Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai
lượt xem 29
download
Đề tài "Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai" trình bày các nội dung chính như: Các dạng tổn thất sau thu hoạch, thực trang ứng dụng công nghệ sau thu hoạch hiện nay, thực trang hiện nay của bảo quản nông sản ảnh hưởng như thể nào đến nền kinh tế Việt Nam,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai GVHD: Hoàng Thị Trúc Quỳnh Nhóm 1, sáng t5,t12 Danh sách nhóm: Phạm Quốc Thắng 2005140502 Phạm Nguyễn Hoàng Thắng 2005140500 Trần Thị Mỹ Hoàng 2005140758 Nguyễn Minh Quân 2005140451 Nguyễn Thị Mỹ Tiên 2005140620 1
- 2 Mục Lục 2
- lời mở đầu Trong thời kì đổi mới sản xuất lương thực ở nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật. Từ một nước thiếu lương thực Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Sản lượng thóc năm 2002 đạt 34.06 triệu tấn, ngô 2.31 triệu tấn, xuất khẩu trên 3.2 triệu tấn gạo. Thực tiễn cho thấy trên thế giới có nhiều nước có nền kinh tế phát triễn, trình độ khoa học, kỹ thuật cao, sản phẩm lương thực của họ rất phong phú và đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, giá cả lại rẻ có khả năng cạnh tranh cao, có thể xuất khẩu đi nhiều nước, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những thành tựu đáng kể trên, Việt Nam và thế giới còn tổn thất rất lớn sau thu hoạch, do bị thất thoát trong quá trình vận chuyển, bao gói, bảo quản, sinh vật hại... Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm thế giới trung bình thiệt hại về lương thực chiếm từ 1520%, tính ra tới 130 tỷ USD, đủ nuôi sống tới 200 triệu người/năm Vì vậy bảo quản hoa quả sau thu hoạch là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ xuất khẩu. Nhưng hiện nay, đa số nông dân và các cơ sở sản xuất, thu mua đều thu hoạch và mua bán rau quả theo tập quán, không có quy trình bảo quản sau thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, làm hạn chế khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam I. Các dạng tổn thất sau thu hoạch 3
- 4 1. Tổn thất về số lượng Là sự mất mát về trọng lượng của nông sản trong cả giai đoạn sau thu hoạch và được xác định bằng phương pháp cân, đo trọng lượng của nông sản 2. Tổn thất về chất lượng của nông sản Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: + Dinh dưỡng + Vệ sinh an toàn thực phẩm + Cảm quan Phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại nông sản người ta có thể tập trung vào một chỉ tiêu có tính chất quyết định 3. Tổn thất về kinh tế Là tổn thất về chất lượng và số lượng được quy định thành tiền hoặc % giá trị ban đầu của nông sản. 4. Tổn thất xã hội Vấn đề an ninh lượng thực, an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái, tạo việc làm cho người lao động. Những vấn đề này do tổn thất nông sản sau thu hoạch tác động đến. II. Thực trang ứng dụng công nghệ sau thu hoạch hiện nay 1. Thực trạng chung ở Việt Nam Ở Việt Nam sản xuất nông nghiệp thực phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngoài việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của hơn 90 triệu dân, nông sản còn là nguồn xuất khẩu chủ yếu chiếm 25% kiêm ngạch xuất khẩu Ở nước ta thiệt hại trong quát trình bảo quản, cất giữ củng là một số đáng kể. Tính trung bình đối với các loại hạt tổn thất sau thu hoạch là 10%, đối với các loại củ là 1020%, rau quả 1030%. Hàng năm trung bình thiệt hại 15%, tính ra là hàng vạn tấn lương thực bỏ đi, đủ nuôi sống hàng triệu người. Năm 1995 sản lượng lúa ước chừng khoảng 23 triệu tấn thì hao hục khoảng 10% thì mất hết gần 2.3 triệu tấn, tương đương với 350360 triệu USD. Tương tự với các loại củ, hạt, hay cây ăn trái thì thì hại hàng năm củng lên đến hàng trăm triệu USD. Mặt khác, đối với các sản phẩm hạt và quả Việt Nam do khâu bảo quản không tốt nên tỉ lệ các loại độc tố tồn đọng trong nông sản ở mức cao như Aflatoxin trong đậu phộng, 4
