Trên lý thuyết, LTT ảnh hưởng bất lợi đến việc làm, đặc biệt là nhóm người lao động có thu nhập thấp. Nhưng khẳng định này không phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Ở nước ta, mặc dù LTT rất thấp nhưng người lao động vẫn phải làm việc để duy trì cuộc sống của họ. LTT ở các nước phát triển khoảng từ 30-50% lương trung bình, tại Việt Nam, mức LTT so với lương trung bình là rất lạc hậu so với thực tế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2