intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " tìm hiểu văn hóa rượu cần của người Mạ ở Đạ tẻh - Lâm Đồng "

Chia sẻ: Duong Thi Thu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:52

508
lượt xem
208
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nước Việt Nam ta với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua hàng ngàn năm. Mỗi dân tộc đều mang trong mình một sắc thái văn hóa riêng nhưng cả 54 dân tộc anh em cùng góp chung vào một nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”, cùng nhau thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta là hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong 54 dân tộc anh em...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " tìm hiểu văn hóa rượu cần của người Mạ ở Đạ tẻh - Lâm Đồng "

  1. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. ĐỀ TÀI “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng” Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Trang 1 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  2. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................ 3 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..................................................................................... 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................... 5 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................... 6 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. ....................................................................................................... 7 Chương một:........................................................................................................................... 8 1.1 Tổng quan về huyện Đạ Tẻh. ............................................................................................. 8 1.1.1 Lịch sử hình thành...................................................................................................... 8 1.2 Tổng quan về người Mạ ở Đạ Tẻh- Lâm Đồng................................................................. 17 Chương hai: ........................................................................................................................... 30 2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Rượu Cần ....................................................................... 30 2.2 Quá trình làm rượu cần..................................................................................................... 31 2.3 Rượu Cần trong đời sống và văn hóa người Mạ ở Đạ Tẻh................................................ 35 2.4 Thực trạng về văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh............................................... 47 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 50 Trang 2 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  3. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước Việt Nam ta với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua hàng ngàn năm. Mỗi dân tộc đều mang trong mình một sắc thái văn hóa riêng nhưng cả 54 dân tộc anh em cùng góp chung vào một nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”, cùng nhau thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta là hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp mọi miền đất nước thì người Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng có số lượng tuy không lớn nhưng lại là tộc người có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mạ đó là văn hóa Rượu Cần – một giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại song hành cùng dân tộc Mạ từ xưa đến nay. Rượu Cần là một nét văn hoá nội sinh độc đáo của người Mạ, ra đời và tồn tại trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Mạ từ xưa đến nay. Do vậy Rượu Cần đã trở thành một nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cũng như phản ánh sinh động đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người Mạ xưa nay. Nghiên cứu về Rượu Cần là thực hiện việc tìm hiểu một giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống, với những nét đặc trưng vốn có, đồng thời xem xét Rươụ Cần trong mối tương quan với đời sống của người Mạ. Từ đó chúng ta có thể thấy được cái bản sắc riêng của tộc người Mạ trên địa bàn huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Muốn vậy, chúng ta phải hiểu rõ thực trạng của văn hoá Rượu Cần trong đời sống hôm nay của người Mạ, từ đó có những kiến nghị, đề xuất giải pháp để giữ gìn một nét văn hoá đẹp không chỉ cho riêng nguời Mạ mà cho cả kho tàng văn hoá dân gian của 54 dân tộc anh em sống trên dải đất Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của nhóm. Qua đó, đề tài cũng góp phần nhỏ bé tìm hiểu về một nét văn hoá Trang 3 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  4. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. sinh động mà độc đáo của tộc người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng, đồng thời cung cấp cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề này thêm một tài liệu mang tính chuyên sâu và có hệ thống. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu về người Mạ nói chung và Rượu Cần của người Mạ nói riêng, từ trước tới nay đã có một số các tác phẩm đáng chú ý như: “Miền Thượng Cao Nguyên” của hai tác giả Cửu Long Giang – Toan Ánh; “Vấn Đề Dân Tộc Ở Lâm Đồng" do tác giả Mạc Đường chủ biên ; “Vài nét văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ở Lâm Đồng” do Sở văn hoá thông tỉnh Lâm Đông xuất bản, năm 2005; sách “ Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên” do Nguyễn Tấn Đắc được Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ xuất bản năm 2005…Ngoài ra những năm gần đây còn có một số khoá luận, đề tài nghiên cứu của sinh viên các khoa Lịch Sử, Việt Nam học của Trường Đại học Đà Lạt cũng đã đề cập tới dân tộc Mạ về các mặt luật tục, văn hoá tín ngưỡng như: “Tìm hiểu về hôn nhân và gia đình của người Châu Mạ ở xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng” – luận văn tốt nghiệp của đại học K29 nghành Lịch Sử của Hoàng Thị Oanh, năm 2009; “Tìm hiểu về nghề dệt của người Mạ ở xã Maragui – Đạ Hoai – Lâm Đồng”- đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trương của Nguyễn Thị Bích Ngọc nghành Việt Nam học K27… Bên cạnh đó là các bài viết liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống của người Mạ như lịch sử, kinh tế xã hội, sinh hoạt cộng đồng…Và các bài viết, công trình khoa học đăng trên các tạp chí Dân tộc học hay đăng trên các tờ báo giấy khác…Nhưng các tác phẩm, bài viết nêu trên đã nghiên cứu về người Mạ trên nhiều phương diện mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, hoàn chỉnh về văn hoá Rượu cần của người Mạ. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu đã có về người Mạ và Rượu Cần của người Mạ là những tư liệu hiếm hoi và hết sức quý báu để nhóm nghiên cứu chúng tôi có thể tham khảo, có được những nhận biết ban đầu và dễ dàng hơn trong công tác điền dã thực tế tại địa bàn sinh sống của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng. Văn hoá Rượu Cần cùa người Mạ là một đề tài không mang tính quy mô và phổ biến nhưng không phải vì thế mà tầm quan trọng và tính khoa học của đề tài giảm đi. Trái lại, đề tài: “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực văn hóa mà từ trước đến giờ rất ít tài Trang 4 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  5. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. liệu hay một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến một cách đầy đủ, rõ ràng. Nếu như các đề tài, bài viết, sách báo…chỉ đề cập mang tính chất tổng quát về các mặt trong đời sống xã hội người Mạ mà trong đó Rượu cần chỉ được trình bày sơ lược như một thức uống thường xuyên trong mục văn hoá ẩm thực thì với đề tài này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích xung quanh vấn đề Rượu cần và văn hoá Rượu cần của người Mạ ở Đạ Tẻh nói riêng, ở Lâm Đồng nói chung. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu là tộc người Mạ ở huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng, trong đó đề tài đi sâu vào nội dung văn hoá Rượu cần và những yếu tố văn hoá phụ sinh xung quanh văn hoá Rượu cần tồn tại trong đời sống của người Mạ ở đây. Trên cơ sở đó có sự so sánh những đặc điểm về văn hoá Rượu Cần xưa và nay, văn hoá Rượu Cần của các dân tộc thiểu số khác, những biến đổi nội tại, vị trí, vai trò của Rượu cần hôm nay trong sinh hoạt, ăn uống, lễ hội, nghi lễ… Về phạm vi không gian nghiên cứu: do giới hạn về phạm vi một đề tài khoa học sinh viên, hạn chế về thời gian, khả năng tài chính nên nhóm chúng tôi chỉ tập trung tiến hành khảo sát nghiên cứu trên địa bàn hai xã là xã Mỹ Đức và xã Quốc Oai, thuộc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Đây là hai xã có sự tập chung đông đồng bào Mạ sinh sống nhất. Về thời gian nghiên cứu, vì đây là một đề tài về văn hoá thuộc mảng văn hoá ẩm thực nên chắc chắn phải trải dài về mặt thời gian. Tuy nhiên, từ sau năm 1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người mới nên ít nhiều văn hoá Rượu Cần cũng có sự biến đổi cả theo xu hướng tích cực và tiêu cực. Do đó chúng tô tập chung nghiên cứu cần chủ yếu vào giai đoạn sau năm 1975 cho đến nay, đồng thời bằng những kết quả nghiên cứu để đưa ra những nhận định khoa học về hướng phát triển của văn hoá Rượu Cần người Mạ trong tương lai. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng”, như đã nói đây là một đề tài nghiên cưú chuyên sâu, có tính thực tế cao và phải hệ thống. Do vậy quá trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều phương pháp để có được kết quả đầy đủ, toàn diện nhằm làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh Rượu cần của người Mạ. Yêu cầu đầu tiên đối với nhóm chúng tôi là phải có được những nhận thức ban đầu về địa bàn nghiên cứu, thông tin về người Mạ, các kiến thức về giao tiếp ứng xử Trang 5 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  6. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. trong quá trình nghiên cứu…Bởi vậy, phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu viết, các công trình nghiên cứu trước về người Mạ là rất cần thiết. Sau đó là quá trình tiến hành điền dã khảo sát thực tế thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu, quá trình này đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy chụp hình, máy ghi âm, quay phim…để có được những thông tin chính xác, hình ảnh chân thực và sinh động, bổ sung vào những tài liệu đã có. Ngoài phương pháp điền dã khảo sát, chúng tôi còn tìm hiểu tư liệu thông qua liên hệ với chính quyền địa phương, từ đó sử dụng phương pháp lịch sử, liệt kê so sánh, phân tích và tổng hợp các tư liệu có được, đồng thời không thể thiếu hai phương pháp nghiên cứu quen thuộc là phương pháp lịch sử và phương pháp logic…Qúa trình tìm hiểu về lịch sử địa phương, nguồn gốc người Mạ, các sự kiện lịch sử trước và sau năm 1975 có ảnh hưởng đến đời sống người Mạ cư trú tại địa bàn huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng đòi hỏi sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại nguyên trạng sự hình thành và phát triển của tộc người Mạ, lý giải những vấn đề mà đề tài đòi hỏi. Trong quá trình viết đề tài thành công trình đòi hỏi sử dụng phương pháp lôgic nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát lên trình độ khoa học, lý luận cho đề tài. Cuối cùng sau khi có được đầy đủ các thông tin, tư liệu cần thiết phục vụ đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá.Trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh nhằm thấy rõ những thay đổi trong văn hoá Rượu cần của người Mạ suốt quá trình phát triển từ truyền thống đến hiện đại. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. Nghiên cứu về văn hoá Rượu Cần của người Mạ, trước hết chúng tôi làm nổi bật những giá trị văn hoá truyền thống của người Mạ xung quanh ché Rượu Cần – một sản phẩm văn hoá vật chất, phục vụ đời sống tinh thần và cả đời sống kinh tế. Rượu không đơn thuần là thức uống mà nó còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, trong những phong tục tập quán, quan hệ xã hội…Đề tài tập chung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của văn hoá Rượu Cần trong cộng đồng người Mạ trước đây và trong thời hiện đại hôm nay. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài luôn dẫn ra những sự biến đổi của văn hoá Rượu Cần, quá trình tiếp biến văn hoá, giao lưu giữa các tộc người cùng sinh sống trên Trang 6 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  7. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. địa bàn để thấy được thực trạng của văn hoá Rượu Cần ở người Mạ hiện nay. Từ đó đề tài đưa ra các lý giải và kiến nghị các giải pháp giúp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan văn hoá các cấp có biện pháp bảo tồn và phát huy một nét văn hoá đẹp của người Mạ ở ĐạTẻh nói riêng, ở Lâm Đồng nói chung. Đóng góp cuối cùng của đề tài là góp thêm một nguồn tư liệu cho những người quan tâm coi nó như một tài liệu tham khảo để tiếp tục tìm hiểu hoặc tâm huyết với các đề tài nghiên cứu về người Mạ, mở rộng ra cho chúng ta thấy được bản sắc văn hoá của dân tộc Mạ với nhiều cái hay, cái đẹp đáng trân trọng và bảo lưu để làm rực rỡ thêm nền văn hoá chung của 54 dân tộc anh em, làm phong phú thêm kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam. 