- ngô, điều,.. ochratoxin trong cà phê, ca cao, palutin trong táo, lê, đào... Lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trong các loại rau xanh lên tới 34% ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người. 2. Lúa gạo!!? Theo Bộ NNPTNT, tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của Việt Nam vào loại cao nhất châu Á: 9% 17%, có lúc 30% . Dù được mệnh danh là cường quốc xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhưng giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn thường thấp hơn gạo cùng loại trên thị trường thế giới (ví dụ như thấp hơn gạo Thái Lan 1020 USD/tấn). Các nhà khoa học đã cho biết, ĐBSCL là vùng co tỷ lệ thất thoát cao nhất nước. Năm 1999, khu vực này sản xuất gần 17 triệu tấn lúa. Với mức thất thoát là 20%. ĐBSCL mất 3 3,5 triệu tấn lúa. Do 1% thất thoát làm thiệt hại khoảng 7 triệu USD nên hàng năm nước ta mất xắp xỉ 140 triệu USD Kết quả điều tra của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho thấy tỷ lệ thất thoát và hao hụt trong quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến ở nước ta vẫn còn khá cao. Cụ thể: Thất thoát trong khâu cắt gom từ 1,5% 2% (đôngxuân) đến 3,5% 4% (hèthu) vụ hè thu tổn thất nhiều do thường gặp mưa, bão, lũ lụt. Thất thoát trong khâu suốt lúa khoảng 0,8% 1% (đôngxuân) và 1,8% 2% (hèthu). Nhất là suốt lúa vào những ngày có mưa, lúa bị ướt sẽ theo rơm ngoài ra rất nhiều và hạt chưa rụng khỏi bông khi suốt cũng như rơi vãi trong quá trình vận chuyển lúa lên máy suốt. 5
- 6 Thất thoát trong khâu phơi sấy khoảng 0,5% 7% (đôngxuân) và 1,2% 1,4% (hèthu). Thất thoát trong khâu bảo quản khoảng 1,9% 2% trong cả 2 vụ đôngxuân và hèthu do chuột, côn trùng, sâu mọt. Thất thoát trong khâu xay xát khoảng 7% 12% từ những máy xay lưu động, chủ yếu do những máy này làm gạo bị gãy nhiều. Theo thống kê của sở nông nghiệp An Giang. Trung bình tổng thất thoát sau thu hoạch theo mùa vụ ở An Gianglà: Mùa vụ Cắt+gom Suốt Phơi Vận Chuyển Tồn tr Xay chà ữ S Thất thoát ĐX 2.26 1.71 1.36 0.37 1.64 2.29 9.62 HT 3.32 2.37 2.94 0.26 1.65 1.89 12.42 TĐ 3.24 2.67 1.31 0.57 1.44 2.10 11.31 Trung bình 2.94 2.25 1.87 0.40 1.57 2.09 11.12 Tổn thất trung bình sau thu hoạch của lúa ở Việt Nam Các khâu sản xuất Tổn thất (%) Thu hoạch 1.31.7 Đập, tuốt 1.41.8 Sấy khô, làm sạch 1.92.1 Xay xát 4.55.0 Vận chuyển 1.21.5 Bảo quản 3.23.9 Tổng cộng 1316 Từ số liệu thất thoát lúa gạo ta thấy ứng dụng công nghệ sau thu hoạch vào nghành lúa gạo ở Việt Nam là tương đối hạn chế so với các nước khác. 6
- Một số hình ảnh về bảo quản lúa gạo ở Việt Nam. 7
- 8 3. Một số loại rau quả khác. Sản phẩm xoài và nhãn của Đồng Tháp được xuất khẩu sang một số thị trường như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc... Một thị trường mới đang có nhu cầu lớn về sản phẩm xoài, tiêu biểu như Nhật Bản, cũng đang rất “thiện chí” đối với đặc sản của Đồng Tháp. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu còn ở con số khá hạn chế, chỉ bằng 10% trên tổng sản lượng , bởi ngành nông nghiệp của tỉnh thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết cho khâu sơ chế, đóng gói, chế biến. Theo ông Nguyễn Duy Đức, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch đối với rau quả hiện rất cao 25% 30%. Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch nông sản cũng chưa đồng bộ các khâu và phần lớn cơ giới là phục vụ cho cây lúa, còn với hoa màu, cây ăn trái thì chỉ một số khâu có sự góp mặt của cơ giới. Việc thiếu hệ thống bảo quản chế biến sau thu hoạch thích hợp khiến tỷ lệ chế biến thấp dưới 10%. Chẳng hạn như ở công đoạn làm khô nông sản bằng máy sấy, tại một số tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới đáp ứng 30% diện tích sản xuất. Công nghệ sấy và chất lượng máy sấy cũng còn lạc hậu. Phần lớn máy sấy hoạt động công suất thấp dưới 10 tấn/mẻ, số lượng máy sấy công suất từ 20 tấn/mẻ trở xuống còn hoạt động ít do không có lúa để sấy. Đối với những nông dân trữ lúa chờ giá, việc bảo quản sấy khô chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền thống: hong nắng, gió. Hình thức này vô tình làm tổn 8
- thất nghiêm trọng đến chất lượng hạt gạo do sản phẩm dễ bị gãy khi xay xát, không đạt thông số kỹ thuật trong xuất khẩu. Đối với sản xuất ngô tổn thất sau thu hoạch củng rất lớn, riêng tổn thất về số lượng đã dao động trong khoảng 1819%, thậm chí 2328% tùy theo vùng và vụ mùa thu hoạch. Ngô thường tổn thất về chất lượng do có hàm lượng protein cao, vỏ mỏng nên dễ bị mốc, nhiễm mọt, nhiễm chất độc aflatoxin... Tình trạng rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ tiêu vi sinh vật vượt quá ngưỡng cho phép, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, hàm lượng NO3 vượt quá quy định gấp nhiều lần gây hậu quả xấu cho công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ rau. Thiết bị máy móc phục vụ công nghệ xử lý, bảo quản chế biến rau sau thu hoạch còn khá lạc hậu chưa đáp ứng được sự gia tăng sản lượng rau hàng năm. Công nghệ xử lý, đóng gói rau quả còn nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất theo kiểu thủ công, chưa có dây chuyền máy móc hiện đại nên năng suất lao động thấp, rau sản xuất ra không đảm bảo chất lượng. Một số ít đơn vị sản xuất rau có đầu tư máy móc sản xuất rau, nhưng hầu hết là thiết bị ngoại nhập, giá thành rất cao nên khó nhân rộng áp dụng sản xuất đại trà. Chính công đoạn làm khô ráo rau tự nhiên lại tiếp tục làm cho rau gãy dập với tỉ lệ khá cao: rau xà lách, cải xanh có tỉ lệ rau gãy dập sau quá trình làm ráo từ 510% chiếm 80% trở lên. Rau sau khi thu hoạch được đóng gói bằng phương pháp thủ công bằng tay chiếm tỉ lệ trên 95%, chỉ có rau xà lách có khoảng 5% được đóng gói bằng các loại máy bán tự động tự chế. Khoảng 50% rau không sử dụng bao bì khi bán ra thị trường. Việc đóng gói rau bằng tay tiếp tục làm cho rau gãy dập, chiếm trên 20% đối với rau cải xanh và xà lách. Từ những thống kê trên chúng ta thấy không chỉ lúa gạo mà các mặt hàng nông sản khác điều chung cảnh ngộ là chưa áp dụng công nghệ thu hoạch vào bảo quản nông sản. 9
- 10 III. Nguyên nhân 1. Độ ẩm tương đối của không khí Độ ẩm của môi trường càng thấp, tốc độ bay hơi nước càng cao, rau củ, quả tươi bị héo. 10
- Đối với một số loại hạt (đậu, lạc, vừng, ngô, thóc…) độ ẩm tương đối của không khí thấp có lợi cho quá trình phơi sấy, hạn chế sự giảm chất lượng hạt. Khi bảo quản rau củ , quả người ta thường duy trì độ ẩm tương đối của không khí >80% để tránh mất nước. Khi bảo quản hạt cần độ ẩm tương đối
