intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động chuyên môn của cán bộ xây dựng nông thôn mới xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

38
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ hoạt động chuyên môn của cán bộ phụ trách điều phối nông thôn mới tại xã Thịnh Đức. Nhằm đánh giá hiệu quả công tác hoạt động điều phối xây dựng nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách XDNTM, đồng thời nâng cao kiến thực thực tiễn của sinh viên trước khi ra trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động chuyên môn của cán bộ xây dựng nông thôn mới xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- TẠ THỊ BÍCH PHƯƠNG Tên đề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGHUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- TẠ THỊ BÍCH PHƯƠNG Tên đề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGHUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lành Ngọc Tú Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình. Để hoàn thành được khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu cùng các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Lành Ngọc Tú đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình, chu đáo, và giúp đỡem trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và các đoàn thể cán bộ chuyên môn trong xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên đã quan tâm tạo điều kiện để em hoàn thành tốt kỳ thực tập với đề tài: “Tìm hiểu hoạt động chuyên môn của cán bộ xây dựng nông thôn mới xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cán bộ chuyên môn Lăng Đại Thành luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài báo cáo của em được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất. Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Tạ Thị Bích Phương
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả sản xuất cây hàng năm ......................................................... 18 Bảng 3.2: Số lượng vật nuôi của xã Thịnh Đức giai đoạn 2017-2018 ................. 20 Bảng 3.3: Kết quả công tác giáo dục năm học 2018-2019 ............................. 23
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 BCĐ Ban chỉ đạo 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 Đ/C Đồng chí 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 HTX Hợp tác xã 7 MTQG Mục tiêu quốc gia 8 NTM Nông thôn mới 9 PTNT Phát triển nông thôn 10 THCS Trung học cơ sở 11 TTTN Thực tập tốt nghiệp 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 VPĐP Văn phòng điều phối 14 XDNTM Xây dựng nông thôn mới
  6. iv MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4 1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4 1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5 1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 7 2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7 2.1.1. Một số lí luận liên quan đến xây nội dung thực tập ................................ 7 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .......................................... 11 2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam................................................... 13 2.2.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 15 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP....................................................................... 16 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thịnh Đức.............. 16 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 17 3.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội....................................................................... 21 3.2. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 26 3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................ 26 3.2.2. Hoạt động của cán bộ phụ trách chương trình NTM tại UBND xã Thịnh Đức........................................................................................................ 26 3.2.3. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở............................................... 34
  7. v 3.2.4. Mặt hạn chế trong công tác XDNTM tại xã ......................................... 36 3.2.5. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 36 3.3. Nội dung thực tập ..................................................................................... 38 3.3.1. Công việc liên quan đến XDNTM tại UBND xã .................................. 38 3.3.2. Các công việc khác tham gia cơ sơ thực tập ......................................... 40 3.3.3. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................ 42 3.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 43 Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 46 4.1. Kết luận .................................................................................................... 