intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI " THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ "

Chia sẻ: Nnguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

110
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghiệp Việt Nam những năm gần đây phát triển với tốc độ ngày càng cao, đóng góp phần lớn vào tăng trưởng GDP của cả nước. Trong đó ngành công nghiệp xây dựng đã có sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế cả nước nói chung và của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Những năm gần đây khi kinh tế vùng ĐBSCL vươn lên phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, cải thiện đáng kể bề mặt đô thị. Cùng với thu nhập của người dân ngày càng cao đã làm cho nhu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI " THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ "

  1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Thầy LÊ TÍN TRẦN THỊ MỸ NGÂN Mã số SV: 4053584 Lớp: KTTH – K31 Cần Thơ - 2009 http://www.kinhtehoc.net
  2. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN H ưng Phú MỤC LỤC   CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................ 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 2 1.3.1 Thời gian .................................................................................................. 2 1.3.2 Không gian ............................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4. Mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................... 3 1.4.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu có lien quan ....................................................................... 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 6 2.1 Phương pháp luận ........................................................................................... 6 2.1.1. Những vấn đề chung về quản trị .............................................................. 6 2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và tầm quan trọng của quản trị ................................................................................................. 6 2.1.1.2 Các chức năng của quản trị ................................................................. 8 2.1.2. Yếu tố quản trị trong loại hình kinh doanh thương mại- dịch vụ ............ 9 2.1.2.1 Vai trò của loại hình kinh doanh thương mại- dịch vụ ....................... 9 2.1.2.2 Mục tiêu của kinh doanh thương mại- dịch vụ ................................... 10 2.1.2.3 Quản trị hoạt động kinh doanh thương mại- dịch vụ .......................... 11 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  3. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN H ưng Phú 2.1.3. Quản trị cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng ......................................... 13 2.1.3.1 Khái niệm ............................................................................................ 13 2.1.3.2 Ý nghĩa của cửa hàng vật liệu xây dựng ............................................. 13 2.1.3.3 Quản trị theo chức năng trong doanh nghiệp ...................................... 13 2.1.4. Phân tích môi trường kinh doanh ............................................................. 16 2.1.4.1 Khách hàng ......................................................................................... 16 2.1.4.2 Quan hệ cung cầu trên thị trường........................................................ 17 2.1.4.3 Các loại hàng hóa có liên quan ........................................................... 17 2.1.4.4 Chính sách của chính phủ ................................................................... 17 2.1.4.5 Tiến bộ khoa học và công nghệ .......................................................... 17 2.1.4.6 Tình trạng cạnh tranh trên thị trường .................................................. 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 19 2.2.2 Phương pháp phân tích và x ử lý số liệu .................................................... 19 2.2.2.1 Phương pháp phân tích s ố liệu ............................................................ 19 2.2.2.2 phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 20 CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN HƯNG PHÚ..... 21 3.1 Lịch sử hình thành DNTN Hưng Phú ............................................................. 21 3.2 Cơ sở vật chất và sản phẩm của DNTN Hưng Phú......................................... 22 3.2.1Cơ sở vật chất ............................................................................................. 22 3.2.2 Sản phẩm mua bán hiện tại của doanh nghiệp .......................................... 23 3.2.3 Mục tiêu tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...................... 