- 12 +Loài gậm nhấm( chuột , sóc,..) +Chim,dơi… Thiệt hịa do vi sinh vật gây ra gồm nhiều mặt song có thể tổng kết thành 3 mặt sau: +Thất thoát về mặt số lượng do côn trùng , chim, chuột nấm mốc trực tiếp gây hại. +Thất thoát về mặt số lượng khi nông sản bị côn trùng chim, chuột xâm hại dẫn đến làm giảm giá trị thương phẩm và giá trị sử dụng . Sản phẩm bị vi sinh vật vật xâm hại có mùi vị, màu sắc không đặc trưng như sản phẩm ban đầu. +Làm nhiễm bẩn, nhiễm độc nông sản do chất thải và độc tố aflatoxin. Do vậy trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dung hoặc truyền bệnh cho người và gia súc. 5. Vi sinh vật Tác động gây hại của vi sinh vật Sâu bệnh là một nguy cơ gây tổn thất thu hoạch mùa màng rất lớn. Theo thống kê của tổ chức lương thực Thế giới hàng năm sâu bệnh đã làm giảm năng suất mùa màng 20÷30%. Trong lịch sử sản suất nông nghiệp đã xuất hiện những trận dịch bệnh cây trồng như vàng lụi, đạo ôn, tiêm lừa.. làm thiệt hại nặng nề cho nền sản xuất nông nghiệp. +Làm thay đổi màu sắc của nông sản thực phẩm +Làm mất mùi thơm tự nhiên của nông sản thực phẩm +Làm thay đổi cấu trúc nông sản thực phẩm +Lam biến đổi thành phần dinh dưỡng +Làm môi trường nuôi dưỡng vi sinh vật gây bệnh 6. Côn trùng Tổn thất về số lượng do côn trùng +Năm 1968 khi chuyển 145 tấn ngô hạt từ Anh sang Mỹ, sau một băm bão quản người ta đã sản ra 13 tấn mọt. Đây là chứng cứ về sự phá hoại ghê gớm và phát triển nhanh chóng của côn trùng. +Người ta tiến hành thí nghiệm ở Liên Xô (cũ), nuôi 10 mọt thóc trong lúa mỳ, với điều kiện nhiệ độ, độ ẩm thích hợp sau 5 năm quần thể côn trùng đãn ăn hại tới 406,250Kg lúa mỳ. 7. Loài gậm nhấm: chuột,chim dơi,.. 12
- Tác hại chuột Hàng năm trên toàn thế giới có tới 33 triệu lương thực bị chuột phá hại, với số lượng có thể nuôi 100 triệu người trong một năm. 8. Tác động của con người Con người là nhân tố trung tâm đóng vai trò quyết định cho mọi hoạt động của sản xuất nông nghiệp, đến chất lượng bảo quản cũng như tổn thất sau thu hoạch nông sản. Sẽ không có những tổn thất lớn sau thu hoạch nếu con người có trình độ khả năng, công nghệ tốt. thông qua các yếu tố công nghệ, các phướng tiện bảo quản, con người có thể quản lý được các yếu tố dẫn đến tổn thất sau thu hoạch. có thể nêu một vài nguyên nhân như sau: +Trình độ tay nghề kém, thiếu công nghệ, kỹ thuật trong thu hoạch và sơ chế sản phẩm . +Các thiết bị vận chuyển và bảo quản nông sản chưa đảm bảo số lượng. +Trong quá trình công tác của người nông dân đã tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát lớn khi thu hoạch như việc: chọn giống, chăm sóc, bón phân… +Sự thiếu hiểu biết , kém ý thức trách nhiệm sẽ dẫn đến những tổn thất về chất lượng nông sản thực phẩm không lường. IV. Thực trang hiện nay của bảo quản nông sản ảnh hưởng như thể nào đến nền kinh tế Việt Nam? 1. Ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân Sự tổn thất về số lượng hay chất lượng nông sản sau thu hoạch đều ảnh hưởng trực tiếp đến thu thập của mỗi hộ nông dân. Tổn thất sau thu hoạch xảy ra ở nhiểu khâu , trong đó có khâu gắn với hoạt động của nông dân. Những tổn thất trong các khâu: thu hoạch, sơ chế (làm sạch, phơi sấy), phân loại vận chuyển nội bộ, bảo quản tại hộ gia đình,.. sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế hộ nông dân. Tổn thất ở các khâu khác trong giai đoạn sau thu hoạch như: bảo quản tại kho tập trung , vận chuyển ngoài vùng, chế biến thì liên quan đến nhà sản xuất hay doanh nghiệp. Theo đánh giá của Hội VAC tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên tổn thất về số lượng rau quả trong thu hái, vận chuyển và bảo quản là 1015%, nhưng tổn thất về giá trị kinh tế do tổn thất về chất lượng còn cao hơn, nhiều nơi lên đến 2030%. Việc nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng nông sản, giảm tổn thất sau thu hoạch còn có tác động lớn đến kinh tế hộ nông dân thong qua những 13
- 14 kiến thức đầy đũ về các khâu thu hoạch trong đó có vấn đề về quản lý chất lượng và tiếp thị hàng hóa, người nông dân sử dụng có hiệu quả hơn nông sản mình sản xuất ra, giảm giá thành công nông sản để tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho mình. 2. Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn đòi hỏi loại nguyên liệu là các nông sản có chất lượng tốt, ổn định và hạ giá thành. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cần hoạt động quanh năm chính vì vậy việc phát triển công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch có lien quan chặt chẽ tới sự hình thành và phát triển các xưởng sơ chế và xưởng chế biến quy mô nông dân. 3. Ảnh hưởng kinh tế: Số tiền thất thoát sau thu hoạch lúa là rất lớn. Theo thống kê của Sở Nông Nghiệp An Giang hàng năm lượng lúa rơi vãi cho cả ĐBSCL được qui ra tiền là 3.370 Tỷ đồng, riêng ở An Giang thì chi phí này cũng chiếm khoảng 484 tỷ đồng. Tổn thất sau thu hoạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. theo kết quả của Tổng Cục Thống Kê và Viện công Nghệ Sau Thu Hoạch năm 1994 tổn thất lúa gạo của Việt Nam là 1316%, sau 78 năm cải tiến công nghệ sau thu hoạch chỉ còn 1014% đã giảm 2,5%, với kết quả này đã tiết kiệm được 900.000 tấn thóc (Đào Huy Cầu,2006) Hiện nay chúng ta hàng năm vẫn phải mất đi 3000 tỷ đồng, tổn thất sau thu trong các công đoạn (An, Trường và Phong, 14/04/2006). Nếu chỉ xét về giá trị kinh tế đó là một sự mất mát quá lớn đối Thất thoát sau thu hoạch làm cho nông sản đạt chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng đến huy tín của Việt Nam trên thị trường trong nước và thới giới, làm cho gạo ta luôn luôn không bằng Thái Lan Các DN không có thị trường ổn định, chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài, như đầu tư cho vùng nguyên liệu, chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước. Tình trạng trên làm cho sức cạnh tranh của hàng nông sản của Việt Nam đang rất thấp. 4. Ảnh hưởng xã hội: Làm cho người nông dân nghèo càng thêm nghèo. Những người thiếu đất sản xuất làm lúa không đủ ăn mà phải thấy cảnh lúa bị rơi rụng Khi ta bảo quản không tốt trong thời gian dài giảm giá trị dinh dưỡng, giảm vitamin khoáng chất. Không đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng 14
- Ngoài khi tổn thất như vậy, nó sẽ làm giảm thu nhập của người dân, gián tiếp ảnh hưởng đến qua trình phát triển kinh tế của nông hộ cũng như phát triển kinh tế của dất nước. V. Những hạn chế còn tộn tai. 1. Công nghệ, cơ sở vật chất yếu và thiếu.! Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là khâu thu hái, bảo quản sau thu hoạch của ta còn yếu kém. Công nghệ sau thu hoạch như xử lý, bảo quản, vận chuyển còn lạc hậu, cơ sở vật chất kèm theo như kho lạnh chuyên dùng, thiết bị rửa, phân loại, xử lý, buồng ủ chín… ít được các doanh nghiệp đầu tư. Mặt khác, sản xuất cây ăn quả của nước ta chủ yếu theo quy mô nhỏ (vườn hộ gia đình) nên phần lớn chưa ứng dụng kỹ thuật cơ khí vào thu hái, lựa chọn và bảo quản. Hiện nay, mới chỉ có 10% lượng vải quả và nhãn được đưa vào chế biến nhưng do chưa có công nghệ và cơ sở vật chất thích hợp nên tỷ lệ tổn thất tới 2530%. Một số loại quả như chuối, vải, nhãn được sấy khô, tuy đã kéo dài thời gian sử dụng nhưng không giữ được hương vị tự nhiên. Do tỷ lệ áp dụng kỹ thuật thu hái, phân loại bảo quản còn thấp, kỹ thuật bảo quản mới chỉ dừng lại ở việc đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng bằng các kho mát chuyên dùng, kỹ thuật bảo quản còn lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khiến xuất khẩu quả tươi bị hạn chế... 2. Thiếu các vùng nguyên liệu an toàn! Khâu bảo quản sau thu hoạch theo đúng quy trình tùy thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào. Nếu hoa quả không tươi ngay từ khâu thu hoạch thì dù công nghệ bảo quản có tốt đến đâu cũng khó đối với các nhà nhập khẩu. Thời gian qua, việc quy hoạch các vùng nguyên liệu an toàn phục vụ xuất khẩu rau quả chưa được quan tâm đúng mức nên chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của khách hàng. Tại miền Bắc, quy mô vùng nguyên liệu mới chỉ được thành hình ở một số tỉnh nhưng nhỏ lẻ, manh mún như vùng vải Lục Ngạn (Bắc Giang) chỉ vẻn vẹn 2.500/18.500ha quy hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP, nhãn lồng Hưng Yên cũng chỉ khoảng 10% diện tích bảo đảm theo tiêu chuẩn vùng nguyên liệu an toàn... Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ, nhất là xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó, người nông dân hoàn toàn bị động về thông tin thị trường, nhiều khi thu hoạch trúng mùa nhưng lại bị thương lái ép giá nên lợi nhuận không cao. Điều đó đã làm giảm khả năng tái đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và giảm khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm hoa quả của người nông dân. Mặt khác, đa số hộ nông dân chưa áp dụng rộng rãi hệ thống thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong quá trình sản xuất nên hiệu quả sản xuất thấp. Cho đến nay, ở miền Nam chỉ có một vài cơ sở sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận của EuroGAP. Đặc biệt, việc sử dụng hóa chất bảo quản hiện nay vẫn chủ yếu là các chất chống thối mốc, chống nảy mầm nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, khiến người tiêu dùng không yên tâm. 3. Yếu tố con người! 15
- 16 Hiện nay, mặc dù người nông dân Việt Nam có kinh nghiệm sản xuất, nhưng trình độ của họ lại không cao. Chưa bắt kịp với xu thế của thế giới. họ còn dựa vào những sản xuất thủ công, ít áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. VI. Hướng giải quyết hiệu quả để khắc phục thực trạng công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế như hiện nay. 1. Áp dụng KHKT. Đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cải tiến, máy móc thiết bị và dây chuyên công nghệ sau thu hoạch với chất lượng và hiệu suất cao. 2. Xậy dựng cơ sở hạ tầng. Nhằm cho nông sản được vẩn chuyển nhanh hơn, từ đó làm cho nông sàn ít bị hao hụt, nhiểm khuẩn. 3. Nâng cao trình độ cho người sản xuất. Mở các lợp tập huấn cho người nông dân, cử các chuyên gia đến các vùng tuyên truyền nông dân chuyển đổi từ các sản xuất lạc hậu thay vào đó là các qui trình sản xuất hiện đại hơn 4. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Mở các chính sách cho vây vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp phát triển máy mốc thiệt bị trong các qui trình sản xuất và bảo quản nông sản. Xây dựng các kho bảo quản tại các khu vực trung , các cửa khẩu nhằm bảo quản tạm thời hàng nông sản khi bị ách tắc. 16
- VII. Biện pháp cụ thể khắc phục tổn thất sau thu hoạch 17