46 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Công cuộc “Đổi mới” do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đã đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và không ngừng phát triển trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là sơ sở và lực lượng để phát triển phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một chương trình trọng tâm của nghị quyết số 26-NQ/TW, nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Công tác xây dựng nông thôn mới được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; chủ trương XDNTM là chủ trương quan trọng, hết sức đúng đắn, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ngay trong những năm đầu triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đã nhanh chóng trở thành phong trào của cả nước. Đồng hành cùng nông dân để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trên con đường hướng tới phát triển một nông thôn kiểu mới hiệu quả và bền vững là những cán bộ phụ trách xây dựng NTM tại các địa phương. Thịnh Đức là xã miền núi nằm ở phía Tây, cách TP Thái Nguyên 10 km có diện tích tự nhiên là 1.612,99 ha có 1.898 hộ và 7.175 khẩu, được phân bố trên 25 xóm, xóm ít nhất có 33 hộ, xóm nhiều nhất có 118 hộ. Ðồng bào theo đạo thiên chúa có 372 khẩu, chiếm 5,2% dân số; đồng bào dân tộc thiểu số có 720 khẩu, chiếm 10 % dân số. Là một xã miền núi có diện tích đồng ruộng bậc thang nằm xen kẽ các đồi, núi dốc từ bắc xuống nam
  9. 2 nằm cạnh Sông Công và có hệ thống thuỷ lợi Núi Cốc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cùng với toàn tỉnh chương trình xây dựng nông thôn mới đang được xã Thịnh Đức thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được thay đổi, đời sống của người dân được cải thiện, giảm nghèo, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết mới đáp ứng nhu cầu đặt ra như: Kiến thức về XDNTM của đội ngũ cán bộ còn có những hạn chế (nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở rất yếu về kiến thức và phương pháp tổ chức XDNTM trên địa bàn xã). Đây đang là trở ngại lớn nhất cho thực hiện chương trình. Công tác tuyên truyền cho nhân dân, nhất là cư dân nông thôn còn chưa đạt hiệu quả cao. Công tác quy hoạch, xây dựng đề án (kế hoạch) nông thôn mới của xã theo 19 tiêu chí được coi là điều kiện tiên quyết của chương trình. Tuy nhiên đến nay, công tác này triển khai còn chậm và chưa đồng bộ. Phát triển sản xuất, tăng thu nhập được coi là gốc của XDNTM nhưng đang là vấn đề khó nhất trong thực hiện tiêu chí này của chương trình. Có thể thấy rằng, vai trò của đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương. Xuất phát từ bối cảnh và lí do trên, em quyết định chọn vấn đề “Tím hiểu hoạt động chuyên môn của cán bộ xây dựng nông thôn mới xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ hoạt động chuyên môn của cán bộ phụ trách điều phối nông thôn mới tại xã Thịnh Đức. Nhằm đánh giá hiệu quả công tác hoạt động điều phối xây dựng nông thôn, từ đó đề xuất một số giải
  10. 3 pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách XDNTM, đồng thời nâng cao kiến thực thực tiễn của sinh viên trước khi ra trường. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ - Hiểu biết và nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chương trình XDNTM. - Tìm hiểu được vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ, của cán bộ phụ trách chương trình NTM. - Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ phụ trách trong việc thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao đời sống người dân. - Có kiến thức về phương pháp phân tích, tổng hợp, báo cáo. 1.2.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân, ý thức nghề nghiệp. - Tạo cho bản thân tác phong làm việc chuyên nghiệp, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng đồng. - Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. - Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn bị số liệu để viết báo cáo thực tập. - Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc - Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế. - Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập. - Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập.
  11. 4 - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ phòng ban để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. - Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ. - Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường làm việc. - Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường. - Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thịnh Đức - Tìm hiểu bộ máy quản lý, chức năng, vai trò, nhiệm vụ và môi trường làm việc tại UBND xã Thịnh Đức - Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ phụ trách chương trình NTM. - Tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội do UBND xã tổ chức trong thời gian thực tập. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn của cán bộ XDNTM - Hoàn thiện báo cáo thu hoạch và báo cáo thực tập. 1.3.2. Phương pháp thực hiện 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin - Tìm hiểu thông tin qua các tài liệu thứ cấp. - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: dùng bảng kiểm kê để tìm hiểu một số thông tin như: Họ tên, tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, công việc cụ thể, chức năng, nhiệm vụ.....của cán bộ công chức cấp xã. - Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lý công việc của các cán bộ. - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Dùng word và excel để tổng hợp lại các số liệu và viết báo cáo cho hoàn chỉnh.