24 3.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ 2006- 2008 . ............................................................................................................................... 24 3.4 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp ..................................................... 25 3.4.1 Thuận lợi .................................................................................................. 25 3.4.2 Khó khăn .................................................................................................. 25 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  4. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN H ưng Phú CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DNTN HƯNG PHÚ.............................................. 26 4.1 Đánh giá hoạt động quản trị nhân sự ............................................................. 26 4.1.1 Tổ chức quản trị nhân sự tại DNTN Hưng Phú ....................................... 26 4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 26 4.1.1.2 Quyền hạng và nhiệm vụ của mỗi thành viên trong doanh nghiệp ... 28 4.1.1.3 Các chính sách đãi ngộ, khuyến khích động viên đối với người lao động tại doanh nghiệp ..................................................................................... 31 4.1.2 Đánh giá tình hình quản trị nhân sự tại DNTN Hưng Phú ....................... 32 4.2 Phân tích hoạt động quản trị mua, nhập và bán hàng tại doanh nghiệp ......... 35 4.2.1 Đánh giá khâu quản trị hoạt động mua hàng ............................................ 36 4.2.2 Đánh giá khâu quản trị nhập và quản lý hang tồn kho ............................. 39 4.2.3 Đánh giá khâu quản trị bán hàng .............................................................. 42 4.3 Phân tích tình hình quản trị tài chính của doanh nghiệp từ 2006- 2008 ......... 46 4.4 Phân tích SWOT ............................................................................................. 51 4.4.1 Phân tích môi trường kinh doanh .............................................................. 51 4.4.1.1 Khách hàng ......................................................................................... 52 4.4.1.2 Quan hệ cung cầu ................................................................................ 53 4.4.1.3 Các loại hàng hoá có liên quan ........................................................... 54 4.4.1.4 Tiến bộ khoa học và công nghệ .......................................................... 54 4.4.1.5 Tình trạng cạnh tranh trên thị trường .................................................. 55 4.4.1.6 Các chính sách của Nhà nước ............................................................. 56 4.4.2 Phân tích SWOT. ...................................................................................... 56 4.4.2.1 Điểm mạnh .......................................................................................... 56 4.4.2.2 Điểm yếu ............................................................................................. 57 4.4.2.3 Cơ hội .................................................................................................. 58 4.4.2.4 Thách thức ............................................................................................ 59 4.5 Nhận xét chung về công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú ........................... 61 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  5. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN H ưng Phú CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ .. 62 5.1 Biện pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch ................................................. 62 5.1.1 Lập kế hoạch bán hàng ........................................................................... 62 5.1.2 Lập kế hoạch mua hàng .......................................................................... 64 5.2 Biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp ........................................................................................................ 66 5.2.1 Quản trị nhân sự ...................................................................................... 66 5.2.2 Quản trị hoạt động mua và nhập hàng .................................................... 67 5.2.3 Quản trị hoạt động bán hàng ................................................................... 70 5.3 Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính ............................................ 72 5.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ................................................................ 72 5.3.1.1 Về công nợ khách hàng ....................................................................... 72 5.3.1.2 Giảm chi phí ........................................................................................ 73 5.3.1.3 Tăng doanh thu ................................................................................... 74 5.3.1.4 Nâng cao khả năng thanh toán ............................................................ 74 5.3.2 Một số gioải pháp khác ............................................................................. 74 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 76 6.1 Kết luận ........................................................................................................... 76 6.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 77 6.2.1 KiẾN nghị với doanh nghiệp .................................................................... 77 6.2.2 Kiến nghị với các bộ ban ngành................................................................ 77 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  6. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN H ưng Phú DANH MỤC BIỂU BẢNG   Bảng 1. Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp Bảng 2. Tình hình kinh doanh của Hưng Phú từ 2006- 2008 Bảng 3. Tình hình nhân sự của cửa hàng vật liệu xây dựng Hưng Phú Bảng 4. Phân công lao động tại cửa hàng vật liệu xây dựng vào ngày chủ nhật Bảng 5. Kết quả sử dụng thời gian làm việc và hiệu quả sử dụng lao động Bảng 6. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí cho mua hàng năm 2008 Bảng 7. Doanh số bán của doanh nghiệp qua 3 năm 2006-2008 Bảng 8. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vận chuyển bán hàng năm 2008 Bảng 9. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của H ưng Phú từ 2006 - 2008 Bảng 10. Tình hình tài chính của Hưng Phú từ năm 2006-2008 Bảng 11. Tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2008 Bảng 12. Mức độ khách hàng biết đến các doanh nghiệp GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  7. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN H ưng Phú DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ   Sơ đồ 1. Mô hình quản trị của Stephen J.Caroll v à Dennis J.Gillen Sơ đồ 2. Các chức năng quản trị. Sơ đồ 3. Hệ thống mục tiêu kinh doanh năm. Sơ đồ 4. Kế hoạch kinh doanh cho loại hình thương mại - dịch vụ nhỏ lẻ. Sơ đồ 5. Tiến trình kiểm soát. Sơ đồ 6. Tiến trình quản trị nghiệp vụ ở cửa h àng. Sơ đồ 7. Mô hình ma trận SWOT. Sơ đồ 8. Tổ chức nhân sự tại DNTN H ưng Phú Sơ đồ 9. Quy trình mua hàng hoá của doanh nghiệp. Sơ đồ 10. Phân tích SWOT. Sơ đồ 11. Tiến trình đánh giá tình hình mỗi tuần Biểu đồ 1. Biểu diễn cơ cấu sản phẩm của Hưng Phú trên đồ thị 3D Biểu đồ 2. So sánh doanh thu các mặt hàng năm 2006 - 2008 Biểu đồ 3. Mức độ biết đến của khách hàng đối với các doanh nghiệp GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  8. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN H ưng Phú DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT   ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửa Long VLXD : Vật liệu xây dựng DNTN :Doanh nghiệp tư nhân TP : Thành phố NSLĐ : Năng suất lao động FIFO: Phương pháp nh ập trước xuất trước LIFO: Phương pháp nh ập sau xuất trước CISS: Cộng đồng các quốc gia độc lập LN: Lợi nhuận ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu HĐKD: Hoạt động kinh doanh VAT: Thuế giá trị gia tăng GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  9. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của đề tài: Công nghiệp Việt Nam những năm gần đây phát triển với tốc độ ngày càng cao, đóng góp phần lớn vào tăng trưởng GDP của cả nước. Trong đó ngành công nghiệp xây dựng đã có sự đóng góp không nhỏ v ào sự phát triển của kinh tế cả nước nói chung và của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói ri êng. Những năm gần đây khi kinh tế vùng ĐBSCL vươn lên phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, cải thiện đáng kể bề mặt đô thị. Cùng với thu nhập của người dân ngày càng cao đã làm cho nhu cầu về xây dựng và sử dụng VLXD cũng gia tăng theo. Nắm bắt được xu hướng này của vùng ĐBSCL, bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước có không ít các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mặt hàng VLXD cơ bản được thành lập. Nhưng quy mô và hình thức hoạt động còn nhỏ, lẻ nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn mạnh; khả năng liên kết hợp tác thấp; khâu quản lý không ít doanh nghiệp còn thiếu khoa học và chưa hiện đại, còn không ít doanh nghiệp quản lý theo thói quen và kiểu gia đình. DNTN Hưng Phú lúc mới thành lập là một cửa hàng nhỏ do người chủ quản lý các hoạt động chức năng, nhưng ngày càng phát triển nhờ vào việc kinh doanh thêm nhiều mặt hàng thuộc VLXD. Tuy