intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chia sẻ: Hong Quan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

93
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng rất quan trọng trong nền kinh tế nhất là trong thời kì hội nhập WTO. Nó góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế nước nhà. Giúp các doanh nghiệp huy động nguồn vốn vào đầu tư kinh doanh đưa nền kinh phát triển hơn cùng với các nước bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

  1. KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM FU GVHD: TỪ THỊ HOÀNG LAN LỚP: 110810703 SVTH: NHÓM LUCKY ******************************************** TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2011
  2. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN DANH SÁCH NHÓM LUCKY TRẦN THỊ AN 09218801 1. NGUYỄN THỊ THANH NHÂN 09211331 2. LÊ THỊ OANH 09219111 3. PHAN THỊ PHƯƠNG 09224821 4. NGUYỄN THỊ THƠM 09230971 5. NGUYỄN THỊ THƯƠNG 09219671 6. 2
  3. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 3
  4. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… MỤC LỤC CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................................................................... 1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. 1.2. một số thuật ngữ cơ bản trong thị trường chứng khoán. phương thức giao dịch. 1.2.1. 1.2.2. nguyên tắc khớp lệnh giao dịch. đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá 1.2.3. 1.2.4. biên độ giao động giá lệnh giao dịch 1.2.5. biên lợi nhuận và lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.2.6. điều chỉnh hồi tố 1.2.7. mức hỗ trợ và mức kháng cự 1.2.8. 1.3. tình hình biến động thị trường chứng khoán tại TP.HCM và Hà Nội CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Mở tài khoản giao dịch chứng khoán 2.2. Lưu ký chứng khoán 2.3. Chuyển nhượng quyền mua chứng khoán phát hành thêm. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 4
  5. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động đầu tư chứng khoán giới đầu tư không mấy ai không biết đến lý thuyết thị trường hiệu qu ả một trong những lý thuyết được lấy làm nền tảng và là tiên đ ề b ất di b ất dịch cho trường phái phân tích kĩ thuật. Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng rất quan trọng trong nền kinh tế nhất là trong thời kì hội nhập WTO. Nó góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế nước nhà. Giúp các doanh nghiệp huy động nguồn vốn vào đầu tư kinh doanh đưa nền kinh phát triển hơn cùng với các nước bạn. Để tìm hiểu rõ hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm em chọn đề tài: “Tìm hiểu và quá trình đi đ ầu t ư th ực t ế TTCKVN”. Nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 2: Đầu tư thực tế TTCK FPT Việt Nam. Chương 3: Kết luận. Bài làm của nhóm em còn nhiều thiết sót, mong cô góp ý đ ể đề tài làm được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin cảm ơn cô. 5
  6. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Khái niệm thị trường chứng khoán 1.1. Thị trường chứng khoán: là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung.  Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.  TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK: 1. Nguyên tắc cạnh tranh: Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK ph ản ánh quan h ệ cung c ầu v ề chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau đ ể bán ch ứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đ ầu tư đ ược t ự do l ựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên th ị tr ường th ứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một 6
  7. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương th ức đấu giá. 2. Nguyên tắc công bằng: Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào nh ững qui định đó. 3.Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK ph ải đ ược xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan. 4. Nguyên tắc trung gian: Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty ch ứng khoán. Trên th ị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. 5. Nguyên tắc tập trung: Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên th ị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản. Các thành phần tham gia TTCK: 1.Nhà phát hành: Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành các chứng khoán. 2.Nhà đầu tư: Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đ ầu tư có thể được chia thành 2 loại: - Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi t ạm th ời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời. 7