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. Cấu trúc của công trình này bao gồm phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ luc, lời cảm ơn và phần nội dung chính bao gồm hai chương: Chương 1: Tổng quan về người Mạ ở huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Chương 2: Văn hóa rượu cần của người Mạ ở huyện Đạ Tẻh - Lâm đồng. Trang 7 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  8. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Chương một: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MẠ Ở HUYỆN ĐẠ TẺH-TỈNH LÂM ĐỒNG 1.1 Tổng quan về huyện Đạ Tẻh. 1.1.1 Lịch sử hình thành. Huyện Đạ Tẻh trước giải phóng nằm trong căn cứ địa cách mạng Lâm Đồng, giữa hành lang chiến lược: Bình Thuận-Ninh Thuận-Bình Tuy- Lâm đồng- Đồng Nai- Phước Long- Đắk Lắk. Nhân dân chủ yếu là người Mạ, Cơho lao động, sinh sống ở 3 xã Xi Nhanh, Lú Tôn và Hợp Vông thuộc vùng III của tỉnh Lâm Đồng, sau này là huyện K4 cũ. Sau ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975, huyện K4 được sáp nhập vào huyện Bảo Lộc, vùng đất Đạ Tẻh ngày nay được gọi là xã Lộc Trung. Từ giữa năm 1976 đến 1986, thực hiện chủ trương của Đảnh và Nhà nước trong việc bố trí, điều động dân cư xây dựng vùng kinh tế mới, xã Lộc Trung được quy hoạch là địa bàn đón dân các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình đến đây lập nghiệp, xây dựng quê hương mới. Tháng 3/1979 huyện Đạ Huoai được thành lập. Vùng đất Đạ Tẻh lúc bấy giờ chỉ có 06 đơn vị hành chính: Đạ Lây, An Nhơn, Đạ Kho, Hà Đông, Triệu Hải và Thị trấn Đạ Tẻh. Ngày 6/6/1986 Hội đồng bộ truởng đã có quyết định số 68 tách huyện Đạ Huoai thành 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Cũng ngày ấy đã ban hành quyết định số 67 để chia 05 xã, 01 thị trấn của huyện Đạ Tẻh thành 09 xã, 01 thị trấn . Đến tháng 7/2003 có 10 xã, 01 thị trấn. Ngày 22/12/1986 UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định số 952 thành lập UBND lâm thời huyện Đạ Tẻh , gồm 11 thành viên. Đây được xem là mốc quan trọng đánh dấu huyện Đạ Tẻh đã có bộ máy hoàn chỉnh của Đảng và Nhà Nước để đi vào hoạt động, bắt đầu một thời kì mới.[1]. Hiện tại cơ cấu hành chính của huyện gồm 10 xã và 1 thị trấn với dân số và diệ tích được phản ánh qua bảng sau: B ng 1: DI N TÍCH, DÍN S PHÂN THEO ÂÂN V HÀNH CHÀNH Trang 8 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  9. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Dân số Mật độ Số khu phố- NĂM Diện tích trung Số hộ dân số thôn bình  2005 523,42 44452 83.45 103 10207   523.42 44260 83.54 103 10279  2007 524.2 44198 83.49 103 10374  2008 524.2 44083 83.57 103 10374  Sơ bộ 2009 524.2 44205 84.33 103 10922 1. THỊ TRẤN ĐẠ 24.96 15846 634.86 23 4057 TẺH 2. XÃ ĐẠ KHO 38.41 4531 117.96 11 1032 3. XÃ TRIỆU HẢI 32.19 2284 70.95 8 592 3. XÃ ĐẠ PAIL 52.02 2545 48.92 7 393 5. XÃ QUẢNG TRỊ 62.88 1493 23.74 7 565 6. XÃ HÀ ĐÔNG 4.11 1501 365.21 5 393 7. XÃ MỸ ĐỨC 103.91 3779 36.37 8 909 8. XÃ QUỐC OAI 85.98 3427 39.86 7 847 9. XÃ AN NHƠN 69.08 3959 57.31 11 916 10.XÃ HƯƠNG LÂM 23.18 1867 80.54 7 462 11. XÃ ĐẠ LÂY 27.47 2973 108.23 9 756 ( Nguồn: số liệu thống kê của UBND huyện Đạ Tẻh năm 2008) 1.1.2 Điều kiện tự nhiên Trang 9 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  10. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. 1.1.2.1 vị trí địa lí. Đạ Tẻh là huyện phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, nằm trên phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc với vùng Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng. Phía Nam giáp huyện Tân Phú - Đồng Nai. Phía Đông giáp huyện Đạ Huoai - Lâm Đồng. Phái Tây giáp huyện Cát Tiên - Lâm Đồng.[1]. So với các huyện khác, vị trí địa lí của huyện có những hạn chế sau: - Do nằm xa các trục giao thông chính và các trung tâm kinh tế của tỉnh và vùng, nên việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội với bên ngoài ít thuận lợi. - Nằm trong vùng kinh tế mới và thuộc vùng sâu vùng xa, mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng cho đến nay cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đồng thời tình trạng di dân tự do ồ ạt vào huyện của một số năm trước đây đã và đang gây áp lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. 1.1.2.2 Địa hình- đất đai. Huyện Đạ Tẻh nằm ở độ cao trung bình 250m so với mặt nước biển, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên địa hình khá phức tạp, có xu hướng thấp dần theo hướng từ Bắc vào Nam và từ hai phía Đông, Tây vào thị trấn Đạ Tẻh, với hai dạng địa hình chính: địa hình núi cao bị chia cắt mạnh và địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp. Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh: Diện tích 40,150 ha ( 77% diện tích đất tự nhiên), cao độ biến động từ 200-625m, phân bố ở phía Bắc và Đông- Bắc huyện, thuộc khu vực thượng lưu các con sông suối, tập trung ở địa phận các xã Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai. Do địa hình núi cao, độ dốc lớn nên trước mắt cũng như lâu dài dạng địa hình này thích hợp cho việc trồng rừng. Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Diện tích 12.193 ha ( 23% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở phía Nam và Tây- Nam huyện, thuộc khu vực hạ lưu các con song, tập trung ở các xã Hà Đông, Đạ Kho, Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn và thị Trang 10 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  11. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. trấn Đạ Tẻh, địa hình khu vực này khá bằng phẳng, cao độ biến đổi từ 120 - 200m, Đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp, phân bố các khu dân cư và các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Diện tích tự nhiên của huyện là 52.34 ha trong đó 15.136 ha đất nông nghiệp và 36.017 ha đất lâm nghiệp.[14]. Đất đai ở đây tương đối màu mỡ thích hợp cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện: trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn trái, cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi và có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo báo cáo khoa học “Kết quả điều tra, đánh giá đất đai huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng” của trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật đất phân, được tiến hành trong năm 2000 và dự án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010, cho thấy toàn huyện huyện Đạ Tẻh có 4 nhóm đất chính với 17 đơn vị phân loại đất sau: Trang 11 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  12. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Bảng 2 : Tình hình phân bố các nhóm đất ở Đạ Tẻh. Ký D. tích Tỉ lệ TT TÊN ĐẤT hiệu (Ha) (%) I NHÓM ĐẤT PHÙ SA 3.546 6,77 1 Pb Đất phù sa được bồi hàng năm 101 0,19 2 P Đất phù sa chưa phân hoá phẫu diện 420 0,8 3 Pf Đất phù sa loang lổ đỏ vàng 998 1,91 4 Pg Đất phù sa gley 210 0,4 5 P/F Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng 1033 1,97 6 Pg/F Đất phù sa gley phủ trên nền đỏ vàng 308 0,59 7 Py Đất phù sa suối 476 0,91 II NHÓM ĐẤT XÁM 618 1,18 8 B Đất bạc màu trên phù sa cổ 368 0,7 9 Ba Đất bạc màu trên sản phẩm granite 106 0,2 10 Bd Đất dốc tụ bạc màu 144 0,28 III NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 45.995 87,87 11 Fk Đất nâu đỏ trên đá ba zan 1241 2,37 12 Fu Đất nâu vàng trên đá ba zan 6942 13,26 13 Fa Đất vàng đỏ trên đá Granit 12 0,02 14 Fs Đất đỏ vàng trên đá phiến sét 34876 66,63 15 Fp Đất nâu vàng trên phù sa cổ 2179 4,16 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 16 FL 745 1,42 nước IV NHÓM ĐẤT DỐC TỤ 278 0,53 17 D Đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ 278 0,53 V ĐẤT KHÁC 1.906 3,64 18 Đất ở đô thị tập trung 86 0,16 19 Đất chuyên dùng 1228 2,35 20 Sông suối 592 1,13 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 52.419 100 1.1.2.3 Khí hậu - sông ngòi Đạ Tẻh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm là 28 độ. Mỗi năm chia làm 2 mùa: mùa mưa trừ tháng 4 đến tháng 10, và mùa khô từ tháng Trang 12 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  13. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, thấp nhất là 75% ( tháng 2 và 3), cao nhất là 88% ( tháng 8). So với khí hậu Bảo Lộc và khí hậu vùng Đông Nam Bộ, khí hậu của Đạ Tẻh có những đặc điểm nổi bật sau: + Chế độ nhiệt và chế độ bức xạ mặt trời cao hơn khu vực Bảo Lộc và thấp hơn chút ít so với vùng Đông Nam Bộ, đây là điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa, nhưng cũng gây hạn chế cho việc phát triển các cây trồng có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn. + Lượng mưa bình quân năm, số ngày mưa trong năm và độ ẩm trung bình đều thấp hơn so với Bảo Lộc nhưng cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ, nên việc bố trí cơ cấu mùa vụ cho cây trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ. + So với vùng Đông Nam Bộ, Đạ Tẻh có những ngày mưa lớn và tập trung hơn, cùng với yếu tố địa hùng đã gây ra tình trạng ngập lụt ở các khu vực địa hình thấp, đặc biệt là các khu vực trũng ven sông. Địa bàn huyện Đạ Tẻh có 2 con sông chính chảy qua là sông Đạ Nhar dài 50km và sông Đạ Tẻh dài 30km, cả hai đều chảy ra sông Đồng Nai. Đạ Tẻh có thác Đạ Bin ở xã Triệu Hải cao 150m và thác Triệu Hải cao 70m. Hệ thống thuỷ lợi: ngoài nguồn nước từ các sông suối thì trên địa bàn còn có 2 hồ chứa lớn là hồ Đạ Hàm, hồ Đạ Tẻh với năng lực tưới thiết kế trên 2.700 ha đất nông nghiệp. Tuy hệ thống sông suối không lớn nhưng cũng đủ cung cấp nước sử dụng trong nông nghiệp cho nông dân. Ngoài ra trong huyện còn có hệ thống nước ngầm ( giếng) và nước máy ( giếng khoan) để cung cấp nước sinh hoạt cho toàn huyện kể cả mùa khô. 1.1.3 Đặc điểm xã hội- dân cư 1.1.3.1 Tình hình dân cư Theo số liệu thống kê của ủy ban nhân dân (UBND), huyện Đạ Tẻh là vùng đất có rất nhiều thành phần dân tộc trong cả nước về đây lập nghiệp. Dân số cuối năm 2009 của huyện là 44.145 người ( 10.922 hộ), mật độ trung bình là 84.33 người/km2, tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 11,56%.[14]. Trang 13 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  14. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Bảng 3 :Tình hình dân số ở Đạ Tẻh đến 12/2009. Phân theo thành thị. Phân theo giới tính TỔNG Nông thôn SỐ Thành Nông Nam Nữ thị thôn T NG S 44145 22488 21657 15825 28320 1. THỊ TRẤN ĐẠ TẺH 15825 7987 7838 15825 - 2. XÃ ĐẠ KHO 4525 2333 2192 - 4525 3. XÃ TRIỆU HẢI 2281 1176 1105 - 2281 4. XÃ ĐẠ PAIL 1491 781 710 - 1491 5. XÃ QUẢNG TRỊ 2541 1285 1256 - 2541 6. XÃ HÀ ĐÔNG 1499 777 722 - 1499 7. XÃ MỸ ĐỨC 3774 1934 1840 - 3774 8. XÃ QUỐC OAI 3422 1738 1684 - 3422 9. XÃ AN NHƠN 3954 2020 1934 - 3954 10. XÃ HƯƠNG LÂM 1864 987 877 - 1864 11. XÃ ĐẠ LÂY 2969 1470 1499 - 2969 ( Nguồn: số liệu của UBND Đạ Tẻh, 21/12/2009) Trang 14 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  15. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. 1.1.3.2 Hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội. Đất đai tương đối màu mỡ cùng với nguồn nước đảm bảo đã tạo điều kiện để huyện Đạ Tẻh phát triển nền kinh tế toàn diện với các ngành kinh tế chính là nông- lâm nghiệp, CN-TTCN và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Hình 1: Cơ cấu kinh tế Đạ Tẻh năm 2009 33.80% Nông - Lâm nghiệp Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và 54.60% xây dựng Thương mại và Dịch vụ 11.60% (Nguồn:Số liệu thống kê của UBND Huyện Đạ Tẻh, 21/12/2009) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nông - lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyên. Và điều này được thể hiện qua bảng phân bố giá trị sản xuất theo ngành sau: Bảng 4:Bảng phân bố giá trị sản xuất theo ngành Nghành kinh tế Gía trị sản xuất TỶ LỆ (tỷ đồng) (%) Nông – Lâm nghiệp 199,83 41,93 CN-TTCN và Xây dựng 125,72 26,38 Thương mại – Dịch vụ 151,05 31,69 TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT: 476,60 tỷ đồng (Nguồn: Số liệu thống kê của UBND Huyện Đạ Tẻh, 21/12/2009) Trang 15 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  16. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Trong đó nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng, 90% dâ số của huyện làm nông nghiệp. Chủ yếu là trồng các loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp …với sự phân bố như sau: Bảng 5: Tình hình phân bố diện tích đất nông nghiệp Tên cây trồng Diện tích TỶ LỆ (ha) (%) Cây lương thực 8200 54,14 Cây thực phẩm 625 4,13 Cây chất bột 803 5,31 Cỏ chăn nuôi 67 0,44 Cây công nghiệp và cây khác 5441 35,95 TỔNG DIỆN TÍCH: 15.136 ha TỔNG SẢN LƯỢNG QUY THÓC: 35. 258 tấn ( Nguồn: Số liệu thống kê của UBND Huyện Đạ Tẻh, ngày 21/12/2009). Về chăn nuôi: Chăn nuôi ở địa phương khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Hiện tại đàn trâu trong toàn huyện có khoảng 2900 con, đàn bò khoảng 6800 con, đàn heo khoảng 14500 con, đàn gia cầm khoảng 130000 con, kén tằm khoảng 245 tấn…[14]. Lâm nghiệp có trồng và chăm sóc rừng, giao khoán quản lí bảo vệ rừng và khai thác lâm sản (gỗ, tre…). Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang trên đà phát triển với các sản phẩm chủ yếu là đường thô, tăm nhang, đũa xuất khẩu, gạch… Lĩnh vực văn hoá xã hội. Ngành văn hoá thông tin tiếp tục thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quang để phục vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.Hoặt độg văn hoá văn nghệ, thể thao tiếp tục phát triển mạnh, nội dung phong phú, có sức thu hút quần chúng nhân dân tham gia. Đến năm 2009, toàn huyện có 70.4% hộ gia đình văn Trang 16 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  17. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. hoá; 43.3% thôn, khu phố tiên tiến; 21% thôn, khu phố văn hoá và 70.6% cơ quan, đơn vị đạt công sở văn hoá. Về giáo dục: mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng và nâng cấp đẻ đảm bảo phục vụ tốt cho công tác dạy và học toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS va Tiểu học đúng độ tuổi.Năm hoc 2009-2010 Huyện có 35 trường học, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99.7%.[14]. Về y tế : Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân được duy trì ổn định; chất lượng khám và điều trị từng bước được nâng cao; các chính sách y tế đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện khá tốt và đúng quy định. Đến nay 11/11 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 6/11 trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn, khu phố có nhân viên y tế đã được bồi dưỡng kiến thức cơ bản. Công tác chăm lo đời sống nhân dân : Trong năm 2009, huyện đã bàn giao 441 căn nhà cho các đối tượng hộ nghèo, hộ dân tộc và hộ gia đình chính sách; có 3300 lược hộ nghèo được tổ chức tín dụng cho vay 38 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất; 43 nhóm hộ được vay 1559 triêu đồng thuộc nguồn vốn 120 để thực hiện các dự án giải quyết việc làm nông thôn. 1.2 Tổng quan về người Mạ ở Đạ Tẻh- Lâm Đồng. 1.2.1 Lịch sử cư trú và hoạt động kinh tế. Người Mạ (còn có các tên gọi là Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ) là một dân tộc thiểu số ở miền Nam Tây Nguyên, thuộc ngữ hệ Môn- Khơme ( dòng Nam Á), gần gũi với tiếng nói của người Mnông, Xtiêng và nhất là tiếng nói của người Cơ ho- dân tộc láng giềng gần gũi nhất của người Mạ. Người Mạ ở nước ta có gần 33.600 người, cư trú tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đắc Lắc, Đắc Nông…Nhưng đông nhất là ở Lâm Đồng, đây được xác định là quê gốc của người Mạ. Ở Lâm Đồng người Mạ có khoảng 25.500 người, cư trú tại các huyện Lạc Dương , Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm, Thị xã Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Người Mạ ở huyện Đạ Tẻh có 584 hộ với 3586 nhân khẩu và được phân bố như sau: Buôn Đạ Nhar - xã Quốc Oai: 210 hộ - 1857 khẩu. Trang 17 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  18. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Buôn Con Ó - xã Mỹ Đức : 112 hộ - 503 khẩu. Buôn Tố Lan - xã An Nhơn : 48 hộ - 224 khẩu. Thị trấn Đạ Tẻh : 214 hộ - 1002 khẩu.[7]. Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn ngữ chung và một ý thức chung về tộc người Mạ, tự phân biệt mình với các tộc người láng giềng. Trong quá trình tồn tại và phát triển cộng đồng Mạ có một số nhóm địa phương chủ yếu như: Mạ Ngăn: Có số lượng nhiều nhất và được xác định là Mạ gốc. Phân bố chủ yếu ở Bảo Lâm, Cát Tiên. Mạ K’Rung: Chủ yếu ở Đạ Huoai. Mạ Tô: Chủ yếu ở Lâm Hà, Di Linh, Lạc Dương, Đức Trọng. Người Mạ ở Đạ Tẻh là Mạ Sộp.[13]. Cư dân Mạ trước đây sống du canh du cư, phát rừng làm rẫy là hoạt động kinh tế chủ yếu của họ. Hầu như rẫy đã đem lại cho họ toàn bộ nhu cầu về lương thực và phần lớn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Người Mạ gọi rẫy là “mir” và phân biệt thành hai loại rẫy mới (mdrih) và rẫy cũ (mpuh). Rẫy mới là rẫy canh tác năm đầu, chủ yếu là trồng lúa. Ngoài ra có thể xen canh những loại khác như: ngô, bầu, bí, mướp, dưa, bông, ớt, thuốc lá…Rẫy cũ là rẫy canh tác từ năm thứ hai trở đi, cũng có thể trồng lúa thêm một năm nữa rồi bỏ hoá cho rừng tái sinh, song cũng có thể trồng màu một vài năm liền rồi mới bỏ hoá. Có nhiều rẫy cũ họ dùng để trồng sắn (mỳ) nên còn được gọi là rẫy sắn (mpuh blang). Ngoài ra kinh tế chiếm đoạt với hai hoạt động săn bắt và hái lượm đóng vai trò quan trọng đố với đời sống của người Mạ, nhất là trong giai đoạn 1986 trở về trước. Nền kinh tế truyền thống Mạ mang nặng tính tự cung tự cấp, chăn nuôi không phát triển, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho việc hiến sinh trong các lễ nghi nông nghiệp và một số nghi lễ khác mà mục đích là duy trì phong tục, tín ngưỡng. Trang 18 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  19. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Nghề thủ công của người Mạ vẫn là nghề phụ trong gia đình. Nghề đan mây tre phục vụ nhu cầu về dụng cụ trong nhà: thúng, nia, sàng, gùi, giỏ. Nghề dệt vải khung nhỏ đạt kĩ thuật cao với phương pháp thêu dệt hoa văn trên nền vải. Ngoài ra còn có nghề rèn; nghề làm thuyền độc mộc; tìm quặng rèn sắt, thép… Người Mạ cũng biết canh tác vườn. Những mảnh vườn quanh nhà thường được rào bằng tre nứa mắt cáo, trong đó trồng chuối, mít, mía, đu đủ, thuốc lá, có vườn chuyên canh trồng bông, trồng dâu nuôi tằm. Công cụ sản xuất chủ yếu có rìu (sung) dùng để đốn cây to, cành lớn; chà gạc (j’oát) dùng để chặt cây con, phát cành nhỏ và những đám dây leo; cây gậy chọc lỗ (gmùl) bằng gỗ, dài khoảng 3 mét, bịt sắt ở đầu nhọn; chiếc gùi nhỏ (kriềt jur) để đựng hạt giống; cái kao làm cỏ lúa; dao; cuốc; liềm… Quá trình công tác rẫy gắn liền với nhiều lễ nghi nông nghiệp để cầu mong mùa màng tươi tốt bắt đầu bằng lễ xem đất, nhận đất (nhô năng bri) và kết thúc bằng lễ mừng lúa mới (Nhô R’he). Trong khoảng mười lăm năm trở lại đây, cuộc sống của người Mạ đã có rất nhiều thay đổi. Kinh tế tự cung tự cấp từng bước được tháo gỡ, giao lưu kinh tế- văn hoá với các dân tộc anh em được mở rộng nhất là người Kinh. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Mạ ở Đạ Tẻh hiện nay là trồng điều và đi rừng. 1.2.2 Nhà ở, trang phục, ẩm thực. 1.2.2.1 Nhà ở. Nhà sàn dài là hình thái cư trú truyền thống của người Mạ. Người Mạ chọn vật liệu làm nhà theo chức năng của từng bộ phận trong kết cấu. Đối với những kết cấu chính, chịu lực vật liệu chủ yếu là các loại gỗ, tre già. Các thành phần khác như sàn, vách, mái dung các thứ vật liệu như tre, nứa, lồ ô, tranh, lá mây…Độ vững chắc của kết cấu nhà sàn được đảm bảo bằng dây buộc ( dây mây) và ngoàm. [6]. Nhà người Mạ không chỉ có nhiều đặc trưng đáng chú ý mà còn có thể “đại diện” cho nhà cửa của người Cơho, Chil trên cao nguyên Lâm Đồng. Mạ là cư dân lâu đời trên Trang 19 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
  20. Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. mảnh đất này. Hiện nay nhà người Mạ đã có nhiều thay đổi. Nhà sàn chỉ ở những vùng cao, vùng thấp nhà đất đã chiếm ưu thế. Nhà ở cổ truyền của người Mạ là nhà sàn dài tới 20 – 30m (nay đã hiếm). Nay vẫn là nhà sàn nhưng là nhà ngắn của các gia đình nhỏ. Bộ khung nhà với ba vì hai hoặc 4 cột, kết cấu đơn giản, thường là ngoẵm tự nhiên và buộc lạt. Mái hồi khum tròn nhưng không có “sừng” trang trí. Hai mái chính cũng hơi khum nên mặt cắt của nó có hình “parabol”. Mái nhà rất thấp nên phần mái bên trên cửa người ta phải làm vồng lên để khỏi đụng đầu. Tổ chức mặt bằng sinh hoạt cũng có những đặc điểm đáng chú ý: khu vực giữa nhà là nơi sinh hoạt chung của mọi gia đình (tiếp khách, cúng bái). Nơi này có bàn thờ thần bếp và có một cái cột để buộc ché Rượu cần khi tiếp khách. Còn dưới chân vách hậu là một dãy dài những ú, ché đựng Rượu cần…Các hộ gia đình ở hai bên cửa khu trung tâm trong nhà dài. Trong nhà dài của người Mạ có một khoảng không gian thiêng đối diện với cửa ra vào dùng để đặt chiêng, ché. Mọi thành viên trong gia đình khi ngủ phải phải quay đầu về hướng đó. Khoảng không không gian còn lại dùng để ngủ, sinh hoạt gia đình và tiếp khách. Mỗi một tiểu gia đình đuợc chia một khoảng không gian sinh hoạt riêng từ đôi cột này đến đôi cột kia (tương ứng với một gian trong nhà của ngừơi Kinh), nhà ở giữa khoảng không gian đó đặt một bếp. Ngày nay, kiểu cư trú nhà dài không còn nữa mà đã chuyển sang nhà trệt lợp tôn. Nhà thường làm ba gian kiểu nhà ống như người Kinh. Gian giữa là nơi thờ phục tiếp khách, hai bên trái phải hoặc thụt ra đằng sau là nơi ngủ của các thành viên trong gia đình. Hai trái và phía sau là giành cho nấu nướng hoặc tắm giặt. nhà thường hướng ra đường. Đây là những ngôi nhà người Châu Mạ thay đổi cho phù hợp với loại hình gia đình nhỏ như hiện nay chứ không sống như những gia đình lớn như trước kia. Như vậy, nhà ở cuả người Mạ tập chung tấ cả các đặc điểm và nét độc đáo ở nhà dài. Ba đặc điểm về kết cấu khai thác không gian sinh hoạt trong nhà và hình thức tổ chức xã hội trong nhà là ba vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau và có những điểm tương đồng với các cư dân khác có cấu trúc nhà dài. Trang 20 SVTH: Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2