nhi ên sự gia tăng đó đ ã nảy sinh một vấn đề, đó là công tác quản trị của doanh nghiệp, vẫn c òn theo thói quen, ch ưa được cải tiến. Do đó, để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như sự tồn tại của mình, bản thân doanh nghiệp phải t ìm hướng quản trị hoàn thiện hơn. Với kiến thức đã được học và qua tìm hiểu thực tế tại DNTN H ưng Phú, tôi nhận thấy rằng vấn đề quản trị không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp lớn m à nó cũng góp phần không nhỏ đối với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Tôi hy vọng nghiên cứu của tôi sẽ góp một phần nào đó làm nảy sinh những ý tưởng quản lý mới hợp lý v à khoa học hơn cho các doanh nghi ệp nhỏ lẻ để cải thiện 1 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  10. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú công tác quản trị tại doanh nghiệp mình. Vì những lẽ trên nên tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu hoạt động quản trị tại cửa h àng VLXD Hưng Phú . Qua đó đ ề xuất một số biện pháp để ho àn thiện công tác quản trị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu trên nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú” phải thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu tình hình và thực trạng của hoạt động quản trị hiện tại trong doanh nghiệp. - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ba năm gần đây của doanh nghiệp. - Tìm ra những ưu nhược điểm trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp. - Phân tích môi trường kinh doanh để thấy được cơ hội và thách thức có ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp. - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị nhằm nâng cao hiệu quả doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 1.3 Phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Thời gian: - Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009. - Số liệu được sử dụng trong đề tài là ba năm: 2006, 2007 và 2008. 1.3.2 Không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú, địa chỉ số 153 đường Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: - Phân tích thực trạng công tác quản trị về nhân sự, mua - bán hàng hóa, tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo từ bộ phận kế toán và nhân sự cung cấp. - Qua phân tích đánh giá tình hình quản trị tại, từ đó đưa ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tại doanh nghiệp. 2 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  11. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú - Do doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại mặt hàng nên phần trình bày về các mặt hàng nêu trong đề tài này sẽ là nhóm các mặt hàng chính. 1.4 Mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 1.4.1 Mô hình nghiên cứu: TÌm hiểu lý thuyết về quản trị doanh nghiệp Công tác quản trị của DNTN Hưng Phú Phân tích môi trường kinh Phân tích công tác quản trị doanh doanh: nghiệp: - Thu thập thông tin - Thu thập thông tin - Môi trường ngành - Xử lý thông tin - Đánh giá năng lực quản trị - Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp. Sử dụng ma trận SWOT hình thành các phương án chiến lược Đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị 1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu: Dựa trên đề tài “Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú” đặt ra các vấn đề nghiên cứu sau:  Về nhân sự: - Cơ cấu tổ chức nhân sự giữa các bộ phận phòng ban có hợp lý chưa? - Vai trò, năng lực của từng nhân viên có được khai thác một cách tối ưu? - Các chính sách đãi ngộ và động viên đối với người lao động phù hợp và có hiệu quả không? - Số lượng và chất lượng ( trình độ ) nhân viên có thích hợp đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp không?  Vế hoạt động mua - bán hàng hóa: - Tìm được nhà cung ứng với giá cả tối ưu? 3 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  12. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú - Quy trình mua và nhập hàng được kiểm soát chặt chẽ? - Thủ tục và phương thức bán hàng có hiệu quả chưa?  Về lĩnh vực tài chính: - Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn tài chính vào mục đích hoạt động kinh doanh như thế nào? - Công tác quản trị tài chính tại doanh nghiệp có hiệu quả không? 