  12. 5 Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp STT Loại thông tin Nguồn thu thập 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã Phòng thống kê xã Thịnh Đức hội, tình hình dân số lao động của Xã Thịnh Đức 2 Các vai trò, nhiệm vụ, chức năng Cán bộ xây dựng nông thôn mới của cán bộ xây dựng nông thôn xã Thịnh Đức mới 3 Kết quả hoàn thành nhiệm vụ Cán bộ xây dựng nông thôn mới xã Thịnh Đức 4 Các khái niệm liên quan đến Nguồn Internet, giáo trình, bài NTM giảng -Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài. - Cách tiếp nhận các văn bản, nghị quyết và cách xử lí vấn đề của cán bộ xây dựng nông thôn mới xã đối với các văn bản,nghị quyết. 1.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân loại và xử lý thông qua phần mềm Microsoft Excel. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập -Thời gian: từ ngày 15/08/2018 đến ngày 23/12/2018 - Địa điểm thực tập: UBND xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập - Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
  13. 6 - Làm việc như một nhân viên tại văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập. - Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập. - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. - Quan sát, học tập và học hỏi kinh nghiệm làm việc của cán bộ phụ trách Chương trình NTM để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp
  14. 7 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Về cơ sở lý luận 2.1.1. Một số lí luận liên quan đến xây nội dung thực tập * Khái niệm nông thôn Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". * Khái niệm nông thôn mới Là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững. [1] - Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. - Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.[1] * Khái niệm XDNTM - Xây dựng nông thôn mới: Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
  15. 8 mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; Sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp; Giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.[1] * Đặc trưng của nông thôn mới Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản Lao động 2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020, bao gồm: - Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; - Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; - Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; - An ninh tốt, quản lý dân chủ. - Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao...[9] * Khái niệm cán bộ XDNTM - Cán bộ XDNTM là những người cán bộ có quyền và trách nhiệm thực hiện việc lập kế hoạch quản lý, kiểm soát và phát triển xây dựng nông thôn kiểu mới nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.[2] - Cán bộ XDNTM cấp xã là người trực tiếp chỉ đạo hay trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực XDNTM trên địa bàn cấp xã.Đây là người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai các hoạt động xây dựng NTM của nông dân. - Kiến thức, kỹ năng mà cán bộ phụ trách XDNTM xã cần có:
  16. 9 Vì cán bộ XDNTM làm việc trực tiếp với bà con nông dân - là những người lớn tuổi, trong môi trường xã hội nông thôn, Người cán bộ XDNTM có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình NTM, các tiêu chí mới; tập huấn các tiêu chí NTM cần có trên địa bàn cho bà con. Người cán bộ XDNTM cấp xã phải nắm vững cac, phải có kiến thức tiêu chí XDNTM của xã mình và kinh nghiệm làm việc với nông dân, trong môi trường xã hội nông thôn thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do đó, để làm tốt công tác XDNTM cán bộ cấp xã phụ trách XDNTM cần trang bị kiến thức tổng hợp. Đó là: - Kiến thức xã hội và cuộc sống nông thôn, địa phương nơi mình làm việc. - Kiến thức về đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương - Kiến thức, kỹ năng về tập huấn, đào tạo và hướng dẫn cho người dân các tiêu chí của NTM - Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt động tại xã - Kỹ năng truyền đạt thông tin: khả năng nói, kỹ năng viết (viết báo cáo, viết tin bài ...) và giao tiếp, ứng xử tốt. -Kỹ năng lãnh đạo: tự tin, gương mẫu và có khả năng thuyết phục quần chúng, tiếp cận được với các đối tác, với lãnh đạo địa phương. - Kỹ năng sáng tạo trong điều kiện làm việc độc lập tại địa phương.[2] 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập Cán bộ phụ trách XDNTM muốn hoạt động có hiệu quả thì rất cần đến các quy định của nhà nước, sau đây là một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung học tập: * Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương: Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
  17. 10 Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 07 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020; Quyết đinh số 1996/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của văn phòng điều phối giúp ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp; Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việcQuy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2016-2020. * Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tình Thái Nguyên: Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí vè xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu và hộ gia đình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số 15/KH-VPĐP ngày 11/6/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tập huấn, bối dưỡng cán bộ xây dựng thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, năm 2018. * Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của xã Thịnh Đức: gồm các loại văn bản như kế hoạch, chương trình, quyết định, nghị quyết, công văn và một số loại văn bản khác...
  18. 11 Quyết định số 09-QĐ/ĐU ngày 22/6/2018 của UBND xã Thịnh Đức về việc Kiện toàn Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch số 66-KH-UBND ngày 24/9/1018 của UBND xã Thịnh Đức về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Thịnh Đức, giai đoạn 2018 – 2020 Báo cáo số 116/BC- UBND ngày 5/11/2018 của của UBND xã Thịnh Đức về việc báo cáo Kết quả thực hiện thông báo, kết luận tại cuộc giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên về kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thịnh Đức 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới * Tại Nhật Bản Nhật Bản và phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”: Từ năm 1979, tỉnh trưởng Oita- Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong trào “ Mỗi làng, một sản phẩm” (One Village, one Product - OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của Nhật Bản. Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ; tự lập; nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kĩ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu,... giúp nâng cao thu nhập của nông dân tại địa phương.[9] * Tại Trung Quốc Trong những năm vừa qua Trung Quốc có nhiều giải pháp và chính sách tích cực để phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong đó có hai giải pháp lớn.
  19. 12 - Xây dựng NTM hình thành mô hình nông thôn văn minh Từ đầu năm 2000, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thô cứng”: Đường thẳng tắp, dân cư chia thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giống nhau, ít cây xanh và không gian cảnh quan công cộng xen kẽ. Do đó nó giống phố hơn làng . Hạ tầng công cộng rất đầy đủ và hiện đại, nhất là đường sá, trụ sở, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, dịch vụ. Nhà dân có khuôn viên rộng khoảng 300-500 m2 đều xây dựng nhà 2-3 tầng kiến trúc hiện đại, tiện nghi sinh hoạt của các gia đình đều đầy đủ, nhiều nhà có ô tô du lịch và máy móc cơ khí cho sản xuất nông nghiệp. Đồng ruộng được cải tạo lại, sản xuất chuyên canh. Mỗi làng đều có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hoặc chế biến nông sản. Nông dân có thể nhượng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất. Hầu hết lao động ở nông thôn đều có việc làm, nhiều người làm dịch vụ môi trường, thương mại, sửa chữa thiết bị máy móc. Nhiều người là lao động làm thuê cho doanh nghiệp (hình thành lớp công nhân nông nghiệp ở nông thôn). - Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Trung Quốc xác định: Xây dựng NTM là công trình thế kỉ chính vì vậy càn phải phát triển hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hòa hạ tầng sản xuất. Chuyên môn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực ở địa phương. Truyền thông rộng rãi cho các tầng lớp và giới doanh nghiệp công thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng NTM. Thực hiện chủ trương “Sản nghiệp hóa nông nghiệp”. “Sản nghiệp hóa nông nghiệp” được giải thích là: Lấy thị trường trong và ngoài nước làm hướng đi, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy doanh nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm.[10]
  20. 13 2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Phong trào XDNTM đã có bước phát triển mới, đã trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về XDNTM và chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28/10/2008. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ - TTg “Phê duyệt công trình, rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, Quyết định số 800/QĐ - TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020”. Đặc biệt ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. * Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới huyện Trấn Yên - “cánh chim đầu đàn” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh miền núi Yên Bái Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên, việc tuyên truyền, vận động người dân, cộng đồng dân cư phát huy tính chủ động, tích cực tham gia luôn được chú trọng. Đối với những tiêu chí mà sự tham gia, vào cuộc của người dân là nhân tố quyết định như tiêu chí về hộ nghèo, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, thu nhập..., huyện Trấn Yên chủ động triển khai, vận động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Ở Trấn Yên, phong trào xây dựng xã hội học tập đang góp phần tạo lập những thiết chế văn hóa mới, những sinh hoạt cộng đồng sôi nổi gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội, mang lại hiệu quả cao. Đến nay, Trấn Yên đã có 2 mô hình cộng đồng học tập cấp xã. Huyện phấn đấu trong năm 2017 đạt 5 mô hình cộng đồng học tập cấp xã; 70% số hộ, 70% số dòng họ và trên 60% số thôn, bản được công nhận gia đình, dòng họ, thôn, bản học tập. Ông Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Trấn Yên cho biết: Bên cạnh các gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập, huyện Trấn Yên còn thành lập được 6 câu lạc bộ khuyến học như các câu lạc bộ: Khuyến học và phát triển ngành nghề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2