LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận nghiên cứu của chính bản thân tôi, các số liệu trong bài hoàn toàn là sự thật, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Hương<br />
<br />
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
TỪ VIẾT TẮT CTCK TCBL TCPH TTCK DNNN CTCP UBCKNN CSRC SEC HASTC OTC CPH VCBS BVSC CP<br />
<br />
NGUYÊN NGHĨA Công ty chứng khoán Tổ chức bảo lãnh Tổ chức phát hành Thị trường chứng khoán Doanh nghiệp Nhà nước Công ty cổ phần Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Uỷ ban giám quản Trung Quốc Uỷ bản chứng khoán Mỹ Trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội Thị trường phi chính thức Cổ phần hoá Công ty chứng khoán NH Vietcombank Công ty chứng khoán Bảo Việt Cổ phiếu<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1.Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài Sau 8 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, bước đầu thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Thông qua hoạt động phát hành chứng khoán, các chủ thể cần vốn đã có thể huy động vốn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, phát hành chứng khoán là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro với cả chủ thể phát hành và nhà đầu tư. Trước thực tế như vậy đòi hỏi phải có biện pháp để giúp việc phát hành được thực hiện một cách chuyên nghiệp và trôi chảy. Công ty chứng khoán và một số chủ thể khác với kinh nghiệm, kiến thức và sức mạnh về vốn sẽ trở thành người dẫn dắt và thực hiện đợt bảo lãnh với thành công lớn nhất có thể. Như vậy có thể thấy, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thực sự rất quan trọng và cần thiết, trước hết là đối với sự thành công của tổ chức phát hành, uy tín của tổ chức bảo lãnh, niềm tin của nhà đầu tư và sau là tới sự phát triển nói chung của toàn nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không đi đôi với sự lên xuống của thị trường chứng khoán, không giống như sự phát triển của nghiệp vụ môi giới hay tự doanh, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam dường như vẫn đang bước những bước chập chững nhất. Như vậy khoảng cách của việc hoàn thiện dần các nghiệp vụ sẽ trở nên dài hơn, và liệu rằng đến bao giờ rủi ro phát hành sẽ được khắc phục, đến bao giờ thị trường chứng khoán mới được coi là hoàn thiện ? Từ thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn sâu sắc hơn về hoạt động bảo lãnh phát hành ở Việt Nam - một nghiệp vụ đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn. Do vậy, em đã chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam" làm khoá luận của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Đề tài " Giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam " nghiên cứu một cách chung nhất về lý luận của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán , đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, những tồn tại, nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là: nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng của các công ty chứng khoán tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và luận giải thực tiễn như: phương pháp so sánh, phương pháp duy vật biện chứng…. 5. Kết cấu của đề tài Chương I : Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam Chương III: Giải pháp mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 1.1. Những vấn đề cơ bản về phát hành chứng khoán 1.1.1 Khái niệm phát hành chứng khoán<br />
<br />
Phát hành chứng khoán là một trong những cách thức để huy động nguồn vốn trung và dài hạn của các pháp nhân trong nền kinh tế. Theo đó chủ thể phát hành thực hiện bán các chứng khoán trên thị trường sơ cấp cho các nhà đầu tư bên trong hoặc bên ngoài pháp nhân đó để có nguồn tài chính thực hiện tạo lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.1.2.Phân loại phát hành chứng khoán<br />
<br />
Căn cứ vào đợt phát hành:<br />
* Phát hành chứng khoán lần đầu (IPO): Là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư để trở thành công ty đại chúng. Phát hành lần đầu cổ phiếu mới ra công chúng để tăng vốn của công ty được gọi là IPO sơ cấp. Trường hợp công ty không tăng vốn mà chỉ bán một phần hoặc toàn bộ vốn ra công chúng (như trường hợp cổ phần hoá một phần vốn của Nhà nước hoặc tư nhân hoá toàn bộ công ty) được gọi là IPO thứ cấp. * Phát hành các đợt tiếp theo (chào bán sơ cấp): Là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho công chúng đầu tư. Việc phát hành được diễn ra ở các công ty, các tổ chức kinh tế….đã có chứng khoán phát hành và được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, việc phát hành phải được thực hiện bằng một hình thức duy nhất đó là chào bán sơ cấp.<br />
<br />
Căn cứ vào đối tượng mua bán chứng khoán<br />
* Phát hành riêng lẻ: Là hình thức phát hành chứng khoán mà theo đó chứng khoán được bán toàn bộ hoặc bán thẳngcho các tổ chức đầu tư hoặc một số cá nhân bên ngoài. Phát hành chứng khoán riêng lẻ chủ yếu tập trung vào các cá nhân và tổ chức có quan hệ gần gũi với doanh nghiệp như: cổ đông sáng lập, người lao động trong công ty, các định chế tài chính, các đối tác chiến lược…..Hình thức<br />
<br />