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan:. Đề tài hoàn thành có sự tham khảo một số luận văn sau: - Nguyễn Thị Minh Châu (2008), t ên đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị tạ i DNTN Thịnh Phát ”, đề tài nghiên cứu và đánh giá công tác quản trị tại doanh nghiệp. Về phương pháp thực hiện, chủ yếu tác giả sử dụng phương pháp phân tích bằng ma trận SWOT để phân tích thực trạng cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả đã có nhiều tòm tòi trong việc tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động trong ba năm (2005 – 2007) của doanh nghiệp. Đưa ra được nhiều sự so sánh rõ nét và những nhận xét mang tính khách quan và phù hợp với thực tế doanh nghiệp. Trong phần kết luận và kiến nghị tác giả cũng đưa ra được khá nhiều biện pháp thực hiện nhằm khắc phục những nh ược điểm đối với doanh nghiệp để nâng cao công tác quản trị đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phạm Thị Hà Phương (2008), tên đ ề tài “ Đánh giá công tác quản trị tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang ”. Nội dung đề tài phân tích hiện trạng công tác quản trị tại công ty, qua đó đánh giá những ưu – nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn thông qua ma trận SWOT để có cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị tại công ty. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đưa ra biện pháp cụ thể còn nói một cách chung chung như yếu tố giá trong công tác Marketing, tác giả có trình bày trong những năm qua thu nhập của người dân ĐBSCL cao nhu cầu xây dựng dân dụng gia tăng nên vấn đề giá cả sẽ không ảnh hưởng lớn đến tâm lý mua hàng của khách hàng nhưng tác giả đã không đưa ra chính sách giá phù hợp để có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Và trong đề tài này tác giả đã lấy điểm yếu đó để đưa ra chiến lược giá phù hợp hơn nhằm nâng cao công tác Marketing cho doanh nghiệp. 4 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  13. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 2.1 Phương pháp luận: 2.1.1 Những vấn đề chung về quản trị: 2.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp, quản trị doanh ngh iệp và tầm quan trọng của quản trị:  Khái niệm về doanh nghiệp. Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp nh ư sau: Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên cơ sở tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợ p một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.  Khái niệm về quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, khi nền kinh tế quốc gia ngày càng phát triển thì sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới là một điều tất yếu. Đi kèm với nó là các phương pháp quản trị mà người ta dùng để quản lý doanh nghiệp sao cho doanh nghiệp m ình hoạt động có hiệu quả nhất. Có nhiều cách hiểu về quản trị doanh nghiệp nên trong phạm vi đề tài này, em xin chọn khái niệm quản trị của Stephen J.Caroll và Dennis J.Gillen làm cơ s ở cho những phân tích đánh giá trong những chương sau. Theo đó: Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản trị là tiến trình tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên trong tổ chức; sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là sơ đồ mô hình quản trị của Stephen J.Carrol và Dennis J.Gillen: 5 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  14. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú Kiến thức cơ Các chức bản và các kỹ năng quản trị: năng quản trị - Kế hoạch. - Tổ chức. Phương pháp - Lãnh đạo. Lịch trình Thực hiện làm việc và vai - Kiểm tra. công việc mục tiêu trò trách nhiệm. Sơ đồ 1. Mô hình quản trị của Stephen J.Caroll và Dennis J.Gillen  Tầm quan trọng của quản trị: Trong thời đại ngày nay, khi mà tất cả tổ chức từ lợi nhuận hay phi lợi nhuân; từ tập thể hay cá nhân đã và đang đi vào quỹ đạo hoạt động thì không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng và to lớn của quản trị trong việc bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường của tổ chức hay cá nhân đó cũng nh ư của đời sống kinh tế xã hội. Khi con người biết tổ chức hoạt động thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn, ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác. Quản trị tạo ra khả năng sáng tạo to lớn, trong cùng điều kiện về con người và vật chất kỹ thuật như nhau nhưng quản trị lại có thể đem lại kết quả cuối cùng khác nhau, đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đ iều này càng có ý nghĩa đối với các công ty kinh doanh có hiệu quả trên thế giới. Sự thành công mà họ có được đều nhờ vào phương thức quản trị khoa học, nghệ thuật, đứng vững tr ên nền của sự tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, khai thác sự phát triển kỹ thuật mới, kích thích và giữ chân nhân tài. Ngân hàng Châu Mỹ đã nêu trong bảng công bố báo cáo về kinh doanh nhỏ rằng: “ Theo kết quả phân tích cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm quản trị”. Rõ ràng quản trị tồn tại trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của mọi tổ chức. Đối với Việt Nam, trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay th ì việc xây dựng một hệ thống quản lý khoa học và hiện đại không chỉ giúp nhà nước quản lý xã hội tốt hơn mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. 6 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  15. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú 2.1.1.2 Các chức năng quản trị: Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục ti êu đã đề ra. Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Xét theo thời gian, kế hoạch của doanh nghiệp bao gồm: kế hoạch dài hạn (trong khuôn khổ chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp), hoạch định chương trình hàng năm và hoạch định chương trình mang tính tác nghiệp cho từng quý, tháng, tuần lễ. Những căn cứ chủ yếu cho việc hoạch định: - Các dự báo thị trường. - Các thông tin về hàng hoá và tồn kho. - Tình hình thực hiện của kỳ trước. - Các thông tin về nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các thành tựu của tiến bộ khoa học công nghệ và ảnh hưởng của nó.  Chức năng tổ chức: Tổ chức trong doanh nghiệp là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các thành viên vào cùng làm việc, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Trong đó bao gồm: tổ chức con người, tổ chức công việc, phân bổ các nguồn lực… Chính nhờ chức năng này mà nhà quản trị quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể, làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo thành cấu trúc của tổ chức.  Chức năng lãnh đạo: Lãnh đạo là sự cố gắng tác động vào người khác để đảm bảo đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đó là quá trình thu hút, lôi cuốn, động viên, thuyết phục, hướng dẫn thúc đẩy các thành viên trong doanh nghiệp làm việc để đáp ứng theo yêu cầu của công việc. Mục đích của chức năng l ãnh đạo là làm cho tất mọi người, mọi thành viên nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. 7 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  16. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú  Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kinh doanh: Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoản thời gian bảo đảm cho hoạt động thực tế ph ù hợp với kế hoạch đã đề ra. Kiểm tra gồm có bốn nội dung chính: - Xây dựng các tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu hoạt động. - Đo lường các kết quả thực tế đã xảy ra. - So sánh kết quả thực tế với các tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu. - Điều chỉnh các hoạt động nếu phát hiện ra những sai lệch. Các chức năng quản trị DN và mối quan hệ giữa chúng có thể được khái quát như sau. HOẠCH ĐỊNH Thiết lập các mục tiêu và các tốt nhất để thực hiện mục tiêu. KIỂM SOÁT TỔ CHỨC Kiểm tra đánh giá hoạt động Xác định và phân bổ, nhằm đạt được mục tiêu. sắp xếp các nguồn lực. LÃNH ĐẠO Gây ảnh hưởng đến người khác cùng làm việc hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp Sơ đồ 2. Các chức năng quản trị. 2.1.2 Yếu tố quản trị trong loại hình kinh doanh thương mại – dịch vụ: Yếu tố quan trọng trong quản trị là phải nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì từ đó đề ra biện pháp quản trị cho phù hợp. Ở loại hình kinh doanh thương mại - dịch vụ, khâu cuối cùng trong hệ thống của dây chuyền kinh doanh, là hình thức kinh doanh bằng cách “mua đi bán lại” các loại hàng hoá. Lợi nhuận của nó phụ thuộc vào trình độ của người quản lý, thái độ làm việc của nhân viên và khách hàng. Vì vậy yếu tố quản trị chính trong loại hình kinh doanh thương mại và dịch vụ là con người. 2.1.2.1 Vai trò của loại hình kinh doanh thương m ại - dịch vụ: 8 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  17. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú Như đã nói ở trên, kinh doanh thương mại dịch vụ là khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh hay đầu ra của hàng hóa, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển. Vì vậy, nó không chỉ có ý nghĩa là kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn là đơn vị đông đảo phân phối sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, trong hoạt động thương mại - dịch vụ đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động sáng tạo, phát huy sáng kiến nhất là phải quản trị chặt chẽ từng khâu trong doanh nghiệp, tránh thất thoát, l ãng phí giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong môi tr ường cạnh tranh gay gắt hiện nay. 2.1.2.2 Mục tiêu của kinh doanh thương mại - dịch vụ: Để hoạt động kinh doanh trước hết phải có mục tiêu.  Mục tiêu của kinh doanh thương mại - dịch vụ: Có hai loại mục tiêu là: - Mục tiêu dài hạn. - Mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh th ương mại dịch vụ thường là mục tiêu năm, nhằm để thực hiện mục tiêu dài hạn. Mục tiêu kinh doanh năm vạch ra phương hướng và công việc phải làm để đạt được mục tiêu trong năm của doanh nghiệp. Thông thường bao gồm các mục tiêu sau: + Giữ cho doanh nghiệp hoạt động đều đặn. + Có thị phần ngày càng lớn. + Tạo ra nhiều lợi nhuận.  