- 18 1. Sơ chế, nâng cao chất lượng nông sản a) Phân loại trước khi tuốt tẻ Mục đích: nhằm hạn chế sâu hại lây nhiễm từ đồng về nhà. Phân loại theo: Theo giống lai và giống địa phương. Theo mức độ chín (chín non hay chín già). Theo nông sản (lúa, ngô) đã bị côn trùng xâm nhiễm và phá hoại từ đồng về (chuột cắn, mốc, mọt). Tùy theo mức độ hư hỏng và nhiễm côn trùng để quyết định sử dụng hay loại bỏ tránh lây nhiễm sang các phần nông sản còn tốt. a. Làm khô Mục đích Đưa thủy phần hạt đến độ ẩm an toàn (13%) để hạn chế các quá trình sinh lí, sinh hóa xảy ra trong nông sản Diệt và xua đuổi sâu mọt ra khỏi nông sản, ức chế sâu mọt phát sinh và phát triển trong thời gian bảo quản. Đây là khâu quan trọng vì nó quyết định chất lượng bảo quản nông sản. Phương pháp làm khô Phơi nắng: đơn giản, kinh tế, dễ áp dụng rộng rãi nhưng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Sấy: Dùng tác nhân nhiệt nhân tạo để làm khô nông sản và diệt sâu hại. b. Làm sạch và phân loại chất lượng Mục đích: làm sạch nhằm nâng cao chất lượng nông sản. Phân loại để tạo ra các hạt nông sản có chất lượng tương đối đồng đều về: Độ chín khi thu hoạch. Độ ẩm (thủy phần hạt). Độ đồng đều về kích cỡ hạt. 18
- Loại nhiễm và không nhiễm sâu hạt. Tỷ lệ tạp chất và các hạt gãy vỡ Phân riêng từng phần nông sản tốt, xấu. Để quá trình làm khô đạt kết quả tốt nhất ngăn chặn được sâu mọt nhiễm từ đồng về nhà. 2. Khắc phục tác hại của vi sinh vật hại a.a) Phòng sự nhiễm độc bởi nấm Phòng ngừa sự lây nhiễm của A.flavus Làm khô hạt đến thủy phần an toàn: Hạt có dầu
- 20 Phòng tránh côn trùng lây nhiễm từ đồng về nhà: Thu hoạch và phân loại riêng, tùy theo mức độ mà sử dụng ngay hoặc hủy để ngăn chặn côn trùng lây lan một cách triệt để. Làm khô nông sản đến thủy phần an toàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài ‘‘Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay”
13 p | 3691 | 480
-
Đề tài: Tìm hiểu kế toán thuế GTGT và quyết toán thuế GTGT tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Mê Linh – Hà Nội
31 p | 846 | 340
-
Báo cáo “Tìm hiểu thực trạng bảo mật và an toàn mạng tại Việt Nam”
19 p | 617 | 233
-
ĐỀ TÀI " TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT Ở THỊ TRƯỜNG AN GIANG "
79 p | 479 | 149
-
Đề tài: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI
24 p | 1556 | 148
-
Đề tài: Tìm hiểu công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Máy tính CMS
26 p | 480 | 134
-
Báo cáo kế toán thuế: Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế
61 p | 360 | 83
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng vấn đề quan trắc môi trường nước trên địa bàn huyện Tuy An tỉnh Phú Yên năm 2014
36 p | 331 | 66
-
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng chất lượng dịch vụ tại quán Big cafe – Tp Huế
79 p | 227 | 55
-
Đề tài: Khảo sát thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường
84 p | 153 | 28
-
Báo cáo kết quả đề tài thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Thương Điình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
61 p | 156 | 27
-
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ chí Minh và đề xuất một số biện pháp
86 p | 102 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM
148 p | 108 | 14
-
Đề tài nghiên cứu: Thực trạng và ảnh hưởng của thiếu việc làm ở người lao động đến đời sống gia đình khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay
24 p | 183 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM
148 p | 116 | 10
-
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng quản lý và khai thác thông tin - tư liệu tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất cái giải pháp cải tiến
105 p | 75 | 9
-
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng trang thiết bị nhà xưởng hàn của trường ĐHSPKT Hưng Yên
17 p | 111 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn