Đề tài thảo luận: Tìm hiểu về phân lân vi sinh
lượt xem 27
download
Đề tài thảo luận "Tìm hiểu về phân lân vi sinh" giới thiệu đến người học những nội dung tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh, các dạng và sự chuyển hóa lân, phân vi sinh phân giải phosphate khó tan, ưu điểm và nhược điểm của phân lân vi sinh trên thị trường hiện nay,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài thảo luận: Tìm hiểu về phân lân vi sinh
- BÀI THẢO LUẬN NHÓM ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: TÌM HIỂU VỀ PHÂN LÂN VI SINH
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề II Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh PHẦN II: NỘI DUNG I. Các dạng và sự chuyển hóa lân II. Phân vi sinh phân giải phosphate khó tan (phân lân vi sinh) 1. Định nghĩa 2. Quá trình sản xuất 2.1 Phân lập và tuyển chọn giống VSV phân giải lân 2.2 Nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm 3. Ưu điểm và nhược điểm của phân lân VS trên thị trường hiện nay 4. Phương pháp bón phân lân VS 5. Hiệu quả của phân lân VS PHẦN III: KẾT LUẬN I. Kết luận II. Khuyến nghị
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có một vai trò quan trọng quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu giúp cho nông dân biết lựa chọn những loại phân có ích nhất và cách sử dụng phân . Hiện nay có rất nhiều dạng phân bón khác nhau đã được sử dụng trong nông nghiệp như: phân hóa học dưới dạng đa lượng hoặc vi lượng: phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin, Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada(1905), Nga(1907), Anh (1910) và Thụy Điển ( 1914). Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizolium do Beijerink phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên năm 1889 dùng để bón cho các loại cây thích hợp cho họ đậu. Từ đó cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất các loại phân bón vi sinh cố định Nito mà thành
- II. Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng phân Vi sinh Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin, Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác như ở Mỹ(1896), Canada(1905), Nga(1907), Anh(1910) và Thụy Điển(1914). Nitragin là loại phân được chế tọ bởi vi khuẩn Rhizolium do Beijerink phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên năm 1889 dùng để bón cho các loại cây thích hợp của họ đậu. Từ đó cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất các loại phân bón vi sinh cố định nito mà thành phần còn được phối hợp thêm một số VSV có ích khác như một số xạ khuẩn cố định sống tự do, các vi khuẩn cố định nito hoặc một số chủng VSV có khả năng hóa các nguồn dự trữ phospho và kali dạng khó tan với số lượng lớn có trong đất mùn, than bùn, trong các quặng apatit, phosphoric..v.v.chuyển chúng thành dạng dễ hòa tan, cây trồng có thể hấp thụ được Do đó phân vi sinh đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp bởi những lợi ích của nó
- Phân vi sinh đang dần được sử dụng trong nông nghiệp Người dân sử dụng phân lân Phân lân vi sinh còn được dùng đẻ bón cho lạc để bón cho lúa và cây ăn quá
- PHẦN II: NỘI DUNG I. Các dạng lân và sự chuyển hóa lân Lân trong đất gồm hai dạng chính q Lân hữu cơ: Có trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật thường găp ở các hợp chất chủ yếu như: phytin, phospholipit, axit nucleic. Trong không bào người ta còn thấy phân lân vô cơ ở dạng octhophosphate làm nhiệm vụ đệm và chất dự trữ. q Lân vô cơ: Thường ở trong các dạng khoáng như apatit, phosphoric, phosphate sắt, phosphate nhôm
- Sự chuyển hóa lân Sự chuyển hóa lân vô cơ: v VSV phân giải: Vi khuẩn Pseudomonas, Alcaligenes, Achromobacter, Agrobacterium, Aerobacter,..v.v. Bên cạnh đó thì nấm cũng có tác dụng trong quá trình hòa ta hợp chất như Penicillium, Aspergillus.v..v v Cơ chế hòa tan phospho Quá trình phan giải theo phương trình sau: Ca3(PO4)2 + 4CO2 + 4H2O Ca(H2PO4)2 + 2 Ca(HCO3)2 Ngòai ra phosphat khó tan cũng được chuyển thành dạng dễ tan dưới tác dụng của axit hữu cơ (cacsbonsilic axit) do VSV tiết ra.
- Sự chuyển hóa lân hữu cơ: Ø Vi sinh vật phân giải: Giống Bacillus, B. Megaterium, B.subillis, B. Malaberensis Ø Cơ chế phân giải: Nhiều VSV đất có men dephotphoryasa phân giải phytin theo phản ứng sau: Nucleprotit axit nucleic nucleotit H3PO4
- II. Phân vi sinh phân giải phosphate khó tan 1. Định nghĩa: Phân vi sinh phân giải phosphate khó tiêu: là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn với mật độ đạt theo tiêu chuẩn hiện hành có khả năng chuyển hoá hợp chất photpho khó tan thành VK phân giải lân: Nấm phân giải lân: Pseudomonas penicillium dạng dễ tiêu cung cấp cho đất và cây trồng,
- 2. Quá trình sản xuất 2.1 Phân lập và tuyển chọn giống VSV phân giải lân Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan. Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms). Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân. Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.
- 2.2 Nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm Trong quá trình sản xuất phân lân vi sinh hiện nay người ta sử dụng chủng giống vi sinh được lựa chọn (chủng gốc), người ta tiến hành nhân sinh khối, xử lý sinh khối và tạo sản phẩm phân lân vi sinh. Thông thường để sản xuất phân lân vi sinh từ vi khuẩn, người ta sử dụng phương pháp lên men chìm(Submerged culture) trong các nồi lên men xốp. Sản phẩm tạo ra của phương pháp lên men xốp là chế phẩm dạng sợi hoặc chế phẩm bào tử.
- 3. Ưu điểm và nhược điểm của phân lân Vi sinh trên thị trường hiện nay. Ưu điểm q Phân lân vi sinh và các chủng vi sinh vật này không ảnh hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản q Trên thị trường hiện nay dòng phân lân vi sinh thuần túy rất ít, chủ yếu là dạng phân vi sinh tổng hợp kết hợp giữa các dòng vi sinh vật có khả năng phân giải nito, phospho, kali...
- Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm của phân lân vi sinh còn có những nhược điểm như: 1. Không ổn định về chất lượng, bởi vì yếu tố đảm bảo chất lượng của phân là hàm lượng vi sinh vật và chủng vi sinh vật trong phân, nếu phân không đảm bảo được hàm lượng vi sinh vật và chủng vi sinh vật sẽ dẫn đến phân kém chất lượng 2. Nếu ta sử dụng không đúng hay chủng vi sinh vật không phù hợp sẽ ảnh hương đến hệ sinh vật trong đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường... 3. Hiện nay trên thị trường chủ yếu là phân vi sinh hỗn hợp do đó tác dụng chuyên hóa và hiệu quả không cao, tác dụng chậm, chủ yếu dùng để bón lót, chưa được nhà nông sử dụng rộng rãi như phân vô cơ
- 4. Phương pháp bón phân lân vi sinh Phân lân thường được dùng bón trực tiếp vào đất, người ta ít dùng loại phân này để trộn vào hạt. Có nhiều cách bón khác nhau: 1. Có thể trộn đều chế phẩm với đất nhỏ tơi, sau đó đem rắc đều vào luống trước khi gieo hạt (nếu là ruộng cạn), rắc đều ra mặt ruộng (nếu là ruộng nước). 2. Có thể đem chế phẩm ủ hoặc trộn với phân chuồn hoai, sau đó bón đều vào luống rồi gieo hạt (nếu là ruộng cạn), rắc đều mặt ruộng (nếu là ruộng nước) 3. Có thể trộn chế phẩm VSV với đất hoặc với phân chuồng hoai sau đó bón thúc sơm cho cây ( càng sớm càng tốt),
- PHẦN III: TỔNG KẾT Kết luận: Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng tăng. Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ thay thế dần việc bón phân hóa học trên đồng ruộng, trồng trọt mà vẫn đảm bảo nâng cao năng suất thu hoạch. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hóa chất khác khau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra. Việc sử dụng phân bón hữu có vi sinh còn có ý nghĩa lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hóa chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra còn giảm chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hóa học Phân bón mang lại lợi nhuận cho người nông dân
- Khuyến nghị Cần khuyến khích và hướng dẫn nông dân sử dụng phân vi sinh trong sản xuất để tăng năng suất nông sản và tránh làm thoái hóa đất Đẩy mạnh ngành sản xuất phán vi sinh để tạo môi trường trong sạch trong sản xuất ổn định thị trường phân bón phát triển nông nghiệp bền vững Đẩy mạnh công tác ngiên cứu tìm ra những chủng VSV có hiệu quả phân giải cao, thân thiện với môi trường Tăng cường công tác đầu tư co sở hạ tầng thành lập các trung tâm nghiên cứu khảo sát, ứng dụng và chuyển sang công nghệ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành phân vi sinh
- XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN : PHÂN TÍCH MQH BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN
25 p | 2689 | 592
-
Bài thảo luận Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
16 p | 583 | 126
-
Bài thảo luận nhóm: Tìm hiểu và phân tích kiến trúc, chức năng và hoạt động của hệ điều hành Android
39 p | 500 | 94
-
Thảo luận nhóm: Tìm hiểu về công ty Sữa Vinamilk Việt Nam
47 p | 818 | 64
-
Bài thảo luận môn: Chiến lược kinh doanh quốc tế - Tổng Công ty Cà phê Việt Nam
32 p | 267 | 46
-
Bài thảo luận: Hiện tượng đa cộng tuyến
29 p | 276 | 44
-
Bài thảo luận: Quá trình nitrat hóa
14 p | 211 | 33
-
Đề tài thảo luận: Gluxit
24 p | 263 | 25
-
BÁO CÁO " SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 10"
5 p | 242 | 24
-
Thảo luận nhóm: Công nghệ chế biến rau quả và đồ hộp - Tìm hiểu phụ gia sử dụng trong sản phẩm nước quả cô đặc dạng rắn
23 p | 143 | 20
-
Đề tài nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần
5 p | 373 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
89 p | 29 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
89 p | 40 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cao chloroform rễ cây hà thủ ô trắng
52 p | 29 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị văn phòng: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
89 p | 53 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cao chloroform rễ cây hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas
52 p | 48 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trong dạy học hàm số lớp 10 ở trung tâm giáo dục thường xuyên
133 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn