intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam - ĐH Ngoại thương

Chia sẻ: Vũ Khánh Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

322
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam - ĐH Ngoại thương giúp các bạn tìm hiểu nội dung các vấn đề liên quan đến việc tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam, các bạn nắm kiến thức và dễ dàng hơn trong việc làm bài luận cùng chủ đề. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam - ĐH Ngoại thương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ----------------------------- BÀI TẬP 2 Đề tài: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Anh 1211110051 Lê Thị Mỹ Huyền 1211110302 Phạm Anh Thư 1211110638 Lê Thị Hương Lan 1211110335 Hà Thị Khánh Linh 1211110358 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thanh Phương Hà Nội – 12/2013
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC..............................................................................................................................................2 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................23
  3. I. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM FDI GHI LẠI TRONG GIAI ĐOẠN 1988 – 20121 Số lượng dự án được Giai đoạn Vốn đăng ký (Tỷ USD) cấp phép 1988 – 1990 211 1,6 1991 – 1996 1.781 27,83 1997 – 2000 1.352 16,09 2001 – 2005 3.935 20,72 2006 – 2010 5.411 132,58 2011 1.594 14,7 2012 1.837 10,46 II. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM 1. Khung chính sách 1.1. Khung chính sách quốc gia: 1.1.1. Khung chính sách vòng trong: - Tiêu chuẩn đối xử: Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. (Luật đầu tư 2005, Điều 4 khoản 2) - Quy định bảo hộ nhà đầu tư: Vốn và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. (Luật đầu tư 2005, Điều 6 khoản 1) Trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà n ước tr ưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt giữa các nhà đầu tư. (Luật đầu tư 2005, Điều 6 khoản 2) 1 Nguồn: http://www.investinvietnam.vn/lng/2/detail/2752/Foreign-Investment-in- Vietnam.aspx http://www.vietnam-report.com/vietnam-fdi/
  4. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư, đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. (Luật đầu tư 2005, Điều 7) - Cơ chế hoạt động của thị trường: Nhà nước để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. 1.1.2. Khung chính sách vòng ngoài: - Chính sách tư nhân hóa: cho phép tư nhân hóa một vài lĩnh vực. Ví dụ: năm 2012, bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) mua lại thành công 20% cổ phần ngân hàng Viettinbank và trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng này. (Hợp tác toàn diện giữa VietinBank và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Phi Nga) - Chính sách thuế: Tùy từng ngành sản xuất, địa phương đầu tư có các quy định về ưu đãi thuế. Nhìn chung luật thuế nước ta ưu đãi rất nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài. (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013; luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005...) Ví dụ: Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN (có hiệu từ 1/1/2014), trong đó bổ sung nhiều quy định nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thu hút và khuyến khích đầu tư. Giảm nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp, mức thuế suất phổ thông là 22% từ 1/1/2014 và kể từ ngày 1/1/2016 là 20%. Riêng DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đ ồng đ ược áp dụng thuế suất 20% từ 1/7/2013. - Chính sách liên quan đến cơ cấu ngành vùng: Nhà nước chủ trương phát triển các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao... và tạo nhiều ưu đãi cho các vùng đặc biệt này, từ việc phát triển các khu vực đặc biệt thúc đẩy vùng lân cận phát triển theo. Hiện nay trên cả nước có 135 KCN và KCX. - Chính sách lao động:
  5. Chính sách Tiền lương tối thiểu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu v ực khoảng 40%. Hiện tại mức ương tối thiểu là 1.150.000. - Chính sách giáo dục, y tế, đào tạo: Cho phép phát triển các cơ sở giáo dục, y tế quốc tế. Mở rộng các dịch vụ quốc tế phục vụ người nước ngoài tại các cơ sở y tế, giáo dục. Ví dụ: Đại học RMIT Việt Nam: chi nhánh của Đại học RMIT (Úc). Ưu điểm lớn của môi trường đầu tư Việt Nam là tình hình chính trị tương đối ổn định. Việt Nam được xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng mức độ ổn định của môi tr ường chính trị và xã hội khu vực Đông Nam Á. 2 2 Nguồn: Vision of humanity 2013
  6. Năm 2013, việt nam được xếp thứ 41 trên tổng số 162 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ ổn định của chính trị, đây là lợi thế lớn của nước ta so với các nước bạn. Ví d ụ Trung Quốc xếp thứ 101, Thái Lan xếp thứ 130. 1.2. Khung chính sách quốc tế: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ (BTA) có các điều khoản 1 - 15 quy định về việc phát triển các quan hệ đầu tư3. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (Vietnam - Japan economic Partnership Agreement VJEPA) có điều khoản quy định về việc đầu tư của nước này vào nước kia sẽ được bảo hộ4. Trên phạm vi đa phương, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 3 hiệp định FTAs là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)5. Liên hiệp châu Âu (EU) và Việt Nam đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) sau cuộc gặp giữa Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 3 năm 20106. 2. Môi trường kinh tế: 2.1. Định hướng thị trường: - Thị trường có quy mô tương đối lớn. Từ thời điểm 01/4/1999, dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong thời kỳ giữa hai cuộc Tổng 3 Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/bta_overview.html 4 Nguồn: Báo Kinh tế Việt Nam http://ven.vn/hiep-dinh-vjepa-va-doi-tac-toan-dien-viet-nam-nhat- ban_t77c604n21505tn.aspx 5 Nguồn: Các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) http://archive.is/20121218021039/http://www.mutrap.org.vn/su_kien/H%E1%BB%99i%20th%E1%BA%A3o %20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20h%C3%A0nh %20%C4%91%E1%BB%99ng/Document%20Library/1/C%C3%A1c%20hi%E1%BB%87p %20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20th%C6%B0%C6%A1ng%20m%E1%BA%A1i%20t%E1%BB%B1%20do %20(FTAs).doc 6 Nguồn: VN-EU khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do http://nld.com.vn/kinh-te/vneu-khoi-dong- dam-phan-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-20100303013532647.htm
  7. điều tra 1999 và 2009 là 1,2%/năm. Việt Nam vẫn là quốc gia đông dân, chỉ đ ứng sau Indonexia trong khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục là th ị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. - Mở cửa muộn so với các quốc gia trong khu vực và lân cận. Năm 1986 đất nước ta mới bắt đầu mở cửa nền kinh tế, đ ến nay chưa tròn 30 năm, th ị trường Việt Nam vẫn còn cần được khai thác sâu và rộng hơn nữa. - Thu nhập bình quân đầu người đang tăng ở mức trung bình của khu vực. Nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992 chỉ mới ở mức 140 USD thì thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã gần 1.600 USD. Như vậy, sau 20 năm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 11,43 lần. (theo “Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng hơn 10 lần trong 20 năm”, báo Tin m ới, 10/12/2012) Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á7 - Vị trí cầu nối quan trọng thuận lợi trong tiếp cận thị trường khu vực và quốc tế. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế nên việc giao thương với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới có những thuận lợi. Bởi vậy, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới cũng là thế mạnh của nước ta. - Nguồn lực: Việt Nam giàu tài nguyên thiên nhiên. 7 Nguồn: World Bank
  8. Bản đồ các mỏ đá quý8.
  9. Tài nguyên thiên nhiên phong phú là cơ sở cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, đây cũng là thế mạnh của Việt Nam khi thu hút FDI. Chi phí lao động Việt Nam rẻ hơn các quốc gia trong khu vực và các quốc gia lân c ận, giá lao động có tay nghề cũng được xem là rẻ hơn. Với thu nhập bình quân 100 USD/tháng đối với lao động phổ thông, khoảng 210 USD/tháng với lao động có bằng cấp (kỹ sư), giá nhân công Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, giá lao động phổ thông của Indonesia hiện nay xấp xỉ 200 USD/tháng; kỹ sư 390 USD/tháng; lao động phổ thông Philippines thu nhập 210 USD/tháng, kỹ sư 400 USD/tháng; lao động Thái Lan có mức tương ứng là 220 USD và 590 USD; Malaysia vượt trội với mức 250 USD và 850 USD. (nguồn: tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản, Jetro). Việc đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng đầu tư, chất lượng và số l ượng nhân l ực đã qua đào tạo tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. Bảng: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo Tỷ lệ lao động được đào tạo Năm trên tổng lực lượng lao động 1988 9,45 1992 11 1995 13,8 1997 16 Cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện. Ví dụ: đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 hợp nhất hệ thống điện ba Miền (trước đây vận hành độc lập với nhau) nhờ đó tăng cường được sự hỗ trợ qua lại thế mạnh của hệ thống điện giữa các Miền, tăng tính ổn định và độ tin cậy chung của toàn hệ thống. Đường dây liên tục được nâng cấp bổ sung từ các tổ máy mới đưa vào vận hành. 2.2. Định hướng hiệu quả: Các hiệp định khu vực cho phép tiếp cận thị trường khu vực: đi theo xu hướng hội nhập sâu rộng, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và quốc tế của Việt Nam ngày một tăng, Việt Nam tham gia nhiều hơn vào các tổ chức, thỏa thuận nhiều hiệp định liên kết hơn. 8 Nguồn: nhà xuất bản bản đồ
  10. Việt Nam là thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, cũng là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên c ủa nhi ều tổ chức kinh tế khu vực khác như diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương APEC... Việt Nam đã tham gia hiệp định CEPT/AFTA với quy mô thị trường khoảng 500 triệu người, chương trình thu hoạch sớm (EHP)của hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN – Trung Quốc và khả năng về liên kết Đông Á và ASEAN – Đông Á. Bên cạnh đó, Việt Nam thỏa thuận và kí nhiều hiệp định thương mại song phương với các quốc gia Nhật Bản, Hoa Kì, EU... - Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh. Nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, đặc biệt là về thuế. Việt Nam miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong 9 tháng, miễn thuế xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, so sánh với Trung Quốc thì mức thuế xuất khẩu nguyên liệu là 9% và thuế nhập khẩu là 17%. Nhiều doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 2 năm, giảm 50% thuế trong vòng 4 năm tiếp theo. Doanh nghiệp KH&CN được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có thu nhập chịu thuế. - Xúc tiến đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã thành lập được Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung và Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam. Các trung tâm này (IPA) ra đời là cầu nối của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư Việt Nam, xúc tiến quá trình đầu tư khám phá thị trường Việt Nam. Hỗ trợ sau khi được phép đầu tư: IPA có thể đưa ra một số dịch vụ sau giấp phép cho khách hàng của mình. Ngày nay, các ngành công nghiệp phát triển rất nhanh, các dự án tại địa phương có thể cần sự giúp đỡ nhiều hơn trong việc tìm kiếm lao động lành nghề hoặc các công nghệ hiện đại hơn. Một số dự án lại cần tìm kiếm những đ ối tác mới đ ể mở rộng hoạt động hay huy động thêm vốn. Các doanh nghiệp đôi khi cũng gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp hay khách hàng trong thời gian khẩn tr ương, lúc này hệ thống dữ liệu doanh nghiệp của IPA sẽ là một nguồn thông tin hữu ích. Ngoài ra, IPA cũng sẽ đại diện các nhà đầu tư trong việc đề ra những giải pháp nhằm cải thiện mội trường kinh doanh trong nước như đơn giản hoá thủ tục giấy tờ, giảm thiểu số lần thanh tra không cần thiết, loại bỏ các hình thức thao túng kinh tế hoặc quy định thiếu công bằng
  11. về cạnh tranh, thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng, cũng như quan tâm hơn đ ến giới doanh nghiệp trong công tác hoạch định chính sách. Cơ quan xúc tiến đầu tư sẽ thực hiện vai trò tư vấn hỗ trợ mối quan hệ doanh nghiệp – chính phủ. III. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 1. Khung chính sách Dưới đây là đánh giá chung về khung chính sách của Việt Nam theo sự tổng hợp từ nhiều nguồn Tập đoàn tư vấn Vriens and Partners dựa trên thang điểm cho các vấn đề Luật pháp, mức độ mở cửa với thương mại quốc tế, sự ổn định chính trị, thuế quan, tham nhũng, khả năng quản lý tài chính tiền tệ. Các số liệu có sự so sánh với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.9 a. Các điều luật đối với đầu tư quốc tế. Bảng đánh điểm đối với hệ thống luật pháp về đầu tư quốc tế của các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương10. Đánh giá này dựa dựa trên các biện pháp tư pháp độc lập từ ảnh hưởng công cộng và tư nhân, việc bảo vệ quyền sở hữu, hiệu quả của hợp đồng thực thi, và năng lực của hệ thống pháp luật để giải quyết tranh chấp kinh doanh. Việt Nam đứng thứ 15 trên tổng số 20 nước trong khu vực, điều này cho thấy mặt hạn chế trong chính sách về kinh doanh quốc tế ở Việt Nam so với các nước bạn. Có thể kể ra được 1 vài hạn chế từ quan điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu chúng tôi đã rút ra như sau: - Hệ thống pháp luật về kinh doanh quốc tế chưa được xây dựng 1 cách hoàn chỉnh. 9 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013, VRIENS & PARTNERS Group, Tr.22 10 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013, VRIENS & PARTNERS Group, Tr.29
  12. - Luật pháp không ổn định và hay thay đổi nhưng lại không bắt kịp được với xu thế thực tại và thiếu đồng bộ hoá. - Quyền sở hữu không được đảm bảo. - Việc xử lý các chanh chấp không hiệu quả. - Có sự can thiệp quá sâu của nhà nước trong các điều luật. b. Mức độ mở cửa với thương mại và kinh doanh quốc tế Bảng cho điểm đối với mức độ mở cửa thị trường của các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.11 Những con số trên đánh giá thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp quốc tế vào hoạt động trong thị trường trong nước. Điều này dựa trên các chính sách đối xử với các nhà đầu tư quốc tế (bao gồm cả chế độ quản lý kép, ưu đãi…vv), xử lý các vụ mua bán quốc tế (international acquisitions), kiểm soát vốn, và sự cởi mở của nền kinh tế đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Việt Nam đứng thứ 17 trên tổng số 20 nước trong khu vực, thấp hơn các nước có có qui mô nền kinh tế tương tự như Myanmar hay Campuchia. Theo Vriens and Partners thì mức độ mở cửa của Việt Nam có những bất cập sau: + Luật giá mới cho phép chính phủ buộc công ty phải giảm giá theo các kịch bản nhất định + Giới hạn mới về quảng cáo mở rộng hơn nữa sự can thiệp của chính phủ trong khu vực tư nhân. 11 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013, VRIENS & PARTNERS Group, Tr.30
  13. + Luật bảo hộ lao động hạn chế khả năng của người không mang quốc tịch Việt Nam được nhận giấy phép làm việc.12 c. Hệ thống quản lý tài chính tiền tệ. - Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn chịu sự điều phối của Chính phủ. - Số lượng ngân hàng thương mại quá nhiều nhưng không hiệu quả. Những điều trên đã làm cho thứ hạng của Việt Nam thấp tương đối so với các nước trong khu vực. Bảng cho điểm đối với khả năng quản lý hệ thống tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.13 2. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế a. Lao động Dân số trẻ, lao động dồi dào và giá thành thuê nhân công rẻ vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, lao động của Việt Nam lại có tay nghề thấp do đó sẽ tốn chi phí đào tạo cũng như tiềm ẩn hiểm hoạ về chất lượng sản phẩm thấp. Bên cạnh đó lao động Việt Nam tính kỷ luật chưa cao dẫn đến khó khăn cho các nhà quản lý nhân lực. Những hạn chế này thậm chí còn lớn hơn những ưu thế về lao động giá rẻ hay sự dồi dào của nguồn nhân lực. 12 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013, VRIENS & PARTNERS Group, Tr.22 13 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013, VRIENS & PARTNERS Group, Tr34.
  14. b. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. - Hệ thống đường bộ các thành phố lớn có nhiều thiếu sót gây ra ác tắc giao thông giờ cao điểm. Hệ thống thoát nước trong thành phố Hà Nội cũ và kém hiệu quả. - Các hải cảng nhỏ, không được đầu tư và trang bị tốt khiến cho chi phí vận tải của các công ty tăng. - Số lượng sân bay ít, chỉ tập trung ở một vài thành phố lớn. - Số lượng bệnh viện thiếu, trường học không được trang bị tốt. c. Các tiến bộ về công nghệ Việt Nam hầu như còn chậm phát triển về công nghệ. Tin học chưa được phổ cập một cách đầy đủ đến các trường học. Số lượng bằng phát minh sáng chế ít, tính ứng dụng không cao. Bảng: Số lượng bằng sáng chế ở 1 số nước trong khu vực. (Theo USPTO)14 Hạng Nước Dân số (triệu người) Số bằng sáng chế 1 Singapore 4,8 2.496 2 Malaysia 27,9 8.77 3 Thái Lan 68,1 206 4 Phillipines 93,6 143 14 Nguồn: http://pyu.edu.vn/newsdetail.php?id=35&id1=712
  15. 5 Indonesia 232 74 6 Việt Nam 89 5 3. Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh a. Hoạt động xúc tiến đầu tư Website về đầu tư khá ít thông tin và thiết kế giao diện rối mắt. Website của Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở Việt Nam
  16. Website của cục đầu tư nước ngoài Hà Lan Ngoài ra phần liên hệ của website Cục đầu tư nước ngoài ở Việt Nam khá đơn giản trong khi trên trang của Hà Lan có chia ra NFIA Headquaters, NFIA Worldwide và Request Information. Điều này giúp cho các DN đầu tư vào Hà Lan có thể liên hệ được với đúng bộ phần cần nói chuyện. Còn website của Vietnam khá chung chung và giao diện không bắt mắt `cũng như không có hình ảnh mang tính thương hiệu. b. Kiểm soát tiêu cực phí Khả năng kiểm soát tiêu cực phí của Việt Nam còn kém, đặc biệt về vẫn đề tham nhũng.
  17. Bảng cho điểm đối với mức độ chống tham nhũng của các nước trong khu v ực Châu Á- Thái Bình Dương.15 Vietnam chỉ đạt 34.4 điểm trong việc chống tham nhũng. Sự thật là hồ sơ cá nhân tham ô cao, gian lận, tham nhũng và các vụ bê bối đã làm suy yếu niềm tin nhà đầu tư đối với Việt Nam. 15 Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2013, VRIENS & PARTNERS Group, Tr.33
  18. IV. Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA Amcham: “Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên gặp phải những vấn đề về ngân hàng và nợ xấu. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên bị vấn nạn tham nhũng và những thiếu sót trong quản lý gây xói mòn nền tảng kinh tế, cũng không phải quốc gia đầu tiên phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc giải thể các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả…” Bày tỏ quan điểm muốn nhìn thấy rõ hơn sự quyết tâm của Chính phủ trong việc cải cách hệ thống quản lý nhà nước Phòng thương mại châu Âu (EuroCham): Vẫn có tình trạng phân biệt rõ rệt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong nhiều lĩnh vực Cộng đồng các DN Nhật Bản tại Việt Nam: Bày tỏ quan điểm liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt yêu cầu cần phải tái cơ cấu triệt để các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước có thể xin cấp vốn từ các tổ chức tài chính, thì có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp tư nhân xin vay vốn vô cùng khó khăn. Bureau of Economic and Business Affairs: Việt Nam đã thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ mức FDI xung quanh 10-11 tỷ USD trong vòng 5 năm qua. Sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư chính là kết quả của những chính sách mở, hỗ trợ FDI mà chính phủ Việt Nam đưa ra, vị trí địa lý (gần chuỗi cung cấp toàn cầu), sự ổn định kinh tế - chính tr ị, và nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ nỗi quan ngại về việc môi trường đầu tư đang giảm chất lượng. Những vấn đề bao gồm tham nhũng, hệ thống luật pháp lỏng lẻo, sự bất ổn định tài chính, hệ thống giáo dục và đào tạo non yếu… Các nhà đầu tư đã và đang kêu gọi để cải cách trong các chính sách kinh tế đ ể Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư chất lượng cao.16 16 Nguồn: http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/cac-nha-dau-tu-noi-gi-ve-moi-truong-dau-tu-cua-viet-nam- 201312030941344408ca33.chn http://www.state.gov/e/eb/rls/othr/ics/2013/204760.htm
  19. V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật , cơ chế chính sách ưu đãi hơn nữa về đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Chính sách đất đai: + Có chế độ miễn giảm tiền cho thuê đất trong một vài năm đầu đối với các vùng kinh tế trọng điểm, có chính sách đặc biệt ưu đãi vào khu công nghiệp như: giảm giá kinh doanh hạ tầng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp được thuận lợi, nhanh chóng… + Giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc đến việc triển khai dự án. - Chính sách tiền tệ và thuế, các điều khoản ưu đãi: + Tiếp tục điều chỉnh mức thuế suất sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của đất đai, miễn giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp thực sự lỗ vốn. + Tăng cường đàm phán để ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần đối với các nước đã có và sẽ có quan hệ hợp tác và đầu tư với Việt Nam theo nguyên tắc loại tr ừ điều khoản "trừ khoản thuế". +Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường vốn, được vay tín dụng phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế khả năng trả nợ của dự án và có thể được đảm bảo bằng tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài. + Phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động vốn dài hạn như trái phiếu cổ phiếu, tiến tới cổ phần hoá các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. + Từng bước thực hiện mục tiêu tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. - Chính sách lao động và tiền lương: + Thực hiện chính sách thuê lao động gắn với đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nâng cao tay nghề, đào tạo cán bộ và công nhân. + Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được tính và thanh toán tiền lương cho người lao động Việt Nam bằng tiền Việt Nam.
  20. 2. Định hướng thị trường: Bảo hộ thị trường trong nước để khuyến khích các nhà đầu tư vào Việt Nam. - Định hướng các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đặc biệt là những ngành nghề tạo ra tiềm lực công nghệ cho đất nước hoặc những ngành mà Việt Nam chưa tự mình phát triển được. - Sử dụng các công cụ bảo hộ thị trường trong nước như bảo hộ bằng thuế quan, hạn ngạch, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá… - Có chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong nước. 3. Định hướng hiệu quả: - Tăng cường kí kết các Hiệp định khu vực cho phép tiếp cận các thị trường trong khu vực. - Đảm bảo thực hiện các cam kết thương mại đã và sẽ ký kết trong tương lai. 4. Định hướng về nguồn lực: - Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, đào tạo công nhân kỹ thuật, l ập quỹ phát triển tài năng, các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ đào tạo và tái tạo công nhân. - Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. 5. Tăng cường các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh: a. Chính sách xúc tiến đầu tư: - Bố trí kinh phí đủ mức để tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống trang web về đầu tư quốc tế và tài liệu xúc tiến đầu tư. - Cải tiến thủ tục cấp giấy phép, thủ tục triển khai dự án: Giảm bớt thủ tục hành chính tiến tới chế độ một cửa. Cụ thể: bỏ thủ tục nghiên cứu, khảo sát, bỏ qua việc giải trình về chủng loại và giá trị máy móc nhập khẩu và nhiều loại giấy phép khác. b. Các biện pháp khuyến khích đầu tư:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2