Quy trình quản trị mục tiêu kinh doanh thương m ại và dịch vụ nhỏ lẻ hàng năm: 9 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  18. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú Kết quả mục tiêu: - Doanh số. - Lợi nhuận. - Hiệu suất quay vòng vốn. Mục tiêu chiến lược kinh Mục tiêu nguồn kinh doanh: doanh: - Chiến lược kinh - Mục tiêu nhân sự. doanh. - Đầu tư thiết bị. - Chiến lược kỹ năng - Huy động vốn. kinh doanh. - Chiến lược tổ chức. Mục tiêu phân phối thành quả: - Thường theo kết quả kinh doanh. - Tỷ lệ phân phối lợi tức. - Tích lũy nội bộ. Sơ đồ 3. Hệ thống mục tiêu kinh doanh năm. Sơ đồ trên cho thấy những hạn mục cần thiết cho việc lập mục tiêu kinh doanh hàng năm. Tùy điều kiện mà thiết lập mục tiêu cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Mục tiêu phải bao gồm cả định lượng và định tính tức là cần phải kết hợp các mục tiêu như: mục tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh, mục tiêu về tiềm năng, chiến lược kinh doanh và phân phối thành quả. 2.1.2.3 Quản trị hoạt động kinh doanh thương mại- dịch vụ: Trong phạm vi đề tài này, chức năng quản trị là hoạch định và kiểm tra sẽ được lựa chọn để phân tích. Sau khi đã có mục tiêu, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch bao gồm ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó kế hoạch ngắn hạn được sử dụng để thực hiện mục ti êu kinh doanh năm và triển khai chiến lược kinh doanh. 10 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  19. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú Các bước lập kế hoạch kinh doanh năm: Xây dựng mục tiêu và phương châm kinh doanh: - Xây dựng mục tiêu thành quả một cách khả quan dựa trên năng lực thực tế và phân tích kết quả đạt được của năm trước để dự đoán cho năm sau. - Phối hợp với các kế hoạch trung và dài hạn. Xây dựng kế hoạch nghiệp vụ: Lập dự toán hàng năm: - Kế hoạch bán hàng. - Dự kiến doanh số, dự - Kế hoạch nhập hàng, tồn toán chi phí kinh trữ. doanh. - Kế hoạch bảo đảm chất - Dự toán chi phí sản lượng và an toàn. xuất, mua vào, tồn - Kế hoạch tài chính, tổng trữ. hợp và nhân sự. - Dự toán chi phí quản lý chung, lợi nhuận. - Dự toán đầu tư thiết bị, đầu tư vốn. Hệ thống hóa kế hoạch kinh doanh hàng năm: - Hệ thống xây dựng kế hoạch năm, quản lý xúc tiến kinh doanh. - Hệ thống quản lý mục tiêu. - Hệ thống quản lý kết quả kinh doanh. - Hệ thống phân phối kết quả kinh doanh. - Hệ thống quản lý kế toán. Sơ đồ 4. Kế hoạch kinh doanh cho loại h ình thương mại - dịch vụ nhỏ lẻ. Sau khi lập kế hoạch xong, doanh nghiệp bắt đầu tiến hành thực hiện dưới sự lãnh đạo của nhà quản trị nhằm đảm bảo việc tổ chức thực hiện đúng theo kế hoạch. Để đảm bảo đạt được hiệu quả cao, nhà quản trị phải tiến hành kiểm tra để kế hoạch được hoàn thành theo đúng tiến độ. Do đó, chức năng kiểm soát l à công cụ hữu hiệu nhằm làm sáng tỏ những kết quả đã thực hiện, căn cứ vào đó mà nhà quản trị xác định được thứ tự ưu tiên để từ đó có sự tác động điều chỉnh kế hoạch ho àn thành như dự định. 11 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
  20. www.kinhtehoc.net Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú Sự khác biệt có thể Thiết lập Đo lường kết So sánh kết quả thực chấp nhận được tiêu chuẩn quả thực tế tế với tiêu chuẩn Sự khác biệt không thể chấp nhận được Hành động sửa chữa, Tiếp tục công việc điều chỉnh Sơ đồ 5. Tiến trình kiểm soát. 2.1.3 Quản trị cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng: Hoạt động kinh doanh mua bán vật liệu xây d ựng (VLXD) là một hình thức của kinh doanh thương mại và dịch vụ. 2.1.3.1 Khái niệm: Cửa hàng VLXD có tư cách pháp nhân là doanh nghi ệp tư nhân, là loại cửa hàng chuyên doanh, là đơn vị trực tiếp bán sỉ và lẻ các loại thép như thép tấm kim loại, thép hình các loại, các loại lưới thép và phụ kiện dùng trong sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 2.1.3.2 Ý nghĩa của cửa hàng VLXD: - Là nơi phân phối sỉ và lẻ mặt hàng thép đến các cửa hàng khác và đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng. - Là nơi thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh doanh thương mại. - Là đơn vị thuộc thành phần kinh tế tư nhân, thành phần có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, và tạo ra việc làm mới cho xã hội. 2.1.3.3 Quản trị theo chức năng trong doanh nghiệp: - Các nghiệp vụ chủ yếu. - Tổ chức việc mua hàng hóa theo kế hoạch dự kiến hoặc theo nhu cầu bán ra của cửa hàng. Việc mua hàng phải bảo đảm đầy đủ về số lượng, tốt về chất lượng và phù hợp về thơì gian. 12 GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN http://www.kinhtehoc.net
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2