  8. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN - Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đ ầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. 3.Các công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có th ể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh. 4. Các tổ chức có liên quan đến TTCK: - Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam. - Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK. - Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức ph ụ trợ, ph ục vụ các giao dịch chứng khoán. - Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung c ấp d ịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn g ốc và lãi đúng th ời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. 1.2. Một số thuật ngữ cơ bản trong thị trường chứng khoán 1.2.1. Phương thức giao dịch a) Phương thức khớp lệnh Phương thức khớp lệnh bao gồm: Khớp lệnh định kỳ và kh ớp l ệnh liên tục. -Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ch ứng khoán của khách hàng tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh định kỳ như sau: + Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất; 8
  9. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN + Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện nêu trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn; Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở c ửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch. - Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm ch ờ trên s ổ lệnh. b) Phương thức thoả thuận Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên t ự thoả thu ận v ới nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận. 1.2.2. Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và l ệnh bán ch ứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian như sau: a) Ưu tiên về giá Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước; - Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước; - b) Ưu tiên về thời gian Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. 1.2.3. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá a) Đơn vị giao dịch được quy định như sau SGDCK TP.HCM quy định đơn vị giao dịch tối thiểu là 10 đ ơn v ị và bước khối lượng là 10 đơn vị. b) Đơn vị yết giá được quy định như sau 9
  10. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN Giao dịch theo phương thức khớp lệnh: Mức giá Đơn vị yết giá 100 đồng ≤ 49.900 500 đồng 50.000 - 99.500 1.000 đồng ≥ 100.000 1.2.4. Biên độ dao động giá a) Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng ch ỉ qu ỹ đ ầu t ư được xác định như sau Biên độ dao động đang áp dụng tại HOSE là 5% Giá trần: là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có th ể • được thực hiện trong phiên giao dịch. Giá trần= Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên đ ộ dao đ ộng giá) Giá sàn: là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có th ể • được thực hiện trong phiên giao dịch. Giá sàn= Giá tham chiếu – (Giá tham chi ếu x Biên độ dao đ ộng giá) • Giá tham chiếu - Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu t ư đang giao d ịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó. - Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu được xác định như sau: + Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) ph ải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. + Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá giao dịch dự kiến. 1
  11. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN + Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. - Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không h ưởng quy ền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quy ền kèm theo. - Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chi ếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu. b) Biên độ dao động giá quy định ở trên không áp dụng đối với chứng khoán trong một số trường hợp sau - Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết; - Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày; - Các trường hợp khác theo quyết định của SGDCK TP.HCM. 1.2.5. Lệnh giao dịch a) Lệnh giới hạn - Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. - Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào h ệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đ ến khi l ệnh b ị hủy bỏ. b) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (viết tắt là ATO) - Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. - Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. c) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (viết tắt là ATC) 1
  12. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN - Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. - Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. 1.2.6. Nội dung của lệnh giao dịch a) Lệnh giới hạn nhập vào hệ thống giao dịch bao gồm các nội dung sau - Lệnh mua, lệnh bán; - Mã chứng khoán; - Số lượng; - Giá. b) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa của chứng khoán Nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới h ạn, nh ưng không ghi mức giá mà ghi là ATO. c) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng c ửa c ủa chứng khoán Nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới h ạn, nh ưng không ghi mức giá mà ghi là ATC. 1.2.7. Biên lợi nhuận và lãi cơ bản trên cổ phiếu Biên lợi nhuận: là tỷ lệ được tính toán bằng cách lấy lợi nhuận • chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Biên lợi nhuận là một công cụ đơn giản, trực quan và rất hiệu quả, bởi lẽ nó so sánh lợi nhuận (kết quả cuối cùng) với doanh thu (yếu tố đầu tiên hình thành nên lợi nhuận), cả hai lại tương xứng với nhau về thời gian. Biên lợi nhuận được bi ểu hiện bằng con số phần trăm(%), ví dụ nếu biên lợi nhuận là 15%, tức là một công ty sẽ tạo ra được 0,15 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng.  Có hai loại biên lợi nhuận: 1
  13. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN - Loại thứ nhất được gọi là biên lợi nhuận sau thuế, bằng tỷ lệ ph ần trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu. - Loại thứ hai là biên lợi nhuận trước thuế, là tỷ lệ l ợi nhu ận tr ước thuế so với doanh thu. Những nhà phân tích và đầu tư thường nghiên cứu cả hai ch ỉ số này. Một số người thích sử dụng chỉ số trước thuế hơn, vì chúng thể hiện khả năng sinh lời thực tế hơn mà không gặp phải rắc rối vì các loại thuế. Ý nghĩa lớn nhất của việc tìm hiểu biên lợi nhuận chính là ở ch ỗ "biên" (margin). Biên sẽ đóng vai trò một vùng đệm giữa doanh thu và chi phí. Về lý thuyết, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao có th ể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí leo thang. Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận b ằng cách đẩy mạnh doanh thu. Khi gặp đợt gia tăng chi phí, nh ững doanh nghiệp này sẽ rất khó khăn. Như vậy, việc theo dõi biên lợi nhuận theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ h ội và nguy cơ từ thị trường, mà còn giúp nhà đầu tư tránh những nhận định cảm tính để nhận diện được những doanh nghiệp có tiềm lực trong cơn bão giá. Biên lợi nhuận cũng đặc biệt hữu dụng khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Nó có thể chỉ ra ngay lập tức những lợi thế doanh nghiệp có được so với các doanh nghiệp khác. Thông thường, doanh nghi ệp nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi h ơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm công ty có tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu cao, vì họ tin rằng biên lợi nhuận càng cao thì khả năng kiểm soát và cân bằng kinh doanh của công ty càng lớn. Chẳng hạn, khi xem xét về hai công ty X và Y. Năm 2007, công ty X có lợi nhuận sau thuế là 16 tỷ đồng, doanh thu bán hàng là 150 tỷ đồng. Trong khi các s ố liệu tương ứng của Y là 20 tỷ đồng và 210 tỷ đồng. Nếu chỉ nhìn vào 1
  14. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN lợi nhuận của hai công ty thì rõ ràng Y đã thu lợi nhiều hơn X. Nh ưng nếu nhìn vào biên lợi nhuận thì rõ ràng mức của X là 10,6%, cao hơn của Y là 9,5%. Sự khác biệt tưởng chừng không lớn nhưng đôi khi đó chính là lý do khiến cổ phiếu X được ưa chuộng hơn cổ phiếu Y.  Lưu ý: - Biên lợi nhuận không trực tiếp đo lường khả năng sinh l ợi, do ch ỉ s ố này dựa trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, chứ không dựa trên các tài sản doanh nghiệp đã đầu tư hoặc vốn cổ phần của cổ đông. Doanh nghiệp thương mại thường có biên lợi nhuận thấp và doanh nghiệp dịch vụ thường có biên lợi nhuận cao. - Khả năng sinh lợi của một công ty không chỉ phụ thuộc vào biên lợi nhuận, mà còn phụ thuộc vào tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận liên t ục của công ty và rất nhiều yếu tố khác. Để có được các thông tin đáng tin cậy về khả năng sinh lợi của một công ty, nên xem xét ch ỉ số này trong ít nhất 3 - 5 năm. Ngoài ra, cần lưu ý là tăng biên lợi nhuận không đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. • Lãi cơ bản trên cổ phiếu Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ph ổ thông của công ty là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nh ập doanh nghiệp trong kỳ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào nguồn vốn chủ sở hữu. Việc tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được thực hiện bằng cách lấy chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ trừ (-) các khoản điều 1
  15. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN chỉnh giảm và cộng (+) thêm các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên c ổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Số bình quân gia quyền cổ phiếu ph ổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại và tất cả các kỳ trình bày phải được điều chỉnh cho các sự kiện (trừ việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng) t ạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu phổ thông mà không dẫn đến thay đổi về nguồn vốn. 1.2.8. Điều chỉnh hồi tố Công ty điều chỉnh hồi tố lãi cơ bản trên cổ phiếu cho tất cả các kỳ báo cáo, nếu số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tăng lên do vốn hoá, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc giảm đi do gộp cổ phiếu. Nếu những thay đổi đó xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính, số liệu được tính trên mỗi cổ phiếu của kỳ báo cáo hiện tại và mỗi kỳ báo cáo tr ước đó trên báo cáo tài chính được tính dựa trên số lượng cổ phiếu mới. Công ty phải trình bày kết quả tính trên mỗi cổ phiếu ph ản ánh sự thay đổi về số lượng cổ phiếu. Ngoài ra, lãi cơ bản trên cổ phiếu còn đ ược điều chỉnh do tác động của các sai sót và điều chỉnh phát sinh từ việc thay đổi chính sách kế toán theo nguyên tắc hồi tố và tác động của việc hợp nhất kinh doanh. 1.2.9. Mức hỗ trợ và mức kháng cự Trong phân tích kỹ thuật, mức hỗ trợ cùng với mức kháng cự là nh ững mức giá cơ bản xuất hiện trên hầu hết các đồ thị phân tích. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về các giá cơ bản này. Mức hỗ trợ (support) • Là mức giá mà tại đó số người mua tham gia vào th ị tr ường đủ l ớn đ ể áp đảo số lượng người bán. Có thể hiểu, mức hỗ trợ là mức mà t ại đó, 1
  16. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN khi thị trường đang giảm về đến đó sẽ có một "lực vô hình" đẩy th ị trường tăng trở lại (khi chạm vào mức hỗ trợ, giá cổ phiếu có xu hướng bật lên trở lại). Thông thường, nhà đầu tư luôn theo dõi diễn biến về giá trong giai đoạn trước. Khi giá xuống chạm một mức thấp mới, rồi lại h ồi phục trở lại, những người mua thấy tiếc vì đã không mua được ch ứng khoán khi giá chạm đáy lần đầu tiên, họ sẽ có xu h ướng mua vào n ếu giá l ại xuống đến điểm này một lần nữa. Không muốn bỏ lỡ cơ hội lần thứ hai, nhiều người mua sẽ gia nhập thị trường, tạo ra lực c ầu đủ l ớn đ ể áp đảo số người bán. Kết quả là giá lại bị đẩy lên, càng c ủng c ố thêm quan điểm cho rằng, giá không thể nào xuống dưới mức này đ ược. Vô hình trung, tại điểm mốc này hình thành mức chặn dưới, đó chính là mức hỗ trợ. Mức hỗ trợ đóng vai trò như giá sàn trong các đồ thị phân tích k ỹ thu ật, ngăn không cho giá thị trường tụt xuống dưới mức này. Việc xác định được mức giá hỗ trợ có thể đem lại cho nhà đầu tư một cơ hội tốt nhất để mua vào. Mức kháng cự (resistance) • Là mức giá mà ở đó áp lực bán đủ mạnh làm cho giá không thể tiếp tục tăng được nữa. Người mua không sẵn lòng mua ở mức giá đó. Hi ểu một cách đơn giản hơn, với mức giá này, hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường đều tin rằng, giá sẽ hạ. Mức kháng cự giống như là mức chặn của đường giá, mà tại v ị trí đó, thị trường không thể vượt qua mức này. Nó là chướng ngại vật lớn của đường giá, một mức mà ở nơi đó người bán đông hơn là người mua. Mỗi khi giá lên một mức cao mới và sau đó h ạ xuống, nh ững ng ười bán bỏ lỡ đỉnh giá lần trước sẽ có xu hướng bán cổ phiếu khi giá quay lại mức đó. Tin rằng đó là cơ hội tốt để bán ch ứng khoán trước khi giá 1
  17. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN theo chiều hướng ngược lại, họ có thể tham gia vào thị trường với số lượng đủ lớn, áp đảo số lượng người mua và do đó sẽ kéo giá xuống. Kết quả đó củng cố thêm quan điểm của thị trường rằng, mức giá trên là mức chặn, không cho giá thị trường vượt qua nó và thiết lập tại đó một mức kháng cự. Như vậy, ngược với mức hỗ trợ, mức kháng c ự có vai trò như giá trần trong các đồ thị phân tích kỹ thuật. Việc xác định được mức kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm hợp lý nhất để bán chứng khoán. 1.2.10. Các chỉ số phân tích • Chỉ số P/E Đây là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong m ột năm của công ty. Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: l ợi nhu ận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4 ; lợi nhu ận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 . Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra: Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có th ể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được. Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định . Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho t ừng lo ại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên Thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công 1
  18. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN nghiệp kỹ thuật cao. • Phân tích EPS EPS có thể hiểu đơn giản là một ch ỉ số nh ằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đáng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội t ại c ủa công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn ch ứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên th ị trường ch ứng khoán. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhu ận c ổ đông càng lớn và ngược lại. Ví dụ, nếu đạt 5.000 đồng trên m ột c ổ ph ần thì điều đó có nghĩa là công ty tạo ra lợi nhuận là 5% trên vốn góp cổ đông (giả sử mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng). Như vậy, nếu một công ty chỉ đạt EPS khoảng 8 - 9% một năm thì chỉ bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng thì bạn có nên mua không, đó là điều bạn phải cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Nếu b ạn mua thì có hai trường hợp xảy ra: Nói tóm lại, nếu công ty đạt được mức EPS từ 15% - 35 % là t ỉ l ệ tương đối phổ biến tại Việt Nam, nó phản ánh tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và giá vốn chấp nh ận được của th ị trường vốn. Ví dụ các công ty cổ phần dưới đây : EPS ( đồng ) Công Ty( Năm 1999 ) EPS ( % ) Ngân hàng ABC 151.000 15,1 Cty CP Văn hóa Phương Nam 24.500 24,5 Cty Bánh kẹo BIBICA 50.800 50,8 Cty CP SACOM 21.000 21,0 Cty CP REE 5.300 5,3 • Đánh giá tỷ lệ ROE Làm thế nào nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lợi của đồng vốn sở hữu cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo kh ả năng bao nhiêu đồng lời và tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu 1
  19. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN tư công ty X này mà không đầu tư vào công ty Y khác có cùng ngành nghề?. Chỉ số này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh l ời t ừ toàn bộ vốn sở hữu cổ đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể là lợi nhuận để l ại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành... Phản ánh khá chính xác các khả năng đó chính là ROE (return on equity) trị giá biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%). Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã tr ả c ổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn sở hữu chủ, tức tài sản ròng (xin xem bài chỉ số NAV là gì?) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đ ồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham kh ảo khi quyết định mua công ty X hay công ty Y có cùng ngành ngh ề v ới nhau. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Dưới đây là bản đánh giá ROE của một số công ty: Ngành nghề Tên CTY ROE 1999 (%) Sacombank Ngân hàng 11,53% Ngân hàng TMCP á Châu Ngân hàng 13,95% Procter & Gamble (Mỹ) Hàng tiêu dùng 32% Unilever Plc (Anh) Hàng tiêu dùng 55% 1
  20. Thị trường chứng khoán TỪ THỊ HOÀNG GVHD: LAN • Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán Chỉ số Current Yield (Tỷ suất thu nhập trên thời giá cổ phần) là một công cụ giúp nhà đầu tư tự quyết định cho mình nên ch ọn đầu tư vào doanh nghiệp nào?... Chỉ số Current Yield (Hay người ta thường gọi là Yield) là gì? Đây là chỉ số dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đ ầu t ư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu t ư mua vào nó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên giá chứng khoán mà cổ đông đó mua vào Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây + Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm gì nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩ gì thực sự quan trọng với h ọ so với các ch ỉ s ố P/E, EPS như đã đề cập trong bài trước Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, ép cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm ti ếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn + Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài (như để mua làm của) thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm. Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩ là không c ần s ử d ụng l ợi nhu ận để lại có thể do: công ty sử dụng vốn vay công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai. Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả th ấp h ơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Ví dụ như công ty Cơ điện lạnh (REE) từ ngày cổ phần hoá đến nay c ổ tức 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2